10 lí do khiến Brazil khó vô địch
1.Sự kỳ vọng quá lớn từ các CĐV nhà:
Năm 1966, Brazil đến Anh với tư cách là đội ĐKVĐ thế giới và có trong đội hình Pele mới 26 tuổi và đang ở đỉnh cao phong độ. Chẳng ai dám nghĩ rằng "các vũ công samba" lại thất bại dù họ rơi vào bảng tử thần. Tuy nhiên, thực tế hồi đó lại đi ngược lại tất cả những dự đoán ban đầu, bởi Pele sớm bị chấn thương còn tuyển Brazil thì phải xách vali về nước ngay từ vòng một khi chỉ giành được 2 điểm sau 3 trận.
16 năm sau tại World Cup 1982, tuyển Brazil, với các siêu sao như Zico, Socrates, Falcao..., cũng được đánh giá rất cao nhưng rút cuộc vẫn không thành công. Kết thúc vòng bảng ở vị trí số một nhưng sang vòng 2, những sai lầm chết người ở hàng thủ đã khiến họ bị Paolo Rossi chọc thủng lưới 3 lần và chịu thất bại 2-3 trước Italy.
Tuy nhiên, 2 thất bại nói trên cũng không cay đắng như khi Brazil, trong vai trò nước chủ nhà, để mất chức vô địch ở trận quyết định gặp Uruguay tại World Cup 1950. Dẫn trước 1-0 nhưng hai bàn thua trong 25 phút cuối cùng đã khiến các cầu thủ áo vàng xanh phải ngậm ngùi nhìn đội bóng láng giềng nẫng tay trên chiếc Cup Jules Rimet.
2.Năng lực yếu kém của các thủ môn:
Không kể các trường hợp ngoại lệ như Gilmar (ở World Cup 1958 và 1962), Taffarel (1994, 1998) và Marcos (2002), phần lớn những "người gác đền" của tuyển Brazil hiếm khi nhận được sự kính trọng như các đồng đội ở tuyến trên. Để chuẩn bị cho vòng chung kết tại Đức tháng 6 tới, ít nhất 5 thủ môn được HLV Parreira ngắm nghía - Dida (Milan), Marcos (Palmeiras), Julio Cesar (Inter), Gomes (PSV) và Rogerio Ceni (Sao Paulo). Chỉ có 3 người được chọn là Dida, Cesar và Ceni, dù vậy chẳng ai trong số họ có phong độ cao ở mùa giải vừa qua.
Dida và Cesar liên tiếp gặp chấn thương, thậm chí thủ thành đang khoác áo Inter còn để mất vị trí vào tay đồng nghiệp người Italy, Francesco Toldo. Đồng đội của anh ở AC Milan, dù vẫn nhận được sự tin tưởng của BHL nhưng phong độ cũng lúc trồi lúc sụt.Trong khi đó, Ceni chỉ nổi tiếng nhờ tài đá phạt. Tóm lại, Brazil sẽ bước vào World Cup 2006 mà không có thủ môn số một đúng nghĩa.
3.Cặp hậu vệ biên đã ở bên kia sườn dốc của sự nghiệp
Ở hai vòng chung kết gần đây nhất, lối chơi tấn công của Brazil dựa rất nhiều vào phong độ của Cafu và Roberto Carlos. Nhưng giờ đây, khi đã ở độ tuổi 36 và 33, chắc chắn HLV Parreira khó có thể trông đợi nhiều vào sự đóng góp của bộ đôi này. Cafu vừa thi đấu trở lại sau khi phẫu thuật đầu gối. Carlos thì đã từ lâu không còn những pha xuống biên tốc độ và những cú sút phạt trực tiếp trái phá như cách đây 4 năm.
Cicinho, đồng đội của Carlos ở Real Madrid, cũng được cho là không đủ khả năng thay thế Cafu do anh này luôn có thiên hướng dâng cao và rất kém trong khâu phòng thủ. Ở cánh trái, Gustavo Nery (Corinthians) và Junior (Parma) cũng không làm người ta quên được hình ảnh tả xung hữu đột của Carlos năm nào.
4.Quá nhiều ngôi sao trong đội hình
Không khó để thấy rằng Carlos Alberto Parreira đang là HLV bị ghen tỵ nhất ở World Cup lần này bởi ông được sở hữu dàn sao sáng bậc nhất thế giới hiện tại. Tuy nhiên, mọi việc đều có hai mặt của nó. Quá nhiều học trò xuất sắc chưa chắc đã là niềm hạnh phúc với nhà cầm quân 61 tuổi, bởi ông sẽ phải tìm cách dung hòa những "cái tôi" quá lớn của các học trò. Không ít đội bóng đã thất bại vì yếu tố này, điển hình là Pháp (VCK 2002), Hà Lan (VCK 1974, 1978 và vòng loại World Cup 2002).
Brazil đang có trong tay những Ronaldino,Ronaldo,Kaka,Robinho và Adriano.Trong số 5 siêu sao nói trên, chỉ Ronaldinho và Kaka có phong độ ổn định. Robinho có quá ít cơ hội ra sân kể từ khi chuyển sang Real Madrid. Ronaldo thì hiếm khi hoàn thành nhiệm vụ trong mùa giải vừa qua. Sao còn lại, Adriano, dù có nửa đầu mùa bóng tuyệt vời ở Inter nhưng trục trặc tình cảm với bạn gái đã khiến anh sa sút đến bất ngờ trong giai đoạn còn lại.
Bộ ngũ Robinho, Kaka, Ronaldo, Adriano, Ronaldinho chỉ Kaka và Ronaldinho thi đấu ổn định vẫn là chưa đủ.Sử dụng cùng lúc 5 ngôi sao tấn công nói trên gần như là điều không tưởng với HLV Parreira, bất chấp sự mong đợi của các CĐV bóng đá của Brazil. Dù vậy, dưới áp lực quá lớn của dư luận, ông cũng đưa ra giải pháp dung hòa bằng lời hứa sẽ đưa vào sân cùng lúc Adriano, Ronaldo, Kaka và Ronaldinho và gọi đó là "bộ tứ huyền ảo" trong trận mở màn gặp Croatia .
Hơn nữa, những con số thống kê cũng không ủng hộ giải pháp sử dụng bộ tứ nói trên. Trong 48 trận dưới quyền HLV Parreira, cặp Ronaldinho - Ronaldo chỉ chơi cùng nhau 17 trận. Khi bộ đôi này cùng ra sân, cơ hội chiến thắng của Brazil là 57% và hiệu số bàn thắng trung bình là 1,59 bàn mỗi trận. Ngược lại, chỉ khi một trong hai anh này đá chính, tỷ lệ nói trên đã tăng lên thành 66% và 2,48 bàn mỗi trận.
Dù vậy, dưới con mắt của các nhà chuyên môn, giải pháp của Parreira vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
5.Emerson bị vắt kiệt sức lực:
Tiền vệ đang khoác áo Juve là cầu thủ mà HLV Parreira luôn nghĩ đến đầu tiên mỗi khi lên danh sách tập trung ĐTQG dự các giải đấu quan trọng của Brazil trong 4 năm qua. Tuy nhiên, chính sách quay vòng cầu thủ không hợp lý của HLV Capello đã khiến tuyển thủ Brazil không còn duy trì được tình trạng thể lực sung mãn như mọi khi. Ở hai trận gặp Arsenal ở tứ kết Champions League, Emerson gần như bất lực trước các tiền vệ giàu thể lực của đội bóng Anh, đây chính là một lý do khiến Juve sớm phải chia tay đấu trường danh giá cấp châu lục này. Bất chấp điều đó, Parreira chắc chắn vẫn đưa cậu học trò cưng của ông vào đội hình xuất phát trừ những trường hợp bất khả kháng vì Renato, cầu thủ dự bị cho Emerson, không tạo được sự tin cậy cần thiết.
6.Không có Roque Junior
Bất cứ một đội bóng nào có Roque Junior trong đội hình đều mang lại sự tự tin cho những đồng đội thi đấu xung quanh. Anh cũng là một trong số hiếm hoi những cầu thủ từng lên ngôi vô địch World Cup và Champions League. Việc HLV Parreira cương quyết gạt cầu thủ đang khoác áo Bayer Leverkusen ra ngoài danh sách sang Đức đã bị dư luận Brazil phản đối kịch liệt.
7.World Cup diễn ra ở châu Âu
Trong lịch sử các vòng chung kết được tổ chức ở "cựu lục địa", chỉ một lần duy nhất Cup vàng lọt vào tay một đội bóng không phải châu Âu. Đó chính là Brazil khi họ đăng quang ở World Cup 1958 tại Thụy Điển.
8.Bóng ma năm 1994:
Đó là năm Carlos Parreira dẫn dắt Brazil tới ngôi vô địch World Cup đầu tiên sau 24 năm chờ đợi. Nhưng thay vì được chúc tụng, nhà cầm quân này đã bị các cổ động viên nhà thù ghét vì đã sử dụng lối chơi thực dụng để chiến thắng, đi ngược lại với truyền thống tấn công đầy hoa mỹ của bóng đá "xứ sở samba". Vì vậy, với những siêu sao trong đội hình hiện tại và áp lực từ dư luận, gần như chắc chắn Parreira không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc áp dụng phong cách tấn công truyền thống cho mục tiêu chinh phục Cup vàng thứ 6. Tuy nhiên, sự thay đổi không phải lúc nào cũng mang lại thành công.
9.Thể thức thi đấu:
Brazil là ứng cử viên số một với tỷ lệ đặt cược 15/4 (tiếp theo là Anh 7/1, Italy và Đức 17/2), nhưng HLV Parreira vẫn phải tính đến thể thức loại trực tiếp khi giáp mặt các đối thủ mạnh, cũng như khả năng các trụ cột gặp chấn thương.
10.Là vì tao ko thik brazil
>-