Vũ Đình Hoàng
(Moonlife)
New Member
Đọc văn học trò mà muốn khóc!
Môn văn là "cực hình" với nhiều học sinh hiện nay.
Một học sinh “miêu tả hình dáng cô giáo em”: “Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ...(?!)”
Ở bậc học phổ thông, các môn khoa học xã hội, nhất là môn văn đã và đang bị xem nhẹ, thậm chí xem thường. Các môn khác như nhạc, họa, thể dục càng không được coi trọng. Cho nên, số đông học sinh ngày nay còn mơ hồ, ấu trĩ về nhân sinh quan, về lẽ sống, nhiều em rất ngô nghê, ngớ ngẩn về tư duy và kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
Xin nêu một số dẫn chứng về “kết quả” dạy và học văn hiện nay:
1. Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao.
Văn Sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được ?
2. Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.
”Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ.”
3. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.
Một em học sinh lớp 11, PTTH Cái Bè đã viết:
... “Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Liều” hay còn gọi là “Đoạn trường thất thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta...”(!!).
4. Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?
Bài làm của em N.A.T lớp 10, PTTH viết:
“... Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm “Tắt đèn”. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó...”.
5. Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái”.
Bài làm của em C.V.T lớp 10, PTTH P.N có đoạn viết:
“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp muốn ngóc đầu lên cũng không nổi”.
6. Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.
Một em tên Hoàn Nhân, lớp 9, TPCS viết:
“... Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy (!). Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8-3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...”.
7. Một bạn học sinh lớp 9, PTCS T.A, Huế đã viết:
“Thúy Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Đến nỗi nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng”(!!!).
8. Em hãy tả con gà trống nhà em:
"Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái"!?
9. “Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh :
- Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
- Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
- Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
- Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
- Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
- Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.
http://web.tintucvietnam.com/Du-Hoc/2004/10/76269.ttvn
Môn văn là "cực hình" với nhiều học sinh hiện nay.
Một học sinh “miêu tả hình dáng cô giáo em”: “Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ...(?!)”
Ở bậc học phổ thông, các môn khoa học xã hội, nhất là môn văn đã và đang bị xem nhẹ, thậm chí xem thường. Các môn khác như nhạc, họa, thể dục càng không được coi trọng. Cho nên, số đông học sinh ngày nay còn mơ hồ, ấu trĩ về nhân sinh quan, về lẽ sống, nhiều em rất ngô nghê, ngớ ngẩn về tư duy và kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
Xin nêu một số dẫn chứng về “kết quả” dạy và học văn hiện nay:
1. Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao.
Văn Sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được ?
2. Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.
”Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ.”
3. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.
Một em học sinh lớp 11, PTTH Cái Bè đã viết:
... “Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Liều” hay còn gọi là “Đoạn trường thất thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta...”(!!).
4. Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?
Bài làm của em N.A.T lớp 10, PTTH viết:
“... Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm “Tắt đèn”. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó...”.
5. Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái”.
Bài làm của em C.V.T lớp 10, PTTH P.N có đoạn viết:
“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp muốn ngóc đầu lên cũng không nổi”.
6. Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.
Một em tên Hoàn Nhân, lớp 9, TPCS viết:
“... Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy (!). Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8-3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...”.
7. Một bạn học sinh lớp 9, PTCS T.A, Huế đã viết:
“Thúy Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Đến nỗi nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng”(!!!).
8. Em hãy tả con gà trống nhà em:
"Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái"!?
9. “Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh :
- Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
- Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
- Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
- Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
- Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
- Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.
http://web.tintucvietnam.com/Du-Hoc/2004/10/76269.ttvn