1/4, tròn hai năm ngày Trịnh mất!...

Ko ngờ bố Tống nhà mình nghĩ về nhạc Trịnh như vậy, có thật là anh nghe và ngẫm nghĩ hết những lời ca trong các bản nhạc Trịnh chưa vậy.
Cái câu" đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt " đâu phải nghĩa như anh nói, ông viết như vậy rất thật và rất hợp với sự bế tắc trong lòng người, trong cuộc đời con người, ai trong chúng ta ko có lúc như vậy?
Các bạn đã nghe bài " Ngày về" của Trịnh chưa, đó là bài có lẽ viết hay nhất, cảm động và thật nhất về người mẹ VN với sự hi sinh lặng lẽ:
" Từng ngày kháng chiến lan tràn qua đây dân bao năm mệt nhoài. Một ngày bỗng có tin vui đưa về mọi người hòa bình đến đây rồi. Mẹ già khoác áo ra đường trông theo bóng chim câu rợp trời. Lòng mừng đất nước yên vui nhưng bên đời mẹ từ nay vắng con rồi.
MỘt bàn cơm ngon trước ghế ko người. Mẹ bầy cho con với nước mắt rơi. Gọi hồn con thiêng hãy đến đây ngồi, lòng mẹ nghe như có tiếng nói cười..."
 
Nguyen Tat Thanh đã viết:
Thanh Lam hat giong cu len gan len cot, nghe cu deu deu the nao ay! Ghet lam! Thuc ra thi hat nhac Trinh rat de hay neu nguoi hat thuc su dung voi tam trang cua no! COn nhung ca si hat thi em chi thay co KL thoi nhung bay gio tim di tim lai ko thay bai: Em con nho em da wen do KL hat! Anh chi nao co cho em muon voi a! Xin cam on truoc!
hình như chị có, để chị xem lại nhé!
 
Thực ra nếu nghe nhiều va hay ngồi vẩn vơ hát lai thì nhac Trịnh co nhiều nét rat yêu đời! VD: bai Mưa hồng, đoạn cuối có câu: cuộc đời đó có bao lâu... mà hững hờ! Nhiều lúc đang ngôi tự nhiên trong đầu có những giai điệu rất đỗi quen thuộc, nhưng fai nhớ mãi mới ra tên! Vd: vẫn thấy bên đời còn có em, hoa vàng mấy độ.... moi nguoi the nao?
2 chi Vân: nêu chị có thì cho em mươn j nhé, neu co bai Hoa vàng mâyđộ nữa thì càng tốt! Cảm ơn chị nhiều!
 
Em nói: Trịnh cô liêu đến thoát tục. Thành một thứ tôn giáo.
Tôi- kẻ vô đạo - cũng lấy làm đức tin.

Dạo hai đứa xa quê, lạ chân trên những con phố heo hút. Em bảo em thích điệp vàng hơn những cây ngọc lan, hữu hương mà vô cảm - "Em đến bên đời, hoa vàng một đóa, một thoáng hương bay bên trời phố hạ, nào có ai hay, ta gặp tình cờ, nhưng là cơn gió, em còn cứ mãi...bay xa.."

Thu tịch liêu. Em yêu kiều nhưng không duyên nợ. Những con phố xưa giờ trong em là tình yêu, là nỗi nhớ. Em đi, bỏ mình tôi đứng bên đời kia, để tôi huyễn hoặc, để tôi mãi đuổi them nhưng dấu chân địa đàng...để như vẫn thấy bên đời còn có em.
Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em hồn nhiên, rồi em sẽ bình mình.

Tôi cũng yêu Trịnh. Vì em.
 
Hồng Nhung và Trịnh Công Sơn - một tình yêu khác biệt


Ca sĩ Hồng Nhung.
“Thường thì khi một đôi trai gái yêu nhau, người ta nghĩ đến chuyện kết hôn và có con. Thế nhưng chuyện đó không xảy ra giữa tôi và anh Sơn. Tình yêu của chúng tôi quá đặc biệt, tôi sẽ không thể có tình cảm với người đàn ông nào sâu nặng hơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”. Cô Bống nhỏ đã tâm sự như vậy về mối tình lớn trong đời.

- Đến bây giờ, Hồng Nhung đã đủ tự tin khẳng định mối quan hệ với nhạc sĩ họ Trịnh là tình yêu?

- Mình không bao giờ phủ nhận chuyện đó. Anh Sơn là người biết chiều phụ nữ khủng khiếp, không lời nào có thể diễn tả được sự che chở và nâng niu của anh ấy đối với mình. Nhung thực sự may mắn vì đã gắn bó với 10 năm cuối cùng của cuộc đời anh ấy. Quãng thời gian đó, tuy cũng có lúc giận nhau nhưng là thời điểm hạnh phúc nhất của cả hai.

- Một người chiều Nhung như thế làm sao mà giận được?

- Cái cách giận của anh ấy cũng khác với những người bình thường. Người ta có thể vì giận dữ mà không muốn gặp mặt, còn anh ấy thì bất kỳ lúc nào cũng luôn đón nhận và che chở cho mình. Nhưng nỗi buồn của anh giấu trong ánh mắt.

- Cảm giác của Nhung lúc Trịnh Công Sơn mất như thế nào?

- Những gì cần nói với anh ấy trước khi mất, mình đã bộc bạch hết rồi. Lúc ấy, mình chỉ nghĩ rằng đã mất đi một người thân thiết bởi có anh Sơn, Nhung như có một gia đình.

- Nhung có thể kể một kỷ niệm với nhạc sĩ?

- Không có một kỷ niệm nào rõ ràng giữa mình và anh ấy. Khi mới quen, Nhung còn thấy sợ bởi cứ nghĩ: "Cái ông Trịnh Công Sơn này nổi tiếng quá!". Nhưng mấy ngày sau thì chẳng còn có cảm giác đó nữa. Mình cứ đến nhà anh, ăn cơm, mở sách ra hát, đi diễn ở quán Nhạc sĩ, rồi dần dà được hát ở nhiều chương trình lớn. Gặp anh Sơn, mình như được "quý nhân phù trợ".

(Theo ANTG)
 
Hồng Nhung và Trịnh Công Sơn ngày đầu quen nhau


Ca sĩ Hồng Nhung.

"Tôi 20 tuổi, nhỏ bé với đôi vai gầy guộc, còn anh, người đàn ông không tuổi, đôi mắt sáng, dáng xiêu xiêu. Tôi chào và nhận lấy sự trìu mến từ hơi ấm nơi bàn tay anh và chẳng còn để ý đến xung quanh mình đang có rất nhiều người nổi tiếng. Nhạc nổi lên, ai đó đang hát: Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi".

Đó là những hồi ức về Trịnh Công Sơn của một người con gái mà ông "không biết gọi là ai".

Đấy là khoảng thời gian mà tôi thấy không hề bận rộn và hối thúc, lúc thì quây quần bên những người bạn, đàn hát say sưa, khi thì đi xem tranh ở triển lãm, hay chỉ có hai anh em ngồi ở nhà anh, nơi nhìn ra khu vườn trải sỏi, mà trò chuyện bâng khuâng… Tôi bắt đầu tập những bản tình ca của anh, mở đầu bằng Em hãy ngủ đi. Anh hay nhìn tôi cười: "Sao người nhỏ mà hát mạnh quá vậy". Những tối cuối tuần, chúng tôi đến hát ở quán nhạc sĩ. Với tôi, nơi ấy là cả một vườn âm nhạc, của sự đồng cảm và vui thích:

"…Nắng có hồng bằng đôi môi em

Mưa có buồn bằng đôi mắt em

Tóc em từng sợi nhỏ

Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh…".

"Anh Sơn ơi, có người phụ nữ nào đẹp đến thế này?". Anh nhìn tôi, đôi mắt sáng vốn lúc nào cũng như đang cười, bỗng ánh lên. Kỷ niệm đang trở về. Anh bỏ sang phòng ngủ một chốc rồi quay lại với cuốn album dày. Từng trang ảnh cũ lật qua, người phụ nữ trẻ trong ảnh đang mỉm cười. Cô đẹp thật, kiểu đẹp e ấp ngày xưa. Lần đầu tiên, tôi ý niệm Như cánh vạc bay là có trong đời thật. Rồi anh chỉ cho tôi người đẹp Diễm xưa, nói chuyện với tôi về cô gái trong Tôi ơi đừng tuyệt vọng… Hàng giờ trôi qua, tôi như bị hút vào trong một cuốn phim đầy hình ảnh sống động của quá khứ. Trưa hôm ấy, trời không nắng, gió chẳng lay động cây cối ngoài khu vườn nhỏ. Chỉ nghe thấy giọng anh ấm và nhẹ, cứ từ từ kể lại cho tôi hay, cho chính mình nghe kỷ niệm về tình yêu của anh.

Anh Sơn luôn dành tình cảm ưu ái cho phái đẹp. Những người bạn là phụ nữ đến nhà bao giờ cũng được anh đãi khi thì trái cây, khi thì kẹo chocolate… Có ai đó than phiền là thời gian đi nhanh quá, để tuổi trẻ sắp trôi qua rồi, anh đùa: "Phụ nữ ai cũng chỉ đến 25 tuổi thôi, còn những năm sau đó là những năm kinh nghiệm!".

Con người thì biết được thời gian, còn những bản tình ca của anh sẽ ở lại mãi với những người đàn bà không có tuổi. Trong bài hát của anh, với tình yêu hồn nhiên tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa lời và nhạc, tôi đã gặp một phụ nữ đẹp:

"Gió sẽ mừng vì tóc em bay

Cho mây hờn ngủ quên trên vai

Vai em gầy guộc nhỏ

Như cánh vạc về chốn xa xôi…".

Anh đã chỉ cho tôi rằng hạnh phúc là khi sống thật với cảm xúc của mình, yêu thương và nâng niu những điều đẹp đẽ. Và điều đẹp nhất trên đời chính là con người và sự cần có nhau trong đời sống.

Hồng Nhung

(Theo Người Đẹp Việt Nam)
 
Tuanbass noi dung day

Nói thế này trong kỉ niệm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì không nên, nhưng tôi cũng thấy nhạc của ông chẳng đi đến đâu, nghe "quẩn" và "tối" quá. Ca từ thì chẳng hiểu ý nghĩa cao siêu quá hay sao mà không thể luận được, tóm lại là thấy mọi cái đều âm u, khó hiểu, chẳng giống gì tâm trạng và cuộc sống vẫn diễn ra. Nhạc Trịnh hơi bị "nông dân" và "quê" :p

Đấy là ý kiến cá nhân thôi, các bạn thông cảm nhé.
 
mỗi người có cách cảm nhận âm nhạc nói chung và nhạc Trịnh nói riêng khác nhau, ko thể chê trách ai là đúng là sai được, chỉ có chính mình thấy say mê nhạc Trịnh thì mong được nói, được bày tỏ với các bạn có cùng niềm đam mê ấy.Với tôi, bất cứ khi nào dù vui hay buồn đều có thể nghe Trịnh, nghe những giai điệu mượt mà, những lời hát đẹp tựa một bài thơ..Nắng có hồng bằng đôi môi em, mưa có buồn bằng đôi mắt em...Và còn nhiều nữa, tình ngỡ đã quên đi như lòng cố lạnh lùng, người ngỡ đã xa xăm, nhưng người vẫn quanh đây, ...có phải là rất đời thường, rất thật tình đấy ko?
 
hehe Quang Vũ nói hơi bị đúng, hình như tôi thấy ai mà thích nhạc Trịnh thì mức độ nghe nhạc nói về độ phong phú và thẩm âm thì hơi bị thấp :D. Sorry nhưng mà đúng quả là vậy. Trừ khi cuộc sống bạn cảm nhận được những cái gì mới và phong phú trong tâm hồn bạn, bạn sẽ thấy nhạc Trịnh chỉ đẹp về mặt hình thức mà chả có gì ở giai điệu cả. Tất nhiên là mỗi bài mỗi khác nhưng nhìn chung kiểu nhạc Trịnh là buồn và luẩn quẩn, thích lý sự, đưa ra vấn đề nhưng chẳng biết và chẳng bao giờ giải quyết vấn đề. Thích dẫn người xem vào những cái cao đẹp và triết lý nhưng mà người dẫn với thái độ ngông nghênh và càng nghe nhiều thì thấy người dẫn không có cái gì mới mà toàn nói những điều sao rống :D.
Dù sao cũng sorry tất cả các fan nhạc Trịnh :D
 
Hôm nay tôi mới biết là học sinh Ams vẫn còn có người mê nhạc Trịnh ,từ trước đến giờ tôi vẫn nghĩ ngoài mình ra khó còn có thể tìm thấy ai ở độ tuổi này mà thích nhạc Trịnh.
Bản thân tôi biết đến nhạc TCS tương đối muộn màng,trước đây tôi chỉ biết ông là nhạc sĩ lớn của Việt Nam.Từ sau khi ông chết,tôi mới bắt đầu tìm hiểu nhạc của TCS và từ đó những giai điệu,lời ca ấy...cứ từ từ in sâu vào trong tâm trí tôi.Nhạc TCS thực sự đã làm tôi say mê,thích thú.
Chính vì tôi thích nhạc TCS nên tôi hoàn toàn phản đối những gì anh Tuấn nhận xét về nhạc Trịnh.Nhạc Trịnh đẹp cả về hình thức lẫn nhạc điệu."TCS viết nhạc hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ nó tự trào ra".Giai điệu của nhạc TCS chủ yếu là buồn,điều đó đúng ở 1 chừng mực nào đó nhưng không hề tạo cảm giác luẩn quẩn,lặp lại nhàm chán.Cùng nói về 1 vấn đề,nhưng ai có thể bảo nhạc điệu của 2 bài"Một cõi đi về" và "Cát bụi" là giống nhau.Nhận xét về nhạc Trịnh như vây thì quá đỗi bất công và có lẽ anh Tuấn ko hiểu rõ lắm về nhạc Trịnh nên mới viết như sau:
Thích dẫn người xem vào những cái cao đẹp và triết lý nhưng mà người dẫn với thái độ ngông nghênh và càng nghe nhiều thì thấy người dẫn không có cái gì mới mà toàn nói những điều sao rống .
Chẳng lẽ anh không hiểu là lời trong ca khúc TCS đã tạo nên tên tuổi nhạc sĩ hay sao?
Ngôn từ trong ca khúc của Trịnh mang đậm tính triết lí và nghệ thuật.Một trong những ví dụ dễ thấy nhất là bài:"Để gió cuốn đi"
Sống trong cuộc sống,cần có 1 tấm lòng,đê làm gì em biết không,để gió cuốn đi"
Lời bài hát thật phù hợp với quan niệm sống của nhạc sĩ,đặt ra câu hỏi trên ,ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ ra vô số lí do để tồn tại lòng tốt nhưng thực sự,lòng tốt chẳng đê làm gì cả.Đừng bao giờ hi vọng long tốt sẽ mang lại cho mình điều gì cả,bởi nếu thế nó không còn gọi là lòng tốt nữa.Lòng tốt rồi chỉ để như 1 chiếc lá héo,để gió cuốn đi mà thôi.
Nhạc TCS truyền đạt quan niệm của ông về Cái Chết,một "khái niệm kinh điển của con người".TCS đã từng nhiều lần đối diện với cái chết,ông không muốn gặp nó.Nhưng không phải là vì ông sợ mà là ông căm ghét nó,vi rằng ông quá yêu cuộc sống đầy hương sắc này.
Tôi là ai,là ai ,là ai?Mà yêu quá cuộc đời này
Đặc biệt,tôi rất thích câu hát sau của ông:
Bao nhiêu năm làm kiếp con người.
Chợt 1 chiều tóc trắng như vôi.
Lá úa trên cao rụng đầy.
Cho trăm năm vào chết 1 ngày

Cuộc đời con người sẽ chẳng có ai thoát được điều đó cả.TCS cũng vậy ,ông đã mãi mãi ra đi vào ngay 1-4-2001.Một điều không thể tin trong ngày nói dối,song đó đã là sự thực..Đáng lẽ tôi định viết bài này vào ngày 1-4 nhưng do lí do KT,Forum gặp trục trặc khiến tôi không thể thực hiện điều đó được.Nhưng dù muộn cũng hơn không.Nói về nhạc TCS thì viết như tôi là quá ngắn và có nói cả ngày cũng không đủ,với tư cách là 1 người hâm mộ nhạc TCS xin gửi lời vĩnh biệt đến ông,người nghệ sĩ thiên tài của thế kỉ 20,vĩnh biệt điệu Blue buồn.Hi vọng mong ước của ông sẽ thành hiện thực:
NẾU CÓ KIẾP SAU,TÔI VẪN LÀM NGƯỜI NGHỆ SĨ
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
hehe Quang Vũ nói hơi bị đúng, hình như tôi thấy ai mà thích nhạc Trịnh thì mức độ nghe nhạc nói về độ phong phú và thẩm âm thì hơi bị thấp :D. Sorry nhưng mà đúng quả là vậy. Trừ khi cuộc sống bạn cảm nhận được những cái gì mới và phong phú trong tâm hồn bạn, bạn sẽ thấy nhạc Trịnh chỉ đẹp về mặt hình thức mà chả có gì ở giai điệu cả. Tất nhiên là mỗi bài mỗi khác nhưng nhìn chung kiểu nhạc Trịnh là buồn và luẩn quẩn, thích lý sự, đưa ra vấn đề nhưng chẳng biết và chẳng bao giờ giải quyết vấn đề. Thích dẫn người xem vào những cái cao đẹp và triết lý nhưng mà người dẫn với thái độ ngông nghênh và càng nghe nhiều thì thấy người dẫn không có cái gì mới mà toàn nói những điều sao rống :D.
Dù sao cũng sorry tất cả các fan nhạc Trịnh :D

Sorry nhưng mà em không thể đồng ý với anh Tuấn được. :mad:. Nếu nói là anh không thích nhạc Trịnh thì còn acceptable vì đấy là taste của mỗi người, nhưng anh nói thế kia thì chứng tỏ chưa nghe kĩ rồi.
Thứ nhất, em không hiểu anh nói nhạc Trịnh thiếu độ phong phú là phong phú ở ca từ hay nhạc điệu? Ca từ thì khỏi phải nói rồi, còn về nhạc điệu ai bảo nhạc Trịnh không đa dạng? Có những bài như thể đồng dao kiểu " Ra đồng giữa ngọ", nhưng cũng có những bài có tiết tấu nhạc chuyển đổi rất linh hoạt như kiểu " Ru ta ngậm ngùi" hay " Rồi như đã ngây ngô". Có một đĩa nhạc không lời do người Nhật hòa tầu lại nhạc Trịnh không biết anh đã nghe chưa?. Thử hỏi nếu nhạc điệu không ra gì thì làm sao làm thế được cơ chứ?

Thứ hai, anh bảo nhạc Trịnh buồn và luẩn quẩn, thích lý sự, đưa ra vẫn đề và chẳng bao giờ giải quyết vấn đề. Cái này xin lỗi anh, nghe cứ y như mấy cái công thức chung của mấy bài bình văn được 7 điểm, lúc nào cũng chê tác giả luẩn quẩn không lối thoát mà không biết người viết có nghĩ thế thật không hay lại do thầy bảo. Đây là nhạc chứ không phải Toán Lý mà nêu vấn đề với giải quyết vấn đề. Từ trước đến nay anh đã thấy nhạc sĩ nào giải quyết vấn đề chưa? Nhạc cũng như văn thơ, chỉ ở mức độ ghi lại cảm xúc mà người khác đồng điệu được đã là đạt yêu cầu rồi. Còn nếu giải quyết vấn đề theo kiểu đưa ra mấy cái chân lý sống tươi sáng thì đúng nhưng mà sáo lắm. Mà triết lý yêu đời trong nhạc Trịnh không thiếu, không biết anh đã nghe: Hãy yêu nhau đi, Tôi ơi đừng tuyệt vọng, Mưa Hồng, Nỗi vòng tay lớn, Có những con đường...chưa?

Anh bảo nhạc Trịnh thích dắt người nghe vào cái cao đẹp triết lý, nhưng như thế là sai bét, vì không phải nhạc Trịnh dẫn dắt người nghe, mà người nghe tự chọn đấy chứ, nếu không đồng điệu thì tại sao lại có nhiều thính giả như thế được? Còn nữa, anh bảo không có gì mới mà toàn những điều sáo rỗng, nhưng mà nói thật em thấy ca từ của nhạc Trịnh là những chuỗi mới lạ liên tục, cả về ca từ, hình ảnh và cảm xúc. Có ai viết về Huế mới mẻ thế này chưa?

Em đi về cầu mưa ướt áo
Đường phượng bay mù không lối vào
Hàng cây lá xanh gần với nhau
(Mưa Hồng)

Về Hà Nội:

Nhòa phố mong manh nhoè phố mưa
Chợt nắng long lanh, chợt nắng thưa
( Đoản khúc thu Hà Nội)

Về những cảm xúc rất elusive:

Đôi khi thấy trong cánh chim, từng đêm tối
Đôi khi thấy trong tóc em mùi cây trái thơm tho
(Rồi như đá ngây ngô)

hay:
Xin vỗ tay cho đều
Trong tim giọt máu vừa khô
Xin vỗ tay cho đều
Treo tình trên chiếc đinh không
(Tình xót xa vừa)

Hay:
Mười năm xưa đứng bên bờ giậu
Đường xanh hoa muỗi bay rì rào
Có người lòng như khăn mới thêu
(Có một dòng sông đã qua đời)

Còn nhiều nữa ,anh phải nghe mới biết được. Em không có ý tôn nhạc Trịnh lên theo kiểu đầu bảng, nhưng ít ra cũng phải cônng nhận ông là người có nhiều tìm tòi khác biệt trong sáng tác. Những hạn chế có thể có thì là hạn chế chung của cả một thế hệ nghệ sĩ nên có thể thông cảm được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thôi không tranh cãi nữa

Có lẽ mình dốt văn quá, không thể hiểu được cái hay của trích dẫn này:
"Sống trong cuộc sống,cần có 1 tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi"


Thôi cũng chẳng tranh cãi nữa. Tuấn bass ơi, lôi guitar ra rồi cùng phang You Can't Do That hoặc No Reply cho nó phê. Đấy mới là tâm trạng lúc này.

:))
 
Nhạc Trịnh anh nghe thuộc không thiếu một bài nào. Đây là anh nói về mặt tư duy giai điệu nói chung chứ không phải nói xét về từ ngữ cụ thể như trên. Xét về quan điểm chung thì khi em nghe Nhạc Trịnh tưởng có nhiều bài thật, nhưng cái mới thì không nhiều đâu, chỉ mượt mà lúc đầu, sau đó nghe lại thấy cũ ngay.
Tất nhiên cãi nhau cái này thì hết ngày, nhưng mà đừng nói anh không nghe kĩ nhạc Trịnh nhé, anh nghe từ hồi anh còn nghe nhiều nhạc vàng cơ.

E anh Vũ ơi, hát đê:
No Reply
Tằng tằng
I try to telephong
They said you are not home
That's lie a a a

No reply
No reply

Teo teo tèo téo tèo teo

Hehe thế mới phê chứ nhỉ :D
 
Tại sao tôi nghe nhạc Trịnh? Trịnh có gì hay?
- Trịnh sống phiêu diêu cả cuộc đời, như tỉnh mà cũng như mê, sống mà không sống, đấy là cái thoát tục.
- Trịnh sáng tác nhạc chẳng cần tìm tòi, học hỏi, chẳng theo thời thế, mới mà cũ cũ mà mới đó là cái bất cần.
- Lời hát của Trịnh nửa như thơ mà nửa như nhạc, lời lẽ chẳng phải triết lý siêu nhiên mà chỉ là tự sự bằng giọng thơ của một người sống quá nửa cuộc đời. Lời của Trịnh phần nhiều là sản phẩm của trí tưởng tượng nên có chút gì đó thực tại và chút gì đó không tưởng.
- Nhạc của Trịnh có vui mà có buồn, đôi khi đang buồn lại vui: ví dụ như từ "Em đến bên đời hoa vàng một đóa"... chuyển đến "Xin cho bốn mùa..." mang đậm nét của người VN vui buồn ngẫu nhiên, tâm lý phức tạp. Nhạc Trịnh không rườm rà mà chú trọng vào hồn của đoạn nhạc lúc vui là nhạc vui lúc buồn là nhạc buồn, rất đơn giản nhưng cũng rất gần gũi.

Không phải cứ nghe hết tất cả các bài của Trịnh thì mới đánh giá được hay hay dở, cũng chẳng cần nghiên cứu sách báo dư luận để bình luận về Trịnh. Tôi tìm được những cái đồng cảm trong một vài giai điệu của Trịnh, tôi cảm thấy như Trịnh hiểu tôi và tôi cũng hiểu ông, đôi khi tôi cảm thấy chính mình trong cái thế giới ảo của ông. Như thế có lẽ cũng đã đủ để kết luận rằng nhạc Trịnh để lại cho tôi một cái gì đó, một tâm trạng nào đó cũng như những bao loại nhạc khác trong cuộc sống. Trịnh thành công!,nổi tiếng, mọi người nói chuyện về Trịnh, hát cho nhau nghe về Trịnh, luận đàm về Trịnh!... tôi chẳng quan tâm, đó là ý thích của mỗi người. Với tôi nhạc Trịnh chỉ đơn thuần như một cái góc nào đấy của tâm hồn đôi khi mình theo đuổi nó và đôi khi lại lãng quên!
 
Hồi ký của Khánh Ly về cuộc đời

Ca sĩ Khánh Ly.
Tất cả những sự việc đã xảy ra, đã qua. Tất cả những khuôn mặt đã xa khuất mịt mù. Tất cả những gì gọi là hạnh phúc hay nỗi đau của một thời nào đó. Tôi gọi đó là kỷ niệm. Tôi không có quá khứ, dĩ vãng như mọi người thường đề cập tới. Tôi chỉ có kỷ niệm và đó là tất cả gia tài tôi cưu mang.
Nếu trong cuộc sống có điều gì đó không thể thay đổi được thì đó là kỷ niệm. Những sự việc, những con người, đẹp có, xấu có đã bỏ chúng ta mà đi. Tuổi trẻ đã bỏ chúng ta. Mầu trong của mắt. Mầu xanh của tóc. Mầu hồng của môi. Đã bỏ chúng ta. Lạnh lùng, tàn nhẫn và hồn nhiên.
Ở tuổi ba mươi, bốn mươi hay đã bước qua ranh giới nửa đời người như tôi hiện nay, kỷ niệm không hề phôi pha theo ngày tháng. Mỗi ngày qua, chân bước tới gần cái cõi đi về. Tôi càng thấy gắn bó với kỷ niệm, như chỉ có kỷ niệm bây giờ mới trọn vẹn là của riêng tôi, như chỉ có những người đã xa đời, mới thuộc về tôi mãi mãi. Vì một lẽ nào đó, tôi thường sống với người đã khuất nhiều hơn, trân quý hơn, yêu thương và cảm thấy yên tâm và được an ủi chia sẻ nhiều hơn. Ai từng trải qua nhiều ngang trái nghịch cảnh, cay đắng oan khiên, sẽ hiểu vì sao tôi có nhiều cái... khác người.

Mỗi người một cách sống là điều tự nhiên từ ngàn xưa. Ôi, khi ta đói, kỷ niệm cho ta no. Khi ta lạnh, kỷ niệm làm cho ta ấm. Khi ta nghèo, kỷ niệm làm cho ta khá hơn. Có nhiều người nghĩ như vậy và họ nghĩ đúng. Kỷ niệm không là miếng cơm manh áo hay tiền bạc trong đời sống. Kỷ niệm đẹp đẽ hơn, cao hơn, thiêng liêng hơn. Kỷ niệm làm đời sống chúng ta thăng hoa trong sáng và thánh thiện. Tôi thật tình tiếc cho những ai coi thường kỷ niệm hoặc có mà không biết giữ. Những người đó, tâm hồn mới nghèo nàn làm sao. Chúng ta có thể dời núi, lấp biển nhưng bản tính con người là điều không bao giờ thay đổi. Thật đáng tiếc.

Có nhiều đêm chợt thức giấc nhìn ra vườn, vầng trăng tròn tỏa ánh sáng soi rõ từng ngọn cây, khóm cỏ giống hệt như một đêm trăng quê nhà cũng trong một khu vườn nhỏ, có những kẻ quên đời sống quanh mình, cùng nhau uống rượu, ngâm thơ đàn hát dưới nắng khuya. Những đêm nằm nghe mưa buồn rào rạt, chợt nhớ những chiều mưa xưa cùng theo nhau ra quán ngồi, im lặng bên nhau nghe những giọt cà phê tí tách rơi, im lặng bên nhau nhìn người người, ngựa xe ngược xuôi. Những giây phút im lặng đã nói với nhau biết bao điều không thành tiếng. Buổi sáng cây cỏ còn lấp lánh sương mai, im lặng đi bên nhau dưới hàng thông từ bao năm reo mãi những điệu nhạc vi vu buồn bã bên mặt nước câm nín, chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm.

Buổi trưa trời cao xanh thẳm, nắng đuổi nhau theo gió trên thảm cỏ quen, cỏ cây dàn nằm thênh thang lắng nghe bước chân nhẹ nhàng lúc xa, lúc gần của hai kẻ quên đời. Chiều có mưa bụi dăng dăng qua thành phố, quán cà phê vắng, hương cà phê thơm lừng, vẫn chỉ hai người khách quen ngồi đó, im lặng bên nhau. Có gì quan trọng đâu. Không, không có gì cả, có nhau là điều đáng nói và họ đã có nhau trong suốt cuộc đời.
Đà Lạt đẹp. Đà Lạt hiền. Đà Lạt thơ mộng. Đà Lạt bao dung. Đà Lạt thủy chung. Định mệnh khởi đi từ một nơi như thế. Tại sao không là Sài Gòn. Tại sao không là Huế. Không, Sài Gòn và Huế không phải là Đà Lạt. Mọi sự phải khởi đi từ đó. Một sự tình cờ, mà ngẫm lại thì không đúng, không phải. Rõ ràng là sự sắp đặt của cái mà chúng ta gọi là định mệnh. Một người lưu lạc từ sông Hồng, một người rời xa sông Hương để gặp nhau vào một đêm có mưa và gió đầy trời, ở cái thành phố nhỏ bé, nhìn ai cũng là bạn. Cái thành phố đó nếu bạn đến một lần là sẽ nhớ mãi. Đến rồi không muốn rời đi. Đi rồi lại muốn trở lại. Nhưng đó là Đà Lạt của 40 năm về trước, một Đà Lạt hiền lành như ngô khoai, trong sạch đẹp đẽ thơm như hoa hồng nhung, ngọt ngào như chuối La Ba và thủy chung như những hàng thông thẳng đứng suốt đời chỉ reo mãi một khúc nhạc hiền hòa.
Là một người sống đời ca hát, có dăm ba mối tình lớn, chân đã đi mòn mỏi trên quê hương, rồi năm châu bốn biển, đã gặp gỡ cả triệu người. Mưa bão cũng đi. Nắng gió cũng đi. Đi không còn biết mình đi đâu. Không cần biết vì bốn biển là nhà, nhìn đâu cũng thấy quê hương, nhìn ai cũng là anh, chị em, chắc chắn những người cùng một kiếp sống như tôi, phải có nhiều điều để nhớ mà tôi gọi là kỷ niệm. Qua một cánh rừng, ngang qua một cây cầu, dừng lại ở một góc phố, ngồi xuống uống một ly cà phê nơi quán nhỏ ven đường, thậm chí nhìn từng ngọn cây, bụi cỏ bên lề, lòng tôi cũng xao xuyến xót xa. Có lúc bàng hoàng ngẩn ngơ, tưởng chừng như trong một cơn mơ, tưởng chừng một khuôn mặt, một dáng người thương yêu, thấp thoáng đầu phố, tưởng chừng như chỉ cần đưa tay ra những ngón tay tháp bút gầy guộc quen thuộc kia chạm vào tay mình. Nhưng rồi tôi hốt hoảng đến bật khóc vì trong tay tôi, chỉ có bàn tay lạnh giá của chính mình và góc phố kia chỉ là một khúc quanh hiu quạnh.
Nhiều khi ngồi một mình, lòng trống rỗng, đầu trống rỗng. Tôi không thể nghĩ đến bất cứ một điều gì . Dường như trái đất đã sạch trơn, chẳng còn gì, hoặc là tôi ngồi đó nhưng hồn tôi không còn ở trong tôi. Một cái xác, một người chết và đối với người chết, không có vấn đề gì được đặt ra vì sẽ không có câu trả lời. Người chết không biết nói. Nhưng lại có những lúc tôi vùi mặt vào gối khóc nức lên từng hồi. Lòng nặng trĩu những kỷ niệm đớn đau không hề phai nhòa theo thời gian. Nghĩ đến người này, người kia, nghĩ đến đời mình, tim muốn vỡ ra trăm ngàn mảnh. Cũng nhiều đêm tôi nằm chong mắt nhìn bóng đêm vây phủ, nước mắt lặng lẽ rơi. Cứ thế cho đến lúc thiếp đi. Tôi đã hiểu thế nào là khóc lẻ loi một mình.
Tôi cũng có những niềm vui chứ không phải lúc nào cũng ôm mối sầu thiên thu ấy. Gia đình tôi tương đối bình yên về mọi mặt. Không có những nặng nhẹ giận hờn. Cả hai vợ chồng đều đứng trên đỉnh dốc của đời, một cuộc đời quá nặng nhọc mệt mỏi mà cả hai đều nhận thức được, đều nhìn thấy những chịu đựng câm nín của nhau, cùng cố tránh cho nhau những muộn phiền nếu cảm thấy mình có thể gánh vác được. Vợ chồng về già, nếu có thể sống với nhau đến già, có thể trở thành hai người bạn. Đây là một điều tốt vì có nhiều điều, vì là vợ chồng, sẽ không thể chịu đựng nổi, nhưng nếu là bạn, sự việc sẽ đơn giản hơn khi có thể nói với nhau tất cả những điều tưởng không thể nói được, có đôi lúc tôi tâm sự với bạn một vài điều riêng. Song, đó là chuyện của mười năm về trước, giờ đây chúng tôi sống đúng là đôi bạn già, nương tựa nhau lúc chiều tới. Còn cái gì mà phải giấu giếm nhau ở tuổi này. Duy có một điều, kỷ niệm riêng tư của mỗi người dường như vẫn là những điều riêng tư được cả hai tự động tôn trọng. Không thể chia sẻ, không thể an ủi. Rất tôn trọng.
Dĩ nhiên không phải cuộc sống chung 26 năm không có những cay đắng. Phải nói là nhiều đấy, nhưng tôi, phải, chính tôi là người quyết định, không thay đổi làm gì nữa và làm cho cuộc sống chung trở nên có ý nghĩa, trở nên đáng sống. Làm cho người này trở nên sự cần thiết của người kia. Làm cho nơi chốn này là nơi chốn để lúc nào cũng mong trở về mà không có sự sợ hãi hay vì không còn sự chọn lựa nào khác. Những kỷ niệm giữa cuộc sống chung quả có lúc làm tôi buồn tủi. Tôi không hề quên. Không thể quên, thế nhưng tôi xem đó như những thử thách, những chuyện nhỏ đời thường. Bởi cuộc đời, đâu phải lúc nào cũng cho ta sự ngọt ngào, mà nếu tôi là người đòi hỏi như thế, tôi đã tự làm khổ tôi trong 26 năm dài. Thỉnh thoảng hai vợ chồng ngồi ôn lại những vui buồn xa xưa mà tưởng như chuyện của ai đó. Dưới mái nhà này là sự bình yên bởi tôi muốn như thế.
Nếu có điều gì làm tôi đau lòng, ấy là tại tôi. Tôi muốn sống bình yên nhưng tâm tôi chưa yên. Tôi nhạy cảm quá. Tôi dễ vỡ quá, cho dù dưới mắt nhìn và sự nhận xét của nhiều người thì tôi là một người bản lĩnh, can đảm. Điều này thật ra cũng không có gì gọi là sai hay xa sự thật, bởi vì nếu tôi không can đảm, liệu giờ này tôi còn sống nổi với bao nhiêu tang thương chưa giây phút nào nguôi ngoai trong từng hơi thở. Cái gọi là bản lĩnh, can đảm đôi khi chỉ là sự dối lừa, là cái vỏ mầu mè bên ngoài mà nó cũng có thể được xem như thái độ bất cần của một người chẳng mấy tha thiết đến cái gọi là ngày mai, của một người không mấy bình thường nếu không muốn nói là điên. Thấy đời chán quá, chán đời quá, mà vẫn cứ ôm lấy cuộc đời. Là vì sao. Vì còn nhớ đến nhiều người. Vì còn nhiều người, nhiều điều để nhớ. Vì rằng đôi lúc tưởng đã quên nhưng cũng lại chỉ tự lừa dối mình mà thôi. Tôi không hề quên những điều cần phải nhớ và rồi chẳng có gì an ủi cho bằng đến một lúc nào đó như lúc này, tất cả oan khiên sẽ mở ra. Phải được mở ra, nào phải chỉ mười năm, đã 40 năm rồi đó. Nếu không phải là bây giờ, sẽ chẳng còn bao giờ nữa.
Khánh Ly
 
Lời cau của Trịnh Công Sơn vô cùng đặc biệt. Mọi người thử nghe kĩ xem. Từng từ, từng chữ như được chắt chiu.:
Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em.......
 
2 Bình: thôi đi cu... thay cái Avartar cu chuoi cua cu đê! Trong mẹt chú chuối quá!
2 mẹ chau: chị tìm thấy đĩa chưa?
 
Back
Bên trên