1 chut tho

Đinh Trần Phương
(Dinh_Tran_Phuong)

New Member
một chút thơ mình thích, post lên đây, mỗi người chắc sẽ có suy nghĩ riêng, chắc hẳn cũng sẽ có nhiều bạn thích những vần thơ này giống mình...

Ps: có cả một số bài thơ của mọi người làm trong này, đơn giản vì mình thấy thích nên cũng vẫn post lại!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vội vàng

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất.
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.


Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều ươm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt.
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?
Chẳng bao giờ, ôi ! chẳng bao giờ nữa...
Mau đi thôi ! mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !

Xuân Diệu
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cười

Nức nở một tiếng cười
Từ lòng người sâu thẳm
Giữa tủi hờn vị đắng
Nụ cười rơi chơi vơi

Lặng lẽ một tiếng cười
Giữa ồn áo phố xá
Có người như rất lạ
Mỉm cười cùng hư không

Cười như mặt trời hồng
Sáng bừng làn môi ấm
Khi trao điều chân thật
Mối tình đầu vẹn nguyên

Có ai đó làm duyên
Nụ cười nào e lệ
Mắt nhìn nhau rất khẽ
Gửi gắm nỗi niềm thương

Lang thang những nẻo đường
Gặp nụ cười chua chát
Những mảnh đời phiêu bạt
Giữa cuộc đời cuốn trôi

Chỉ là một tiếng cười
Mà buồn vui lẫn lộn
Khi lòng người xáo trộn
Tiếng cười chìm hư vô...

Dương Thu Giang
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đi học là đi tu
Ngồi học là ngồi tù
Sách vở là kẻ thù
Thầy cô là địch thủ
Ngồi cạnh thằng xấu mù
Càng học lại càng ngu!

Nguyễn Huyền Anh sưu tầm :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tôi là người cô độc làm thơ
Cô độc giữa muôn vàn người khác
Những con người cũng vô cùng cô độc
Sinh ra và chết đi
Đều chỉ có một mình


Tôi là người cô độc dạo chơi
Giữa thế gian của tình yêu và lừa dối
Vác cây thập tự ảo tưởng đi trong đêm tối
Tôi nhạo đời và đời cũng nhạo tôi

Tôi là người cô độc chơi vơi
Giữa ranh giới đúng - sai thực - ảo
Loanh quanh mãi giữa vòng đời biến ảo
Tìm cho mình một giá trị gọi được thành tên


Tôi là người cô độc sống cuộc sống của tôi
Là người cô độc đi một mình trên con đường đã chọn
Cuộc sống như hạt bụi chìm trong vũ trụ
Bay mãi trên con đường dài đầy gió và phôi pha

Và hạt bụi
Sinh ra từ đất
Sẽ trở về với đất
Như tôi cô độc
Sinh ra và chết đi
Đều chỉ có một mình

Zzang Trần
 
Có cô gái mù
Ngồi bên song cửa
Ngồi đợi mùa đông
Vừa qua một nửa

Có cô gái mù
Hôm nay nghe thấy
Nghẹn ngào lời ru
Lời ru mười bảy

Có cô gái mù
Một ngày lệ rơi
Mặt trời màu xám
Bình minh xa xôi

Có cô gái mù
Rạo rực cuồng điên
Trái tim thổn thức
Tan vỡ hồn nhiên

Có cô gái mù
Ngồi đợi mùa sang
Niềm tin chảy máu
Chiều loang mênh mang

Có cô gái mù
Ngậm ngùi lời ru
Ru em mười bảy
Ru em vơi đầy
Có cô gái mù
Ngậm ngùi ngày qua
Tìm trong vô thức
Lời ru phù hoa

Ngủ đi em ơi
Ngủ đi mười bảy
Ngủ đi đôi mắt
Trái tim mù lòa

Có cô gái mù
Đêm nay lạc lối
Không thấy con đường
Bạn cùng đêm tối

Hôm qua mười bảy
Hôm nay mười bảy
Ngày mai mười bảy
Em gái mù ơi
Em đi về đâu
Dòng đời trôi chảy
Em gái mù ơi
Em đi đến đâu
Mắt em nhìn thấy
Sao tim em mù?

Ngủ đi em yêu
Ngủ đi mười bảy

Zzang Trần
 
Ặc ặc :)) Anh gì gì ơi :)) Bẹn Huyền Anh :)) sưu tầm chứ đâu phải bẹn ý sáng tác đâu :))
Sưu tầm của sưu tầm thì chí ít cũng phải ghi ở dưới dòng chữ Huyền ANh sưu tầm chứ :)) :)) :))
 
Thơ của sếp :x.... đã bị xuống trang 2 :(....

Bài thơ về hạnh phúc

Hạnh phúc là gì ?
Câu hỏi muôn đời loài người hằng khắc khoải
Bởi lẽ đôi khi trong dòng trôi miết mải
Ai nhận ra mình hạnh phúc riêng tư ?


Với tuổi thơ,
Hạnh phúc là chiếc áo mới
Là que kem, cục kẹo
Là mật ngọt cuộc đời
Hạnh phúc đến, và đi, cùng nụ cười
Tuổi thơ ai vốn chẳng từng nghịch dại ?

Hạnh phúc là những buổi mai
Cặp sách tung tăng trên đường đi học
Là khi oà khóc
Cô giáo dỗ dành mãi chẳng chịu thôi

Hạnh phúc là khi mẹ trở về
Với gói quà nhỏ thơm lừng hương cốm
Hạnh phúc là mơ được thành người lớn
Nên con trẻ chơi lấy chồng vợ
Nuôi búp bê...


Khi trai trẻ,
Hạnh phúc là lời hẹn
Em gửi lọn tóc thề mãi mãi
Hạnh phúc là bài hát mang theo những tháng ngày
Để những lúc bận lòng ta dừng chân nhớ lại
Hạnh phúc là thất bại
Vấp ngã rồi ta tự mình đứng lên

Hạnh phúc là niềm tin vững bền
Khao khát sống và tràn trề mơ ước
Tưởng chừng mình sẽ luôn luôn đạt được
Những đích đến cuối cùng ta đã tự đặt ra

Hạnh phúc là lúc ở xa
Ta nhận được lá thư bè bạn
Hạnh phúc là khi hoạn nạn
Vẫn thấy xung quanh chẳng riêng lẻ một mình

Hạnh phúc là một mối tình
Phút rung động đầu đời em có nhớ
Là cơn mưa nhỏ giữa một chiều trên phố
Hai người nắm tay lặng lẽ con đường dài


Và đến khi,
Mái tóc dần mờ phai,
Hạnh phúc là ở một nơi tĩnh lặng
Với đất trời
Với cỏ cây
Để ôn lại nỗi lòng sâu nặng
Những vị ngọt, đắng cay mà ta nếm qua
Hạnh phúc là khi thấy tất cả đã qua
Vinh nhục vốn chỉ là cơn gió thoảng
Thói tị hiềm với bao dung làm bạn
Day dứt với đời dẫu có được bao nhiêu ?


Để rồi khi ngày tháng đã ngả chiều,
Hạnh phúc là được mỉm cười nằm xuống
Ta thanh thản với những gì có được
Và cả những gì chưa làm nổi hôm qua...

Để phải phiền xung quanh khóc cho ta
Tức là vẫn còn yêu thương nhiều lắm
Hạnh phúc với đời được trở về cõi vắng
Trong nỗi nhớ mong của những người thân quen...


Hạnh phúc là gì ?
Ai sẽ chỉ cho xem ?
Ai dám tự bảo rằng mình hạnh phúc ?
Ai từng yêu mà được yêu mọi lúc ?
Ai thành công mà chẳng bại đôi lần ?
Nhắn nhủ rằng,
Trong những bài thơ, bài ca, chúng ta đi tìm hạnh phúc
Vẫn cứ ngẩn ngơ với hạnh phúc người đời
Vẫn cứ thấy hạnh phúc trong tiếng cười
(Mà chẳng tự mình biết thương yêu tiếng khóc?)


Hạnh phúc của riêng ai
Trong mỗi người là thế,
Vốn đơn sơ, bình lặng và nhỏ bé
Trong mỗi chúng ta
Ai được thoả nỗi khát khao về hạnh phúc ?

Trần Chí Trung
 
Giấc Mơ Của Bướm
Trang Tử & Borges

Giữa Trang Tử ở Trung Quốc và Borges ở Argentina là hai mươi ba thế kỷ. Trang Tử sinh vào khoảng năm 369 trước Tây lịch. Borges sinh năm 1899. Bút pháp biến ảo của Nam Hoa kinh đã đưa Trang Tử vào ngôi vị đệ nhất tài tử trong văn học sử Trung Quốc. Bút pháp kỳ ảo của Jorge Luis Borges đưa tác giả vào ngôi vị nhà tiên tri của văn học Mỹ Latin.
Văn chương của họ giống như những cánh bướm, thoắt ẩn thoắt hiện. Tôi thích mang những lời của Trang Tử và Borges bên mình khi lang thang trong một sớm mai đầy nắng, cùng đọc họ một lúc, trộn lẫn những trang cổ xưa và những trang hậu hiện đại, trộn lẫn Nam Hoa kinh và Ficciones (Hư ảo), hai cuộc phiêu lãng văn chương kỳ thú nhất – nghĩa là nghe họ kể chuyện, chơi đùa và mộng.
Mộng, đó là cuộc chơi lớn nhất của con người. Những kỳ thư tuyệt tác của phương Đông đều kể về mộng. Như Hồng lâu mộng ở Trung Quốc; Mộng phù kiều (chương cuối truyện Genji) ở Nhật Bản; Cửu vân mộng ở Triều Tiên; Truyện Kiều ở Việt Nam; Yogavasistha ở Ấn Độ (với 55 truyện kể về mộng)…
Nói về mộng trong những kiệt tác ấy lại là một câu chuyện khác. Bước vào Nam Hoa kinh là nghe Trang Tử nói về mộng. Đó là về cánh bướm, đầu lâu, chim bằng, cái bóng, ốc sên… Bước vào Ficciones là theo Borges dấn mình vào mê cung của mộng. Đó là phế tích vòng tròn, phượng hoàng, tháp Babel, hiệp sĩ Don Quixote… Mộng, đó cũng chính là bản thân Trang Tử, bản thân Borges, bản thân bất kỳ ai.

Trang Tử và Borges là hiền triết, nhưng họ không triết lý. Sự hiền minh của họ bay giữa những câu chuyện đùa, những cuộc chơi và mộng. Trong cuốn sách trác tuyệt về Trang Chu mang tên Cánh bướm làm bạn (The butterfly as companion), giáo sư Ngô Quang Minh nói với người đọc Trang:
“Dù sao đi nữa, bạn ơi, xem như bạn hạnh phúc rồi. Bạn có thể hân hoan mà bay theo cánh bướm, phấp phới giữa mơ và thực mà không cần phải chối bỏ cảnh giới nào. Bạn sẽ phấp phới cùng cánh bướm kia giữa Trung Hoa cổ đại và phương Tây hiện đại. Bạn sẽ sống tràn đầy và say mê”.
Và trong bản Anh dịch Ficciones (Hư ảo), John Sturrock tóm gọn linh hồn của tác phẩm Borges như thế này:
“Ông dấn mình vào cuộc chơi đùa hơn là triết lý cùng ta”.
Chơi đùa, ấy là phấp phới giữa mơ và thực, là biết tự cười mình, tự giễu nhại mình. Ai trong hàng ngũ triết gia tự đặt ra ngụ ngôn để tự đùa cợt mình như Trang Tử? Trang Chu không thích trang nghiêm trịnh trọng. Hãy đọc kỹ lại ngụ ngôn lừng danh về bướm của ông, một bài thơ kỳ tuyệt:

Tích giả
Trang Chu mộng vi hồ điệp
Hủ hủ nhiên hồ điệp dã
Tự dụ thích chí dư
Bất tri Chu dã
Nga nhiên giác
Tắc cừ cừ nhiên Chu dã
Bất tri Chu chi mộng vi hồ điệp dư
Hồ điệp chi mộng vi Chu dư
Chu dữ hồ điệp tắc tất hữu phận hĩ
Thử chi vị vật hóa.
(Tề vật luận)

Xin được dịch lại như sau:

Có một lần kia,
Trang Chu mộng thấy mình là bướm
Thế là phấp phới bay, bướm mà
Tự mình thích chí lắm!
Không còn biết gì Chu
Bỗng nhiên rồi thức giấc
Thì lạ lùng chưa, lại là Chu
Không biết giấc mơ Chu đã làm ra bướm
Hay giấc mơ bướm đã làm ra Chu?
Chu và bướm ắt phải khác phận
Đấy gọi là vật hóa.

Bài thơ này có đến hai giấc mộng :
Trang Chu → Bướm → Trang Chu
Bướm → Trang Chu → Bướm
Và một cái tự cười lạ thường : ngay cả khi tỉnh mộng, Trang Tử cũng không rõ mình là Chu hay là bướm. Nhưng giấc mơ ấy chỉ là một biểu tượng. Chu và bướm tuy khác phận nhưng làm gì có cái khác tuyệt đối. Hãy nhìn cánh bướm đang bay – có Trang Chu trong đó. Trang Chu hóa làm bướm trong mộng, ai biết đâu tiền thân Trang Chu hay hậu thân Trang Chu không phải là bướm ?
Một buổi sáng, khi vừa thức dậy, Trang Chu bỗng thấy mình hóa thành một con bướm. Đó có thể là một câu chuyện kể theo lối Kafka. Đâu là mộng và đâu là thực ? Đâu không có hiện tượng vật hóa, hiện tượng biến đổi của sự vật ?
Bình chú cuối chương Tề vật luận, Phùng Hữu Lan cho rằng : “Vật hóa minh xác rằng sự khác biệt giữa các sự vật không phải là tuyệt đối”. Và cũng có thể hiểu rằng vật hóa nói lên bản chất mộng ảo của sự vật, bản chất mà Shakespeare đã nêu lên trong vở Bão tố (The Tempest) :

Ta và giấc mộng
Làm bằng chất liệu như nhau,
Và cuộc đời ta nhỏ bé
Hoàn tất bằng một giấc ngủ thôi.

We are such stuff
As dreams are made on,
And our little life
Is rounded with a sleep.
Vậy thì Trang Tử, giấc mộng và con bướm được làm bằng chất liệu như nhau. Đấy chính là Tề vật luận vậy. Chất liệu mộng ảo ấy thể hiện trong truyện Phế tích vòng tròn của Borges ở tập Ficciones như sau:
Có một phế tích vòng tròn vốn xưa là một ngôi đền bị lửa hủy hoại, giờ đây hầu như chôn lấp trong rừng. Một người lạ từ phương Nam đến và “ông biết rằng bổn phận cấp thiết của ông là mộng”.
Ông muốn mơ ra một đứa con trai. Hàng đêm ông mơ và từ từ sáng tạo nên một đứa con trai trưởng thành từ chất liệu của mộng ảo. Cuối cùng, đứa con trai cũng thành hình. Ông hôn nó lần đầu và bảo nó đi đến một ngôi đền khác cách nhiều dặm đường rừng. Sợ nó biết rằng nó chỉ là ảo ảnh, ông đã hủy đi ký ức về việc thành người của nó.
Đứa con trai đi đến ngôi đền phương Bắc, chẳng bao lâu được biết đến như là người có phép lạ, đi vào lửa mà không cháy. Tin tức này làm cho ông, người phù thủy già, lo âu. Chỉ có lửa là kẻ độc nhất biết ảo ảnh – lửa không thể thiêu cháy được ảo ảnh. Đứa con trai sẽ ra sao nếu như nó biết được mình chẳng qua chỉ là mảnh vụn phóng chiếu từ giấc mơ của người khác.
Sau đó, một trận hạn hán dài đã gây nên cháy rừng và lửa tấn công nốt vào phế tích vòng tròn. Người phù thủy già định chạy xuống nước. Nhưng rồi ông quyết định chấp nhận cái chết, đi thẳng vào lửa. Nhưng sao lửa không thiêu cháy da thịt ông mà chỉ nhẹ nhàng mơn trớn?
Và câu chuyện kết thúc: “Với cảm giác lắng dịu, với nhục nhã, và cả kinh hoàng, ông hiểu rằng ông cũng chỉ là một ảo ảnh mà ai khác đã mơ ra”.

Trang Chu tự hỏi: “Hồ điệp chi mộng vi Chu dư?” (Giấc mơ của bướm đã làm ra Chu ư?). Người phù thủy già cũng gần như tự hỏi: Giấc mơ của ai khác đã làm ra ta?
Nhưng Borges viết: “Ông hiểu rằng ông cũng chỉ là một ảo ảnh”. Vậy thì chỉ có ảo ảnh. Vị trí của người phù thủy là vị trí của cái ảo, của giấc mơ. Trong khi đó, Trang Chu nói: “Bất tri” (Không biết giấc mơ Chu đã làm ra bướm hay giấc mơ bướm đã làm ra Chu?). Vậy thì vị trí của Trang Chu hay con bướm là không hẳn ảo cũng không hẳn thực, mà là phấp phới giữa ảo và thực. Có nghĩa là Trang Tử không chấp vào một bên ảo hay một bên thực. Ông chơi đùa với cả giấc mơ và hiện thực. Chính vì thế mà Ngô Quang Minh nói rằng Trang Tử có “vị trí của không vị trí”.

“Như vậy, vị trí của Trang Tử là một vị trí của không vị trí, vượt qua vị trí những người khác bằng cách tiêu dao nhàn tản giữa họ”.
Trong đoạn văn Borges và tôi, Borges cũng nói đến cái không biết, cái bất tri, cái vị trí của không vị trí, tất nhiên là theo phong cách của riêng ông; và đó cũng là trò chơi, là tự cười:

“Về Borges, tôi nhận ra các tin tức từ bưu điện và tôi nhìn thấy mặt ông trong một bộ ba các bậc thầy hay trong một cuốn từ điển danh nhân. Tôi thích thú những chiếc đồng hồ cát, các tấm bản đồ, việc in typo thế kỷ XVIII, môn từ nguyên học, vị cà phê và văn xuôi Stevenson; kẻ kia cùng chia sẻ những sở thích đó nhưng bằng một phương thức ồn ào mà biến chúng thành những phẩm chất của nghệ sĩ. Sẽ là cường điệu việc khẳng định quan hệ của chúng tôi là thù nghịch; tôi sống và tôi để mình sống để cho Borges có thể dệt nên văn chương của mình và văn chương ấy sẽ phán xử tôi… Nhưng tôi nhận ra mình trong những cuốn sách của ông ít hơn so với những sách khác hoặc trong tiếng gảy trau chuốt của một cây guitar. Từ mấy năm nay, tôi muốn tự giải thoát khỏi ông, và tôi đã đi từ những huyền thoại đến những trò chơi bằng thời gian và bằng điều vô tận, nhưng những trò chơi ấy đều là của Borges bây giờ. Và tôi cần phải nghĩ ra các trò chơi khác. Như thế cuộc đời tôi là một cuộc chạy trốn và tôi đã mất tất cả, tất cả là của sự lãng quên hoặc của kẻ khác.
Tôi không biết ai trong hai người đã viết trang này!”

Chừng như tác giả mỉa mai: Borges đang viết hay là cái tôi đằng sau Borges đang viết. Tương tự như thế, có thể hỏi: Trang Tử đang kể truyện hay cái đang mơ của Trang Tử đang kể?
Borges rất quan tâm đến câu chuyện giấc mơ về bướm của Trang Chu. Trong tiểu luận sắc sảo Sự phản chứng mới của thời gian, Borges ca ngợi mỗi khoảnh khắc hiện tiền mà ta sống và mơ mộng. Khoảnh khắc mà ông chọn để dẫn chứng là giấc mộng Trang Chu:
“Tôi phủ nhận sự tồn tại của chỉ một thời gian, thứ thời gian trong đó tất cả mọi sự kiện đều được sắp xếp theo thứ tự… trong một số lớn các trường hợp, tôi phủ nhận cái nối tiếp; trong một số lớn các trường hợp, tôi phủ nhận cái đồng thời”.
Borges muốn nói rằng không có không gian tuyệt đối cũng như không có thời gian tuyệt đối. Không có cái tuyệt đối, trong trò chơi của vũ trụ. Cũng như đối với Trang Chu, vũ trụ là trò chơi vật hóa.
Borges tiếp tục: “Mỗi khoảnh khắc mà chúng ta sống là tồn tại thực sự, chứ không phải là tập hợp tưởng tượng của nó… thời gian cũng sẽ không tồn tại ở bên ngoài mỗi khoảnh khắc hiện tại. Chúng ta hãy chọn một khoảnh khắc đơn giản nhất: Ví dụ, khoảnh khắc của giấc mơ của Trang Chu… Trang Chu mơ thấy mình là một con bướm. Nếu không gian và cái tôi đã bị xóa bỏ thì làm sao chúng ta có thể gắn liền những khoảnh khắc ấy với khoảnh khắc của việc tỉnh dậy với thời đại Trung Hoa”.
Sự khác biệt của sự vật, sự khác biệt của những khoảnh khắc không phải là tuyệt đối. Dù vậy, Trang Chu vẫn là Trang Chu, bướm vẫn là bướm. Không có tuyệt đối nối tiếp, cũng không có tuyệt đối đồng thời. Đó là chỗ Borges gặp Trang Chu trong tinh thần Tề vật luận, cũng là tinh thần Hữu thời (Uji) của Thiền sư Dogen (Đạo Nguyên) ở Nhật Bản thế kỷ mười ba. Thiền sư nói :

“Bởi vì đi qua là một phẩm tính của thời gian, thời gian quá khứ và hiện tại không chất đống, không tập hợp theo một dãy – tuy nhiên Thanh Nguyên là thời gian, Bách Trượng là thời gian, Mã Tổ và Thạch Đầu cũng là thời gian, tu hành và chứng ngộ là thời gian. Đi vào trong bùn, đi vào trong nước cũng là thời gian.”

Trang Chu đi vào mộng, hóa bướm. Đó là khoảnh khắc của riêng ông nhưng đồng thời, cũng chạm vào khoảnh khắc mộng ảo của chúng ta. Chính vì thế mà Basho mới nhập vào hồn bướm của Trang Chu trong bài haiku kỳ ảo này :

Em là bướm ư
ta là giấc mộng
trong hồn Trang Chu.

Kimi ya chô
ware ya sôshi ga
yume gokoro.

và Borges mới dẫn dắt chúng ta lang thang qua mê cung của những giấc mộng.
Vật hóa chính là Ảo hóa (Maya). Khi nói rằng bản chất của thế gian là mộng ảo, điều đó không có nghĩa là không có thế gian. Hình ảnh cánh bướm của Trang Tử bay lượn giữa hai bờ mơ – thực cho thấy rằng vũ trụ là một trò chơi (Lila). Thế cho nên, Trang Tử và Borges tha hồ chơi đùa với không gian và thời gian. Chơi đùa và làm bạn với cánh bướm lãng du của những khoảnh khắc mộng ảo, vô thường.



Nhật Chiêu
 
Hix :-s Đã dài thì chớ :-s mình lại còn ngu dốt + hiểu biết nông cạn :((
==> sao mà hiểu được chứ :-s :( :((
 
khóc nhè giống trẻ con quá:p --> >O< (định vẽ cái kẹo nhưng mà vẽ xấu quá!:(),
uh hơi dài thật nhỉ,
...!!!??? (<- o biết fải làm gì )
 
Vào đây tưởng thấy thơ của anh Phương mà cóc thấy, anh chỉ viết bên topic "Đêm không ngủ..." kia thôi à ?? Đọc thơ của anh thấy hay hay :p
 
Chơi cùng hư không

“Vượt qua
những tầng mây trắng
vân tước hát ca”
Kyoroku

Vượt qua những tầng mây của mình, những con chim ấy đã bay đến tận cùng tiếng hát, tận cùng Thơ Ca. Dẫu vậy, đã là Thơ Ca thì làm sao có thể tận cùng? Không, đó cũng chỉ là một cuộc quy hồi. Trở về với tiếng hát đầu tiên. Trở về với sớm mai của mọi sớm mai. Để chơi cùng Hư Không, cùng sớm mai, cùng mùa Xuân của mọi mùa Xuân…



Trên cánh đồng
chim vân tước hát
chơi cùng hư không

Haranaka ya
mono nimo tsukazu
naku hibari
Basho

Ca hát say sưa trên cánh đồng, đấy là chim vân tước (hibari) đang chơi, như mọi con chim se sẻ khác. Chơi với chim là một khát vọng sống. Khác với chim, com người thường quên chơi.
Chơi chỉ là để chơi, không mục đích.
Với những trò chơi hiện đại, ta đã vô tình đánh mất mình, đắm chìm trong vô số dục vọng và buồn chán. Chỉ có trẻ thơ và chim chóc là biết chơi, có tinh thần chơi của hư không.

Con chim sẻ nhỏ
mang niềm du hí
trong cánh mà bay

Suzumego ya
hane aritake no
ureshi – gao
Sekiu

Con chim sẻ nhỏ và cuộc chơi du hí tam muội. Từng lông cánh của chim như lộng gió niềm vui. Chim như nói cùng hư không: “Cầu xin Người để cho dòng tinh lực vũ trụ không sao ngăn lại được của Người rập rờn lưu chuyển như cơn gió Nam lồng lộng vi vút thổi vào Xuân.” (Tagore)
Và như thế con chim sẻ nhỏ của Sekiu tham gia vào cuộc chơi tràn đầy niềm vui của mùa Xuân, của vũ trụ.
Vũ trụ là trò chơi của một đứa trẻ, theo Heraclite, nó đẩy các quân cờ: “Thời gian là một đứa trẻ đang chơi cờ, nó chơi cờ với một quyền lực vương giả.” Quyền lực của một đứa trẻ hay một chú sẻ non, là niềm vui được chơi.

Trên nương trà
một bầy se sẻ
trốn tìm trong hoa

Cha no hana ni
kakurenbo suru
suzume kana
Issa

Với bầy sẻ của Issa, nương trà là sân chơi. Nhưng sân chơi thực của muôn loài bao giờ cũng là hư không. Trốn tìm trong hoa là trốn tìm trong tướng hoa của hư không. Tướng hoa đó có khi là cành trúc, có khi là cây mơ:

Sẻ mẹ dặn dò:
bay về cành trúc đấy
và bay đến cành mơ

Take ni iza
ume ni iza to ya
oya – suzume
Issa

Tướng hoa đó là những hoa đào, mận, mơ, liễu… là hằng hà sa số hoa trong cuộc chơi bất tuyệt của hư không, như Thiền sư Dogen của Nhật Bản (thế kỷ mười ba) đã diễn tả:

“Đây là tướng hoa của tất cả mọi sự. Mọi sự rốt ráo không thể dò, là những hoa và quả giữa hư không… Cần xem chúng như là bình đẳng với những đào, mận, mơ, liễu.”

Hay hư không chính là cánh mũi của Đại Phật (Daibutsu), là hơi thở của Đại Phật:

Chim én bay ra
từ trong cánh mũi
Đại Phật Nara

Daibutsu no
hana kara detaru
tsubame kana
Issa

Và cho dù Đại Phật ở đây là một pho tượng, một hình tướng, vẫn có hơi thở của hư không.

Với một diệu tài vượt xa muôn vật, những con chim biết giấu mình giữa hư không, như những bông hoa giấu mình trong hương:

Ôi sơn ca
giấu mình đâu đó
trời xanh bao la

Kuma mo naki
sora ni kakururu
hibari kana
Rikuto

Diệu tài của chim là có mặt bằng tiếng hát. Nói như nhà thơ Tennyson trong In Memoriam, toàn thể chim sơn ca đã biến thành “một khúc ca vô hình”. Nhà thơ Ampu cũng thấy:

Sơn ca trên mây
chỉ còn tiếng hát
vô hình chim bay

Koe bakari
ochite naki
hibari kana
Ampu

Chỉ còn tiếng hát. Nhưng không chỉ có tiếng hát. Vận mệnh của chim là bay. Là đối mặt với gió, với vô biên :

Đối mặt không ngừng
ôi chim vân tước
với gió mùa Xuân

Harukaze ni
chikara kuraburu
hibari kana
Yasui

Đường bay của chim vân tước tạc vào gió, tạc vào mùa Xuân cái vô hình, vô tích của chim. Và tiếng hát của nó tạc sâu vào cái vô định hình của mây :

Vân tước hát ca
từ từ mây trắng
rợn đầy âm ba

kumo ni nami
tatete saezuru
hibari kana
Seien

Chim và mây. Cả hai đều là bạn của hư không. Dường như không phải chim đang hát mà là mây đang hát. Dường như không phải mây đang tan trong âm ba mà là chim vân tước đang tan.
Mây là niềm im lặng đang ngân nga và chim là tiếng hát đang trở thành vô thanh. Đó là mây và chim đang chơi đùa cùng hư không.
Và chim vân tước ơi, có nhớ cánh hạc vàng nghìn xưa đã để lại những vầng mây trắng buồn tênh, trong tiếng thơ huyền bí của Thôi Hiệu ?

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du...

Cái tiếng thơ mà Phạm Đại Sĩ gọi là “nguyên khí của thái không hốt nhiên nhập vào ngòi bút.” Ta quá yêu cái thái không ấy nên muốn hát cùng Thôi Hiệu theo ngôn từ của mình :

Chở tiên đi, cánh hạc vàng
Bỏ hư không lại, còn Hoàng hạc lâu
Hạc vàng mất hút thiên thu
Để nghìn năm trắng mây từ từ trôi...

Nhưng hạc vàng là gì ? Đó lại là sáng tạo của hư không. Có vân tước và én, có dạ oanh và nhạn, có đỗ quyên và tích linh... Thì sao không có hạc vàng ? Đã có Hoàng hạc lâu thì hẳn có Phượng hoàng đài. Đấy là trò chơi của hư không, trò chơi của tâm tưởng :

Tôi yêu đầy trái tim
những đôi cánh của chim
chở mùa ánh sáng !

Tori no ha ni
misomuru haru no
hikari kana
Chora

Cánh chim hoặc là chở thần tiên (tích nhân) hoặc là trở ánh sáng (hikari), nó luôn luôn chở một điều gì đó từ điểm nhìn của chúng ta.
Chim là của bầu trời. Vậy mà một cánh chim bay đi, ta lại có cảm giác mất mát. Hoàng hạc bay đi, và rồi những cánh nhạn bay đi, hay một con hoàng yến bay đi.

Bay đi, bay đi... Chỉ còn lại nỗi cô đơn là ta :

Đêm qua nhạn bay đi
hôm nay bay đi, bay đi
đêm nay không còn chi

Kinô ini
kyô ini kari no
naki yo kana
Buson

Dễ dàng liên tưởng cánh chim và thời gian. Đêm qua và hôm nay đủ cho cây thay lá, tóc bạc màu, nhan sắc tàn phai, là “từ tôi phút trước sang tôi phút này”, là từng thế hệ đi qua.

Chim yến thoát rồi
một ngày Xuân đẹp
đến giờ tàn thôi

Kanariya wa
nigete haru no hi
kure ni keri
Shiki

Ngày Xuân nào cũng tàn, chẳng phải vì cái yến vàng đã ra đi. Nhưng thiền sư Dogen vẫn bảo : “Xuân làm hoa nở, hoa làm nở Xuân”, Xuân nở rồi tàn, chim đến rồi đi, được và mất... Có thể Shiki nhìn vào nỗi cô đơn của mình với một nụ cười vào cuối một ngày Xuân.

Trên mái nhà của Jôsô mỗi sớm mai có một con vân tước đến hót. Cùng là một con chim, hay là những con vân tước khác nhau, nhà thơ tự hỏi :

Chim sẻ trên mái nhà
sớm mai này đến hót
có là chim hôm qua ?

Asagoto ni
onaji hibari ka
yane no sora
Jôsô

Chim sẻ thì hát ca, chơi đùa, không cần biết mình là một hay hai. Bầu trời trên mái nhà là một hay hai ? Những sớm mai là một hay hai ?

Sớm mai là gì? Nhà thơ Tagore nhìn thấy sớm mai như một trò chơi tử sinh:

“Chúng ta thấy trò chơi tử sinh khắp nơi, sự chuyển hóa từ cựu sang tân này. Ban ngày đến với chúng ta mỗi sáng sớm, hoàn toàn trinh bạch, lồ lộ tươi thắm như một đóa hoa khoe sắc hương. Nhưng chúng ta biết rằng nó già cũ, nó là tự kỷ Thời gian vậy… Thế giới chúng ta mang sự tươi trẻ bất tử trong sâu thẳm của lòng. Sự già lão và bệnh tử làm lướt trên gương mặt nó những bóng mờ hiu hắt và thoáng qua đi không để lại một ngấn tích nào… Cái già này, cái ngày rất xa xưa này của trái đất chúng ta hồi sinh lại mỗi sớm mai. Nó trở lại, luôn luôn với tiếng gọi cùng âm điệu.”

Con chim sẻ trên mái nhà Jôsô dường như hát theo âm điệu sớm mai mà Tagore đã hình dung. Sớm mai này và muôn vạn sơn mai trước đó, con chim sẻ này và muôn vạn se sẻ hôm qua, chính là đời sống lúc nào cũng xưa cũ và thanh tân, mất mát và đủ đầy.
Cho nên những sớm mai sẽ bay đi đâu, những cánh chim sẽ bay đi đâu?

Đàn nhạn đi rồi
cánh đồng trước cửa
dường như xa xôi

Kari yukite
kadota no tôku
omowaruru
Buson

Mã Tổ cùng Bách Trượng dạo chơi, nhìn thấy bầy nhạn bay trên không.
Mã Tổ hỏi: Cái gì thế?
Bách Trượng thưa: Đàn nhạn.
Mã Tổ: Bay đi đâu?
Bách Trượng: Bay mất rồi.
Mã Tổ bèn nắm mũi Bách Trượng mà vặn mạnh, đau quá phải la lên. Mã Tổ quát: Bay mất thật sao?
Và Bách Trượng đại ngộ tức thì.

Trong hư không đàn nhạn vẫn bay, chẳng mất đi đâu. Từ thời Mã Tổ, hơn ngàn năm rồi, đàn nhạn vẫn còn bay. Nếu như không gian không nhốt kín ai và thời gian chẳng che mắt ai…
Cánh đồng vẫn ở nguyên trước cửa Buson, trước cửa nhà ai đó. Và chim vẫn bay và lúa vẫn xanh. “Dường như” thế giới vẫn như thế và dường như nó xa xôi và biến đổi. Đôi mắt họa sĩ của Buson cảm nhận được những sắc màu vô sắc ấy.
Còn Onitsura thì dường như hồn nhiên hơn Buson khi nhìn ngắm cánh đồng của mình:

Vân tước bay lên
vân tước bay xuống
lúa xanh, xanh rờn

Aomugi ya
hibari ga agaru
are sagaru
Onitsura

Chim sẻ đang bay và lúa đang xanh. Còn chim sẻ không chờ mổ thóc và lúa cũng không xanh cho Onitsura làm thơ. Nhưng mà chim sẻ bay, lúa xanh và Onitsura làm thơ cho nhân của hư không và duyên của hư không đấy thôi.
Có vẻ đồng chung cảm hứng với Onitsura, nhà thơ Rankô nhìn thấy:

Hai bên mạn thuyền
sang phải rồi trái
vân tước hát miên man

Kawabune ya
hibari nakitatsu
migi hidari
Rankô

Tại sao “sang phải rồi trái” (migi hidari) ? Chẳng ai biết. Chỉ thể thôi. Chim vân tước đang chơi trên dòng sông. Con sông chỉ trôi, chỉ trôi mà thôi. Và ai đó đang đi thuyền. Phải và trái là ngôn từ của con người, không phải của chim. Rankô đang “cưu trú” trong ngôn từ, đang đi con thuyền ngôn từ. Còn chim vân tước thì không, chỉ có hư không.
Phải và trái là luật. Chim vân tước cũng có luật của nó. Suốt ngày nó hát. Nhưng thời gian của ngày không đủ cho niềm đam mê ca hát. Và luật biến thành tự do :

Dẫu ngày dài ra
mà vân tước hát
vẫn còn hát ca

Nagaki hi wo
saezuri taranu
hibari kana
Basho

Không chỉ hát trong ngày nắng đẹp. Tiếng hát của vân tước dường như không còn lệ thuộc vào không gian và thời gian:

Ban mai
chim vân tước hát
giữa cơn mưa dài

Ariake ya
ame no naka yori
naku hibari
Issa

Hát và bay, đó là tự do của chim, đó là tâm hồn của chim. Như con hải âu của Richard Bach. Con hải âu đó nói rằng: “Xin hiểu cho rằng một con hải âu là một tư tưởng vô hạn của tự do, một hình bóng của Đại Hải Âu, và toàn thân thể bạn, từ đầu cánh này đến đầu cánh kia chẳng là gì khác ngoài tư tưởng của bạn.”

Đúng như hình ảnh mà Shiki thể hiện về chim vân tước:

Chim vân tước bay
thở ra sương gió
dẫm lướt tầng mây

Kumo wo fumi
kasumi wo suuya
age – hibari
Shiki

Đúng như hình ảnh mà Trang Tử thể hiện về bậc chí nhân: “Người như thế thì theo hơi mây, cỡi mặt trời mặt trăng mà rong chơi ngoài bốn biển, chết sống còn không làm họ điên đảo, phương chi là mối lợi hại?”

“Nhược nhiên giả, thừa vân khí, ky nhật nguyệt, nhi du hồ tứ hải chi ngoại, tử sinh vô biến ư kỷ, nhi huống lợi hại chi đoan hồ?”

Đó là kẻ biết rằng mình là tự do, mình là cuộc chơi. Chơi cùng hư không, chơi cùng Niết bàn.

Mà Niết bàn là gì?

“Niết bàn không phải là một nơi chốn, mà cũng không phải một thời điểm. Niết bàn là trạng thái toàn bích tuyệt vời”

“Heaven is not a place, and it is not a time. Heaven is being perfect” – Richard Bach.

Có phải là trạng thái này:

Vượt qua
những tầng mây trắng
vân tước hát ca

Shirakumo no
ue ni koe aru
hibari kana
Kyoroku

Vượt qua những tầng mây của mình, những con chim ấy đã bay đến tận cùng tiếng hát, tận cùng Thơ Ca.
Dẫu vậy, đã là Thơ Ca thì làm sao có thể tận cùng?
Không, đó cũng chỉ là một cuộc quy hồi. Trở về với tiếng hát đầu tiên. Trở về với sớm mai của mọi sớm mai. Để chơi cùng Hư Không, cùng sớm mai, cùng mùa Xuân của mọi mùa Xuân.




Nhật Chiêu
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mà Niết bàn là gì?

“Niết bàn không phải là một nơi chốn, mà cũng không phải một thời điểm. Niết bàn là trạng thái toàn bích tuyệt vời”

...
 
Mùa Xuân với cành mai

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão từng đầu thượng lai
Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
***
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai

Mãn Giác
 
Nhìn thấy phù dung



Hôm nay ra cửa
nhìn thấy phù dung
giữa ngày tàn úa

Tachi – idete
Fuyô no shibomu
Hi ni aeri
Shirao

Phù dung (fuyô) là loài hoa mùa thu, thay sắc ba lần trong ngày, sớm trắng chiều hồng. Hoa như chứa bể râu trong từng cánh trắng. Sinh tử trong một ngày, đời hoa chỉ thế. Cho nên, có thể nhìn hoa mà chiêm nghiệm dâu bể tử sinh…


Đó là bài thơ từ thế của Shirao trong thế kỷ mười tám, được khắc trên bia mộ nhà thơ.
Shirao nhìn thấy phù dung, nhìn thấy thủy tiên và nhìn thấy cái chết:

Khi nhìn thấy thủy tiên
nhìn tôi, đầu rũ rượi
Tôi đoán mình: trước tiên
sẽ rũ đầu như thế
Và rồi chết, đừng quên
cuối cùng chôn tử tế!

Hoa thủy tiên cũng trắng muốt và có vẻ nặng trĩu trên cành, dường như đang mang cái chết hoặc nỗi sầu đau vô hạn:

Hoa thủy tiên
mái đầu người đẹp
nặng trĩu ưu phiền

Suisen ya
bijin kôbe wo
itamurashi
Buson

Nhưng phù dung và thủy tiên đều tuyệt đẹp. Cho dù trong tàn úa, hoa gợi đến cái chết, song cái sắc trắng ngần tuyệt diệu của hoa vẫn thanh tẩy cái chết. Màu trắng của phù dung, thủy tiên và hoa sen phải chăng là màu của Niết bàn?

Phù dung nở rộ
cái vạc cô đơn
bên đầm nước cũ

Fujô saite
furu-ike no sagi
yamome nari
Shiki

“Cái vạc cô đơn” trong nguyên ý là cái vạc góa phụ (sagi yamome nari), cái vạc chỉ còn lại một mình bên đầm nước cũ sau khi vạc chồng đã ra đi, vĩnh viễn. Và bên cái đầm xưa cũ của cuộc đời ấy, hoa phù dung vẫn nở trắng, trong vẻ đẹp đương độ huy hoàng.
Cái chết là gì? Phù dung sẽ chết chiều nay nhưng nó vẫn cười đó thôi. Nó vẫn không thôi xông hương vào cuộc sống:

Mưa mù sương
phù dung đóa đóa
làm mùa lên hương


Kirisame no
sora wo fuyô no
tenki kana
Basho

Phù dung đóa đóa, cái đẹp đang cười ngạo mù sương với mưa.
“Nếu tôi đau, trời đẹp, nếu tôi đau – Mà muôn đời mưa nắng hiểu lòng nhau” – Phạm Hầu
Cái đẹp đang cười trước cái chết.
Hoặc là cái đẹp không cần biết đến đền đài nguy nga hay hoang phế:

Hoang phế vườn
lảng vảng chim chóc
nở rộ phù dung

Haikan ni
niwatori asobu
fuyô kana
Shiki

Vườn cần có chủ, nếu không sẽ hoang phế (nguyên ý là phế quán: haikan) nhưng hoa thì không, phù dung thì không.
Thể tính của hoa là nở, chỉ trong hoang vu, phù dung mới bộc lộ cùng tận thể tính của mình. Hoang vu là cái đẹp của thiên nhiên. Chết chẳng qua là về lại với Đại hoang vu. Trong cõi người ta, hoang phế quả là cái gì đáng sợ.
Hoang phế chỉ là sự vắng mặt con người. Nhưng nơi ấy hiện hữu hoa, hiện hữu phù dung. Nhưng người ta không thích những bông hoa phơi mở tự do với hoang vu:

Trong đám thủy tiên
chồn hoang nhảy múa
ánh trăng u huyền

Suisen ni
kitsune asobu ya
yoi tsukiyo
Buson


Nép bên giậu rào
hoa thủy tiên nở
dưới bóng non cao

Suisen ya
kaki ni yuikomu
tsukubayama
Issa

Vì hoa có một quyền lực nào đó nên con người cần đến hoa. Kinh đô của con người, quyền lực của con người sẽ như thế nào nếu như không có hoa, không có phù dung hay thủy tiên ?

Thủy tiên ơi !
trong kinh đô lạnh
đó đây rạng ngời

Suisen ya
samuki miyako no
koko – kashiko
Buson

Nhưng người ta sẽ quên hoa ngay chẳng bao lâu sau đó. Vì bận rộn đón mừng năm mới chẳng hạn :

Không than vãn
cành thủy tiên ấy
đầy bụi năm tàn

Suisen ni
tamaru shiwasu no
hokori kana
Buson

Hoa đã dính “bụi trần” và vì vậy không còn cái tự do của hoang vu nữa. Giờ đây hoa lụy vào bàn tay cắm hoa của con người. Khi họ quên thì hoa phủ bụi, bụi cuối năm, bụi của tàn đời.

Thủy tiên có nhớ những ngày tự do bên một bờ hồ, phấp phới dưới hàng cây lộng gió, như trong thơ Wordsworth :

Tôi lang thang như một áng mây
Trôi hiu quạnh trên núi đồi hoang vắng
Bỗng tôi thấy một bầy đoàn chói rạng
Thủy tiên vàng múa lượn dưới hàng cây
Trong gió thoảng, bên một hồ nước lặng.

Hình ảnh hoa từ đấy sáng ngời
Trong tâm tưởng hiện lên đầy ánh mắt
Và cho tôi niềm cô đơn hoan lạc.
Cả hồn tôi say múa, thủy tiên ơi!

I wandered lonely as a cloud
That floats on high o’er vales and hills,
When all at once I saw a crowd,
A host, of golden daffodils;
Beside the lake, beneath the trees,
Fluttering and dancing in the breeze.

They flash upon that inward eye
Wich is the bliss of solitude;
And then my heart with pleasure fills,
And dances with the daffodils.
Wordsworth
Thủy tiên của nhà thơ Nhật (Suisen) thuộc về mùa Đông trong khi thủy tiên của nhà thơ Anh (Daffodil) thì thuộc về mùa Xuân. Dù vậy, chẳng có gì khác trong cái phấp phới múa lượn của hai loài thủy tiên đó bên bờ hồ hoang vu. Chẳng có gì khác nếu hai loài thủy tiên đó bị cắm trong một cái lọ hay bị quên đi trong bụi phủ ở xó nhà vào cuối năm. Và có phải là “Đáng tiếc cho một đóa hoa!” như lời của thiền sư Địa Tạng:

Địa Tạng, Trường Khánh và Bảo Phúc cùng đi vào xóm, chợt cả ba cùng thấy một cây hoa mẫu đơn. Bảo Phúc nói:
- Đẹp thay một đóa mẫu đơn.
Trường Khánh bảo:
- Chớ nhìn hoa.
Địa Tạng:
- Đáng tiếc cho một đóa hoa!
(Thiền uyển dao lâm, Thông Thiền dịch)

Đáng tiếc cho hoa vì hoa không còn là một niềm cô đơn hoan lạc, hay một niềm hoan lạc cô đơn. Chẳng cần nhìn hoa nữa đâu khi tâm đã phủ bụi trần. Đẹp thay hoa! Đáng tiếc hoa!
Hoa hiện thân cho con mắt bên trong, như lời Wordsworth.
Hãy để hoa hiện thân nơi “con mắt bên trong” (inward eye) của ta.
Chỉ như thế, ta mới thực sự nhìn thấy hoa. Đó là cái thấy trong chân trời bao la của tâm chứ không phải là cái nhìn của những góc hẹp do thành kiến quy định.
Khi thủy tiên hiện thân, hãy nhìn thấy thủy tiên. Toàn vẹn thủy tiên. Nếu không, ta chỉ nhìn thấy ta, như trong dụ ngôn của Oscar Wilde về Narcissus, kẻ mà loài hoa thủy tiên ở phương Tây mang tên vì được cho là hóa thân của chàng:

“Khi Narcissus chết, cái hồ hân hoan của chàng từng là chiếc chén đựng thứ nước mát lành hóa thành chén lệ đắng cay. Và các nàng tiên núi đi khắp rừng để hát ca cho hồ hòng an ủi nó…
- Chúng tôi rất hiểu vì sao hồ khóc Narcissus như thế, nào có ai đẹp bằng chàng đâu.
Hồ nước mới hỏi:
- Narcissus đẹp à?
Các nàng tiên núi đáp:
- Ai biết rõ hơn hồ chứ? Chàng chỉ đi ngang chúng tôi thôi, nhưng còn hồ thì chính chàng tìm kiếm, ưa thích nằm trên bờ mà nhìn xuống hồ, và nơi chiếc gương của nước hồ trong vắt, chàng soi vẻ đẹp của chính mình.
Chiếc hồ cất lời đáp:
- Nhưng tôi yêu Narcissus là bởi vì, khi chàng nằm trên bờ nhìn xuống tôi, trong chiếc gương của mắt chàng, tôi nhìn thấy vẻ đẹp của chính mình phản chiếu long lanh.”

Vậy đó, “cái ta” chỉ là cái hồ nhìn thấy chính mình. Huyền thoại của cái ta ở đâu cũng lặp lại như thế. Cái ta bị quy định, bị vây khốn như hồ nước bị vây trong bờ.
Cái nhìn của ai đó đặt lên hoa. Cái nhìn đó bị xé vụn tả tơi, chẳng bao giờ nhìn thấy hoa đâu.
Cái nhìn đó chẳng nhìn thấy điều gì ngoài những toan tính của chính nó: Bông hoa này dùng để làm gì? Để ăn, để bán, để trang hoàng, để… Và thế là bông hoa biến mất. Phù dung, thủy tiên, hoa sen… không còn có thể hiện thân trong dung nhan của ban sơ huyền diệu, của niềm hoan lạc cô liêu.
Cái nhìn thơ ca sẽ cứu lấy cái đẹp của hoa:

Cánh sen chiều
nở bên ga xép
một niềm quạnh hiu

Hasu no hana
sakuya sabishiki
teishajô
Shiki

Những con tàu chở người cứ đến đi. Hoa sen vẫn quạnh hiu. Chỉ có cái tâm bao la, quạnh hiu, rỗng rang mới có thể nhìn thấy hoa sen toàn vẹn, nhìn thấy thủy tiên, nhìn thấy phù dung (ở Trung Quốc, phù dung còn là tên gọi của hoa sen). Niềm quạnh hiu cũng là hương thơm của hoa. Niềm quạnh hiu mà một nhà thơ Argentina cảm thấy cũng trong thể điệu haiku; đó là Jorge Luis Borges, người vô cùng quen thuộc với phương Đông.

Đêm vô ngần
chẳng còn chi nữa
ngoài làn hương thơm

The vast night
now there’s nothing else
but a fragrance
Borges

Vì đêm là một đóa hoa. Tạm ngưng công việc, tạm quên lo toan, ta nhìn đêm sẽ thấy đêm là một bông hoa. Và thế là hương thơm bát ngát.
Đêm là một đóa Phù Dung.




Nhật Chiêu
 
Vạn Huyền

Trăng là sự lưỡng lự của ánh sáng
cho nên rất dễ yêu

Có một dây đàn dài
từ cung lòng ta đến cung trăng kia

Cây độc huyền của riêng ta
Cây độc huyền của riêng ta

Nếu em cũng cảm thấy như thế
có một dây đàn dài
từ cung lòng em đến cung trăng kia

Em sẽ nghe được tiếng nhị huyền

Trăng ơi

Ta nghe đâu đây tiếng vạn huyền
Ta nghe đâu đây tiếng vạn huyền.


Phạm Phú Hải
 
Đóa quỳ

Những đóa nở muộn màng
Hay một mùa hoa sớm

Những nỗi vui đã xa
Hay niềm đau vừa chớm

Nào đâu phút sum vầy
Đâu ngày dài quạnh vắng

Nào đâu triền dốc cao
Đâu miền xa cát sóng

Lăng lẽ bờ giậu xưa
Một đóa quỳ vàng thắm.

Ý Nhi
 
Basho’s haiku
Narrow Road to the Interior – Oku-no-hosomichi

The moon and the sun are eternal travelers. Even the years wander on. A lifetime adrift in a boat or in old age leading a tired horse into the years, every day is a journey, and the journey itself is home.

– Matsuo Basho (1644 – 1694)


***

…Very early on the twenty-seventh morning of the third moon, under a predawn haze, transparent moon barely visible, Mount Fuji just a shadow, I set out under the cherry blossoms of Ueno and Yanaka. When would I see them again? A few old friends had gathered in the night and followed along far enough to see me off from the boat. Getting off at Senju, I felt three thousand miles rushing through my heart, the whole world only a dream. I saw it through farewell tears.

Spring passes
and the birds cry out – tears
in the eyes of fishes

Xuân qua đi
chim òa khóc – lệ
trong mắt cá
Basho

With these first words from my brush, I started. Those who remain behind watch the shadow of a traveler’s back disappear.

***

…On the first day of the fourth moon, climbed to visit the shrines on a mountain once called Two Wildernesses, renamed by Kukai when he dedicated the shrine. Perhaps he saw a thousand years into the future, this shrine under sacred skies, his compassion endlessly scattered through the eight directions, falling equally, peaceably, on all four classes of people. The greater the glory, the less these words can say:

Ah – speechless before
these budding green spring leaves
in blazing sunlight

Ah – không nên lời
trước lá xuân non
trong nắng rạng rỡ

***

…Chomei (1154-1216) bore witness to countless thousands of deaths after the great fire swept Kyoto: “They die in the morning and are reborn in the evening like bubbles on water.” Basho walks across the plain where a great battle once raged. Only empty fields remain. The landscape reminds him of a poem by Tu Fu (712-770) in which the T’ang poet surveyed a similar scene and wrote,

The whole country devastated,
only mountains and rivers remain.
In springtime, at the ruined castle,
the grass is always green.

Trọn xứ đắm hoang tàn
chỉ núi sông còn lại.
Nơi pháo đài đổ nát,
xuân về
cỏ vẫn xanh.
Tu Fu

For Basho, the grass blowing in the breeze seems especially poignant, so much so that his eyes fill with tears. If Tu Fu, both as a poet and as a man, is a fit model – to be emulated, not imitated, Basho insists – he is reminded of how little we have learned from all our interminable warfare and bloodshed. The wind blows. The grasses bend. Basho moistens his brush months later and writes, remembering,

Summer grasses –
all that remains of great soldiers’
imperial dreams.


Cỏ hạ –
tất cả còn đọng lại
mộng bá vương xưa.

Natsugusa ya
tsuwamono domo ga
yume no ato.
Basho

The poem implies that the grasses are the only consequence of warriors’ dreams, that the grasses are all that remains of the immeasurable desires of all passing generations.
The reader, accustomed to being conscious of reading translation and having fallen into the unrewarding habit of reading poetry silently, often misses Basho’s ear by neglecting the romaji or romanized Japanese printed with the poems. Onomatopoeia, rhyme, and slant rhyme are Basho’s favorite tools, and he uses them like no one else in Japanese literature. He wrote from within the body; his poems are full of breath and sound as well as images and allusions.


***

…Basho immersed himself in studying the Taoist masterpiece Chuang Tzu, and in his Zen studies under Butcho. Several of his poems from this period draw directly from Chuang Tzu’s allegories, perhaps most obviously:

In this season’s rain
the crane’s long leg
have suddenly been shortened


Chân sếu dài
bỗng ngắn lại
dưới cơn mưa

Samidare ni
tsuru no ashi
mijikaku nareri
Basho

But for the “seasonal word”, the poem is almost a quotation, and unusual for its syllabic structure of 5-5-7 (normally, a haiku has 17 syllables in total, with the structure of 5-7-5). He would later write to a disciple, “Even if you have three or four extra syllables, or even five or seven, you needn’t worry as long as it souds right. But if even one syllable is stale in your mouth, give it all of attention.”

***

…During 1684 and early 1685, Basho traveled to Kyoto, Nara, and his old home in Ueno, and composed Travelogue of Weather-Beaten Bones (Nozaraishi Kiko), the first of his travel journals and one notable for its undertone of pathos. His mother had died in Ueno the previous year, but Basho had been too poor to be able to make the journey to her funeral.
He spent only a few days in Ueno, but his meeting with his brothers inspired one of his most famous poems:

If I took it in hand,
it would melt in my hot tears –
heavy autumn frost

Nếu tôi hứng trên tay
em sẽ tan trong lệ nóng –
ôi hạt sương thu

Te ni toraba
kien namida so atsuki
aki no shimo
Basho


***

…A hundred yards uphill, the waterfall plunged a hundred feet from its cavern in the ridge, falling into basin made by a thousand stones. Crouched in the cavern behind the falls, looking out, I understood why it’s called Urami-no-Taki [View-from-behind Falls].

Stopped awhile
inside a waterfall –
summer retreat begins

Dừng chân chốc lát
qua lòng thác chảy –
hạ về, tiêu du

Basho


***

…Set out to see the Murder Stone, Sessho-seki, on a borrowed horse, and the man leading it asked for a poem, “Something beautiful, please.”

The horse turns his head –
from across the wide plain,
a cuckoo’s cry

Ngựa ngoảnh đầu –
ngoài đồng cỏ
cúc cu kêu
Basho

Sessho-seki lies in dark mountain shadow near a hot springs emitting bad gases. Dead bees and butterflies cover the sand.


***


…We spent several days in Sukagawa with the poet Tokyu, who asked about the Shirakawa Barrier. “With mind and body sorely tested,” I answered, ‘busy with other poets’ lines, engaged in splendid scenery, it’s hardly surprising I didn’t write much:

Culture’s beginnings:
from the heart of the country
rice-planting songs

Vụ nông mới:
giữa đồng ngân nga
bài ca trồng lúa
Basho

“From this opening verse,” I told him, “we wrote three linked-verse poems.”


***

In the shade of a huge chestnut at the edge of town, a monk made his hermitage a refuge from the world. Saigyo’s poem about gathering chestnuts deep in the mountains refers to such a place. I wrote on a slip of paper: The Chinese character for “chestnut” means “west tree”, alluding to the Westtern Paradise of Amida Buddha; the priest Gyoki, all his life, used chestnut for his walking stick and for the posts of his home.


Almost no one sees
the blossoming chestnut
under the eaves
Basho


***

…At dawn we left for Shinobu, famous for dyed cloth – called shinobuzuri – named after the rock we found half-buried in the mountain. Village children joined us and expained, “In the old days, the rock was on top of the mountain, but visitors trampled farmers’ crops and picked grain, so the old men rolled it down.” Their story made perfect sense.

Girls’ busy hands
plant rice almost like
the ancient ones made dye
Basho


***

…Through narrow Abumizuri Pass and on, passing Shiroishi Castle, we entered Kasashima Province. We asked for directions to the grave-mound of Lord Sanekata, Sei Shonagon’s exiled poet-lover, and were told to turn right on the hills near the villages of Minowa and Kasashima when we came to the shrine of Dosojin. It lies nearly hidden in sedge grass Saigyo remembered in a poem. May rains turned the trail to mud. We stopped, sick and worn out, and looked at the two aptly named villages in the distance: Straw Raincoat Village and Umbrella Island.

Where’s Kasashima?
lost in the rainy season
on a muddy road

Kasashima ở đâu?
lạc giữa mùa mưa
trên con đường lầy
Basho

The night was spent in Iwanuma.


***

…We visited Yakushido Shrine and the Shrine of Tenjin until the sun went down. Later the painter gave us drawings of Matsushima and Shiogama. And two pairs of new straw sandals with iris-blue straps – hanamuke, farewell gifts. He was a truly kindred spirit.

To have blue irises
blooming on one’s feet –
walking-sandal straps
Basho


***

…In Yamagata Province, the ancient temple founded by Jikaku Daishi in 860, Ryushaku Temple is stone quiet, perfectly tidy. Everyone told us to see it. It meant a few miles extra, doubling back toward Obanazawa to find shelter. Monks at the foot of the mountain offered rooms, then we climbed the ridge to the temple, scrambling up through ancient gnarled pine and oak, gray smooth stones and moss. The temple doors, built on rocks, were bolted. I crawled among boulders to make my bows at shrines. The silence was profound. I sat, feeling my heart begin to open.

Lonely stillness –
a single cicada’s cry
sinking into stone

Tĩnh lặng –
một tiếng ve kêu
chìm vào trong đá
Basho


***

… Today, we came through places with names like Children-Desert-Parents, Lost Children, Send-Back-the-Dog, Turn-Back-the-Horse, some of the most fearsomely dangerous places in all the North Country. And well named. Weakened and exhausted, I went to bed early, but was roused by the voices of two young women in the room next door. Then an old man’s voice joined theirs. They were prostitutes from Niigata in Echigo Province and were on their way to Ise Shrine in the south, the old man seeing them off at this barrier, Ichiburi. He would turn back to Niigata in the morning, carrying their letters home. One girl quoted the Shinkokinshu poem,

“On the beach where white waves fall,
we all wander like children into every circumstance,
carried forward every day…”

And as they bemoaned their fate in life, I fell asleep.
In the morning, preparing to leave, they came to ask directions. “May we follow along behind?” they asked. “We’re lost and not a little fearful. Your robes bring the spirit of the Buddha to our journey.” They had mistaken us for priests. “Our way includes detours and retreats,” I told them. “But follow anyone on this road and the gods will see you through.” I hated to leave them in tears, and thought about them hard for a long time after we left. I told Sora (Basho’s companion), and he wrote down:

Under one roof,
courtesans and monks asleep –
moon and bush clover
Sora


***

Sora, suffering from persistent stomach ailments, was forced to return to his relatives in Nagashima in Ise Province. His parting words:

Sick to the bone
if I should fall, I’ll lie
in fields of clover
Sora

He carries his pain as he goes, leaving me empty. Like paired geese parting in the clouds.

Now falling autumn dew
obliterates my hatband’s
“We are two”
Basho


***

… My friends arrived by day and night, all to welcome me as though I’d come back from the dead. A wealth of affection!
Still exhausted and weakened from my long journey, on the sixth day of the darkest month, I felt moved to visit Ise Shrine , where a twenty-one-year Rededication Ceremony was about to get underway. At the beach, in the boat, I wrote:

Clam ripped from its shell,
I move on to Futami Bay:
passing autumn
Basho
 
Back
Bên trên