Hồi bốn: Miễn cưỡng đính ước
Lại nói về chuyện Hạ Hợp Quách Quỳ và binh lính Mông Cổ...
Sau khi Hắc Nguyệt hạ độc không thành công, đội bảo vệ của quân Mông Cổ bị đem ra trách phạt rất nặng nề, đồng thời chủ soái cũng truy cứu cho được người đã có công lớn kịp thời ngăn chặn Hắc Nguyệt . Nhưng không may, San Tố Phương đã bị Hắc Nguyệt bắt mất, tất cả quân Mông Cổ; chủ soái, binh lính, ai ai cũng lo lắng cho số phận của nàng, nhất là Hạ Hợp Quách Quỳ.
Nghe tin nhà bếp bị đột nhập, một đầu bếp bị bắt đi, Hạ Hợp Quách Quỳ lòng như lửa đốt, đứng ngồi không yên. Chàng lo lắng, lỡ người bị bắt là Tố Phương, nàng lại yếu đuối như vậy... Đến khi biết người ấy đúng San Tố Phương, Hạ Hợp Quách Quỳ choáng váng, không đứng vững. Chàng tự trách mình đã không quan tâm, chăm sóc Tố Phương, để đến nỗi nàng bị bắt mất, rồi lại trách quân lính phòng vệ kém, cả trăm người không đọ được với một tên Hắc Nguyệt nhỏ nhoi.
Từ ngày vắng San Tố Phương, không còn được nói chuyện, được nhìn thấy nàng, Hạ Hợp Quách Quỳ thấy thật “bức xúc” không yên. Chàng thực sự không biết trong lòng mình đang tồn tại thứ tình cảm gì. Tại sao trước đây chàng vẫn thảnh thơi, vô tư khi một mình chu du khắp chốn, nay thiếu Tố Phương bỗng cảm thấy trống trải lạ lùng. Hạ Hợp Quách Quỳ biết thứ tình cảm đang tồn tại trong lòng chàng không chỉ là tình bạn đơn thuần, cũng không phải là tình huynh muội, còn nó là tình gì thì...chỉ có trời mới biết! Ôi! Thật phức tạp. Vốn là anh chàng du mục không vướng bận chuyện tình cảm, nay lại thấy thương nhớ đến lạ lùng một cô gái, chắc không phải bình thường. Quả thực từ ngày gặp được San Tố Phương, đưa nàng cùng về Mông Cổ, trò chuyện với nàng, Hạ Hợp Quách Quỳ cảm thấy cuộc đời tươi vui và có ý nghĩa hơn hẳn. Bây giờ không biết Tố Phương sống chết ra sao, Quách Quỳ thấy vừa buồn bã, lại ân hận tự trách mình không bảo vệ được nàng. Chàng ra ngồi bên một mỏm đá, hy vọng những cơn gió sẽ thổi bay được nỗi buồn và tâm sự đang chất chứa trong lòng.
“Rốt cuộc thì ta và Tố Phương là thế nào? Ta chưa từng có tình cảm này với bất cứ cô gái nào trước đây! Ta biết đây không phải tình bạn, liệu...liệu..đó có phải là tình yêu không? Không...ta không nên nghĩ như vậy! Ta biết trong lòng nàng chỉ có Kim Minh thôi. Ta sẽ giúp nàng đi tìm Kim Minh. Dù cho nàng không biết tình cảm của ta, nàng vui là ta cũng vui rồi!”
Chuyện bỏ độc không thành của Hắc Nguyệt được báo với Hồng Cơ-chủ soái quân Mông Cổ, Hồng Cơ cùng con trai là Hồng Cổ và vị tướng tài giỏi thông thạo binh pháp, võ thuật-Gia Luật Bách Kì- cùng bàn cách chống những gian kế của cường địch.
Gia Luật Bách Kì là một vị tướng lâu năm, đã nhiều lần giúp quân Mông Cổ chống lại cuộc xâm chiếm của bọn rợ Hồ hay quân Tây Hạ ở phía Tây đất nước. Ông vốn thành thạo binh pháp, mưu lược chẳng thua gì Khổng Minh Gia Cát Lượng, võ công lại rất mực xuất chúng. Tuy là người Mông Cổ nhưng văn chương, thư pháp của người Hán ông cũng am hiểu tường tận, sâu sắc. Gia Luật Bách Kì có một con gái tên Long Hương và một nữ đệ tử chân truyền tên Tiểu Phong, đều được ông yêu quý và hết mình dạy dỗ.
Còn Hồng Cổ, con của vua nước Mông Cổ-Hồng Cơ, cũng là một vị tướng tài giỏi, dung mạo tuấn tú khác người, võ công thuần thục, phải tội hơi có máu “trăng hoa”, không đứng đắn. Hồng Cổ đã được đính ước với Long Hương, con gái Gia Luật Bách Kì, chuẩn bị làm đám cưới.
-Tâu bệ hạ, theo ý thần, quân giặc đã dùng xảo kế như vậy, ta nhịn nhục thật không phải thượng sách. Làm sao ta biết chúng còn giở mưu ma chước quỷ gì khác, chi bằng đợi thời cơ thuận lợi rồi đánh thôi- Gia Luật Bách Kì hăng hái
-Cháu không nghĩ vậy, đại thúc-Hồng Cổ lên tiếng- tuy quân địch có sử dụng gian kế, tình hình này ta cầm cự mãi cũng không xong nhưng chưa thể xuất quân lúc này. Quân ta so về số lượng và chất lượng còn kém xa quân địch. Xuất quân lúc này đúng là nắm chắc phần thua trong tay.
-Ồ, cháu còn non kém, chưa thể hiểu rõ việc đời... Nghe ta giải thích nhé: Bây giờ Hắc Nguyệt vừa thất bại trong kế hoạch hạ độc, lòng quân ta chắc có hoang mang, lo sợ những lần sau sẽ bị hạ độc tiếp. Trong lòng họ tất đang muốn đánh nhanh thắng nhanh, để lâu lòng quân dễ bị lung lạc, gây chán nản khiến nhiều binh sĩ đào ngũ. Tinh lực quân ta vốn đã không bằng quân địch, nếu để lâu lại càng yếu thế. Còn người Khiết Đan, sau khi biết việc Hắc Nguyệt hạ độc không thành, lòng binh tất động. Quân Khiết Đan cũng đang phải chia quân để đánh với bọn rợ Hồ đang làm tướng phương Bắc. Sức cùng lực kiệt, quân đội bị chia cắt, lòng quân không yên, ấy là lúc ta phải tận dụng thời cơ. Ta dùng kế “dĩ dật đãi đao”, lấy sự thanh thản để đối phó với hấp tấp, nhọc nhằn; dưỡng sức mà đợi kẻ đã phí sức. Kế này trong thiên Quân Trang của bộ Tôn Tử binh pháp đã viết: “Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi mệt”, nghĩa là trên chiến thuật phải tìm cách nắm trước địa vị chủ động để ứng phó với mọi tấn công của địch, đợi địch mệt mỏi, toả chiết bớt nhuệ khí rồi mới thừa cơ xuất kích. Tôn Tử gọi thế là: “Ẩn sâu dưới chín tầng đất, hành động trên chín tầng trời.” Điều quan trọng nhất của kẻ dùng binh là phải biết “Tiên phát chế nhân” (ra tay trước để chế phục đối phương), ra tay chớp nhoáng, khiến địch không kịp trở tay, không kịp phản ứng. Còn nếu cháu lo ngại nhuệ binh, số lượng quân ta kém có thể dùng kế “Hư trương thanh thế”, thổi phồng thanh thế cho chúng khiếp đảm nể sợ. Cách này thì quá đơn giản rồi, chúng ta có thể cử một đội quân sang Khiết Đan phao tin, lúc chiến đấu thì sai một toán lính đốt lửa, đánh trống hư trương thanh thế. Quân địch ắt sợ hãi mà lúng túng, trận địa tất bị phá vỡ, lại thêm nhuệ khí đã hao mòn, quân ta chắc thắng!
-Đại thúc quả là cao kiến! Thật khiến cháu phục sát đất!
-OK! Vậy cứ quyết định thế nhé!-Hồng Cơ như vừa trút được một nỗi lo, nhẹ cả người.
Bỗng lúc ấy, quân Khiết Đan sai thuyết khách đến hoà hoãn, cống nộp rất nhiều vàng bạc, ngọc ngà châu báu, lụa là gấm vóc trải dài cả một đoạn đường. Hồng Cơ vốn là người nhân ái, lại không thông thạo việc dùng binh bèn đồng ý hoà hoãn, không bàn bạc trước với Gia Luật Bách Kì. Đến khi ông biết thì mọi việc đã quá muộn, lời vua nói không thể rút lại. Gia Luật Bách Kì tức lắm, hầm hầm quay về phủ.
Vừa thấy cha về, cô con gái Long Hương đã tíu tít chạy ra:
-Cha! Cha! Cha lại đây xem con và Tiểu Phong vừa nghĩ ra một thế kiếm hay lắm!!!
-Hừm, đừng làm phiền cha-Gia Luật Bách Kì cau có
-Kìa cha, cha làm sao vậy???- Long Hương sán lại, nũng nịu- Cha ra đây một tí thôi!
-Con đi đi, cha đang bực, không có hứng!!!
-Vậy con đi. Cha hôm nay lạ quá!
Long Hương ra khỏi phòng thì gặp Hồng Cổ đang tiến lại. Có lẽ Hồng Cổ đến để thay cha hắn- quốc vương Hồng Cơ -tạ lỗi với Gia Luật Bách Kì. Thấy Long Hương đang tung tẩy bước đi, hắn gọi lớn:
-Chào em Long Hương! Lâu nay không gặp, em vẫn khoẻ chứ! Cha anh nói chỉ khoảng tháng sau thôi chúng mình sẽ cưới nhau! Em đã chuẩn bị đến đâu rồi?
Long Hương vốn không ưa Hồng Cổ. Tuy hắn có đẹp trai và thông minh thật nhưng hắn chẳng bao giờ thật lòng với nàng. Hơn nữa cha nàng lại thường xuyên ca ngợi, tâng bốc khiến nàng càng thấy hắn thật giả dối. Long Hương không thèm trả lời, quay ngoắt đi.