Lịch Sử Shorinji Kempo
Cái tên Shorinji Kempo (Thiếu Lâm Tự Quyền Pháp) mới chỉ xuất hiện được gần 60 năm nhưng thực ra nó đã có một quá trình phát triển rất lâu dài.
Thiếu Lâm Tự xuất hiện từ hõn 5000 nãm trước tại Ấn Ðộ cổ đại, ban đầu là tập hợp một số kĩ thuật tự vệ do các nhà sư sáng tạo ra. Theo truyền thuyết thì khoảng 1500 năm trước, một nhà sư Ấn Ðộ là Boddhidhamar (Bồ Ðề Ðạt Ma), trên đường sang Trung Quốc truyền đạo đã dừng chân ở chùa Thiếu Lâm và dạy các hoà thượng Trung Quốc kĩ thuật tự vệ của mình. Các kĩ thuật ấy tiếp tục được luyện tập và hoàn thiện dần trong chùa Thiếu Lâm và trở thành Quyền Pháp của Thiếu Lâm Tự.
Năm 1928, Doshin So, lúc này là thành viên một tổ chức bí mật của Nhật Bản, đến Mãn Châu Lý (Trung Quốc) để thực hiện nhiệm vụ. Ban đầu So là học trò của một vị hoà thượng theo đạo Lão (Taoism) và là trưởng môn Byakurenmonken, một võ phái cũng bắt nguồn từ Thiếu Lâm Tự. Tuy vậy, vào thời điểm đó thì thứ quyền pháp mà So học được chỉ là một loạt những động tác rời rạc.
Là một nhân viên mật, So phải đi rất nhiều nơi để thu thập thông tin nhưng đó là điều kiện rất thuận lợi để tìm gặp các cao thủ thuộc nhiều môn phái. Cũng như vị hoà thượng mà So từng theo học ban đầu, quyền pháp của những vị cao thủ này thực ra cũng chỉ là một mớ các kĩ thuật được sắp xếp rất hỗn ðộn. Mặc dầu vậy, So vẫn kiên trì và đã gặp được vị trưởng môn của Shorinji Giwamonken (Thiếu Lâm Tự Nghĩa Hoà Môn) đúng vào lúc ông đang tìm kiếm một người thừa kế đủ nhiệt huyết và khả năng. Vậy là So ở lại chùa Thiếu Lâm học võ và đến năm 1936, So chính thức trở thành trưởng môn Thiếu Lâm Tự Nghĩa Hoà Môn khi mới 35 tuổi.
Nãm 1946, Doshin So trở về quê hương. Nước Nhật bại trận sau chiến tranh nên hoàn toàn kiệt quệ. Kinh tế bị tàn phá, xã hội không ổn định, không có trật tự, người dân hoàn toàn mất niềm tin vào tương lai,... Ông đã hiểu cảm giác của kẻ bại trận và thấm thía câu nói "Might makes Right". Đó chính là động lực thôi thúc ông phải làm điều gì đó để khôi phục lại đạo đức xã hội, tinh thần tự hào dân tộc và quan trọng nhất là tạo nên hình ảnh của một con người mới bởi ông hiểu rằng mọi việc đều phụ thuộc vào con người. Mỗi con ngýời có tốt thì xã hội mới tốt: The people, the people, the people, everything depends on the quality of the people! (Tiếng Nhật: Hito! Hito! Hito! Subete wa hito no shitsu ni aru).
Doshin So quyết định sẽ dành toàn bộ phần còn lại của đời mình để đào tạo nên những con người có thể vực nước Nhật dậy và truyền dạy tư tưởng Phật Giáo. Ông không sống trên núi như các vị cao tăng Thiếu Lâm Tự mà sống hoà mình cùng người dân, tiếp xúc với họ để hiểu họ và cũng để dễ dàng truyền dạy cho họ tư tưởng của mình. Ông lập võ đường Honzan ở Tadotsu, tỉnh Kagawa, Shikoku và truyền dạy Arahan no Ken (La Hán Quyền). Với tác dụng phát triển cả thể xác và tinh thần và tạo sự cân bằng, Arahan no Ken thu hút được đông đảo võ sinh còn Doshin So thì nhờ vào việc dạy võ mà truyền dạy đạo lý. Ông coi các triết lý mình truyền dạy như một phần của Phật Giáo và gọi đó là Kongo Zen. Ông cũng sửa đổi đôi, bổ sung chút các kĩ thuật mình học được rồi sắp xếp lại thành Shomon no Gyo. Đó chính là những kĩ thuật cơ bản của Shorinji Kempo hiện nay.
Có chuyện kể rằng Doshin So có lần nằm mơ thấy Boddhidhamar. Ông cố gắng ðuổi theo nhưng không được. Khi tỉnh dậy, Doshin So suy nghĩ rất nhiều về giấc mơ đó và hiểu ra rằng Boddhidhamar muốn ông tiếp bước mình. Chính nhờ giấc mơ này mà Doshin So nghĩ ðến việc dạy võ để truyền đạo, đi theo con đường mà hơn 1500 nãm trước Boddhidhamar đã vạch ra. Thực tế đã chứng minh đó là một lựa chọn sáng suốt. Ngày nay, đã có trên 2 triệu võ sinh thuộc 25 chi nhánh Shorinji Kempo khắp thế giới đang theo chân Boddhidhamar và Doshin So cùng đi trên con đường đó.
Kaiso đầu thập kỉ 50
Khi Kaiso trở về Nhật Bản từ Trung Quốc sau chiến tranh, ông phải đối mặt với một nước Nhật hỗn loạn, một nước Nhật nơi mà bạo lực ngang nhiên diễn ra giữa ban ngày.
Nhận thấy hoàn cảnh đó, ông nỗ lực hết mình để thực hiện một xã hội trong đó mọi người tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau.
Vì vậy, ông bắt đầu truyền dạy cho giới trẻ một phương pháp mà qua đó họ có thể thực hiện công lý mà không cần bạo lực, một phương pháp mà qua đó con người học cách tin tưởng lẫn nhau, và phương pháp đó chính là Shorinji Kempo.
Lớp học đầu tiên
Trong căn phòng nhỏ hẹp, Kaiso gọi từng võ sinh của mình lần lượt vào để truyền dạy các kỹ thuật. Bên cạnh cửa ra vào, các võ sinh khác chờ đến lượt mình được vào. Chỉ những tiếng crack của khớp, tiếng nắm đấm thùm thụp, tiếng kêu thét "ối", "á" có thể lọt ra ngoài căn phòng. Chẳng lâu sau, tiếng gọi của Kaiso cất lên: "Được rồi, người tiếp theo". Sau đó võ sinh tiếp theo có thể mở cửa và vào phòng tập.
Sau một ngày tập luyện, phòng tập trở thành phòng khách nơi mọi người tụ tập xung quanh Kaiso trên sàn thành một vòng tròn. Kaiso lúc đó sẽ nói chuyện với các võ sinh trẻ cho tới khi trời tối về cuộc sống, về thế giới và về tương lai của nước Nhật.
Đai lưng thiết kế bởi Kaiso không lâu sau khi sáng lập Shorinji Kempo
Kaiso rất yêu thích việc thiết kế các đai lưng và phù hiệu cho Shorinji Kempo. Khi Shorinji Kempo bắt đầu được truyền dạy, lúc đó chỉ có một số ít võ sinh. Một hôm, một võ sinh ngạc nhiên khi thấy rất nhiều đai lưng mới và hỏi Kaiso: "Chúng ta nên làm gì với nhiều đai lưng như thế?", Kaiso từ tốn trả lời: "Chẳng bao lâu nữa sẽ có thêm rất nhiều môn sinh". Chỉ một thời gian ngắn sau, đúng như Kaiso đã nói, số môn sinh tăng lên nhanh chóng.
Kaiso, với tài khéo léo nắm bắt suy nghĩ của giới trẻ của mình, rất tin tưởng vào sự phát triển của tổ chức Shorinji Kempo.
Khóa học thứ hai hoàn thành
Năm 1950, khóa học thứ hai hoàn thành với 60 tấm thảm (ý nói có 60 võ sinh). Buổi tập luôn bắt đầu bằng việc Kaiso hướng dẫn mọi người thực hiện Chinkon. Những người tới sau thì thực hiện Chinkon một mình sau đó cùng tham gia tập luyện.
Ở ngoài cổng khu vực học có buộc một chú chó giống Sakhalin lớn , được Kaiso đặt tên là Moku. Ông nuôi nó làm chó giữ nhà và đôi khi nó cũng sủa vào những người đến gần phòng tập. Tuy nhiên, nếu là một môn sinh thì môn sinh đó sẽ để võ phục của mình trước mũi chú chó, nó sẽ ngay lập tức ngừng sủa và trở nên ngoan ngoãn.
Kaiso hướng dẫn các môn sinh trong khóa học thứ hai khi mới khai giảng
Nhiều năm sau khi Shorinji Kempo được sáng lập, tên tuổi của môn phái vẫn chưa được nhiều người biết đến, ngay cả trong quận Kagawa, quê hương của môn phái. Mong muốn nhiều người biết đến môn phái, các võ sinh thậm chí còn quảng bá thông qua các chuyến tàu hàng tháng.
Họ thử treo phù hiệu dành cho môn sinh trên ngực để thu hút sự chú ý của mọi người, họ mở to Shorinji Kempo Kyohan và "thì thầm" đủ to để mọi người nghe thấy, thu hút mọi sự chú ý của hành khách đứng xung quanh. Khi có người hỏi: "Cuốn sách gì vậy?" thì có nghĩa là "cá đã cắn câu". Thuyết trình một cách hăng say, các môn sinh vừa giải thích vừa minh họa những điều tốt đẹp của Shorinji Kempo.
Việc luyện tập tại trụ sở trong thập niên 50
Một ngày, tin tức được loan đi từ nơi Kaiso và các môn sinh đối mặt với bọn găng-tơ, chúng đánh đập người khác trong một sàn nhảy của thành phố. Với tinh thần thượng võ, các võ sinh liền tới ngay sàn nhảy đó. Khi họ đến, Kaiso đã tới đó trước rồi, và sau một loạt các động tác võ thuật, họ đã khống chế bọn găng-tơ.
Sau chiến tranh, an ninh trong thành phố rất tồi tệ. Các võ sinh thường áp đảo lũ du côn trong các cuộc ẩu đả và đôi khi đi tuần tại các lễ hội có uống rượu, hợp tác cùng cảnh sát. Tất nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, Kaiso luôn là người dẫn đầu các võ sinh.
Cảnh từ một lần biểu diễn (embu) trước công chúng
Khởi đầu từ năm 1952, các buổi biểu diễn trước công chúng được lần lượt tổ chức với mục đích giới thiệu về Shorinji Kempo.
Trong các buổi biểu diễn đó, Kaiso thường giảng giải và môn sinh minh họa các kỹ thuật. Đôi khi, Kaiso nói với các khán giả "Nếu có ai tự tin vào sức mạnh của mình, xin mời bước lên..." Những ngưoiừ bước lên, tự hào về khả năng của bản thân, thường túm lấy Kaiso, nhưng ngay lập tức họ đều bị quật ngã hoặc đo ván.
Bài viết trên là của 2 bạn Nguyễn Hoàng Minh-12F2 và Đặng Quốc Nam-12A3
Để biết thêm chi tiết mời các bạn ghé thăm trang web của chúng tôi
http://www.skvn.org
trang web này đã được liên đoàn Shorinji Kempo thế giới (WSKO) công nhận là trang web chính thức của chi nhánh Hà Nội