Đắng cấp 9x ^^

còn theo em đẳng cấp là giá trị của con người và những hành động để thể hiện giá trị đó
và hy vọng đẳng cấp 9x hiện nay đều là những đẳng cấp vượt trội hơn về nhiều mặt
 
Uhm
Thì e hiểu theo nghĩa tik cực mà
Tất nhiên là trong chúng ta ai cũng hiểu đi xin việc thì k thể mặc hip hop đc :| Phải mặc nghiêm chỉnh. Nếu đi tuyển cho công ty thời trang chắc là đc :|
E nhấn mạnh vào cái mình nghĩ và mình làm cơ :|
 
chủ đề này tớ nghĩ là hay đấy chứ
nhưng sao mãi chả thấy ai post bài nữa thế này
tớ nghĩ chúng ta hơi lạm bàn chút rồi đó :))
mọi người nên quay trờ về chủ đề chính đi nào :D :D
chủ đề của chúng ta là :" đẳng cấp 9x "
 
9x ngày nay có rất n` ng` ko ngại nói thẳng, nói thật:D
dám đối mặt với rắc rối, ko như fần lớn mọi ng` đều cố tránh
rất khâm fục:D
 
nầy thì 9x


9X nổi loạn ở vũ trường
nhay-moi190107.jpg
9X-di-bar301106_1.jpg


Hai cô gái 9X nhảy "mồi" ở bar. (Ảnh: VTC)
Tại vũ trường trên phố Mã Mây (Hà Nội) ánh sáng mờ ảo, loé như chớp giật mưa giông. Nhạc giật cục, dậm dật, âm thanh chát chúa như khoan vào tai, đám trẻ hò hét, uốn éo vô độ. Nhìn cách lắc ngực, vặn hông… không ai có thể tin họ còn đang trong độ tuổi cắp sách đến trường.


8X đã “về hưu”

Đã quá nửa đêm, bàn hầu như không còn một chỗ trống, lố nhố đủ kiểu đầu, đủ các tư thế đứng, ngồi, nhảy la liệt, hỗn độn. Tại một vị trí đẹp trên mặt bàn là vô số vỏ chia rượu mạnh Hennessy X.O và một đĩa hoa quả. Bên cạnh đó, toán thanh niên mặt búng ra sữa đang khản cổ hò hét kích động trước pha uốn éo của cô gái nhảy mồi.

Bàn bên cạnh, một cô gái ăn mặc “mát mẻ” đang ngồi một mình gật gù theo điệu nhạc. Trước mặt, một ly nước hoa quả đã vơi đi phân nửa.

Trong cái ồn ào đinh tai nhức óc ấy, vẫn thấy khá nhiều cô gái gương mặt ủ rũ đang ngồi vùi mình bên những ly nước hoa quả. Những khuôn mặt mệt mỏi ấy được che đậy sau lớp phấn son cầu kỳ một cách thái quá.

Theo một nhân viên phục vụ, đó hầu hết đó là “hàng 8X” những cô gái này đã thuộc diện “về hưu” so với quá nhiều các em trẻ đẹp nơi đây - thế hệ 9X. Thời gian gần đây do đám choai choai mới lớn tìm tới vũ trường, quán bar đông quá, khiến lứa tuổi 8X trở thành hàng quá “đát”.

Anh này nháy mắt với khách, trước đây, các chàng trai muốn đưa được các cô đi chơi cùng phải xếp hàng dài thì nay đã khác. Hễ có ai rủ là nhiều cô đi ngay không cần biết họ là những đối tượng như thế nào. “Hàng 8X “lởm” rồi. Nếu thích, đợi tý em tìm hàng 9X cho, ngon như ăn gà non luôn... Đại ca thích em “điều cho”, một người phục vụ tại vũ trường gợi ý.

Nổi loạn 9X

Ban đêm tại các vũ trường, quán bar, những màn biểu diễn bốc lửa của đám “cậu ấm cô chiêu” mà thiên hạ quen gọi là “tuổi teen” vẫn cứ rầm rầm.

Dấu hiệu của tuổi teen ở quán bar, vũ trường so với các dân anh chị khác là trang phục. Họ không khoác trên mình những bộ quần áo quá diêm dúa, hở hang theo kiểu “áo hững hờ, quần chờ nửa phút”. Các dân chơi này đều “sính” quần áo hàng hiệu theo gu kiểu Hip-hop, Bô-hê-miêng…

Điểm mà dân chơi chú ý và “ngả mũ kính nể” là đội ngũ này quậy bốc lửa, quậy có tầm. Đó là sự la hét, hú theo tiếng nhạc và tiêu tiền một cách cực sành điệu theo kiểu “có học” hơn hẳn lớn “anh chị” thuộc về “thủa trước”.

12 giờ đêm, tại một quán bar được quảng cáo có nhiều em xinh đẹp, khách vừa ngồi xuống, một chai rượu ngoại đã rót cạn. Uống xong cũng là lúc mấy cậu đầu chải gôm theo kiểu chôm chôm đã “điều” mấy em mặt mũi non choẹt đến... quậy.

Ngồi một hồi tới “độ phê” và dường như không chịu đựng được nữa, các cô bước ra sàn uốn éo lắc lư theo tiếng nhạc. Nhìn cách lắc ngực, vặn hông…không ai có thể tin họ còn đang trong độ tuổi cắp sách đến trường. Trong khi các cô “phê”, đám đông ở dưới hò hét, bình phẩm chê bai với đủ những ngôn từ tục tĩu ở đường phố, chợ búa.

Đám người tụ lại mỗi lúc một đông, vòng trong vòng ngoài ở giữa trung tâm của quán. Được đám đông cổ vũ, cộng với sự hưng phấn của những ly rượu mạnh, các cô mỗi lúc một “sôi sùng sục” hơn. Nam nữ vào cuộc.

Tiếng nhạc càng về sau càng dội mạnh, khi độ “nóng” đã lên đến… đỉnh điểm, một cô gái cởi phăng chiếc áo ngoài đưa lên đầu quay vòng tròn, mặc cho trên tấm thân gầy nhẳng chỉ còn một dải yếm. Mỗi khi những cô gái cúi xuống để “khoe hàng”, rồi làm những động tác trườn bò như rắn, sự kín kín hở hở khiến đám đông lại thi nhau hò hét át cả tiếng nhạc.

Điện thoại di động đời mới thi nhau chớp sáng. Đèn trong bar lúc này đã được giảm bớt đến mức tối đa. Mặc cho “người hâm mộ” tha hồ dí sát điện thoại vào các vùng nhạy cảm để ghi lại khoảnh khắc “vàng”, các cô gái vẫn say sưa thể hiện hết mình.

Theo một số cô gái 9X, lý do đến quán bar vì buồn, bạn bè rủ đi, giận dỗi bố mẹ, đi “để bọn nó biết mặt”… Có 1001 lý do khiến các em đi đến nơi này. Có cô còn bảo, buồn không đi bar thì biết đến đâu ở cái đất Hà thành này.

Còn theo một người làm lâu năm ở các sàn nhảy thì, đến đây, có bản lĩnh đến mấy cũng khó thoát khỏi sự cám dỗ của tiền, thuốc lắc, ma tuý
cre:dantri
 
đúng là 8x, 9x ngày càng n` ng` đến vũ trg`
cũng 1 fần vì sự quan tâm, quản lí của gia đình nữa chứ:D
fần lớn là nhà giàu, bố mẹ nuông chiều, ko quan tâm...
như tớ thì còn khướt
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bây h xã hội cám dỗ nhìu quá :(


Ma túy, mại dâm “tấn công” 9X


Giống như bạn bè cùng trang lứa, các em cũng từng có một gia đình để yêu thương, có điều kiện học hành đầy đủ nhưng tất cả bị chôn vùi bởi ma túy, mại dâm và có thể cả căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS (gọi chung là “ba trong một”).


Đường trượt của Dung, của Trang...



Nằm chơ vơ giữa một vùng đồi núi, Trung tâm Giáo dục Lao động Số 2 (Ba Vì, Hà Tây), thuộc Bộ Lao động Thương binh & Xã hội nằm cách ly với thế giới bên ngoài bằng một con đường dài hun hút và cánh cửa chắn ngang nặng trịch, lạnh lẽo.



Người đầu tiên chúng tôi tiếp xúc và chú ý nhiều nhất là Dung, học viên nhỏ tuổi nhất ở Trung tâm. Ở tuổi 14, Dung trông rất phổng phao so với các bạn cùng trang lứa. Nếu không có chị phụ trách giới thiệu thì sẽ không dám nghĩ em là học viên ở đây. Bởi Dung toát lên vẻ sành sỏi trong cách trang điểm.



Khuôn mặt được tô tô trát trát một cách kỹ lưỡng và chăm chút từ đường kẻ chân mày đến đôi môi đỏ gợi cảm. Mái tóc màu hạt dẻ điểm thêm mấy sợi tóc highlight, phía đuôi mắt dính những hạt pha lê óng ánh khiến cho bất kỳ ai nhìn em cũng phải gật gù, sành điệu quá.



Quê ở Thái Bình nhưng do bố mẹ ly dị, Dung bị bỏ rơi. Không có người chăm sóc, Dung cứ vất vưởng giữa nhà bố, nhà mẹ và nhà bạn bè. Buồn chán thêm vào đó là sự bồng bột của tuổi trẻ đã khiến Dung quyết định bỏ nhà lên Hà Nội kiếm việc làm. Tuổi nhỏ lại không có bằng cấp nên không ai dám nhận Dung. Cuối cùng, Dung quyết định xin làm bưng bê cho một quán cà phê, mà thực chất là một quán mại dâm trá hình.



Những ngày đầu, Dung phớt lờ tất cả, chăm chỉ hoàn thành công viêc giặt giũ quét dọn với mục đích kiếm một chỗ ăn chỗ ngủ và có ít tiền tiêu hàng tháng. Em cũng tự nhủ phải biết giữ mình khi làm việc trong môi trường như thế này. Nhưng hàng ngày nhìn các chị tiếp viên của quán son phấn lộng lẫy, ăn mặc đẹp, tiền tiêu thoải mái khiến Dung lung lay. Tâm lý ăn no mặc ấm của Dung giờ nhường chỗ cho mong muốn ăn ngon mặc đẹp như các chị.



Như đoán được ý nghĩ đó, bà chủ quán khéo léo dụ dỗ Dung làm tiếp viên thay vì làm công việc oshin bẩn thỉu và cực nhọc, nào là cháu được chiều chuộng, có tiền tiêu thoải mái.



Sau những lời đường mật, Dung gật đầu đồng ý. Ngay tối hôm đó, Dung bán đi cái quý giá nhất của cuộc đời và bắt đầu trượt dần vào vũng bùn nhơ nhớp. Những đồng tiền kiếm được quá dễ dãi từ việc bán thân đã làm mờ mắt em. Cuộc vui nào rồi cũng có lúc tàn. Dung bị bắt trong một chiến dịch truy quét của công an và được đưa lên Trung tâm với thời gian giáo dục 12 tháng.



Ngược lại với Dung, Trang (16 tuổi) sinh ra ở một quận trung tâm Hà Nội. Gia đình không khá giả nhưng bố mẹ vẫn lo cho em ăn học tử tế. Nhưng, vì nghe bạn bè rủ rê và lôi kéo, en bỏ học giữa chừng. Những lần bỏ nhà đi hoang với bạn bè khiến bố mẹ bất lực và quyết định từ em. Những cuộc vui thâu đêm suốt sáng làm cho Trang quên đi tất cả. Và khi không đủ tiền ăn chơi, Trang đầu quân cho một động mại dâm.



Trang luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những ông khách thừa tiền. Thành quy luật, để có sức khỏe cho những đêm trắng, Trang dùng ma túy. Nhiều đêm nằm suy nghĩ, em đã khóc cho số phận của mình, khóc vì em đã bất hiếu với bố mẹ nhưng rồi sau đó lại bị cuốn vào cái vòng luẩn quẩn: nghiện hút, bán dâm. Cuộc đời của em bước sang một trang mới khi em được đưa vào Trung tâm để học tập và làm lại cuộc đời.



Khi được chuyển Trung tâm 2, Dung và Trang mắc bệnh xã hội khiến cho các thầy cô mất nhiều thời gian chữa trị cho các em. Riêng Trang khó khăn hơn khi cô còn phải cai nghiện.



Hiện sức khỏe của hai em phục hồi nhiều nhưng khi đặt câu hỏi với cán bộ của Trung tâm: “Liệu hai em có bị mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS” thì nhận được sự im lặng và xin phép không tiết lộ chuyện này. Chị từ chối không trả lời hay im lặng cũng là một cách trả lời khéo?



Chị Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Trung tâm 2, nói: “Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các em hư hỏng là do đua đòi và buồn chán chuyện gia đình. Đa số em ở đây có bố mẹ bỏ nhau, bố có vợ khác hoặc mẹ có chồng khác. Các em bị bỏ rơi không được quan tâm chăm sóc. Một bộ phận nhỏ hơn thì muốn có tiền ăn chơi nên sa ngã” .



Cần một trung tâm riêng cho các em 9X



Chị Phương cho biết thêm: “Các em bị thu gom vào đây vì nghiện ma túy và làm gái mại dâm. Có em tái nghiện rất nhiều lần, có em bán dâm từ năm 12 -13 tuổi. Những em nghiện ma túy cai nghiện tại Trung tâm trong thời gian 24 tháng. Còn những em bán dâm được chữa bệnh xã hội tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà quy định thời gian chữa trị, nhanh thì 1-2 tháng. Còn những bệnh nặng như lậu, giang mai thời gian chữa bệnh có thể lên đến 7-8 tháng”.



Thời gian ở Trung tâm các em cũng học thêu, làm hàng mã có một nghề khi tái hòa nhập xã hội. Bên cạnh đó các em cũng thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức về sức khỏe, học cách bảo vệ và phòng tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội cho bản thân.



Tất cả học viên nhí này được Trung tâm bố trí một phòng riêng để sinh hoạt và cũng để tách riêng với các học viên lớn tuổi khác trong Trung tâm.



Hiện ở Hà Nội mới chỉ có trường Phổ thông Nội trú & Dạy nghề Số 1 cho trẻ em nam hư hỏng phạm tội trộm cắp, đánh nhau... còn cho đến bây giờ vẫn chưa có một trung tâm nào dành riêng cho trẻ em nữ ở độ tuổi vị thành niên.



Theo quy định, tất cả em gái bị bắt vì mại dâm và ma túy được chuyển lên Trung tâm Số 2. Nhưng có khá nhiều trường hợp học viên nữ quay lại đây cải tạo lần thứ ba, thậm chí có học viên còn đang bị treo các mức án tù chờ thi hành, có ai dám đảm bảo các em không bị ảnh hưởng từ học viên?

Sống cùng một môi trường sẽ khiến cho các em học tập những suy nghĩ và sự trải đời của những học viên khác, chưa kể có thể các em nữ sẽ bị tiêm nhiễm những kinh nghiệm xấu của thế hệ học viên trước. Liệu rằng khi chấp hành xong thời gian lao động tại trung tâm, các em có hoàn lương không hay lại dùng chính những kinh nghiệm học được để tái phạm?
cre:dantri
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hmmm :-?
Nói chung dù sao cũng 1 phần lớn do hoàn cảnh (bố mẹ li dị, bạn vè rủ rê...)
Cái chính là 9x chưa biết cách tự chủ trước những điều này
Cần phải nhìn vào những cái này mà tự hiểu, ai hiểu thế nào thì hiểu, vì mỗi ng` 1 ý nghĩ.Quan trọng là biết thế nào đúng thế nào sai, vậy thôi.
 
Đấy chỉ là một phần nhỏ của 9x thôi
Chúng ta toàn học sinh Ams (những gương mặt sáng ngời )thế này
9x vẫn là thế hệ trẻ mà
 
thế nên cần học hỏi từ người lớn
nhưng tôi thấy học sinh chúng ta thường tự coi mình là lớn , là đã trưởng thành , ít người chịu lắng nghe cha mẹ hoặc người lớn lắm
 
con ng` ntn cũng fụ thuộc rất lớn vào gia đinh, XH, hoàn cảnh...
tất nhiên cần sự giúp đỡ của mọi ng` & có bản lĩnh để ko gục ngã trc' cám dỗ:D
[nhà văn Sơn Tùng nói:" Quê hương và gia đình là khởi thủy của mọi nhân tài"]

thg` thì ở tuổi này, khi ng` lớn khuyên bảo thì dễ khó chịu , theo kiểu:" hứ! cú như mình còn là trẻ con", ko nghe mà n` khi làm ngc lại để chứng tỏ mình có thể tự jải quyết mọi việc
tuổi mới lớn ẩm ương fức tạp mờ:))
 

thg` thì ở tuổi này, khi ng` lớn khuyên bảo thì dễ khó chịu , theo kiểu:" hứ! cú như mình còn là trẻ con", ko nghe mà n` khi làm ngc lại để chứng tỏ mình có thể tự jải quyết mọi việc
tuổi mới lớn ẩm ương fức tạp mờ:))
<~~~~~~~~~~~Thỏ ku nói chí lí:D
 
đúng đúng
thường thì khi bố mẹ nhắc nhở thì những cô bé cậu bé sẽ hay khó chịu
từ đó lâu ngày dẫn đến ko nghe lời ==>... chuyện gì đó
gia đình là cái nôi của xã hội
bố mẹ luôn khuyên nhủ chúng ta những điều tốt và đó cũng giúp chúng ta hình thành bản lĩnh sống
tớ nghĩ ở cái tuổi còn ẩm ương như thế này thì gia đình rất quan trọng
có thể bố mẹ hay mắng chúng ta một chút nhưng đó chỉ là muốn chúng ta tốt hơn
ko nên giận dỗi thái quá hay có thái độ khó chịu
:D :D :D
 
thế mọi ng` nghĩ sao về chuyện bố mẹ đọc nhật kí hay nghe con nói chuyện điện thoại với bạn?
bố mẹ nghĩ là cần biết suy nghĩ của con, cần hiểu con nên làm thế
con bạn tớ phản đối dữ lắm, nó đang dỗi bố mẹ nó, thế là cố tình làm ngc lại n~ z` bố mẹ nó nói
[chả là papa mama nó nghe đc nó nói về 1 boy nào đấy :))]
 
hic
công nhận chuyện này tớ cũng ko thik lắm
mọi người nên nói thẳng là bố mẹ ko nên đọc nhật ký và nghe điện thoại của con
hic
tớ nghĩ nên thẳng thắn
còn nếu bố mẹ mà ko nghe thì phải có cách khác thôi :|
 
mai mà mình ko viết nhật kí
nếu ko thế nào cũng bị đọc lén
 
thế mọi ng` nghĩ sao về chuyện bố mẹ đọc nhật kí hay nghe con nói chuyện điện thoại với bạn?
bố mẹ nghĩ là cần biết suy nghĩ của con, cần hiểu con nên làm thế
con bạn tớ phản đối dữ lắm, nó đang dỗi bố mẹ nó, thế là cố tình làm ngc lại n~ z` bố mẹ nó nói
[chả là papa mama nó nghe đc nó nói về 1 boy nào đấy :))]

@Thỏ ku:Đang nói về con Liên hả?
May thật mình học ngu Văn nên ko biết viết nhật kí ko thì bị đọc chết;) ;)
 
uh
Amen
tôi cũng ko ủng hộ việc đọc nhật kí lắm - bố mẹ cũng muốn để ý và quan tâm tới con cái , nhưng càng ngày con cái càng xa lánh , nên tôi nghĩ bố mẹ đành phải làm vậy thôi - box này nên đối tên thành : "những gì các 9x thik và ghét" mới phải !!!
 
Back
Bên trên