Đường thẳng liệu có đúng là đường ngắn nhất?

Phan Anh Quân
(J.M.Quân)

New Member
Đọc cái này trên Đorêmon:))
Theo Einstein,không gian vũ trụ là"ko gian cong"nơi mà các tia ánh sáng đi đáng lẽ theo đg ngắn nhất thì lại đi theo đg cong----->liệu có đúng là đg thẳng ko phải là đg ngắn nhất?
 
Có lẽ đường thẳng là đường ngắn nhất trong các loại đường :D
 
Neu anh sang da bi be cong thi lam sao ma noi la di theo duong ngan nhat duoc nua. Co the la anh sang di trong duong thang trong khong gian 4 chieu nhung ma khi chieu vao khong gian 3 chieu thi hoa ra cong.
 
bắt đầu giải thích linh tinh rồi á:)) em cho rằng ánh sáng tốn ít thời gian nhất để đi từ điểm này đến điểm kia,nên đường ánh sáng đi bao h cũng ngắn nhất:D (hình như chưa có cái j vượt đc tốc độ ánh sáng hay sao í nhỉ:D),tính chất của ánh sáng,đc coi là truyền thẳng(trừ một số trường hợp rất hiếm ánh sáng bị bẻ cong)đối với mọi hệ quy chiếu,nên đg thẳng là đg ngắn nhất.
@ ku Quân:nhân tiện nói đến Đoremon,chú giở lại tập truyện dài "bí mật hành tinh màu tím",sẽ thấy có cái ngắn hơn cả đường thẳng,nhưng mà chỉ trong Đỏemon thoai:))
 
Topic này hiện nay đang vô cùng nhảm nhí, có lẽ chỉ đứng sau topic Sai lệch toán học và Hình thành vũ trụ của bác Tuấn :D
 
nếu nói vậy lấy ví dụ trong doraemon ai cũng biết hình con chồn béo vẽ ra rồi chứ ! vẫn là đi theo đường thẳng ! cái cong đi là ko gian thui !
mà khoan ! đường thẳng cũng dek phải cái gì ngắn nhất ! chỉ có đoạn thẳng thui, hoặc đi theo đường thẳng nghe còn hợp ! đường thẳng làm gì có giới hạn :D
 
Ko gian mà cong thì chả lẽ các tia ánh sáng vẫn phải theo đg thẳng???
:) Đúng là đg thg là vô hạn thật...xin nhận lỗi.
 
ko gian 4 chiều ?

chiều thứ 4 là thời gian ? Vậy nếu đường đi bị bẻ cong nhưng cùng 1 vận tốc đó ánh sáng từ A đến B bằng đường cong mất ít thời gian hơn đi bằng đường thẳng thì sao ? Nói chung là chả hiểu gì cả . Cần pro giải đáp luôn :))
 
Vấn đề định nghĩa thế nào là khoảng cách. Cho một đa tạp cùng với một dạng tenso cấp 2 trên đó. Người ta định nghĩa được độ dài của đường cong bằng một cái tích phân,thông qua dạng tensor này, sau đó định nghĩa đường trắc địa là đường mà độ dài ngắn nhất nối hai điểm. Địa phương , đường cong trắc địa là duy nhất. Ánh sáng truyền theo các đường trắc địa này.
Vấn đề là ở chỗ cấu trúc tenso. trong một trường hấp dẫn, người ta nói ánh sáng bị bẻ cong, được hiểu theo nghĩa độ cong của không gian, được định nghĩa là bình phương của liên thông trở nên không tầm thường và do đó ta gọi là không gian cong.
Thật ra chỉ cần đọc một chút về Riemannian geometry là mọi người hiểu vấn đề ngay thôi.
 
Đỗ Đức Hanh đã viết:
vậy thế nào là đường thẳng?


Mọi người đã nghe câu này mà không chịu đi tìm hiểu thêm,toàn nói lung tung.
 
Đỗ Đức Hanh đã viết:
Vấn đề định nghĩa thế nào là khoảng cách. Cho một đa tạp cùng với một dạng tenso cấp 2 trên đó. Người ta định nghĩa được độ dài của đường cong bằng một cái tích phân,thông qua dạng tensor này, sau đó định nghĩa đường trắc địa là đường mà độ dài ngắn nhất nối hai điểm. Địa phương , đường cong trắc địa là duy nhất. Ánh sáng truyền theo các đường trắc địa này.
Vấn đề là ở chỗ cấu trúc tenso. trong một trường hấp dẫn, người ta nói ánh sáng bị bẻ cong, được hiểu theo nghĩa độ cong của không gian, được định nghĩa là bình phương của liên thông trở nên không tầm thường và do đó ta gọi là không gian cong.
Thật ra chỉ cần đọc một chút về Riemannian geometry là mọi người hiểu vấn đề ngay thôi.

Hà, có anh Hanh ở đây, nhờ anh giải thích luôn, tại sao vận tốc ánh sáng lại không phụ thuộc vào vận tốc và vị trí của người đo. Em nghĩ mãi mà vẫn chưa hiểu tại sao.
 
Ko biết ánh sáng đi theo đường cong là do ko gian cong thật ko hay là do ánh sáng có m(khối lượng) nên bị sức hút của các hành tinh làm cho cong:-? .
Nếu mà ánh sáng có m thật thì...:))
 
Nếu mà ánh sáng có khối lượng thật thì ........loạn thật .
Còn tốc độ ánh sáng ko phụ thuộc vào chuyển động của người quan sát thì em chưa từng thấy ai giải thích được, vì đó là một trong những tiên đề của thuyết tương đối, mà tiên đề thì ...mọi người cũng bít rồi đấy.Ở đây có ai giải thích được thì giải thích cho em đc mở tầm mắt có đc ko?
 
Quách Trung Dũng đã viết:
bắt đầu giải thích linh tinh rồi á:)) em cho rằng ánh sáng tốn ít thời gian nhất để đi từ điểm này đến điểm kia,nên đường ánh sáng đi bao h cũng ngắn nhất:D (hình như chưa có cái j vượt đc tốc độ ánh sáng hay sao í nhỉ:D)

Đọc đến đây thì chẳng hiểu gì nữa; Nó đi nhanh nhất thì chắc gì nó đi đường ngắn nhất???

Quách Trung Dũng đã viết:
tính chất của ánh sáng,đc coi là truyền thẳng(trừ một số trường hợp rất hiếm ánh sáng bị bẻ cong)đối với mọi hệ quy chiếu,nên đg thẳng là đg ngắn nhất.
nếu do tính chất của nó truyền thẳng thì việc nó đi nhanh hay chậm (như nói ở trên) có ảnh hưởng gì đến việc đường thẳng là đường thẳng không?

Túm lại là chẳng hiểu chủ đề này nói về cái gì nữa. Nhưng theo như mình nhớ trong Doremon, thì cái đường thẳng luôn là ngắn nhất. Trong không gian bị bẻ cong thì cái đường lúc trước thẳng bị chuyển thành cong để một đường thẳng khác xuất hiện giữa 2 điểm cần di chuyển. Vậy thì nguyên lý vẫn là đường thẳng là đường ngắn nhất nối 2 điểm xác định. Mèo máy chỉ bẻ cong không gian để kéo 2 điểm lại gần nhau thôi.
 
Hi, all !
Mình hôm nay lần đầu tiên phát hiện ra H-A-O. Vốn..."lính mới", không định...ho he gì, thấy mọi người "phô diễn kiến thức" cũng cảm thấy...choáng váng !!!. Tuy nhiên đã đến mà không...chung vui thì không phải là...AMSER !!!

Như các bạn thấy, nếu chúng ta "tranh luận khoa học" kiểu này thì dễ "mua dây buộc vào mình lắm", có khi "càng gỡ càng rối" !!!

1. Mình thích nhất câu: "chân lý sẽ đổ nếu anh đẩy nó ra khỏi mặt chân đế".
2. Như vậy có nghĩa là: mỗi "chân lý" sẽ đứng vững trên những "mặt chân đế nhất định" (những điều kiện giới hạn).
3. Như vậy nếu anh A nêu 1 chân lý đúng (với điều kiện A-anh A ngầm định), mà chị B lại cho rằng chân lý đó không đúng (với điều kiện B-chị B ngầm định) cũng là điều dễ hiểu.
4. Kể các bạn nghe một câu chuyện:
Trong lịch sử, Galile thọ lâu hơn Bruno trong vụ "Trái đất quay" chỉ vì ông "thừa nhận một thực tế hiển nhiên" trước Giáo hội rằng: "Khi đứng quan sát trên Trái đất, sẽ thấy Mặt trời quay quanh Trái Đất" (điều này quá ĐÚNG !).
Các bạn sẽ nghĩ sao về chân lý này nếu bỏ đi phần "điều kiện quan sát" ?
 
Nếu mà ánh sáng có khối lượng thật thì ........loạn thật
Vậy dark matters, dark energy có phải loạn không ;)). Tàu vũ trụ đi xuyên qua vật chất tối ra sao ;)
Nói chung vũ trụ đang gia tốc trong việc giãn nở, và không gian của vũ trụ là hình học phi Euclid. Và theo Einstein thì gravitation làm thay đổi không -thời gian (khác vơi định nghĩa gravitation của Newton), vậy nên nếu chiếu một tia sáng từ trái đất đến mặt trời thì không thể nỏi đó là quãng đường ngắn nhất nó đã đi (khoảng 8' 20s thì phải). Và nếu gravitation khống chế không gian và thời gian như vậy thì thậm chí một chiếc mày bay bình thường cũng có thể đi đến mặt trời trước ánh sáng (nhưng đi đường nào thì hiện h chỉ có chúa mới biết :p). Và nếu lí thuyết trên đúng thì hi vọng đi đến các hành tinh xa xôi, các thiên hà là thực tế ;)
 
Chưa hẳn đường thẳng đã là ngắn nhất :D
Em nhớ hình như người ta đã làm được một thí nghiệm mà di chuyển được 1 vật chất đến 1 địa điểm khác trong khoảng thời gian là " ngay lập tức"
Rất tiếc là nó chỉ thành công với 1 chất j j đó ( quên rồi )
 
Ùa, cái này mình cũng xem trên tivi roài, hình như nó là dạng vật chất thứ 5, mà đc giải Nobel Vật Lý 2004 hay sao ấy... Cũng chả nhớ tên dạng vật chất ấy là j nữa :d
 
Tô Như Dũng đã viết:
Topic này hiện nay đang vô cùng nhảm nhí, có lẽ chỉ đứng sau topic Sai lệch toán học và Hình thành vũ trụ của bác Tuấn :D
đây chính là chân lý :)) :p :D
 
Back
Bên trên