anh Quang ạ, LHQ cũng có một ủy ban nhân quyền , mà đã nói tới nhân quyền , tức là ở một mức độ nhất định nào đó sự can thiệp của một tập thể hoặc một nước , lên cái gọi là nội tình của một nước khác , là chuyện cần thiết.
Em đã nói rất nhiều lần qua các post tranh luận trước đây , nhưng dường như anh vẫn không chịu hiểu thì phải.
Khi một nước đã chấp nhận trở thành thành viên của LHQ, tức là đã chấp nhận luật chơi chung của tổ chức đó, bao gồm nhiều khía cạnh , trong đó có vấn đề nhân quyền. Nhân quyền là những giá trị chung của nhân loại , mang tính phổ quát, không có "nhân quyền kiểu phương Tây" ,"~phương Đông". Trong đó bao gồm các quyền kinh tế , xã hội , các quyền tự do dân sự và quyền chính trị.
Miến Điện đã là thành viên của LHQ, , từ địa vị ấy mà họ được hưởng những lợi ích và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế , vd các hỗ trợ nhân đạo, lương thực, y tế ( trong những hoàn cảnh khó khăn) , thậm chí trong điều kiện có bất ổn có thể xin được giúp đỡ gửi lính gìn giữ hòa bình sang. KHi đã tham gia và được hưởng lợi như thế thì đương nhiên phải có nghĩa vụ tôn trọng những cam kết. Cơ cấu chính phủ của từng nước có thể khác nhau, có thể nước này liên bang , nước kia chính quyền thống nhất từ TW đến địa phương , nước này cộng hòa tổng thống , nước kia đại nghị , nước kìa lưỡng tính...
Tuy nhiên, cái cơ bản , cũng là mẫu số chung , đó là các quyền nhân thân, kinh tế , lao động , xã hội, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận , được góp lá phiếu trong những cuộc bầu cử phổ thông, công bằng , thể nguyện rộng rãi ý nguyện của toàn thể dân chúng... phải được tôn trọng
Nói chung, nếu đọc bản hiến pháp của phần lớn các nước trên thế giới hiện nay , đều có những điều khoản bảo vệ , cam kết tôn trọng các quyền lợi nêu trên, vì thế , nếu không thực hiện thì là vi hiến, luật pháp khi ấy sẽ trở thành một trò hề và là công cụ để giới cầm quyền thao túng và lũng đoạn xã hội.
Trong những xã hội mà có sự cạnh tranh chính trị công bằng, có các tổ chức của xã hôi dân sự làm đối trọng với chính phủ và có các ủy ban độc lập bảo vệ các quyền lợi nêu trên của công dân , thì những sai lầm của chính phủ sẽ có nhiều khả năng sẽ bị phanh phui và tái lập được trật tự xã hội...
Xét trong hoàn cảnh của Miến Điện , Bắc Hàn, Cuba hay của rất nhiều quốc gia khác như ở Trung Á, Trung Đông, Châu Phi hiện nay , rất nhiều nước còn có những hủ tục và cả những lề lối tư duy, cư xử trong xã hội rất lạc hậu, khiến nhiều bộ phận dân cư không thể thoát khỏi cảnh cơ cực lầm than. Đã có nhiều bộ phận dân cư, có tri thức trong xã hội đứng lên để đòi lại những quyền căn bản của mình. Đó là bước ngoặt để làm xã hội tiến lên. Nhưng nếu như sự đấu tranh này gây nên xung đột lợi ích với giới cầm quyền, thì đương nhiên bọn chúng sẽ tìm mọi cách để dập tắt.Từ đó mà quân đội, cảnh sát, tòa án (ngành tư pháp__bị khống chế bởi giới cầm quyền do không có cơ chế "tam quyền phân lập") được huy động để giữ vững độc quyền cai trị của bọn cầm quyền độc tài tham nhũng. Ở nhiều nước thậm chí, giáo hội còn được ghép vào chính phủ để đưa đất nước vào con đường sai lầm, như các nhà nước giáo quyền hồi giáo, vd Iran ngày nay.
Như thế, sự can thiệp của cộng đồng quốc tế, tuy không thể giải quyết một cách triệt để vấn nạn của các xã hội kia, thì đó cũng là giải pháp cần thiết để giúp gìn giữ một trật tự nhất định.
Nói đi thì cũng phải nói lại, không ít người lo ngại các nước lớn dùng việc can thiệp để mưu cầu tư lợi .Đúng là đôi khi có chuyện đó nhưng không thể vì thế mà đưa vấn đề đến chỗ tuyệt đối và cực đoan, phủ nhận hoàn toàn tầm quan trọng của nó. Chẳng hạn như không thể vì kinh tế thị trường mang những nguy cơ tiềm ẩn của tệ nạn xã hội và băng hoại đạo đức mà không phát triển KTTT.
Vấn đề là chúng ta ủng hộ việc hợp tác để dần gây sức ép qua những biện pháp ôn hòa, như vậy vừa đảm bảo được tính thuyết phục hơn, vừa tránh khỏi những thiệt hại không mong muốn có thể gây ra cho người dân thường vô tội (điển hình là khi thi hành cấm vận kinh tế).
Xét trường hợp của Miến Điện hôm nay, tình thế đều đã rõ. Các quyền lợi căn bản của người dân đều bị vi phạm nghiêm trọng. Nạn lao động cưỡng bức, xâm phạm tình dục của giới quân nhân, tham nhũng, coi thường sinh mạng của dân chúng qua rất nhiều đợt đàn áp đẫm máu kể từ cuộc đảo chính quân sự 1962. Đó là những quyền xã hội và kinh tế. Thế còn quyền chính trị và tự do dân sự thì sao ? Quyền bầu cử đã bị tước đoạt khi tập đoàn quân sự tự ý bãi bỏ kết quả bầu cử 1990 (với chiến thắng áp đảo của các lực lượng dân chủ). Internet bị kiểm soát gắt gao, báo chí độc quyền của nhà nước,quyền thể hiện chính kiến bị xâm phạm. Không có nước nào có nhiều tù nhân chính trị như thế lại có thể tự vỗ ngực cho rằng mình có tự do đầy đủ cả.
Với những thực trạng như vậy, việc quốc tế gây sức ép để khôi phục lại nền dân chủ (đã bị tước đoạt từ 1962 và 1990) là điều cần thiết. Việt Nam hiện sẽ là thành viên không thường trực của HĐBA , sẽ phải có đóng góp cho việc nâng cao ổn định và chất lượng cuộc sống của các nước nghèo và bất ổn khác trên thế giới , đặc biệt đó là nước trong khu vực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ là điều sẽ có lợi cho chúng ta, xét về mặt dài hạn , nâng cao uy tín và theo đó, có rất nhiều lợi ích kinh tế và chính trị , an ninh .Do đó , gây sức ép buộc chính quyền Miến Điện tôn trọng các thỏa ước quốc tế mà họ đã kí là việc phù hợp với lợi ích của Việt Nam và những ai cho rằng chuyện Miến Điện không liên quan gì đến VN là thiển cận !
Nhân đây cũng có vài dòng đáp lễ anh Đức Anh.
Mình hỏi vui tý . Thế nào là tôn giáo cực đoan ? Theo như mình biết, tất cả tôn giáo trên thế giới này đều hướng thiện cho con người . Đó là giá trị văn hóa của tôn giáo .
Còn đoạn sau thì không chính xác , chẳng thuyết phục .
Trong lịch sử, có rất nhiều nhà khoa học đã bị thiêu sống vì làm trái với tôn giáo , trong khi những phát hiện của họ đều là chân lý.
em chỉ nói là Đạo Phật là một tôn giáo coi trọng sự hài hòa và chống lại sự cực đoan, chứ có nhắc đến tôn giáo nào cực đoan đâu, do đó ở đây chắc không có gì mâu thuẫn với cái anh biết .
Ai cũng thấy rằng đạo PHật xưa nay chưa từng là cội rễ gây ra bất ổn xã hội ở đâu cả.
Tôn giáo có tính hướng thiện, nhưng khi bị lợi dụng vì động cơ chính trị thì rất nguy hiểm, ai cũng hiểu như vậy ! Nhưng có một thực tế là những ví dụ về chuyện thiêu sống mà anh đưa ra là của thiên chúa giáo (xưa kia) , hay hồi giáo cũng là một tôn giáo dễ bị lợi dụng, bởi cả các chính quyền độc đoán hay các tổ chức khủng bố quốc tế. Nhìn lại lịch sử thì sẽ thấy khi ở phương Tây ,thiên chúa giáo từng bị lợi dụng để bảo vệ quyền lợi cho vua chúa , gây ra cái chết của nhiều nhà khoa học tài giỏi ; thì ở phương Đông, những triều đại như nhà Lý, lại cử các vị sư để làm cố vấn cho nhà vua, và định hướng về mặt luân thường đạo lý cho xã hội.
Tóm lại, với vai trò tích cực như thế , Phật giáo đương nhiên cũng có phần trách nhiệm trong việc đòi lại quyền sống cho người dân, đương nhiên, chúng ta lại cũng không thể phó thác hoàn toàn trách nhiệm cho các nhà tu hành.
Chẳng phải khi xưa tổng thống của nền đệ nhất cộng hòa Ngô Đình Diệm có chính sách gia đình trị , phật giáo đã đứng lên đấu tranh hay sao, vụ hòa thượng tự thiêu còn ghi rành rành trong sách sử.
Cuối cùng, nếu anh cứ bám vào câu " Tôn giáo là thuốc phiện" của Marx để phủ nhận vai trò của nó trong hoàn cảnh ngày nay ở Miến Điện (chủ đề của topic) thì em cũng xin chào thua !