Bài học đầu tiên

Thụy Miên
(kidzsua)

Thành viên danh dự
Góp vào phong trào "gọi hồn" của bác Tùng. Bài này em nịnh Thầy Bu em :>

“Ko khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”​

1. Những ruộng lúa vụ gối vừa sạ xong lùi dần sau lớp cửa kính. Những đụn cát trắng cũng mờ dần. Mấy năm gần đây hình như đến cả mùa đông cũng trở nên nghiệt ngã như những đợt gió lào khô cháy. Mưa thối đất. Miền Trung luôn buồn cùng nắng và mưa.

Bác lái xe vẫn đều đều giọng nói kể về những Cự Nẫm, Cha Lo, những Ngư Thủy, Tuyên Hóa (1). Những cái tên mà trước chuyến đi này, tôi ko thể nghĩ có chúng tồn tại trên đời. “Tụi bây đi nhiều, tụi bây biết Tikrit là cái chi, biết cả Graz ở mô, thiệt tài.” (2)

Có lẽ vậy, chúng tôi biết cả Graz ở tận Áo.

2. Hồi bé, tôi hay phụng phịu với Ba. Ba cứ tưởng mình là ông tiên viết truyện cổ tích. Sao Ba có được “Những ngày bắt bướm cạnh bờ ao- Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc”. Ba lại còn có cả “Nhà ai sơ tán quên cài cửa- Để giò cúc muộn trắng lan can”. Rồi mỗi mùa đông lạnh xứ người Ba lại khóc “Quê hương mỗi người chỉ một”, để mỗi lần Ba dắt con ra chợ người Việt, Ba lại âu lo “Con ong làm mật yêu hoa-Con cá bơi yêu nước con chim ca yêu trời- Con người muốn sống con ơi- Phải yêu đồng chí yêu người anh em”

Ba là ông tiên thật. Mà Ba còn là Héc quyn nữa. Ba hay kông kênh tôi trên vai và những bài học (mà phải đến bây giờ tôi mới hiểu) bắt đầu từ đó, trên đôi vai rộng của Ba và trong đôi mắt có thể nhìn rất xa, xuyên màn tuyết mỏng của tôi nữa.

- Con biết vì sao chú Mèo kia buồn cụp cả đuôi ko?
- Vì nó rét ạ
- Đúng rồi, và vì nó cũng phải sang Liên Xô nữa

- Con biết vì sao tiếng tù và trong vở kịch hôm qua nghe buồn ko?
- Vì anh cu đấy thổi dở hơn con :>
- Đúng rồi, và vì tiếng tù và đấy lại ở Kharkov chứ ko được ngân vang khắp thảo nguyên nữa, con ạ
- Ba giỏi thế. Ba là ông tiên của con.

3. Lớn lên rồi, tôi thuộc vanh vách những bài học đánh vần:
“ Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi- Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt”. Tôi biết cả “Việt Nam đẹp khắp trăm miền” , biết “đất nước ta rừng vàng biển bạc” biết “Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang-Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa”

Vậy mà tôi ko biết có một làng gọi là Ngư Thủy. Không biết có một chiến khu xưa gọi là Tuyên Hóa.

4. Bây giờ, khi cuộc sống trở nên tất tả và nhiều bụi hơn bởi những chuyến xe chở vất vả lo toan giữa đường đời xuôi ngược, tôi lại phải xa Ba để đến ở trọ một thành phố khác.

Thành phố này có rất nhiều những chú mèo cụp đuôi và những tiếng tù và lạc lõng.

“Quê hương nếu ai ko nhớ
Sẽ ko lớn nổi thành người”


Tôi thấy mình là một cô mèo. Và lạc lõng.

Kết.
Có bao thế hệ học trò đã đi qua chiều dài cuộc đời của Ba. Họ được Ba dạy nhiều điều. Họ ở mọi miền đất nước, từ Việt Yên, Bắc Giang, đến Diễn Châu, Nghê An, từ Tam Kỳ Quảng Ngãi, đến Gò Công, Tiền Giang. Vì đó là quê hương của họ.

Con-đứa học trò Ba cưng nhất, lại ko ở Việt Nam.

“Quê hương là gì hở Mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu”

Là Ba-người thầy đầu tiên của con.
Là dòng sông Gianh – nơi bài học Quê Hương của con được chắp cánh.


1. Những địa danh gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Quảng Bình.
2. Tikrit: quê hương anh Saddam, Graz: quê hương anh Arnold : phù phiếm
3. Những câu thơ trích trong bài của các tác giả: Giang Nam, Tố Hữu, Đỗ Trung Quân, Thái Giang và ko nhớ ạ.
4. Quê Nội tác giả ở Quảng Bình :)
 
Thụy Miên đã viết:
- Con biết vì sao chú Mèo kia buồn cụp cả đuôi ko?
- Vì nó rét ạ
- Đúng rồi, và vì nó cũng phải sang Liên Xô nữa

- Con biết vì sao tiếng tù và trong vở kịch hôm qua nghe buồn ko?
- Vì anh cu đấy thổi dở hơn con :>
- Đúng rồi, và vì tiếng tù và đấy lại ở Kharkov chứ ko được ngân vang khắp thảo nguyên nữa, con ạ

- Ba ơi tại sao gà trống lại gáy?
- Nó gáy khi có một ai đấy đang nói dối
- Thế tại sao nó gáy vào sáng sớm, lúc mọi người chưa ngủ dậy?
- À, tại vì lúc đấy người ta đang in báo Pravda

(Báo Pravda là báo Sự thật - Liên xô cũ)

Bài Thụy Miên viết tạo cho người đọc nhiều liên tưởng. Liên tưởng về câu truyện ở trên là một, liên tưởng về bài viết về hai câu thơ “Nhà ai sơ tán quên cài cửa- Để giò cúc muộn trắng lan can” này là hai



Hà Nội - mùa hoa Cúc 1972

Phóng sự của Hải Như


"Nhà ai sơ tán quên gài cửa
Để giò cúc muộn trắng lan can"
(Thơ Thái Giang)


Mùa hoa cúc của Hà Nội năm 1972, theo tôi, là một mùa hoa cúc mãi mãi đáng ghi nhớ trong lòng người Hà Nội. Đúng giữa mùa hoa cúc thì Hà Nội phải đương đầu với hàng đoàn B-52 Mỹ kéo vào ném bom rải thảm định san bằng, định xoá bỏ Hà Nội, ở đó có những làng hoa chuyên trồng cúc cho ngày Tết cổ truyền của một thủ đô đã ra đời ngót 10 thế kỷ.

Năm nào cũng vậy, bước vào mùa hoa cúc từ cuối thu, những gia đình trồng hoa ở các làng hoa ngoại thành Hà Nội, đã nhằm chọn sẵn những khóm, những chậu cúc quý, cúc lạ, cúc đẹp đem để riêng. Các nhà chuyên môn trồng hoa ấy dùng kỹ thuật cổ truyền "hãm" ngày "khai hoa" lại, chờ giáp Tết mới mang ra chợ hoa, dành cho người Hà Nội mua về đón chào một mùa xuân mới.

Trong những năm vừa qua, chưa có một năm nào Hà Nội lại được mùa cúc - mùa cúc lại nở nhiều, lại nở đẹp như năm 1972. Không riêng một tôi có nhận xét trên. Các anh chị em trong tổ trồng hoa Tết của Công ty công viên, các xã viên những hợp tác xã trồng hoa ở ngoại thành, các bạn yêu hoa, các nhà văn, nhà thơ tôi quen chỉ chuyên chơi cúc đều cùng một nhận xét. Cúc nở nhiều, nở đẹp làm sao, cúc vàng to, cúc vàng mỡ gà, cúc đại đoá, cúc "hoàng kim tháp", cúc vàng nhỏ, cúc trắng, cúc tím sẫm, cúc tím nhạt, cúc đỏ tía, cúc màu gạch, cúc "bạch mi", cúc "hồng mi", cúc tiền chinh vàng, cúc tiền chinh tím, cúc chi... ở các vườn Thống Nhất, Điện Biên, ở bờ Hồ, ở các gia đinh và ở cả trên các ụ pháo, trên các nóc hầm đều đua nhau nở đẹp.

Già nửa dân số thủ đô đã sơ tán ra đi nhưng nhiều gia đình có người ở lại. Đó là những người có nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu, trong hoàn cảnh nào cũng không rời bỏ thủ đô. Có nhiều người ngày thường ít chú ý đến hoa nhưng những ngày này, tự nhiên tôi lại thấy cắm những bông cúc đại đoá ở giữa nhà. Hỏi ra mới biết người Hà Nội năm nay đón Tết sớm. Hoa cúc mua về cắm ở nhiều gia đình Hà Nội trong những ngày này là hoa mừng chiến thắng, hoa của Tết mừng công. Không một đêm nào "pháo đài bay" không lực Mỹ bay vào Hà Nội mà lại không bị sứt mẻ đội hình, lại không bị tên lửa của ta hạ chí ít cũng là hai chiếc, vậy thì phải cắm hoa, phải mua cúc về cắm chứ! Còn hơn một tháng nữa mới đến ngày Nguyên đán nhưng với những bông cúc vàng tươi sáng rực nhà, không khí của Tết cổ truyền đã đến nhiều gia đình Hà Nội. Người Hà Nội chơi cúc trong những ngày phải chiến đấu ác liệt với Nixon, trận này còn mang một ngụ ý riêng.

Hoa cúc là một thứ hoa gần như của người phương Đông, nói một cách khác, người phương Đông thích chơi hoa cúc. Người Việt Nam chúng ta, kể cả người Nhật Bản rồi đến người Trung Quốc, hầu hết đều thích "đánh bạn" với cúc. Họ cúc thuộc loại họ lớn gồm 1.000 giống với trên hai vạn loài phân bổ rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Hoa cúc trong thơ của nhiều nhà thơ cổ được biểu hiện thành hoa của người ẩn dật, những người có tâm hồn cao thượng thời đó muốn xa lánh chốn đô hội phồn hoa. Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) - một nhà tư tưởng lớn của thế kỷ thứ 18 và là người cộng tác thân thiết của Nguyễn Huệ trong trận đại phá 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ở Thăng Long (30.1.1784) - đã nhìn hoa cúc theo cách nhìn riêng không theo người trước. Trong "Yên đài thu tập" ở một bài thơ tứ tuyệt, Ngô Thì Nhậm ca ngợi là hoa dấn thân: "Dẫu cho trời rét vẫn nở đầy núi" và "vượt hẳn các loài hoa khác để trang điểm mùa thu". Cũng giống Ngô Thì Nhậm, người Hà Nội trong những ngày đánh trả hàng đoàn B-52 của không lực Mỹ, đã nhìn hoa cúc theo cách nhìn rất riêng của người Hà Nội.

Đã từ lâu, người Hà Nội trân trọng hoa cúc theo sự suy nghĩ độc lập của mình. Người Hà Nội coi hoa cúc là một loài hoa tượng trưng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhớ cội, nhớ nguồn. Theo người Hà Nội, hoa cúc là một thứ hoa mà "diệp bất ly thân" tức: Lá cho dẫu héo vẫn bám chặt trên cành cùng héo với cành chứ không chịu lìa cành. Và "hoa bất lạc địa" tức: Hoa cho dẫu tàn mà cánh hoa vẫn gắn bó chặt chẽ với đài, chẳng chịu rời đài, không rơi lả tả xuống mặt đất như nhiều loài khác.

Người Hà Nội chơi cúc trong những ngày này, theo tôi là để mượn cúc nói lên ý chí kiên cường sau trước thuỷ chung của mình với thủ đô yêu dấu. Ngắm màu vàng tươi, màu vàng rực, màu vàng lộng lẫy của hoa cúc ban ngày, người Hà Nội liên hệ đến màu vàng da cam, màu vàng đỏ của tên lửa ban đêm các chiến sĩ Hà Nội phóng lên bắn rơi B-52. Người Hà Nội sẽ mãi mãi biết ơn các chiến sĩ tên lửa Việt Nam đã bắn tan "một pháo đài bay" của không lực Mỹ ngay ở giữa làng hoa Ngọc Hà, ngoại thành Hà Nội. Những mảnh xác B-52 nát vụn rơi dưới chân những luống cúc ở làng hoa Ngọc Hà, nói với muôn đời sau chiến công hiển hách của Hà Nội hôm nay và cũng là những vật chứng đời đời về tội ác ghê tởm của Nixon, Nixon không thể nào hiểu nổi: Người Hà Nội bảo vệ Hà Nội là bảo vệ thủ đô của đất nước nhưng cũng là bảo vệ cái đẹp chơi hoa cúc - hoa của tình nghĩa thuỷ chung - trong những ngày Tết cổ truyền. Hà Nội kiên cường bảo vệ một nếp sống văn hoá mang rõ rệt tính lạc quan yêu đời, yêu cái đẹp của dân tộc Việt Nam.

Đứng ở chân lễ đài từ quảng trường Ba Đình sáng hôm Hà Nội hạ một B-52 của Mỹ ở trước làng hoa Ngọc Hà, tôi đã vô cùng xúc động khi nghe hai công nhân, một nữ và một nam của tổ chăm sóc các vườn công khu Ba Đình nói với tôi về quyết tâm của tổ. Trong trường hợp giặc Mỹ có đánh phá ác liệt đến đâu thì một ngọn cỏ, một bông hoa của quảng trường Ba Đình vẫn sớm chiều có công nhân của tổ liền bên để tưới bón, chăm sóc. Dưới chân lễ đài lịch sử có hai vạt hoa cúc vàng rực rõ - hai "lạt ban hoa" - từ chuyên môn của tổ thiết kế các vườn hoa chỉ những vườn nhỏ hình chữ nhật chạy dài. Cúc ở hai vạt hoa dưới chân lễ đài là cúc "kim tiền" cả đơn và kép, nguyên sản của Châu Âu. Kim tiền là tên của ta đặt, tên tiếng Pháp là "susi" (souci) có nghĩa là tư lự, hoa "tư lự". Xin cảm ơn hai đồng chí công nhân sáng đó đã tặng tôi năm bông cúc "kim tiền", năm đoá hoa "tư lự" để tôi đem về cắm ở bình hoa trên bàn viết.
 
Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối
Văn diễn là nghệ thuật :-&

he he, Quận He đừng nói là con gà trống của nông dân đang gáy nhá, :> x-(

hu hu dám nói mình là báo sự thật ;(((
 
1234568639340690-693-049634634963-0 đủ 30 kí tự chưa
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên