350 - Ngày Hội Môi Trường

Trần Đức Huy
(huyngo)

New Member
3501.jpg


350 là mức CO2 trong bầu khí quyển (ppm – parts per million hay số phân tử CO2 trong 1 triệu phân tử không khí) mà theo bản báo cáo khoa học mới nhất là an toàn cho chúng ta và bảo vệ trái đất khỏi biến đổi khí hậu.

Hiện giờ mức CO2 là bao nhiêu? 390.18 ppm! Chúng ta đang vượt qua giới hạn một cách nguy hiểm. Và theo các nhà khoa học, chúng ta còn rất ít thời gian.

Bởi lí do này, và bởi một con số có thể vượt qua mọi rào cản về ngôn ngữ, 350 đã được chọn là tên cho cuộc vận động toàn cầu về biến đổi khí hậu. Ngày 24 tháng 10 năm 2009 tới đây sẽ là Ngày Quốc tế Hành động vì Khí hậu. Vào ngày này, khắp mọi nơi trên thế giới sẽ diễn ra các sự kiện và hoạt động nhằm gây dựng một chiến dịch quy mô toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu. Những người già và trẻ, những nhà khoa học, những nhà hoạt động xã hội, những vận động viên thể thao, những nhà nghệ thuật… từ mọi tầng lớp và quốc gia sẽ cùng nhau đoàn kết để chứng minh rằng: cùng với nhau, chúng ta có thể giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.

Mục tiêu trực tiếp hơn của cuộc vận động này là gây áp lực đối với các nhà lãnh đạo thế giới trước thềm Hội nghị Copenhagen tháng 12 năm 2009 tại Đan Mạch, nơi mà một hiệp ước quốc tế về biến đổi khí hậu sẽ được kí thay cho Nghị định Kyoto chuẩn bị hết hạn. Hiệp ước này đóng vai trò quyết định nhân loại sẽ đối phó với biến đổi khí hậu như thế nào. Mức carbon họ định thỏa hiệp hiện đang cao hơn mức 350 PPM rất nhiều, và nhiệm vụ của cộng đồng quốc tế chúng ta là phải yêu cầu họ hạ mức xuống 350. Hiệp ước này cần phải tăng giá carbon (tăng giá các sản phẩm, dịch vụ thải ra carbon) để chúng ta ngừng sử dụng chúng quá nhiều, đồng thời cần phải đảm bảo cơ hội cho những nước đang phát triển tiếp tục tiến lên.


24/10 có gì?????

- Bạn thấy mình chưa hiểu rõ về môi trường, về những thực trạng của bầu khí quyển bạn đang sinh sống? Hãy đến với chúng tôi!
- Bạn thấy mình không biết phải làm gì để bảo vệ môi trường, dù chỉ là một hành động nhỏ? Hãy đến với chúng tôi!
- Bạn thấy tiếng nói của mình kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường chưa có trọng lượng... Hãy đến với chúng tôi!

Ngày Hội Môi Trường chào đón mọi đối tượng tham gia, chào đón tất cả những ai đã, đang và sẽ quan tâm đến môi trường...

- Sân khấu ngẫu hứng : hãy tham gia chương trình ca nhạc cùng chúng tôi
- Show diễn thời trang đặc sắc, hãy tận hưởng cùng chúng tôi...
- Những sản phẩm làm từ đồ tái chế, hãy đến trưng bày cùng chúng tôi...
- Hãy cùng chúng tôi tham gia những trò chơi trên sân khấu để nhận quà hay những suất học bổng...
- Hãy tiết kiệm, dùng đồ cũ nếu còn dùng được. Nếu bạn đã đến Mottainai thì chúng tôi là Mottainai thu nhỏ. Chúng tôi thu gom đồ cũ và đổi đồ cũ. Nếu bạn có đồ cũ hãy đến đổi và quyên góp cho chúng tôi. Chúng tôi đảm bảo đồ bạn quyên góp sẽ đến tay những người cần nó...

Hãy tham gia ký tên và xếp chữ cùng chúng tôi, cùng đưa tiếng nói của chúng ta đến nơi xa hơn

Chào đón bạn vào 24/10 từ 14h-18h KTX Mễ Trì, 182 Lương Thế Vinh, Hà Nội


Bonus:
Nhà tài trợ Viettel của chương trình trong ngày ấy có phát sim Student và sim Highschool cho học sinh và sinh viên. Những ai tham gia nhớ mang photo thẻ học sinh hoặc sinh viên nhé :x. Sim miễn phí mà :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ĐỘC TỐ VÀ GIẢI ĐỘC MÔI TRƯỜNG (phần 1)

Con người ai cũng phải ăn để sống. Trong quá trình sản xuất thực phẩm, người ta vô tình hay cố ý đưa vào thức ăn những độc tố có hại cho sức khỏe con người cho nên việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng để giải độc cơ thể là một điều rất cần thiết. Cũng trong việc sản xuất thực phẩm cho người, đặc biệt là việc chăn nuôi súc vật để lấy thịt làm thức ăn, nhiều độc tố cũng được tung vào môi trường. Nhiều chất độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường và tác hại là trước mắt, ngay trong đời sống thường ngày của chúng ta. Nhưng có nhiều chất khác do ngành chăn nuôi thải ra còn gây những hậu quả nghiêm trọng hơn, đó là các khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu trong một tương lai rất gần và là nguyên nhân của những thảm họa vô cùng nghiêm trọng cho con cháu chúng ta trong tương lai. Những thảm họa ấy, chúng ta đã nhận thấy ngay từ bây giờ và chúng sẽ ngày càng mạnh lên và nhiều lên. Đó là những trận bão, những trận lũ, đó là hiện tượng mực nước biển dâng làm ngập đất, những đợt nóng bất thường vân vân…


Việc giải độc cho cơ thể nhờ sự lựa chọn đúng đắn một chế độ dinh dưỡng là một điều dễ hiểu, vì nhiễm độc có tính cục bộ và biện pháp giải độc cũng có tính cục bộ. Nhưng môi trường cũng như khí hậu là những tình trạng trên những địa bàn rộng lớn, bao gồm một địa phương hay cả thế giới. Sự lựa chọn chế độ dinh dưỡng của một cá nhân, chủ yếu là sự từ chối ăn thịt động vật có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc giải độc cho môi trường hay chống lại biến đổi khí hậu. Nhưng nếu cả một tập thể, một cộng đồng cùng lựa chọn một chế độ dinh dưỡng có khả năng giải độc, chế độ dinh dưỡng không dùng thịt động vật, thì kết quả có thể rất lớn vì lúc ấy nó tác động lên ngành chăn nuôi của cả một quốc gia hay của toàn thế giới.



Các hậu quả của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu do ngành chăn nuôi gây ra



Ngành chăn nuôi súc vật để lấy thịt thải ra môi trường xung quanh rất nhiều chất độc gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước uống. Người ta có nhiều biện pháp kỹ thuật để thanh lọc môi trường, thậm chí có khi phải di dời hay đóng cửa các cơ sở gây ô nhiễm.



Các khí thải nhà kính do tất cả các khâu của ngành chăn nuôi thải ra sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng cao kéo theo nhiều hiện tượng cực đoan như bão, lũ, sạt lở đất….làm thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng của con người. Vì những tác hại này mà các khí thải nhà kính có thể xem như những chất độc và việc giải độc chính là làm giảm lượng khí ấy. Một ảnh hưởng mà chúng ta và con cháu chúng ta phải gánh chịu là việc mực nước biển dâng cao, rất nguy hại đến đời sống của những cư dân trên các vuøng đất thấp như đồng bằng sông Mékong hiện chúng ta đang sinh sống. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (hình 1) , khi nước biển dâng cao 1mét, điều có thể xảy ra vào cuối thế kỷ này thì một phần ba đồng bằng Nam Bộ sẽ bị chìm dưới nước. Sẽ có 23% diện tích đất thành phố Hồ Chí Minh tương đương với 473 km2 bị ngập.
kichban%20nuocbiendang%20hinh1.jpg


Chống lại biến đổi khí hậu, người ta phải sử dụng mọi biện pháp trong số đó có việc giảm khí đioxit cacbonic CO2 là quan trọng nhất. CO2 sinh ra chủ yếu là do việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, và đây sẽ là đối tượng quan trọng nhất trong các thảo luận về việc cắt giảm khí nhà kính tại Copenhagen vào tháng 12 tới.


Nhưng còn một khí nhà kính quan trọng, đó là khí mêtan CH4, khí này có tiềm năng gây biến đổi khí hậu mạnh gấp 21 lần khí CO2 và người ta bắt đầu có những nghiên cứu về việc cắt giảm mêtan. Vì ngành chăn nuôi súc vật để lấy thịt thải ra không trung đến 37% tổng lượng mêtan cho nên tác động đến ngành chăn nuôi là biện pháp hữu hiệu nhất. Tác động đến ngành chăn nuôi còn có nghĩa là giảm số lượng động vật nuôi lấy thịt và chỉ có chế độ dinh dưỡng không dùng thịt mới giúp đạt đến mục đích này.



Ngành chăn nuôi động vật để lấy thịt



Các động vật được nuôi lấy thịt đã có một lịch sử lâu đời có lẽ từ trên 10.000 năm trở lại đây. Nhưng vì nhiều lý do, trong đó có sự phát triển kinh tế mà người ta nuôi càng ngày càng nhiều động vật. Lượng thịt tiêu thụ trên thế giới đã tăng gần năm lần giữa các năm 1950 và 2000 trong khi dân số trong khoảng thời gian ấy chỉ tăng gấp đôi (hình 2)



Lượng thịt sản xuất trên thế giới:

1950 45 triệu tấn thịt (dân số thế giới 2,7 tỷ người)

2000 233 triệu tấn thịt (dân số thế giới 6,1 tỷ người)



Lượng thịt tiêu thụ hàng năm/đầu người (kg)

Các nước đang phát triển Các nước phát triển

1980 14 73

2002 28 78


Người ta cũng thấy có mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và lượng thịt tiêu thụ bình quân
THITIEUTHU%20THUNHAP%20HINH3.jpg



Trên hình 4, ta có lượng thịt tiêu thụ bình quân trên thế giới . Cách đây 40 năm, mức tiêu thụ thịt ở Trung quốc chỉ là 4kg/người/năm. Đến nay đã lên đến 54 kg/ người năm.

MUCTIEUTHU%20THIT%20HINH4.jpg



Vì có sự phát triển như thế nên ngành chăn nuôi trên thế giới thải ra môi trường ngày càng nhiều độc tố trong số đó có các khí nhà kính gây biến đổi khí hậu. Ngoài ra, ngành chăn nuôi còn gây hại đến đời sống con người trên trái đất và đến nền kinh tế thế giới bằng cách chiếm lĩnh đất đai, chiếm lĩnh nguồn nước hay phá hủy tính đa dạng sinh học.

Ngành chăn nuôi gây tác động lên môi trường

Sử dụng đất. Ngành chăn nuôi chiếm nhiều đất đai làm đồng cỏ cho súc vật hay để trồng các loại cây (đậu nành, bắp…) làm thức ăn cho gia súc. Những diện tích đất đai này nếu được dùng để trồng thức ăn cho người thì nạn đói trên thế giới có thể được giải quyết. Các nước nghèo, dù còn nhiều người bị đói, vẫn bỏ ra nhiều đất trồng cây thức ăn gia súc bán cho các nước giàu. Người ta tính rằng nếu nước Mỹ chỉ tiêu thụ ít đi 10% thịt thì số thực phẩm dùng cho chăn nuôi có thể cứu 1 tỷ người trên thế giới thoát nạn đói. Trong một nước, người ta cũng sản xuất nhiều thực phẩm phục vụ cho chăn nuôi để lấy thịt dùng trong các bữa ăn của người giàu có. Ở Mexico, 30% sản lượng ngũ cốc được dùng làm thức ăn gia súc, trong khi 22% dân số còn thiếu đói. Nếu ăn chay có khả năng làm tan biến sự bất công này, thì ý nghĩa đạo đức, tôn giáo của nó càng thêm củng cố.

Sử dụng nước. Ngành chăn nuôi sử dụng một lượng nước rất lớn trong khi ở nhiều nơi trên thế giới, nước là một tài nguyên rất quý hiếm. Để sản xuất 1 kg thịt bò, lượng nước cần dùng lên đến 15.500 lít, trong khi 1 kg bắp chỉ cần 900 lít.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên