GIỚI THIỆU VỀ APEC THƯỢNG ĐỈNH
1. Giới thiệu chung:
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (APEC) được thành lập năm 1989 theo sáng kiến của úc tại hội nghị Bộ trưởng Kinh tế thương mại và Ngoại Giao tổ chức tại Canbera- úc. APEC không phải là một tổ chức mang tính ràng buộc cao như WTO hay ASEAN mà là một diễn đàn có tổ chức chặt chẽ phục vụ cho hoạt động hợp tác và đối thoại kinh tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Cho đến nay APEC gồm 21 nền kinh tế thành viên: Úc, Bruney, Canada, Chile, Trung Quốc, HongKong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Philippine, Singapore, Ðài Loan, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Nga và Peru.
2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động:
APEC được thành lập nhằm 3 mục tiêu lớn:
+ Tự do hoá thương mại và đầu tư.
+ Thuận lợi hoá thương mại và đầu tư.
+ Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật.
Với mục tiêu như nêu trên, APEC được thành lập không phải là một khối thương mại, một liên minh thuế quan hay là một khu vực mậu dịch tự do như NAFTA, AFTA hay một liên minh kinh tế như EU mà là một diễn đàn kinh tế mở nhằm xúc tiến các biện pháp thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước khác.
Ðể thực hiện các mục tiêu nêu trên, hoạt động của APEC được điều tiết bởi các nguyên tắc:
+ Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau
+ Hỗ trợ và đôi bên cùng có lợi
+ Quan hệ đối tác chân thành và theo tinh thần xây dựng
+ Mọi quyết định được đưa ra trên cơ sở nhất trí chung.
Các nguyên tắc chủ đạo này đã được cụ thể hoá thành các nguyên tắc cơ bản: Toàn diện; Phối hợp với WTO; đảm bảo tương đồng giữa các thành viên trong việc thực hiện tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư; Không phân biệt đối xử; đảm bảo công khai, minh bạch hoá; Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc; Tiến trình tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư dược tất cả các thành viên đồng loạt triển khai và thực hiện liên tục, với những thời gian biểu khác nhau; Có sự linh hoạt trong thực hiện; và Hợp tác
3. Cơ chế tổ chức:
Tuy hình thức là một diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực mở, nhưng APEC cũng có một cơ chế tổ chức và hoạt động khá chặt chẽ. APEC có trụ sở Ban Thư ký, có Giám đốc điều hành Ban thư ký, cùng các Uỷ Ban, tiểu ban và các nhóm công tác chuyên môn được thành lập trong tững lĩnh vực hoạt động cụ thể. Dưới đây là khái quát về cơ chế tổ chức của APECL:
Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC: Là Diễn đàn có tính quyết định cao nhất, nơi hoạch định các chiến lược và viễn cảnh dài hạn cho APEC.
Hội nghị Bộ trưởng: Các Hội nghị Bộ trưởng được tổ chức hàng năm trước Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Thương mại, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành như Tài chính, Hàng không, Bưu chính viễn thông nhằm xem xét và thông qua các chương trình hành động và đệ trình các sáng kiến, kế hoạch mới lên Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế.
Hội nghị các quan chức cao cấp (SOM): Nhằm triển khai các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng, đệ trình các khuyến nghị, chương trình hợp tác lên Hội nghị Bộ trưởng xem xét.
Ban thư ký: Thực hiện nhiệm vụ mang tính hành chính, phục vụ các Hội nghị của APEC, và theo dõi việc triển khai các dự án.
Các uỷ ban chuyên môn: Bao gồm Uỷ ban về thương mại và đầu tư (CIT); Uỷ Ban kinh tế (EC); Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC)…
Chào Thân ái & Quyết thắng!
1. Giới thiệu chung:
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (APEC) được thành lập năm 1989 theo sáng kiến của úc tại hội nghị Bộ trưởng Kinh tế thương mại và Ngoại Giao tổ chức tại Canbera- úc. APEC không phải là một tổ chức mang tính ràng buộc cao như WTO hay ASEAN mà là một diễn đàn có tổ chức chặt chẽ phục vụ cho hoạt động hợp tác và đối thoại kinh tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Cho đến nay APEC gồm 21 nền kinh tế thành viên: Úc, Bruney, Canada, Chile, Trung Quốc, HongKong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Philippine, Singapore, Ðài Loan, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Nga và Peru.
2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động:
APEC được thành lập nhằm 3 mục tiêu lớn:
+ Tự do hoá thương mại và đầu tư.
+ Thuận lợi hoá thương mại và đầu tư.
+ Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật.
Với mục tiêu như nêu trên, APEC được thành lập không phải là một khối thương mại, một liên minh thuế quan hay là một khu vực mậu dịch tự do như NAFTA, AFTA hay một liên minh kinh tế như EU mà là một diễn đàn kinh tế mở nhằm xúc tiến các biện pháp thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước khác.
Ðể thực hiện các mục tiêu nêu trên, hoạt động của APEC được điều tiết bởi các nguyên tắc:
+ Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau
+ Hỗ trợ và đôi bên cùng có lợi
+ Quan hệ đối tác chân thành và theo tinh thần xây dựng
+ Mọi quyết định được đưa ra trên cơ sở nhất trí chung.
Các nguyên tắc chủ đạo này đã được cụ thể hoá thành các nguyên tắc cơ bản: Toàn diện; Phối hợp với WTO; đảm bảo tương đồng giữa các thành viên trong việc thực hiện tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư; Không phân biệt đối xử; đảm bảo công khai, minh bạch hoá; Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc; Tiến trình tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư dược tất cả các thành viên đồng loạt triển khai và thực hiện liên tục, với những thời gian biểu khác nhau; Có sự linh hoạt trong thực hiện; và Hợp tác
3. Cơ chế tổ chức:
Tuy hình thức là một diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực mở, nhưng APEC cũng có một cơ chế tổ chức và hoạt động khá chặt chẽ. APEC có trụ sở Ban Thư ký, có Giám đốc điều hành Ban thư ký, cùng các Uỷ Ban, tiểu ban và các nhóm công tác chuyên môn được thành lập trong tững lĩnh vực hoạt động cụ thể. Dưới đây là khái quát về cơ chế tổ chức của APECL:
Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC: Là Diễn đàn có tính quyết định cao nhất, nơi hoạch định các chiến lược và viễn cảnh dài hạn cho APEC.
Hội nghị Bộ trưởng: Các Hội nghị Bộ trưởng được tổ chức hàng năm trước Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Thương mại, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành như Tài chính, Hàng không, Bưu chính viễn thông nhằm xem xét và thông qua các chương trình hành động và đệ trình các sáng kiến, kế hoạch mới lên Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế.
Hội nghị các quan chức cao cấp (SOM): Nhằm triển khai các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng, đệ trình các khuyến nghị, chương trình hợp tác lên Hội nghị Bộ trưởng xem xét.
Ban thư ký: Thực hiện nhiệm vụ mang tính hành chính, phục vụ các Hội nghị của APEC, và theo dõi việc triển khai các dự án.
Các uỷ ban chuyên môn: Bao gồm Uỷ ban về thương mại và đầu tư (CIT); Uỷ Ban kinh tế (EC); Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC)…
Chào Thân ái & Quyết thắng!