Em mới lần đầu tham gia topic...có gì sai sót xin anh chị bỏ qua..hihi...
Em xem trên báo,có phải Đỗ Bảo là anh nè không à??
Mới ngoài hai mươi tuổi, Đỗ Bảo đã có một "gia tài" không nhỏ: vài năm trước, cùng với thành công của Nhật thực, anh sớm trở thành một hiện tượng trong giới hòa âm, phối khí. Cũng từ đấy, tên tuổi Đỗ Bảo tiếp tục là bảo chứng cho những chương trình ca nhạc lớn hay album của các ca sĩ tên tuổi. Rồi làm biên tập cho chương trình Sao Mai - Điểm hẹn vừa qua. CD đầu tay với cái tên ấn tượng “Cánh cung” chính thức đưa anh gia nhập làng sáng tác ca khúc.
Dự án Cánh cung được tác giả ấp ủ trong hai năm. “Tôi muốn gửi vào Cánh cung hoài bão muốn sớm khẳng định mình của lứa nhạc sĩ trẻ chúng tôi. Hy vọng tất cả những người trẻ tuổi - tài hoa - có kiến thức (không hề thiếu) ở nước ta sẽ cùng nhau bỏ qua những rụt rè, không ngại vào cuộc xây dựng một nền nhạc trẻ đa dạng, có ích cho xã hội và có nội lực để phát triển bền vững. Giống như việc mở ra một thời kỳ âm nhạc đại chúng mới...”.
Chính Quốc Bảo từng nói: “Tôi yêu thích cách viết của Đỗ Bảo trong bài "Bức thư tình đầu tiên": Phút giây anh nghẹn lời vì biết em yêu anh. Và anh sẽ là người đàn ông của đời em. Anh đã mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ. Nó có vẻ viển vông, không hiện thực. Ai đời vừa gặp nhau đã đòi xây tổ ấm, có con?! Nhưng nó mạnh bạo, khốc liệt, nó không thèm xót xa ngậm ngùi lấy một giây. Tôi quý trọng cá tính đó.”
Tuy nhiên, trong bài “Đỗ Bảo rơi tõm vào đám đông”, Quốc Bảo cho thấy mình là một người khác hẳn. Quốc Bảo quý trọng hay ghen tị với Đỗ Bảo, một người trẻ tuổi sớm thành công?
Quốc Bảo là ai?
Tôi cho rằng Quốc Bảo là người giả nhân giả nghĩa, là người đạo đức giả. Mà thiển nghĩ cũng không cần tranh cãi điều này thêm. Qua sự cố đạo nhạc vừa rồi, hẳn công chúng cũng biết Quốc Bảo là ai. Mặc dù Quốc Bảo có những nỗ lực suy nghĩ, tìm tòi trong sáng tác và những đóng góp nhất định đối với một số hoạt động của phong trào nhạc trẻ TP HCM, song do thiếu tư duy đúng đắn, thiếu cảm xúc chân thật, thiếu vốn sống, thiếu tri thức về văn hóa và âm nhạc dân tộc, chỉ biết chạy theo đồng tiền và sự nổi tiếng giả tạo bằng bất cứ giá nào, Quốc Bảo - người từng lớn tiếng đối với nạn "nhái nhạc" đã tự đưa mình vào con đường sai lầm nghiêm trọng trong sáng tạo nghệ thuật.
Quốc Bảo là người ngạo mạn. Trong ánh hào quang của một vài ca khúc thành công được giới trẻ yêu thích, Quốc Bảo đã tự cho mình ngang hàng hoặc đứng trên một số tên tuổi lớn. Quốc Bảo từng tuyên bố: "Anh Sơn (cố NS Trịnh Công Sơn) đã dừng lại còn tôi vẫn tiếp tục đi tới" hay "Tôi đang ra sức cứu vãn nền âm nhạc Việt Nam"...
Quốc Bảo viết: "Sự chững chạc ấy, dù chỉ là cho riêng âm nhạc, cũng đã gây cảm động và xứng đáng cho một cuộc chờ đợi. Chờ đợi gì? Chờ một Đỗ Bảo toả sáng bằng chính sức trẻ và hơi thở thời đại anh".=> Đỗ Bảo đầu cần phải chờ Quốc Bảo phán xét về những tác phẩm của anh. Thì đấy, chẳng phải Đỗ Bảo đã toả sáng bằng chính sức trẻ và hơi thở thời đại anh đó thôi. Thật là ngạo mạn khi nói “bản thân những bài hát lớn nhỏ anh viết và lưu hành chưa đủ thuyết phục, ít ra là cho tôi, về sức mạnh của tuổi trẻ”.
Cái gì làm nên sức mạnh tuổi trẻ? Mặc dù mọi sự so sánh là khập khiễng, song có lẽ tuổi trẻ của Quốc Bảo đã không làm nên được những gì mà Đỗ Bảo từng làm. Trên thực tế Đỗ Bảo đâu cần phải thuyết phục với Quốc Bảo về sức mạnh của tuổi trẻ. Đỗ Bảo quan niệm. “Nếu anh làm kém, làm ẩu, anh sẽ nhanh chóng tự đào thải mình thôi. Tôi chú ý nhiều đến khán giả. Với người nhạc sĩ, khán giả quan trọng lắm chứ. Vì nếu sản phẩm của anh không cần cho người nghe thì sự tồn tại của anh ở tư cách nhạc sĩ là vô nghĩa. Nói thế không có nghĩa là anh được quyền dễ dãi. Nếu anh biết tôn trọng chính bản thân mình, anh hãy tìm cho ra và đáp ứng những đòi hỏi cao nhất của xã hội".
Quốc Bảo là người hay chê bai, hay bắt bẻ. Vậy thì tôi ngạo muội theo bước Quốc Bảo bắt bẻ lại lời lẽ của chính anh.
Quốc Bảo nói một trong những trào lưu của ca sĩ hiện nay là ngủ quá muộn. Bình minh của ca sĩ là vào 13h. Thế mà trả lời phỏng vấn Trần Thu Hà, Quốc Bảo chả từng ao ước: “Nếu được về hưu sớm, anh sẽ làm gì?” - “Ngủ.”
Xin lại được trở về với bài báo “Đỗ Bảo rơi tõm vào đám đông”:
"Do vậy, anh ta lại rơi tõm vào đám đông như một bản sao mờ của công chúng mình, như một stunt yếu đuối và tuyệt vọng. Đó là nguy cơ của Đỗ Bảo mà tôi nhận ra khi nghe Cánh cung". Quốc Bảo muốn đề cập đến đối tượng nào khi dùng cụm từ “đám đông”? Nếu đám đông ấy là khán giả thì nếu có được rơi tõm vào đó cùng là hạnh phúc, là điều tâm nguyện của Đỗ Bảo đấy chứ? Đỗ Bảo luôn muốn là nhạc sĩ của công chúng cơ mà. “Một mẫu số chung của mấy chục triệu người yêu nhạc Việt Nam đang là điều tôi tìm kiếm.”
"Và còn "người đương thời ơi" nữa, tôi chưa thể hình dung ra người thiếu nữ nào gọi tình nhân bằng "thuật ngữ" ấy". Trong tình yêu, người ta có thể sáng tạo rất nhiều. Vậy thì gọi người yêu như thế cũng có gì lạ?
"Đỗ Bảo, mặc dù hoá thân vào nhiều vai, mặc dù dựa vào vốn kinh viện và sức trẻ để mà tự tin, thì vẫn đang phải đi một mình". Đỗ Bảo không đơn độc, mà là anh tự tin dám khẳng định mình. Chính Quốc Bảo nói rằng “Con đường âm nhạc là con đường đẹp nhất nếu người ta dám đi một mình”. Vậy thì việc Đỗ Bảo “không đồng hành với Lê Minh Sơn, không cùng hướng với Anh Quân, Huy Tuấn” thì có sao?
Có thể, với Quốc Bảo, Đỗ Bảo là một người trẻ tuổi đến từ cõi viết vô danh. Có thể hiện tại Đỗ Bảo còn là vô danh. Cũng chẳng sao, ai cũng vô danh rồi mới hữu danh đấy chứ. Chỉ sợ ai làm ngược lại, hữu danh rồi lại trở thành vô danh mới tiếc.
Theo quan điểm của Đỗ Bảo, âm nhạc phải có ích, chia sẻ được với người nghe, mang một nội dung có ý nghĩa đối với cuộc sống của họ. Đỗ Bảo không ngần ngại đề cao “khán giả bình dân”, tâm niệm đi theo “tâm thế xã hội”. Anh cho rằng mình được đào tạo là để phục vụ xã hội, và tất nhiên góp phần tạo khuynh hướng thẩm mỹ trong khán giả. Nói cách khác, nghệ sĩ đi lên cùng công chúng chứ không xa lạ với công chúng. Anh chỉ muốn người ta nghe nhạc mình xong cảm thấy yêu đời và muốn làm việc ngay!
Theo Đỗ Bảo, điểm yếu của hầu hết nhạc sĩ trẻ là chưa biết cách dung hòa được ý thích của mình với nhu cầu khán giả và tiêu chí của giới chuyên môn. Theo anh, ca từ - cái để mình tự tin nhất rằng mình là Việt Nam thì lại ít được các nhạc sĩ thời nay chú trọng. Tuy nhiên, thời nào cũng vậy, ca từ dù có hiện đại đến đâu cũng không thể thoát khỏi một ràng buộc, đó là thi ca, là sự bay bổng. Bay bổng, nhưng hãy để từ những người "bình dân" nhất cũng hiểu và cảm nhận được.
(Trong khi đó, Quốc Bảo quan niệm “Khi viết ca khúc là tôi viết cho chính mình”, “Tôi mong làm sao con người không cần hát mà vẫn hạnh phúc, tức là xóa sổ những nhạc sĩ và ca sĩ.” Quốc Bảo từng nói “Sáng tác là để đi tìm lại chính mình”. Vậy làm sao anh có thể tìm lại chính mình khi đạo nhạc? Tìm lại bóng hình mình trong người khác?)
Thực sự, Đỗ Bảo giúp người nghe tránh được cảm giác lời chỉ để tải nhạc. Trong Cánh cung, có Ngày cuối tuần rực rỡ hướng tới độ không của chuyện: chỉ cần đi trên một con đường thấy những cột cây số lùi dần về phía sau cũng có thể viết thành một cái gì đấy. Rồi Bức thư tình đầu tiên có những lời tỏ tình rất bình dị, và nghiêm túc.
Với anh, việc khẳng định cái "tôi" chỉ là một trong rất nhiều ý thức sáng tạo hội tụ ở người nhạc sĩ. Điều quan trọng hơn là phải có được những cái thuần Việt Nam.