Đọc - con bà nó - sách

undefinedMy lu để weekend tao gọi điện hát cho mày nghe nhé :)) . Hi vọng lúc đấy mày sợ quá hết cả mất giọng ấy nhỉ.
Chuyện công Công ông Táo là chuyện 1 bà hai ông ấy ạ. Em cũng ko rõ ý nghĩa thực của nó là gì đâu, nhưng theo em nghĩ thì có lẽ nó signify cái sự trọn tình trọn nghĩa trong đạo vợ chồng của người VN- đấy gọi là sống đầu có cuối ( mặc dù hoàn cảnh rất là éo le, nhưng mà vẫn có 1 cách, dù là hơi imaginary để resolve cái tension). Đấy là em bịa thôi nhé. Ngoài ra, hehe, truyện cổ dân gian bao giờ cũng phản ánh ước mơ. Em nghi phụ nữ ngày xưa bị chèn ép trong cảnh 1 ông nhiều bà, bức xúc quá nên create mấy cái truyện này ra để bon chen thể hiện ước mơ bình đẳng ấy mà, j/k, em lại ba hoa, các bác đừng cười em.
 
Hà Chi đã viết:
Hôm nay nói chuyện với một đứa bạn bằng tiếng Việt, kể cho nó nghe tích ông Công bà Táo. Chỉ nhớ được mang máng. Kể cho nó xong rồi nó bảo là rất thú vị, nhưng không hiểu bài học của truyện đó là gì. Ngẩn người nghĩ mà chẳng nghĩ ra. Thấy mình cái gì cũng biết một chút mà thực ra là chẳng biết gì. Tiện thể vác lên đây để mọi người chỉ dạy cho.
Hị hị em đoán mò nhé :D. Ý nghĩa của tích này là:
1) Giải thích tại sao cái kiềng bếp có 3 chân.
2) Nói lên ước mơ giải phóng phụ nữ (1 bà lấy những 2 chồng mà chết vẫn được lên giời) :))
 
Ờ viết xong rồi mới đọc được bài của bạn yêu. Great minds think alike, bạn nhỉ :D

Chết, mình bị tảu hỏa nhập ma mất rồi. Kiểu này lại phải nghe hát cho tỉnh ra thôi :))

Xóa đoạn viết linh tinh đi nhá, kẻo đến bạn hiền còn hiểu lầm mình thì buồn :mrgreen:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hị hị chết rồi, em nghi bạn My lu muốn về lãnh đạo phong trào giải phóng phụ nữ Việt Nam lắm. Bao giờ khởi nghĩa nhớ bảo tao để tao mừng, tao xung phong làm văn công :D. Em cũng mong cách mạng lắm lắm để phụ nữ chúng mình ai ai cúng như chị Đào trong Mùa lạc ấy nhỉ :biggrin:
 
Phạm Thủy Anh đã viết:
. Em nghi phụ nữ ngày xưa bị chèn ép trong cảnh 1 ông nhiều bà, bức xúc quá nên create mấy cái truyện này ra để bon chen thể hiện ước mơ bình đẳng ấy mà, .
Thế cô Thủy Anh có định học tập các cụ ngày xưa không nhỉ?:D
Theo em nghi một cách thiển cận, 2 ông 1 bà tượng trưng cho quẻ Ly , (cái này ai học dịch thì biết )Tuy nhiên,Thầy em bảo còn một nghĩa sâu hơn nữa .Chỗ này thì em chưa nghĩ ra .:)
Nhưng theo sách Tập tục và nghi lễ truyền thống, ông công bà táo được giải nghĩa thế này :
-Một người gọi là Thổ công, trông nom việc chung trong nhà, một người là Thổ Địa, trông nom việc đất đai, một người là thổ Kỳ (nên phải là hình tượng con gái)trông nom việc chợ búa.Người xưa quan niệm cái bếp thể hiện sự no ấm, hạnh phúc là do sự hòa hợp của 3 vị thần trên mà ra .Cái này anh chị em liên hệ cho 3 ông tam đa Phúc Lộc Thọ.Tuy nhiên người xưa hay lấy hình làm ý, chứ đừng nương theo hình mà suy diễn lung tung (như bạn Thủy anh :D chẳng hạn )Ví dụ bà Thổ kỳ , gọi là bà thì phải liên tưởng đến tính của người nữ.Từ xưa đến nay người nữ phải là người biết việc bếp núc , chợ búa, quản lý tiền nong trong nhà .Bởi vậy, gọi là "bà" Thổ kỳ nhưng thực chất chưa chắc đã là "bà ".Giống như Quán Thế Âm Bồ tát cũng không phải là nữ, nhưng người ta đúc hình tượng là một vị nữ tượng cho sự từ bi, vị tha, ... mà người nữ ở cõi trần có được.
Từ hình tượng trên nếu hiểu một cách thấu đáo thì có thể liên hệ rất nhiều triết lý của các cụ ngày xưa về gia đình, về chức năng của người nam và người nữ trong việc xây dựng và duy trì hành phúc gia đình .(Cái này chị Chi tha hồ mà bốc phét, em đảm bảo thàng Tây nào mà nghe thì mắt tròn mắt dẹt, cẩn thận hôm sau nó gói ghém chị vào ba lô hành lý mà mang sang Mỹ ây chứ :)) Cho em tạm dừng không khéo thành múa rìu qua mắt cao nhân.
 
Dam Duong Ha đã viết:
Ví dụ bà Thổ kỳ , gọi là bà thì phải liên tưởng đến tính của người nữ.Từ xưa đến nay người nữ phải là người biết việc bếp núc , chợ búa, quản lý tiền nong trong nhà .Bởi vậy, gọi là "bà" Thổ kỳ nhưng thực chất chưa chắc đã là "bà ".Giống như Quán Thế Âm Bồ tát cũng không phải là nữ, nhưng người ta đúc hình tượng là một vị nữ tượng cho sự từ bi, vị tha, ... mà người nữ ở cõi trần có được.
Từ hình tượng trên nếu hiểu một cách thấu đáo thì có thể liên hệ rất nhiều triết lý của các cụ ngày xưa về gia đình, về chức năng của người nam và người nữ trong việc xây dựng và duy trì hành phúc gia đình...
Thôi thế này 9 tuần nữa tớ về VN, cắp sách theo học bạn Hà nhé. There's lots I've got to learn from you, thật đấy. 0:)
 
À, mà tự nhiên nhắc đến chuyện bếp núc tớ lại nhớ đến truyện Kitchen của Banana Yoshimoto. Nhớ nhất là cái đoạn cô gái về gói ghém nốt đồ đạc trong căn hộ cũ, rồi nằm mơ về cái bếp lát gạch men xanh... Tớ tuần nào cũng phải nhồi vào đầu một mớ tiểu thuyết, nhưng ít khi gặp những đoạn văn in đậm trong đầu mình như thế.
Mấy truyện sau của Yoshimoto thì không ấn tượng bằng, vì bắt đầu có cảm giác trùng lặp, nhưng mà nhà văn trẻ viết được cái gì đấy khiến người đọc nhớ lâu thế cũng là thành công lắm rồi nhỉ :D
 
Hị hị, công nhận tài năng sáng tạo (bốc phét) của phụ nữ Việt Nam hiện đại cũng đáng nể đấy nhảy. Trong này thấy toàn con cháu Hồ Xuân Hương cả.

Nói chung chị cũng chỉ nghĩ được theo ý đầu tiên của em Thủy Anh (phiền quá, tên em này phải viết 2 chữ lận :D). Còn bình đẳng giải phóng phụ nữ thì quả là không tưởng tượng được :D Nhưng thấy ý thứ 2 của My có vẻ được, đại loại là 1 bà 2 ông mà vẫn được kính ngưỡng thờ cúng như thế cũng là một exception đáng kể. Nhưng mà những tích/truyện của dân gian VN thì cũng không thấy phụ nữ có gì bị mất bình đẳng với cả số phận vợ lẽ hẩm hiu lắm nhảy. Eg. Trầu cau?

Nhưng dù sao thì chị cũng không hiểu được tại sao hình tượng này lại liên quan đến việc bếp núc hay quản lý trong gia đình. Giải thích tại sao cái kiềng có 3 chân thì hình dung được. Nhưng đi sâu vào ý nghĩa tinh thần tâm linh thì chịu? May ra có thể hình dung mang máng như lời em Hà giải thích, nhưng mà lời giải thích vẫn ngắn quá, chưa hiểu hết được. Eg. Tại sao sự hòa thuận êm ấm trong cái bếp (gia đình) thì lại hình tượng bằng câu chuyện 3 người cùng chết bi thảm thế?

Với cả ko biết trong quyển Tập tục nghi lễ của em có nói thêm là Thổ công mang tính gì ko. Hình như trông nom việc chung trong nhà cũng lại thuộc trách nhiệm của người nữ thì phải --> ko hình dung ra đàn ông làm việc đó ! :D

Ừm, lại liệt kê thêm vào list được truyện Kitchen rồi. Thanks... My lu :D (mặc dù chắc viết đúng hơn phải là Milu, chứ "lu" mang nghĩa là tính từ thì không đúng hoàn cảnh với em Huyền My lắm thì phải :D)
 
Đi tìm thêm trên mạng xem có tài liệu nào chính thức một chút giải thích về tích này không thì kiếm được cái link này: http://www.personal.usyd.edu.au/~cdao/tudien/t/t1-237.htm --> Thuật lại rõ ràng sự tích Táo quân ở VN (hóa ra hôm trước mình cũng bốc phét ra kha khá với con bạn :D) với cả cũng có đề cập qua qua về chức năng của mỗi người. Xem ra có vẻ logic hơn một chút. Chắc tại vì cả ba đều chết thiêu + là người có nghĩa lên mới thành thần bếp, còn lại chả thấy relevant gì cả (hình như ngày xưa mình cũng đã học cái lý do này!).

Các học thuyết giải phóng phụ nữ toàn do con cháu sau này phịa ra. Mà tình trạng này dễ em My lu với cả em mèo đen trắng không về nhà kiếm chồng Việt Nam được rồi. :D

PS: Thêm nữa quyển Cao Đài từ điển này có nhiều giải nghĩa từ Hán Việt và từ chuyên dùng trong Phật giáo rất hay.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế này, vấn đề táo quân mà chị Hà Chi hỏi cũng là vấn đề em nghiền ngẫm hơn 2 tháng nay.Hôm trước lúc giải thích cho mọi người lại nghĩ ra một ý hay, hôm nay mạn phép nói về một vấn đề, hy vọng mình lại hiểu thêm một ý hay nữa(Tham :D), hay ai đó mượn ý mà suy ra hình cũng lấy làm vui lây.
Tại sao thần bếp lại thờ những 3 người lận ?(trong khi chúng ta chỉ dùng có 1 cái bếp :D)Cách gọi tên như em dẫn giải chẳng qua cũng chỉ là mượn hình làm ý.Nhưng ai học Kinh dịch hiểu con số ba này rất thần bí.Cho đến nay em suy nghĩ mãi mà chỉ có đến được phần ngoài.Ở tượng vũ trụ thì có 3 ngôi:Thiên-Địa-Nhân.Ở người tam bảo (3 cái quý nhất )là Tinh-Khí Thần.Ở vật là tam đa :phúc Lộc Thọ .Trong Phật giáo thờ Tam bảo (Phật quá khứ, hiện tại và vị lai , cái này cũng nên hiểu tương đối thôi, đừng vin vào chữ )Trong Thiên chúa giáo cũng có 3 ngôi :Cha-Con -Thánh thần.Và thần linh trong nhà thờ 3 vị :Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ.Cái bếp(ngày xưa) thì có 3 chân.Và em nhớ không nhầm một định lý (em dốt toán lắm a:D) 3 ĐIỂM TẠO NÊN MỘT MẶT PHẲNG. Chân lý nằm ở đây.Con số 3 tồn tại trong vũ trụ thể hiện sự liên kết, hòa hợp không thể tách rời cho một vật thể sống.
Em quay lại đề tài gia đình.Các cụ ngày xưa quan trọng nhất là vị thần đất.Đó là khởi điểm"An cư thì mới lập nghiệp"mà.Vậy tạm hiểu điểm đầu tiên là Thổ địa, ở người là Tinh, ở Không gian là Quá khứ, ở tam đa là Lộc...Cái gọi là điểm hóa sinh và khởi đầu cho vạn vật.Sau đó là đến vị thần trông coi các việc xảy ra trong nhà :Thổ công.Tạm hiểu là một vị Quan công , quán xuyến mọi việc, ghi chép mọi việc để cuối năm chầu trời đề cử việc phúc lộc trong nhà ấy.Điểm này gọi là điểm vận hành.Ở người là Khí, ở tam đa là Phúc, ở không gian là Hiện tại .Điểm thứ ba là điểm Dưỡng tồn.Ứng vời thần thần linh là Thổ kỳ,người chăm sóc, giữ cho cái bếp luôn đỏ lửa, cơm canh luôn ngọt thơm (là người phụ nữ chứ ai nữa), giữ cho tất cả các thành viên cứ đi xa là nhớ nhà da diết:D(right?:D).Ứng với người là Thần , ứng với tam đa là Thọ, với không gian là Tương lại,là" quả ".
Tại sao có những triết lý thế?Người xưa nhấn mạnh "tam bảo "ý nói con người phải giữ gìn.Hiểu được cái quý của trời đất, mối dây liên hệ và vị trí giữa 3 bảo vật đó thì vận hành trong tất cả việc trong trời đất, không gì nằm ngoài đạo lý đó.Sự tồn tại của tam bảo nằm ở sự cân bằng giữa 3 bảo vật đó.Ví như Phúc Lộc Thọ, được quá nhiều cái này thì mất cái kia.Nhiều Lộc thì tổn Thọ, mất Phúc.Cái này thực tế ngày nay chứng minh rất nhiều.Các ông to giàu có thường con cái hư hỏng, hoặc bệnh tật triền miên .
Ở người muốn cho khỏe mạnh, minh mẫn thì phải giữ cho được Tam bảo,tức là Tinh Khí Thần.Đây là phép dưỡng sinh căn bản của Đạo .
Vấn đề này suy ngãm ra rất nhiều thứ trong cuộc sống.Em mạn phép tóm lược trên đây, mong về sau có ai đó nghĩ ra thêm thì đó là kiến thức của riêng người đó
Em nói hơi nhiều, có gì câu chữ khó hiểu , mong ai hiểu mà được ý quên lời , bỏ quá cho ạ.:)
 
:D, Chị Chi nói thế em buồn chết, mà bây giờ giai VN nhiều người cũng muốn giải phóng phụ nữ chứ li :D, nhỉ anh Cầu nhỉ :)). Đùa chứ thế mọi người định hưởng ứng phong trào thật đấy ạ :)), does a little bit of joke do any harm ?

Còn về giải thích cùa Hà, hị hị bạn Thủy Anh không được học Dịch nên không biết. Nhưng nói thế em vẫn thắc mắc ạ, nếu thực sự nó chỉ là hình mà không phải là ý, tại sao không chọn một mối quan hệ khac hơn là quan hệ vợ chồng để thể hiện cái ý đó, ví dụ như quan hệ giữa anh chị em trong nhà ạ? Vì nếu nói sự hòa hợp trong gia đình, sự hòa hợp của anh chị em cũng là quan trọng mà. Nếu nói cái bếp là chỉ sự hòa thuận, tại sao lại thể hiện sự vững vàng của nó bằng 1 mối quan hệ potentially conflictual như chuyện bi thảm này, tại sao lại nhất thiết phải là hai ông một bà mà không phải ngược lại.
Em tò mò tì mong mọi người chỉ bảo ạ.

:> Hà có gì gửi mail cho bạn nghe chưa, toàn gọi những lúc tao đang ngủ là thế nào :(
 
Hị hị đề nghị bạn Thủy Anh lần sau trước khi "tố cáo" người khác âm mưu giải phóng phụ nữ thì định nghĩa lại hộ xem "giải phóng phụ nữ" là gì đã nhé. >:)

Với lại dù sự thật phũ phàng thế nào thì chị Hà Chi thân yêu cũng đừng vạch trần ra như thế, kẻo tổn hại đến thể diện của "giai VN" (lời bạn Thủy Anh), rồi gái VN chúng em cũng tủi thân lây. :p

Thế thôi, em trăn trối nốt câu cuối cùng. Từ nay em sẽ không bén mảng đến chỗ nào bàn chuyện sách vở tri thức thế này nữa. Sắp "vào đời" rồi, phải tập làm người lớn, thực tế hơn mới được. :D
 
Truyện Táo quân là một truyện đi ngược lại truyền thống đạo đức dân tộc và đạo đức hiện đại, cổ vũ cho một lối sống nguy hiểm, đánh dấu một sự đi xuống về các giá trị gia đình. Các nhà khảo cổ đang đặt ra nghi vấn về ảnh hưởng của yếu tố phương Tây trong thời gian sáng tác truyện này. Đây có thể nằm trong một kế hoạch phá hoại toàn diện những giá trị tinh thần cơ bản của dân tộc Việt Nam. Một số nghiên cứu về xã hội học cho thấy trào lưu tung các film ảnh sex của một số người mẫu-diễn viên và các cá nhân lên internet hiện nay cũng nằm trong kế hoạch phá hoại các giá trị đạo đức bền vững, tiêm nhiễm những tư tưởng độc hại, làm tha hóa một bộ phận giới trẻ. Chúng ta cần đề cao cảnh giác trước âm mưu thâm độc của một số thế lực thù địch này, giương cao ngọn cờ anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang - đoan chính của phụ nữ Việt Nam.
 
To Thủy Anh :Cái này hè về bàn tiếp, tao sẽ nói cho mày tại sao lại 2 ông 1 bà :D, tại sao lại vợ chồngvv và vv.Nói trên đây thành ra hỏng cái tinh thần anh Cầu đã đặt ra trong box chúng ta.
To bác Cầu:Liệu vấn đề cách mạng bác đặt ra có hơi sớm và phần nào manh động chăng?
Liệu trong cuộc sống ngày nay chúng ta có làm được như vợ chồng táo quân, 2 ông 1 bà mà vẫn hạnh phúc, ấm êm.?
Hãy khoan nói về cái sự đoan chính của chị em phụ nữ chúng ta mà hãy nói về đức hy sinh, tình yêu khoáng đạt và nồng nàn của các đức ông chồng thời xưa ấy?Hình ảnh gia đình có 3 người năm nào cũng cưỡi một con cá chép cười toe toét ,hạnh phúc lên thiên đình không làm chúng ta xúc động đến nghẹn ngào đó sao?
Liệu có khi nào, giả sử bác có rơi vào vị trí của 1 trong 2 vị Táo quân ấy, bác có làm khác đi không ?
Vả chăng, em thấy hình ảnh gia đình táo quân lại chính là bản tuyên ngôn đanh thép nhất về chính sự đoan chính, trung hậu và đặc biệt đảm đang của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Chị em ta! Có người phụ nữ nào trên thế giới lại được những 2 người đàn ông nhất mực say mê, chiều chuộng, nâng niu, trân trọng suôt hàng ngàn năm, hàng vạn năm mà không gì có thể làm cho khác đi được?
Anh em ta ! Có người đàn ông nào lại cao thượng, galant, manly và thủy chung như 2 đức lang quân của bà Táo?Có tình yêu nào lại khoáng đạt và bền bỉ như tình yêu họ dành cho hiền thê của mình đến thế không?
Cho nên, em nghĩ, vần đề cách mạng cần xem xét lại.
Cho nên, bác Cầu, bác hãy nghiền ngẫm, suy tư thật là sâu lắng!Rất trân trọng tình yêu thương mà bác đã hằng ấp ủ cho chị em nói chung và người yêu bác nói riêng.
All the best!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dam Duong Ha đã viết:
Liệu trong cuộc sống ngày nay chúng ta có làm được như vợ chồng táo quân, 2 ông 1 bà mà vẫn hạnh phúc, ấm êm.?
Hãy khoan nói về cái sự đoan chính của chị em phụ nữ chúng ta mà hãy nói về đức hy sinh, tình yêu khoáng đạt và nồng nàn của các đức ông chồng thời xưa ấy?Hình ảnh gia đình có 3 người năm nào cũng cưỡi một con cá chép cười toe toét ,hạnh phúc lên thiên đình không làm chúng ta xúc động đến nghẹn ngào đó sao?
Liệu có khi nào, giả sử bác có rơi vào vị trí của 1 trong 2 vị Táo quân ấy, bác có làm khác đi không ?
Vả chăng, em thấy hình ảnh gia đình táo quân lại chính là bản tuyên ngôn đanh thép nhất về chính sự đoan chính, trung hậu và đặc biệt đảm đang của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Chị em ta! Có người phụ nữ nào trên thế giới lại được những 2 người đàn ông nhất mực say mê, chiều chuộng, nâng niu, trân trọng suôt hàng ngàn năm, hàng vạn năm mà không gì có thể làm cho khác đi được?
Anh em ta ! Có người đàn ông nào lại cao thượng, galant, manly và thủy chung như 2 đức lang quân của bà Táo?Có tình yêu nào lại khoáng đạt và bền bỉ như tình yêu họ dành cho hiền thê của mình đến thế không?
Cho nên, em nghĩ, vần đề cách mạng cần xem xét lại.
Cho nên, bác Cầu, bác hãy nghiền ngẫm, suy tư thật là sâu lắng!Rất trân trọng tình yêu thương mà bác đã hằng ấp ủ cho chị em nói chung và người yêu bác nói riêng.
All the best!

:)) :mrgreen:, chết mất, hị hị :D.
Yêu Hà :*
 
Dam Duong Ha đã viết:
Hình ảnh gia đình có 3 người năm nào cũng cưỡi một con cá chép cười toe toét ,hạnh phúc lên thiên đình không làm chúng ta xúc động đến nghẹn ngào đó sao?

Các bạn trẻ đọc truyện mà sao không chịu khó tìm hiểu ẩn ý của câu chuyện. Ngụ ý chính của truyện này là những gia đình vớ vẩn không hợp nếp sống văn hóa mới kiểu như 2 ông 1 bà thì sẽ không bao giờ ngoi ngóc được trong xã hội. Quanh năm rúc đầu trong xó bếp, có 1 ngày duy nhất được tự do thì lại phải tranh nhau 1 con cá bé tí để cưỡi. Mà hình như đến quần cũng ko có mà mặc

Nói tóm lại, nếu muốn chui khỏi xó bếp, muốn có @ để cưỡi, và muốn có quần để mặc thì mấy chị em nhà mình cứ túm lấy anh Cầu mà cầu hôn 1 lượt, vừa có 1 cuộc sống sung sướng vừa không bị lạnh đít vì từ nay đã có quần.

/Thanh
 
Khà, vào đọc thấy chữ Pi thì biết là cũng có kẻ kết cuốn này :)) sứơng, đọc cuốn này cảm giác như thật vậy, chẳng biết đừong nào mà lần ^^
Nhưng sao giờ đã huyên thuyên về cả Táo quân thế này ?? 8-}
 
Hi hi hi, quả Hà tưởng "hiền" nhưng đến khi trổ móng vuốt ra cũng làm anh Cầu xanh mặt nhỉ :D

Anyway, chị cũng vẫn đang tò mò về cái "hè về bàn tiếp" của Hà, bàn được luôn bây giờ thì tốt quá :)

Tích Táo quân càng tán càng thấy nảy ra nhiều ý tưởng hay ho nhảy. Nhưng nếu quay về nguyên bản một tẹo thì hình như ông chồng thứ 2 có biết tới sự tồn tại của người thứ nhất đâu nhỉ :-/ Chứ nếu ông ta mà biết vợ mình đâm đầu tự tử vì người khác thì cũng chắc gì đã nhào vào chết theo. (Mà nghe giọng văn kể lại thấy anh ta cũng nhảy vào đống rơm chết cháy là vì "thấy vợ chết thảm, không biết tính sao" --> thấy giống như kẻ giết người tự vẫn chạy tội hơn :D!) Bởi thế nên nói 1 bà 2 ông với cả hạnh phúc gia đình thì cũng hơi miễn cưỡng :-/
 
Dạ, mọi câu chuyện chết cháy của mối tình tay ba xem ra có vẻ làm nhiều người xúc động.Đến nỗi, ngàn năm sau, đám con rồng cháu tiên vẫn còn túm tụm bàn bạc trong toc pic của bác Nguyễn Hữu Cầu.
Người khen, kẻ chê...nhưng hư thực thế nào thì hoàn toàn mù tịt.Hội nghị 2 bên với lãnh đạo "Hội cứu vớt hạnh phúc và chống phá sự băng hoại đạo đức gia đình" do chủ tịch Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo và phe đối lập tức tốc nổ ra, bất chấp cả ý nguyện hay ho ban đầu là bàn về chuyện đọc sách.
Nguyên nhân của xung đột đang được làm sáng tỏ.Hiện nay mỗi bên đang quyết tâm bảo vệ ý kiến của mình và lôi kéo một số đồng minh tham gia.Hình ảnh gia đình táo quân là sự băng hoại luân lý gia đình truyền thống hay là một hình tượng ẩn dụ về tình yêu đẹp đẽ, trong sáng ?
Một số nhân vật trung lập như Hà Chi, Thủy Anh thì háo hức với ý kiến tranh luận của cả hai bên và liên tục đặt câu hỏi "Sao lại là vợ chồng , sao lại 2 ông mà chỉ có 1 bà?"
Vâng, câu hỏi rất hay ạ.Nếu nói thì có lẽ tốn rất nhiều bút mực, các học thuyết ký quái của Âm Dương, Kinh dịch, Lý số... e không tiện. Em hẹn khi nào đó chị em ta lại bàn tiếp sôi nổi hơn, thống thiết hơn.Bây giờ khép lại để quay lại với lời kêu gọi của bác Cầu và tinh thần ham đọc sách của bác.:D

Nhàn cư Vi bất Thiện!
(dịch nghĩa :Ngồi không, chẳng làm được gì cả, ấy mới là thiện !:D)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Té ra bây giờ mới thấy các em gái thi nhau bàn chuyện lấy 2 chồng. Em đề nghị các bác không nên phũ phàng phá hỏng ước mơ nhỏ bé của các em. Bác Thanh, bác chịu khó về rửa bát và giặt tã cho con thay vì ngồi lập trình vớ vẩn. Bác Cầu cần học cách đi chợ, rửa bát ... thay cho việc tập võ và rong chơi Sapa, xuyên Việt. Ngoài ra hai bác và các bác còn lại có thể mua cuốn "730 cách hầu hạ vợ" của NXB Thế hệ mới, 2000 về tham khảo. Em ủng hộ các em gái trẻ thay đổi quan niệm của các anh và các chị gái già, chịu khó cưới được vài anh cùng lúc cho chắc, yên tâm không bị rủi ro khi mà tỷ lệ ế chồng và ly hôn bây giờ đang quá cao.
Bây giờ tạm đóng góp 1 quyển sách để cho đúng chủ đề, cuốn Đô rê môn, tập 20 em mới đọc. Các bác có nhã hứng thảo luận những hình tượng văn học đặc trưng thì cứ tham gia.
 
Back
Bên trên