bài đòng dao ngày xưa

Huỳnh Bá Việt
(nhoclangthang)

Treo vì vi phạm quy định diễn đàn
Tiêu Đề:bài đòng dao ngày xưa
Tên tác giả: Huỳnh_Bá Việt
Lớp: 10A26
Email: [email protected]
Điện thoại:0511 642614
Địa chỉ: 282/11 núi thành.đà nẵng







Ngày còn thơ bé, tôi thường nô đùa bên những chùm yêu thương, bên những bông lúa vàng nồng nàn hương đất hương trời hay mải miết đắm chìm trong sóng cảm xúc hồn nhiên của biết bao điệu đồng giao con trẻ... Mỗi khi đó, tôi thấy yêu hơn một ngày hôm qua ríu ran bầy sẻ có bóng mẹ trên đồng xanh bao la, một ngày hôm nay tràn đầy nhựa sống, ngát hương lao động. Và, cứ thế, tôi lớn dần lên mang theo hành trang là màu vàng của lúa, màu xanh dáng mẹ, màu nắng cháy xa xăm. Để rồi một hôm nào tôi bắt gặp chính mình trong luồng cảm xúc xinh xinh của khúc "Hạt gạo làng ta"... Giữa những chói chang nhịp sống, giữa bộn bề công việc, tôi như được trở về "mái nhà xưa", thấy bản thân nhỏ bé, thơ ngây đến lạ... Những sắc màu pha tạp cuộc sống ấy là một khúc độc tấu với biết bao nốt trầm sâu lắng, một thiên đường du dương sóng nhạc... Bài thơ phả vào một ngày hôm nay dễ thương biết bao những thi vị, những hơi thở, những lát cắt mỏng manh về một cánh đồng màu xanh, một ngày mùa hạ cát cháy, một vùng quê thanh bình nơi ngày hôm qua còn đọng lại trong tiềm thức... Mãi mãi...


--------------------------------------------------------------------------------






Tháng năm là kí ức, là giấc mơ mới lạ... Chân trời ảo diệu mà nhà thơ đã trải qua, đã đắm chìm ấy rạo rực sức sống của bóng cây, ngọn cỏ. Trần Đăng Khoa mở đầu bài thơ bằng thứ ngôn ngữ mộc mạc vương hương vị của bùn, của đất:

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...


Với bảy câu thơ duyên dáng, nhà thơ làm bùng cháy trong lòng tôi ngọn lửa cảm xúc khó tả. Hạt gạo bé nhỏ mang cả hương vị phù sa của dòng sông Kinh Thầy chảy qua miền quê xanh thẳm, vương cả hương sen thơm, cả lời của mẹ "ngọt bùi và đắng cay" đã đi vào tâm hồn, vào tiềm thức cậu bé tự nhiên và thật như cái cuộc sống bé bỏng vốn đủ màu sắc. Âm hưởng của cả khổ thơ quá êm ái! Đó là khúc đồng dao về sự sống được chắt lọc qua lăng kính nhạy cảm của nhà thơ tạo nên biết bao xao xuyến trong lòng người đọc. "Một bầu trời bao la có cánh diều no gió căng tràn, một biển lúa dệt vàng hoài niệm có lời mẹ trong ngần điệu hát ru..." đó là tuổi thơ, là trang kí ức của không biết bao thế hệ người Việt... Bởi vậy,khi được đọc những vần thơ ấy con người ta như được tắm mình trong dòng suối quê hương - dòng suối biên biếc, vô tư. Giá trị của đoạn thơ vì thế trở nên "rất đắt" khiến ai đã từng hoà điệu trong dòng cảm xúc ấy đều trân trọng và mê say... Chất liệu của đoạn thơ là chất liệu từ chính trong cuộc sống lấp lánh hằng ngày, trong chính ngôn ngữ chân chất, giản dị, trong sáng mà vô cùng tinh tế."Trần Đăng Khoa có ngôn ngữ thơ rất riêng, thứ ngôn ngữ của một tư duy nghệ thuật ăn sâu, bám chắc trong tâm hồn rất Việt của Khoa..."( A.Nhiculin). Tại sao một cậu bé sống trong bom đạn, trong những khoảng tối màu đen của chiến tranh lại có thể viết nên những vần thơ dễ thương đến như vậy? Trước hết, Trần Đăng Khoa là một con người Việt Nam sinh ra và lớn lên cùng những làn điệu dân ca, được nô đùa bên bãi cỏ xanh rì, vô tư như chú chim non dưới bầu trời thuỷ tinh bất động. Cuộc sống là những mảng màu lung linh mà Trần Đăng Khoa mải miết thu nhặt, người đọc mỗi lúc lại được đắm chìm, ngất ngây trong hương đồng gió nội nồng nàn của bài thơ. Nhưng, bức tranh quê hương có màu trắng của hạt gạo ấy cũng có những mảng màu sẫm đáng sợ!... Đó là những trận "bão tháng bảy", rồi "mưa tháng ba". Cây lúa phải oằn lên cái sức sống mãnh liệt tự ngàn đời!... Với đôi mắt trong trẻo, cậu bé Trần Đăng Khoa đã nhận thức rất rõ về bao nỗi gian khổ mà con người phải chống chịu:

Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...


Vạn vật đều đầu hàng, đều quy luỵ cái khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng người nông dân thì không! Hình ảnh so sánh độc đáo cho thấy sự sáng tạo của "thần đồng" Trần Đăng Khoa đã làm nổi rõ cái khắc nghiệt của không gian: nước tháng sáu như được ông trời đổ lửa vào làm chết cả những chú cá cờ tội nghiệp, làm loài cua hốt hoảng bò lên bờ. Nhưng cái sức nóng đủ sức lan toả qua từng dòng thơ, từng câu chữ ấy lại không đủ ngăn "mẹ em xuống cấy". Con người đã chiến thắng - chiến thắng gian khổ - như thế đó! Bởi vậy, giá trị hạt gạo càng được nâng cao, càng được trân trọng. Sự chuyển đổi cảm xúc của nhà thơ thật tinh tế! Từ cây lúa để nói về người mẹ tảo tần, từ hạt gạo thơm hương lao động để bày tỏ tấm lòng yêu đất nước tha thiết. Hạt gạo phải chăng là kết tinh, là quyện hoà giữa vẻ đẹp pha lẫn cái nóng bỏng của quê hương thân yêu!

Những hạt gạo lớn dần lên theo năm tháng, trong khói lửa chiến tranh... Hồi sinh... Phải! giá trị của hạt gạo làm hồi sinh trong ta những niềm vui lấp lánh. Hạt gạo tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người Việt - những con người không đầu hàng thiên nhiên, không hề sợ hai chữ "chiến tranh". Hạt gạo theo dấu chân người ra tiền tuyến mang theo cái ấm áp tình hậu phương. Bất giác ta nhớ lại hai câu thơ của nhà thơ Thanh Hải:

Mùa xuân người ra trận
Lộc giắc đầy quanh lưng


Người lính ăn bát cơm ngọt lịm mà nhớ về quê hương, mà thêm phần phấn chấn. Hạt gạo là hành trang, là dáng mẹ, là bóng cha, là gia đình, là màu xanh của hậu phương... được gói trọn trong chiến ba lô nhỏ nhắn.Có thể nói Trần Đăng Khoa đã rất sâu sắc, rất cá tính trong sự cảm nhận vô cùng tinh tế này. Cái thế giới quan nhạy cảm của cậu bé 11 tuổi đã làm chúng thực sự kinh ngạc!

Hạt gạo mang trong mình hồn đất nước, hồn dân tộc vươn lên đón ánh sáng đất trời!
Giữa vẻ đẹp đó, chúng ta chợt nhận ra tiếng cười trẻ thơ, những bàn tay xinh xinh chăm lao động của các em thiếu nhi và cả công sức của nhà thơ. Những con chim non xinh xắn ấy góp phần nuôi dưỡng mạch nguồn sự sống cho mỗi thân lúa - mỗi khoảng trời non nớt. Bằng một loạt những từ ngữ sinh động: "chống, vục, bắt, gánh, quết", thi sĩ thổi vào đoạn thơ không khí lao động khẩn trương, vui tươi của những "bác nông dân tương lai" trên cánh đồng thơm nồng cỏ, hoa.


Ở khổ thơ cuối, ta vẫn bắt gặp hạt hình ảnh hạt gạo quen thuộc nhưng hiện ra với dáng vẻ khác hoàn toàn với bốn khổ trên. Hạt gạo bật đậy theo tiếng lòng thổn thức yêu thương, theo lời hát tự hào, theo một tiềm thức nào lung linh:

Em vui em hát
Hạt vàng làng ta


Có lẽ phải yêu lắm cái khí trời, mảnh làng bé nhỏ, hạt gạo đượm hương mà Trần Đăng Khoa mới có những suy nghĩ độc đáo như vậy. “Hạt vàng”– giá trị của những mầm sống bé nhỏ ấy được nhà thơ nâng niu, ôm ấp. Trần Đăng Khoa đã nhận thấy giá trị đích thực - giá trị của nguồn sức mạnh tiếp thêm cho hai cuộc chiến tranh thần thánh của chúng ta. Bài thơ được làm do một cậu bé, một tâm hồn rất nhí nhảnh nhưng lại có cái nhìn “người lớn”, của một con người yêu nước, yêu mảnh đất cựa mình rung động , yêu cả con sông chở nặng phù sa vương vấn nỗi lòng…. Đó là nét đẹp của người Việt Nam, nét đẹp của từng hạt gạo trắng ngần dẻo thơm…




Nếu thời gian là dấu chấm hỏi thì tâm hồn mỗi người là ngôi sao mãi đi tìm câu trả lời. Và, khi ta bắt gặp trong cuộc sống mạch nguồn những cảm xúc, những dấu vết còn sót lại của một ngày hôm qua đầy nắng và gió thì ta sẽ thêm yêu hơn cái lặng lẽ của cuộc đời này. Trần Đăng Khoa góp vào khu vườn của sự sống một cành hoa tim tim, xinh xinh. Âm hưởng của bài thơ là bản sonat trắng xoá màu thời gian đọng lại giữa hố sâu tiềm thức người đọc… Bài thơ sẽ mãi mãi giữ dáng vẻ tươi tắn… Mãi mãi in sâu trong trang kí ức màu hồng…

Mãi mãi như vậy!............
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhắc Việt sửa lại mẫu bài dự thi và phần thông tin về trường lớp có chính xác với thông tin mà em đã khai khi đang ký làm member, chị nhìn thấy hiện ở dưới tên em là: lớp Hóa 1 khóa 03-06 mà ở phần thông tin của bài dự thi ở trên, lớp lại là 10A26, tức là sao?

Mẫu bài dự thi:

* Chủ đề tham gia: (ví dụ: Nếu)
* Tiêu đề: (ví dụ: Nếu tôi trở thành vua phần mềm thế giới)
* Tên tác giả:
* Lớp học(lớp khóa trường cấp3):
Email :
Điện thoại:
Địa chỉ:

Bài viết:

Những thông tin có đánh dấu (*) là thông tin yêu cầu cần có. Những bài viết không theo các yêu cầu trên sẽ được coi là bài dự thi khong hợp lệ

http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=14299

Em vào link này để xem thêm thông tin, sửa lại thông tin form bài dự thi trước hạn cuối nhé:) .

http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=19018

Đối với những bạn gửi bài dự thi vượt quá mức (tối đa 2 bài) ở mỗi mảng chủ đề:

- Huỳnh Bá Việt

- Dương Thanh Giang

Mong hai bạn chọn lựa lại bài dự thi (tối đa là 2 bài) ở những mảng chủ đề Tôi (Huỳnh Bá Việt), Người (Dương Thanh Giang) mà hai bạn tâm đắc nhất để quyết định dự thi trước hạn chót.

Đối với những bài dự thi sai quy định về form dự thi và thông tin cá nhân, cũng mong các bạn sửa lại trong bài dự thi của mình cho đúng quy định. Nếu không sẽ rất thiệt thòi cho các bạn khi BTC tổng kết loại những bài sai thể lệ của cuộc thi .

Vẫn biết rằng nhiều bài gửi tới cuộc thi đôi lúc chỉ đơn thuần là những dòng tâm sự mà các bạn muốn dãi bày, chia sẻ. Tuy vậy, BTC cũng rất mong và luôn luôn ủng hộ, khuyến khích các bạn tham gia, tốt nhất là đúng với thể lệ của cuộc thi. Đó cũng là sự đóng góp của các bạn cho HAO và cho cuộc thi thành công

Các bạn có thể xem lại thể lệ một lần nữa để hoàn thiện bài của mình trước hạn chót tại link này:

http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=14299

Chúc các bạn có những giờ phút thư giãn và bổ ích ở HAO, chúc cho Cuộc thi luôn là nơi gửi gắm tin cậy của các bạn!

Chúc các bạn thành công với những bài dự thi của mình!

T/M BTC
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên