Đối chữ đầu xuân

Phan Thu Hà
(haphanthu)

Administrator
Sáng nay đi chơi Tết, tôi cùng bố mẹ đến nhà một bác là con trai cố danh họa Tô Ngọc Vân. Bác tên là Tô Ngọc Thạch. Nhà bác ở phố Phạm Ngọc Thạch, cái phố rõ đông và đầy ngóc ngách vào các tòa nhà của tập thể Kim Liên Trung Tự, ấy thế mà tôi nhớ nhà bác rất rõ ngay từ lần đầu tiên tôi đến hồi tôi còn bé. Tại vì tôi hay thầm nhắc: "Tô Ngọc Thạch ở Phạm Ngọc Thạch". Đã lâu, hôm nay tôi mới lại đến chơi nhà bác, bỗng nghĩ đến một chuyện.

Số là bác Dương Trung Quốc, nhà sử học Dương Trung Quốc ý ạ, hơi thích nước Trung Hoa và cũng hay khen anh bạn láng giềng khổng lồ này. Thế nên trong một lần họp mặt của câu lạc bộ thơ Hà Nội, một đồng chí ra cho bác Quốc một vế đối:

Dương Trung Quốc tán dương Trung Quốc

Chuyện cũng đã được một thời gian, nhưng bác Quốc vẫn chưa ra được vế đối lại. Hay là anh chị em bạn tài hoa trên đất HAO trổ tài giúp bác cái coi :)
 
... hello Chị Hà :smoking: ... thuốc ngon .. thuốc ngon ... Em không hiểu về luật lệ đối cho lắm ...nhưng mà làm điếu thuốc phê phê.. hehe em xin đối


Nước Cu Ba uống nước Cu Ba :D
 
tuyệt vời, càng ngày càng phục anh Tùng, thảo nào ở nhà Chi suốt ngày khen anh Tùng văn hay chữ tốt. nhận anh làm gia sư có được ko nhể... để em còn có cơ hội thi vào trường Ams
 
Mùi Mông Cổ ngửi mùi mông cổ ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
về luật đối, các câu trên vẫn chưa chỉnh

1: Nghe "Nước Cu Ba" với "Mùi Mông Cổ" nó xa lạ quá, chưa nghe thấy cái tên/cụm từ như vậy bao giờ, để có thể đối với Dương Trung Quốc

2: "tán dương" thực ra la 1 cụm từ, chỉ sự khen ngợi. "uống - nước" hay "ngửi - mùi" lại bị tách làm đôi, không chỉnh.

thử thế này xem sao:

"Trần Hoa Kỳ lột trần Hoa Kỳ"
 
Năm mới Minhbé chúc tất cả mọi người mạnh khoẻ, hanh phúc và thành công.

Dương Trung Quốc tán dương Trung Quốc

Trai Cù Mông thích chơi cù mông :D


Cù Mông là tên một địa danh ở vùng núi phía bắc.
 
Đọc bài của đ/c Minh, tự nhiên nhớ 2 câu đối:
Gái Củ Chi chỉ ** hỏi củ chi
Trai Cù Mông mồng ** đòi cù mông :D
Đối thì chẳng chỉnh gì cả, được cái hay.
 
hề công nhân câu này đối cho đúng luật thì không khó nhưng về ý nghĩ thi fo`i lắm :D
 
Nhân chuyện năm mới về đối chữ đầu năm mới nhớ chuyện ngày xưa của cụ Nguyền Tuân. Ngày xưa từng nghe có chuyện trong một lần họp các nhà văn, bác Đoàn Giỏi mới tỏ vẻ chê bai Nguyễn Tuân, cho là nét bút thường dân, không có gì nổi bật. Thế là Nguyễn Tuân mới chơi chữ lại và tôi nghĩ chắc chỉ có cụ Nguyễn Tuân mới có kiểu chơi chữ như vậy. Ruợu tan, Nguyễn Tuân mới tung ra một câu rất hiền lành:
- Ở nước Trung quốc ấy mà các bác ạ, có ông Tào Ngu, nhưng mà giỏi
Còn ở Việt Nam mình, có bác Đoàn Giỏi..hề hề :D
 
He he anh Hà, sao lại không chỉnh? Ngửi với cả mùi.. mông.. cổ... nó liên quan quá đi chứ... lại còn thực tế hehe :d
 
Con nên khoa mục cha mòn trán
Em được công danh chị nát đồ :mrgreen:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ko hiểu câu của anh Khánh lắm :D, chắc là ý nghĩa sâu sa và thâm thúy lắm đây :))
 
Mai Thanh Hà đã viết:
về luật đối, các câu trên vẫn chưa chỉnh

1: Nghe "Nước Cu Ba" với "Mùi Mông Cổ" nó xa lạ quá, chưa nghe thấy cái tên/cụm từ như vậy bao giờ, để có thể đối với Dương Trung Quốc

2: "tán dương" thực ra la 1 cụm từ, chỉ sự khen ngợi. "uống - nước" hay "ngửi - mùi" lại bị tách làm đôi, không chỉnh.

thử thế này xem sao:

"Trần Hoa Kỳ lột trần Hoa Kỳ"

Dương Trung Quốc tán dương Trung Quốc

mà đối lại Trần Hoa Kỳ lột trần Hoa Kỳ

đâu có được !!!

chưa biết về nghĩa thế nào nhưng thấy về thanh thì sai rồi còn đâu ... Trung và Hoa ( cả chữ Trần và Dương nữa ) đều là thanh bằng mà ........ phải 1 cái là sắc thì mới là đối chứ ........
 
Nói chung đối lại cũng chỉ là cho vui thôi chứ nếu muốn thật chỉnh thì anh nghĩ câu này gần như không thể đối được.
 
Khu Quốc Dũng đã viết:
Nói chung đối lại cũng chỉ là cho vui thôi chứ nếu muốn thật chỉnh thì anh nghĩ câu này gần như không thể đối được.

Câu nào mà chẳng đối được ... chẳng qua ở đây chưa có nhân tài mà thôi . :-$
 
Chu Anh Duy đã viết:
Câu nào mà chẳng đối được ... chẳng qua ở đây chưa có nhân tài mà thôi . :-$
:) Không nên nói như vậy em à, trên thực tế, có những vế đối mà ngay cả người ra hay bất cứ ai cũng không cách gì tìm được vế đáp cho thật chỉnh. Chị nghĩ đây là một trường hợp. Vì trong một câu có nhiều danh từ riêng nên dễ sa vào đối nặng hình thức-nhẹ nội dung, chẳng hạn: "Phạm Thái Lan xúc phạm Thái Lan".
Trong những câu đối trên, không có câu nào thực xứng với câu đề. Tuy nhiên câu của anh Hà có lẽ hay nhất.
 
Ngày xưa có vế đối "Da trắng vỗ bì bạch", cao thủ như trạng Quỳnh có đối nổi đâu :smoking:
 
Giống như ngày xưa thầy Văn em cho vế đối: Học sinh học sinh học 8-}
 
Có rất nhiều câu không thể hoặc chưa thể đối lại được .
Ví dụ như thầy Văn Như Cương - Hiệu trưởng Lương Thế Vinh, chủ biên quyển SGK Hình học 12 - có ra vế đối
" Văn như Văn Như Cương"
Đúng là khó!
 
Back
Bên trên