Đảo Chính ở Myanmar (Burma, Miến Điện)

Nguyễn Hoàng Cộng
(money_power_respect)

New Member
BBCVietnamese.com

23 Tháng 9 2007 - Cập nhật 15h15 GMT

Biểu tình lớn kỷ lục ở Myanmar

Gần 20.000 người tại thủ đô cũ Rangoon của Myanmar đã tham gia vào cuộc biểu tình lớn nhất từ gần 20 năm qua nhằm phản đối chính phủ quân đội.

Đứng đầu đoàn biểu tình vẫn là các nhà sư nhưng số dân thường tham gia ủng hộ đông hơn nhiều so với những hôm trước đây và lần đầu tiên người ta thấy hàng trăm ni cô tham gia.

Và khác với những hôm trước trong tuần, cảnh sát đã ngăn đoàn biểu tình đi vào con đường dẫn tới ngôi nhà của lãnh đạo đối lập bị quản thúc tại gia Aung San Suu Kyi.

Phóng viên Đông Nam Á của BBC Jonathan Head nói cuộc biểu tình lớn hơn trước vì nay giới tăng ni đã đề nghị người dân tham gia cùng họ thay vì khuyên họ tránh xa để giới quân đội không làm khó dễ.

Tổng Thư ký khối Asean, Ong Keng Yong nói với hãng thông tấn Associated Press rằng ông hy vọng giới chức Myanmar không có hành động mạnh nào để tránh 'đối đầu'.

'Hàng rào bảo vệ'

Phóng viên BBC nói khó có thể đoán được điều gì sẽ xảy ra vì chính quyền Miến Điện đã từng thẳng tay với các nhà sư biểu tình hồi năm 1988 và mới đây đối với các sinh viên đối lập.

Hôm thứ bẩy bà Suu Kyi vừa khóc vừa tham gia cầu nguyện cùng các nhà sư sau khi họ được phép đi qua ụ chắn đường tới nhà bà.

Nhưng hôm chủ nhật các ụ chắn đã được tăng cường và người ta không cho đoàn biểu tình đi qua.

Các nhân chứng cho biết đám đông đã tạo ra một hàng rào người để bảo vệ các nhà sư và ni cô.

Đám đông kêu gọi thả các tù nhân chính trị và hô khẩu hiệu ủng hộ nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi.

Trong suốt 18 năm qua, bà Suu Kyi đã bị cầm giữ trong 11 năm.

Hồi năm 1990, đảng của bà giành chiến thắng trong kỳ bầu cử, nhưng kết quả bị phe quân đội tuyên bố vô hiệu và bà bị cấm vĩnh viễn việc đảm nhận bất kỳ chức vụ chính thức nào.


20070927151410burma_soldiers.jpg

_44141329_monks_416_ap.jpg

_44142374_sandals_416_ap.jpg

_44141328_barbedwire_416_ap.jpg



Cuộc biểu tình này đã được vài ngày rồi, và nó vẫn đang diễn ra. Ở bên này tin tức về nó được đưa hàng ngày trên CNN, ABC và đủ các kênh tin khác. Có thể nói việc biểu tình ở Burma đã rõ từ lâu, chỉ chờ thời cơ là bùng nổ. Mình ko biết ý kiến của mọi ng thế nào về vấn đề này, và quan điểm của Việt Nam trong vấn đề này bởi vì tin tức về cuộc biểu tình này hoàn toàn bị bưng bít ở Việt Nam.
 
Ok có nói nhưng mà em thấy nó ko nằm trong mục tin chính của của ít nhất 10 ngày qua trên các trag tin này. chỉ có tuổi trẻ đưa ở ngay trang đầu tin thế giới nhưng là về nhà báo Nhật tử nghiệp ở Burma. rõ ràng là chỉ đưa lấy lệ, có ý làm giảm nhẹ hoặc bưng bít ít nhiều.
 
Thì... kệ nó chứ còn làm thế nào được nhỉ??? Mình nói nghiêm túc đấy.
 
Anh nhớ có lần đã phát ngôn chính thức là VN ủng hộ sớm trao lại chính quyền cho dân sự, khôi phục dân chủ (phát trên thời sự). Còn sức ép hay quan tâm thì ngoài tầm của mình rồi. Các báo đưa tin ít thì cũng đơn giản vì VN chả ai quan tâm cái tin ấy lắm :| Mấy hôm vừa rồi thời sự có hơn 30’ thì cái vụ sập cầu đã chiếm một nửa, tin trong nước, cộng các tin lớn khác thì ít cũng chẳng có gì lạ :-??
 
khiếp quá,may mà Việt Nam yên ổn...không đâu bằng quê hương mình...
 
--------------------------------------------------------------------------------

Ok có nói nhưng mà em thấy nó ko nằm trong mục tin chính của của ít nhất 10 ngày qua trên các trag tin này. chỉ có tuổi trẻ đưa ở ngay trang đầu tin thế giới nhưng là về nhà báo Nhật tử nghiệp ở Burma. rõ ràng là chỉ đưa lấy lệ, có ý làm giảm nhẹ hoặc bưng bít ít nhiều.

một phần vì đại đa số dân Việt Nam hầu như không biết gì mấy về đất nước này , ngoại trừ việc nó cũng là một thành viên của Asean
tuy nhiên , có điều cần phải lưu ý là cách đưa tin của Việt Nam và Trung Quốc chỉ nói về diễn biến là chính , không đi sâu vào phân tích các khía cạnh chính trị của cuộc biểu tình này , trong đó nổi bật nhất là yêu cầu đòi tự do, nhân quyền , thiết lập một nền dân chủ thật sự dựa trên đối thoại và hòa hợp dân tộc . Tất nhiên , chúng ta hiểu là đối với Trung Quốc thì họ hạn chế việc đưa tin cũng một phần vì muốn chế độ độc tài quân phiệt tránh khỏi sự sụp đổ bất ngờ để còn bảo vệ các lợi ích kinh tế và chiến lược của họ (vì bị cộng đồng quốc tế cô lập , Trung Quốc hiện là đối tác thương mại và cung cấp vũ khí lớn nhất của Miến Điện). NGoài ra , đối với cả Trung Quốc và Việt Nam , luôn hạn chế nhắc đến các vấn đề nhân quyền và dân chủ ở một nước khác (đó là nguyên tắc gọi là "không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác") . Tuy nhiên , lí do đích thực là gì thì chúng ta đều đã rõ !


PS : đây là một cuộc cách mạng của quần chúng Miến Điện, cuộc cách mạng xã hội bất bạo động của những người yêu chuộng tự do dân chủ , quyết không chấp nhận bàn tay cai trị độc tài sắt máu của tập đoàn quân sự tham nhũng , bất tài , đưa đất nước vào cảnh nghèo đói.
Vì thế , dùng từ "đảo chính" như trong tiêu đề là không chính xác, vì bản chất của cách mạng xã hội và đảo chính là hoàn toàn khác nhau.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh chịu, không tưởng tượng nổi có người nói vụ này như một sự tiêu cực của nước Việt Nam :-??. Đến không quan tâm đưa tin (ở mức cần thiết :-/) chẳng có chút liên quan gì đến nước mình cũng thành một điểm gì đấy để công kích chính phủ. Myanmar chả liên quan qué gì tới VN. Trên thực tế có đọc tin này vào tai anh anh cũng chẳng thời gian đâu để quan tâm. Báo nào đặt lên headline thì còn bị anh kêu là ngớ ngẩn. Hay phải đưa nhiều tin chẳng ai thèm quan tâm tới mới là dân chủ, tự do ?
 
Thực sư thông tin này là thông tin rất đáng chú ý có tầm ảnh hưởng lớn ở khu vực ĐNA, nhưng hiện nay phía chính phủ Myanmar đang cố kiểm soát việc đưa tin về vụ này nên có thể họ cũng yêu cầu phía Vn hạn chế đăng tải các thông tin liên quan đến cuộc biểu tình .
 
Anh chịu, không tưởng tượng nổi có người nói vụ này như một sự tiêu cực của nước Việt Nam :-??. Đến không quan tâm đưa tin (ở mức cần thiết :-/) chẳng có chút liên quan gì đến nước mình cũng thành một điểm gì đấy để công kích chính phủ. Myanmar chả liên quan qué gì tới VN. Trên thực tế có đọc tin này vào tai anh anh cũng chẳng thời gian đâu để quan tâm. Báo nào đặt lên headline thì còn bị anh kêu là ngớ ngẩn. Hay phải đưa nhiều tin chẳng ai thèm quan tâm tới mới là dân chủ, tự do ?

Chính xác, làm báo cũng là kinh doanh, đã kinh doanh thì lợi nhuận phải đặt lên hàng đầu, mà muốn có lợi nhuận thì phải đánh trúng vào thị hiếu khán giả. Thử hỏi đặt cái tin đảo chính ở Myanma lên headline thì có bao nhiêu người xem so với đặt các tin giật gân giết người hiếp dâm. Làm như các báo bây giờ vừa có tiền vừa an toàn, chả sợ dính dáng gì đến các vấn đề nhạy cảm
 
dân VN ko quan tâm j` đến Myanmar đâu :)) đến vấn đề chạy đua hạt nhân của Ấn Độ-Pakistan , bomb hạt nhân của Triều Tiên , Iran còn chả ai quan tâm nữa là vấn đề đảo chính nội bộ quốc gia ko ảnh hưởng mấy đến thế giới :))
 
Thực sư thông tin này là thông tin rất đáng chú ý có tầm ảnh hưởng lớn ở khu vực ĐNA, nhưng hiện nay phía chính phủ Myanmar đang cố kiểm soát việc đưa tin về vụ này nên có thể họ cũng yêu cầu phía Vn hạn chế đăng tải các thông tin liên quan đến cuộc biểu tình .

be aware of destructionists , BBC and VOA =)) =))
giống miền bắc VN ngày xưa , đề phòng phản động - cấm nghe đài địch =))
 
dân VN ko quan tâm j` đến Myanmar đâu đến vấn đề chạy đua hạt nhân của Ấn Độ-Pakistan , bomb hạt nhân của Triều Tiên , Iran còn chả ai quan tâm nữa là vấn đề đảo chính nội bộ quốc gia ko ảnh hưởng mấy đến thế giới

Đọc bao nhiêu bài trên anh không thấy ai nói gì là vụ này sẽ ảnh hưởng tới VN như thế nào. Toàn chui vào kêu chính phủ không chú ý đăng tin này nhiều nhiều tí là không dân chủ, tự do. Nếu em cho rằng sự không quan tâm đó là vô lý thì theo em thì tin này có ảnh hưởng gì tới ai ở VN ?
 
Ảnh hưởng đến em, vì em đang có ý định đi du lịch Myanmar :-"
 
Ok có nói nhưng mà em thấy nó ko nằm trong mục tin chính của của ít nhất 10 ngày qua trên các trag tin này. chỉ có tuổi trẻ đưa ở ngay trang đầu tin thế giới nhưng là về nhà báo Nhật tử nghiệp ở Burma. rõ ràng là chỉ đưa lấy lệ, có ý làm giảm nhẹ hoặc bưng bít ít nhiều.

Cùn............
 
Một số bức ảnh từ Myammar:

burma1_wideweb__470x352,0.jpg

410w.jpg

monks_wideweb__470x311,0.jpg

2007092562061401.jpg

1_229021_1_9.jpg

image3288044.jpg

story43508cf318b893a3125098b1fb038995.jpg

070925_monks.jpg

monks.jpg

2_174438_1_248.jpg

KhmerKromBuddhistMonksProtest.jpg20070227.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đọc bao nhiêu bài trên anh không thấy ai nói gì là vụ này sẽ ảnh hưởng tới VN như thế nào. Toàn chui vào kêu chính phủ không chú ý đăng tin này nhiều nhiều tí là không dân chủ, tự do. Nếu em cho rằng sự không quan tâm đó là vô lý thì theo em thì tin này có ảnh hưởng gì tới ai ở VN ?

quote nhầm rồi ông anh :| bài thằng + ko phải bài em
còn nếu nói ảnh hưởng thì nhanh nhất là về mặt kinh tế :D các thứ XK sang Burma ko tiêu thụ đc , hoặc ko xuất cảng đc ... đáng quan tâm chưa
 
:eek: :eek: :eek:
Ứ biết gì hết, sắp đc 2 tuần rồi mà ứ biết gì hết.:eek:
Mà em chỉ nghe nói là ở Burma có thống tướng Than Xuề gì gì đó thôi, chính phủ quân sự nhưng mà trung lập. Hồi gì còn vừa thống nhất làm hiến pháp cơ mà.:-??
Nhưng nói thật, đất nước mà phụ thuộc tôn giáo nhiều thế kia khó mà yên đc.
 
Nhưng nói thật, đất nước mà phụ thuộc tôn giáo nhiều thế kia khó mà yên đc.

Dưới sự đàn áp của chính quyền quân phiệt Miến Điện, lần này rất nhiều nhà sư đứng lên để đòi sự công đạo và tự do cho người dân.

Họ đa phần biểu tình rất trật tự và không gây bạo động (có thể nhìn ảnh). Tuy nhiên chính phủ Miến Điện dùng quân đội và vũ lực để mà đàn áp.
 
như vậy cũng đủ để biết rằng tôn giáo không phải là nguyên nhân gây bất ổn , nhất là những tôn giáo coi trọng sự hài hòa , bất bạo động , không cực đoan như Phật giáo.
Tôn giáo chỉ là một phương tiện để hướng dẫn xã hội đi đúng đường và ngăn cản phần nào những giá trị đạo lý bị đảo lộn bới phát triển .Cũng nhờ vì có tôn giáo dẫn đường nên Miến Điện từ lâu đã không phải là một xã hội tiêu thụ, ngược lại , mọi người chọn lối sống cần lao. Mối quan tâm hàng đầu của tôn giáo tất nhiên không phải là làm chính trị hay là cách mạng, đảo chính gì cả. Tuy nhiên , khi chế độ cầm quyền đã thách thức quyền sống của nhân dân nước mình bằng súng đạn, đã đưa một đất nước từ cảnh thái bình, xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, với một tương lai từng được đánh giá là sẽ hơn cả Thái Lan hay Việt Nam khi nước này mới dành độc lập , vào cảnh đói khổ , tự cô lập , thì các nhà tu hành làm sao có thể ngồi yên được. Lí do là nhà tu hành không sống trong chân không, trong một cõi niết bàn xa xôi nào cả , họ phải biết đau cái đau của chúng sinh và phải đóng vai trò trong việc giúp nhân dân thoát khỏi những chế độ cai trị chuyên quyền độc đoán. Chúng ta cần phải biết rằng ngọn lửa tranh đấu cho quyền sống , quyền làm người của nhân dân Miến Điện chưa bao giờ bị dập tắt kể từ khi dành độc lập đến nay. Thảm kịch 1988 với 3000 người thiệt mạng, hay như cuộc biểu tình lần này (mặc dù không thành công), sẽ chỉ là những hồi chuông cảnh tỉnh đối với tập đoàn quân sự Rangon/ Naypidaw hay bất cứ chế độ nào trên thế giới này còn có ý định dùng vũ lực(công an)/tòa án/nhà tù như là giải pháp để duy trì quyền lực độc tôn.

Rõ ràng , các nhà sư đóng góp và làm dậy lên ngọn lửa tranh đấu này , đó là cái phúc của người dân, chứ hoàn toàn không thể nói như Lộc rằng:

đất nước mà phụ thuộc tôn giáo nhiều thế kia khó mà yên đc.

Đương nhiên , cũng như mọi chế độ độc tài khác , tập đoàn quân sự Rangoon lại ra rả trên báo đài chính thức là :

"các nhà sư và dân chúng bị các thế lực thù địch nước ngoài KÍCH ĐỘNG"
"đây là chuyện NỘI BỘ của Myanmar và nước ngoài không có quyền can thiệp"
"nhà tu hành thì không được tham gia chính trị"
"chúng tôi kêu gọi giữ ổn định để phát triển..."

toàn những luận điệu cũ rích và bịp bợm mà mọi người đều đã nhàm tai.
----------

PS : phải nói thêm rằng đây là một biểu tượng tuyệt đẹp:
image3288044.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên