Ai đi du lịch xuyên dãy Hoàng Liên Sơn ko ?

Dương Quang Phúc
(orion86)

New Member
Mình dự định hè 2007 sẽ làm 1 chuyến đi như vậy , trong vòng 1 tháng . Ai có cùng sở thích thì liên hệ nhé . Chúng ta sẽ khởi đầu ở thì trấn Sa Pa . LIên lạc nè : 0983.86.26.11 . Rất vui nếu có bạn đồng hành .
 
Nếu đi HLS thì anh nên đi cả sa pa nữa...Nó cùng gần dãy HL...Em có chút thông tin đẻ nh cập nhật
Huyện Sapa



Cầu vồng Sa Pa
Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Đia danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó, do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”.

Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu , nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Sa Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Sa Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.

Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.

Sa Pa có 6 dân tộc cư trú là Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó và Kinh, ngoài ra cũng có hai hộ người Hoa cư trú ở thị trấn. Chạy dọc theo chân núi Hoàng Liên Sơn, từ phía Bắc dưới chân Ngũ Chỉ Sơn giáp Mường Hum (Bát Xát) đến phía Nam giáp với xã Nậm Chày, Nậm Mả (Văn Bàn)…
1-158.jpg

Sa Pa có đỉnh Phan-Xi-Păng cao 3.143 m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm, ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam”. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.

Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.

Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc, trên đường đi tới động Tả Phìn lại có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến một hang động với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. Tại Tả Phìn này với hai tộc người là Mông và Dao đã tạo nên cơ sở sản xuất mặt hàng thổ cẩm xuất bán cho cả nước và nước ngoài khá nổi tiếng.

Ngay người Mường Hoa đi xa lâu ngày về cũng chỉ mong được ăn bữa cá của quê hương. Đặc biệt thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được những thông tin đó. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia và đang được Nhà nước ta đề nghị xếp hạng di sản thế giới. Chúng ta ngước nhìn lên Thác Bạc từ độ cao trên 200 m những dòng nước đổ ào ào tạo thành âm thanh núi rừng và mưa xuân.

Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian…Ai đến đay cũng nhớ câu thơ:

“Sa Pa thác bạc, cầu mây
Đào lê táo mận ngất ngây lòng người”

Còn khí hậu ở Sa Pa đúng như cố nhà thơ Xuân Diệu đã tả:

“Sa Pa hè mát hơn thu
Chỉ làn gió nhẹ cũng ru dịu người”

Mà điều lạ ở đây là “một ngày bốn mùa gặp nhau”. Sớm mai là mùa xuân, trưa đến là mùa hè, chiều tới là mùa thu, đêm buông là đông lạnh giá rét. Nhiều người gọi Sa Pa là “Đà Lạt phương Bắc” là có những lý lẽ thật.

Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng. Đặc trưng nổi bật của Sa Pa là lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van vào ngày Thìn tháng giêng âm lịch, cùng với lễ hội Roóng pọc còn hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.
Song, điều mà cả nước biết đến đó là chợ phiên của Sa Pa, một trong 18 đơn vị hành chính của Sa Pa thì chỉ duy nhất có một chợ phiên họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở nơi xa phải đi từ ngày thứ 7 và tối hôm thứ bảy là mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.
 
:-? Anh Phúc có thể cho em biết thêm về lịch trình và ...tài chính ko ạ :)) Em đang máu đi :D. Có rì sẽ kéo thêm cả con bạn nữa :p
 
Ke ke . Anh đang rủ rê xem có ai đi , sau đó sẽ xem xét lịch trình , đợt 30/4 vừa rồi định lên Sapa tiền trạm , bố anh đã gọi điện cho bác ... BÍ thư tỉnh đón , nhưng sau đó tự nhiên chả thằng nào đi cùng , đang nghiên cứu tiếp , em thử tìm thông tin đi , chắc anh em mình đều lần đầu như nhau , he he
 
Wao, cảnh đẹp thật...
Em đi sapa roài mà chưa thầy cảnh nào đẹp như rứa...
 
Em chưa đi sapa bao h. Anh ơi anh có cho trẻ nhỏ như em đi ko :)
 
Năm ngoái anh leo Fan 3 ngày và 2 ngày lang thang ở dãy Hoàng Liên Sơn. Sau 5 ngày leo núi đó anh đã phải ở Sapa thêm 5 ngày -để phục hồi sức khỏe- mới lấy lại được phong độ để về tiếp tục đi cầy =; Đi 1 tháng kiểu của Phúc các bạn trẻ phải có thể lực cực tốt ...:D hoặc kiếm 1 cái xe địa hình tự lái 8->
 
Back
Bên trên