The Wall - Pink Floyd (part.1)
Có cái The Wall: A Complete Analysis do bạn TheMask dịch và post trên TTVNOL
Pink Floyd's The Wall: A Complete Analysis
Album The Wall của Pink Floyd có lẽ là một trong những album hấp dẫn nhất và sáng tạo nhất trong lịch sử âm nhạc. Được thu âm năm 1979 và dựng thành phim năm 1982, The Wall kể lại câu chuyện về một gã tên là Pink Floyd, đã mất cha trong Thế chiến 2 khi còn rất nhỏ. Được nuôi dạy bởi một bà mẹ quản lý con quá mức, Pink đã có một cuộc sống ảm đạm và tù ngục, cuối cùng sa vào ma tuý. Do hậu quả của ma tuý và những ký ức tăm tối, Pink dần đi tới sự trống rỗng điên loạn. Album bất hủ này lấy cảm hứng từ cuộc đời thật của 2 thành viên của Pink Floyd. Thời thơ ấu của Pink rất giống với Roger Waters, tác giả chính của The Wall. Waters mất cha trong thế chiến 2, đã thổi vào trong album những cảm xúc cô đơn và bị bỏ rơi của chính mình. Cuộc đời lúc trưởng thành của Pink dựa trên cuộc đời của cựu thành viên PF Syd Barett. Sau khi mắc chứng tâm thần do lạm dụng các loại ma tuý tác động thần kinh, Barett đã bị thay thế bởi David Gilmour. Trên nền những cuộc đời thật ấy, Roger Waters, David Gilmour, Nick Mason và Richard Wright đã sáng tạo nên một cuộc phiêu lưu huyền bí và hỗn loạn thám hiểm những ngóc ngách thẳm sâu nhất của tâm hồn người.
When the Tigers Broke Free
Đáng thất vọng là PF đã bỏ bài hát đắng cay này khỏi album, nhưng may thay, nó đã có mặt trong Video ca nhạc. "When the Tigers Broke Free" lấy bối cảnh là thế chiến 2 tại một vùng đất do quân Anh tạm chiếm ở Anzio, Italy. Những con hổ ở đây là ẩn dụ cho xe tăng Đức công phá Anzio, và "few hundred ordinary lives", như trong phần 2 của bài hát nói đến, là những người đàn ông trong đội quân của cha Pink. Trong phim, đầu tiên chúng ta thấy khách sạn nơi Pịnk ở, rồi cảnh chuyển nhanh tới chỗ người đàn ông dưới ánh đèn dầu, hút thuốc và lau súng. Sau đó, chúng ta biết rằng người đàn ông đó là cha của Pink, chuẩn bị đi chiến đấu với quân Đức.
Một điểm đáng chú ý khác là bài hát bắt đầu phm, trước khi vào bài "When The Tigers Broke Free" là bài hát của Vera Lynn có tên: "The Little Boy That Santa Claus Forgot". Lời của bài hát đó như sau: "Christmas comes but once a year for every girl and boy/ The laughter and the joy/ They find in each new toy./ I tell you of the little boy who lives across the way/ This fella's Christmas is just another day...". Lúc này trong phim máy hút bụi bắt đầu làm việc và "When The Tigers Broke Free" bắt đầu. Khi bài hát kết thúc, bài hát của Vera lại cất lên: "He's the little boy that Santa Claus forgot/ And goodness knows, he didn't want a lot./ He sent a note to Santa, what he wanted was a drum/ This broken little heart when he woke and he hadn't come/ In the streets, yes he..."
Lúc này, máy hút bụi một lần nữa cắt ngang tiếng nhạc. Cả Pink và cậu bé trong bài hát của Vera đều được nuôi lớn bằng những điều không thật (tôi ngại không muốn gọi chúng là những điều hoàn toàn dối trá) để rồi chúng sẽ húc đầu vào sự thật, thấy tất cả những lý tưởng mà mình đã được nuôi dạy đều là giả dối (xem Confortably Numb). Để biết thêm về Vera Lynn, xin xem trong phân tích bài hát Vera
"In the Flesh?"
"In the Flesh?" phục vụ cho 2 mục đích trong album này. Thứ nhất, nó thể hiện sự thụ thai Pink và thứ hai, nó tạo ra cái sân khấu cho phần còn lại của câu chuyện, đưa ra một thứ nghệ thuật tương phản giữa một gã Pink "phát xít" và một "cậu bé" Pink. Sự thụ thai không được thể hiện thật rõ trong album, nhưng khi xem phim, tôi tin chắc đó chính là ý nghĩa trước nhất trong bài hát. Trong phim, khi bà giúp việc gõ cửa, cảnh chuyển rất nhanh tới một đám đông người đang xô vào cánh cửa được khoá bằng xích sắt. Tiếp đó, xích sắt bung ra và hàng ngàn thanh niên lao vào.
Điều này hết sức giống với quá trình thụ thai nếu bạn nhìn đám đông thanh niên trai gái đó tượng trưng cho tinh dịch. Cũng trong phim, khi cuộc nổi loạn của đám thanh niên đó diễn ra, cảnh sát tóm lấy và bắt giữ càng nhiều càng tốt, tượng trưng cho chế độ phòng vệ của cơ thể. Ngay cái tên cũng đã gợi tới sự thụ thai. Dấu hỏi ở cuối tên bài hát dẫn tới liên tưởng cơ thể (về mặt vật chất) vẫn chưa hoàn toàn phát triển, vẫn đang trong kỳ thụ thai và quá trình lớn lên của thai nhi. Lời bài hát tự thân nó giống như một lời chỉ dẫn viết cho một đứa bé. Đứa bé muốn tham gia vào "show", tượng trưng cho cuộc sống, để tìm lấy hơi ấm và tình yêu của một đời ngươời. Nhưng người dẫn chuyện đưa ra một câu hỏi tu từ: "Is this not what you expected to see?" hay Cuộc sống chẳng có nhiều niềm vui và hạnh phúc như mày nghĩ đâu có phải không? Câu trả lời đương nhiên là không. Và nếu mày muốn tìm lấy câu trả lời cuộc sống là gì, con người là gì, những gì xung quanh mày, mày chỉ còn cách cào đi lớp vỏ giả dối xung quanh tất cả chúng ta.
Mục tiêu thứ hai của bài hát là báo trước những gì Pink sẽ trở thành, sẽ lao vào, đó là sex, ma tuý và rock&roll. Trong phim, có một cảnh là buổi hoà nhạc của Pink trong đó hắn dẫn dắt một đám đông đeo mặt nạ để tự che mặt mình khỏi thế giới. Hắn mời mọi người hãy cố tìm lấy cái gì đằng sau "cold eyes" của hắn. Những thứ đằng sau mặt nạ ấy là đôi mắt đầy tổn thương, khổ đau và bị ruồng bỏ.
Trong phần cuối bài hát có tiếng máy bay và tiếng thét chói tai "DROP IT ON 'EM!". Đó là cái máy bay dội bom xuống Anzio và giết chết cha của Pink. Chúng ta cũng có thể nghe thấy Pink đang gào lên đòi ánh sáng, hiệu ứng âm thanh, với các hành động cho thấy hắn đang chuẩn bị cho buổi hoà nhạc của mình. Không chỉ thế, nó còn dẫn tới liên tưởng Pink sắp ra đời, như một đạo diễn phim đang cố sắp đặt mọi thứ trước khi cuộn - phim - cuộc - đời bắt đầu. Cái liên tưởng cuộc sống giống như một bộ phim hay buổi hoà nhạc gợi tôi nhớ tới vở "Macbeth" của Shakespeare trong đó Macbeth so sánh sống cũng giống như đóng trò trong một vở kịch. "Đời chỉ là một cái bóng thoáng qua, một thằng hề tội nghiệp. Hò hét quay cuồng trên sân khấu trong giây phút rồi lặng tiếng im hơi, người đời không còn nghe thấy nữa. Đó là một câu chuyện do một thằng ngốc kể, cũng đủ cả hò hét cuồng nộ, nhưng nào có nghĩa gì đâu" (Hồi 5, cảnh 5)
Những ai có đôi tai thính có thể để ý ở phần đầu bài hát, trước khi vang lên, có một đoạn đối thoại bị cắt ngang: "...we came in?".. Bây giờ, nếu bạn nghe "Outside the Wall" bạn sẽ nhận thấy ngay trước khi nhạc kết thúc, có một đoạn đối thoại ngắn khác: "Isn't this where...". Để hai mẩu này vào cạnh nhau, ta có: "Isn't this where we came in?" Tại sao? Bạn nên tự hỏi phải chăng đây là đoạn đối thoại ngẫu nhiên lạc vào? Không phải. Theo cái nhìn luân hồi của Waters, câu chuyện The Wall không phải chỉ về một thế hệ, về những đứa trẻ của Thế chiến 2, mà là về tất cả mọi người. Vào cuối bộ phim, những cậu bé đi gom góp các viên gạch, có lẽ để lại tự xây những bức tường cho mình. Những tiếng nói ngắn ngủi ấy cho thấy Pink không phải là người đầu tiên, cũng chẳng phải người cuối cùng xây lên bức tường. Các thế hệ trước hắn và sau hắn đều làm như thế. Vòng quay cứ thế quay mãi.
The Thin Ice
Bài hát này bắt đầu bằng tiếng trẻ con khóc, có thể đoán là cậu bé Pink, và trong phim, ta thấy hình ảnh bàn tay của cha cậu buông thõng xuống khỏi chiếc điện thoại trong boongke nơi ông gọi cứu viện. Nhiều hình ảnh chiến tranh khác tràn ngập bài hát, có lẽ để thể hiện sự trong trắng trẻ thơ nhanh chóng mất đi trong "modern life" này. Đây là lần thứ nhất ta thấy biểu tượng màu xanh da trời. Màu xanh da trời là màu lạnh, thuần khiết thường dùng để tượng trưng cho sự trong trắng cũng như nỗi thất vọng. Thật thú vị khi Pink được mẹ goi là Baby Blue, vừa thể hiện sự trong trắng trẻ thơ, vừa tiên đoán những thất vọng và nỗi buồn sẽ tới trong đời Pink. Rồi tiếng hát tha thiết khẩn khoản cho hy vọng và mơ ước chấm dứt, và hiện thực chát chúa lên tiếng, so sánh cuộc đời với làn băng mỏng. Nó cảnh cáo nếu Pink muốn tiếp tục sống, tiếp tục "go skating on the thin ice of modern life" thì đừng ngạc nhiên khi "crack in the ice", những hố thẳm dưới chân sẽ nuốt chửng cuộc đời cũng như sự sáng suốt của cậu.
Another Brick In The Wall (Part I)
"Another Brick In The Wall (Part I)" là bài hát mở đầu cho ẩn dụ The Wall. Bức tường ở đây là bức tường tinh thần người ta xây lên để chặn lại những hỗn loạn và bất an của thế giới. Nó cũng là một cái giới hạn ngăn không cho ai đến quá gần vì khi một người không có bức tường nào bao quanh bảo vệ, người đó sẽ vô cùng dễ bị tổn thương. Trong phần đầu ảm đạm của bộ ba "Brick In The Wall", cậu bé Pink nhắc lại rằng cha cậu đã chết, đã bay "across the ocean" vì chiến tranh. Tất cả những gì cha để lại chỉ là ký ức, những tấm hình trong quyển album. Trong bài hát này, lần đầu tiên Pink phô bày những đắng cay cậu cảm thấy về người cha đã ra đi vì cuộc chiến, chẳng để lại gì ngoài ký ức. "Daddy, what d'ya leave behind for me?"
Cái chết của người cha khiến Pink thấy được cái khắc nghiệt của hiện thực mà cậu không ưa. Bởi cậu sợ những gì cậu thấy, cho nên Pink bắt đầu xây bức tường để tự bảo vệ mình khỏi bị tổn thương thêm. Phần này trong phim hết sức buồn. Lúc này, Pink đi theo mẹ tới sân chơi và mẹ để cậu lại đó. Cậu quan sát những đứa trẻ khác chơi với cha của chúng và nhận thấy chẳng có người cha nào chơi với cậu. Pink đến chỗ cha của một đứa trẻ khác đang chơi đu quay và đề nghị ông giúp chơi cùng. Khi ông ta quay đu quay cho cậu, mặt cậu ngời lên sung sướng, cậu tìm thấy hình ảnh của cha mình. Nhưng niềm vui không kéo dài vì người đ àn ông đưa con mình đi khỏi, bỏ lại Pink. Pink đi theo và cố nắm tay người đ àn ông nhưng bị ông xua đi, hỏi cha cậu đâu. Pink thất vọng thơ thẩn đến chỗ chơi đu, nhìn những người cha khác đẩy đu cho con họ chơi. Cậu cũng trèo lên một cái đu, nắm lấy dây treo và cố tự mình đẩy cái đu. Trong phim, đây là lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy Pink, và là lần đầu tiên Pink chạm mặt với sự thực là câu không có cha, một cú sốc rõ ràng đã mở ra sự trống rỗng trong lòng cậu.
When the Tigers Broke Free, part 2
Đây là phần 2 của bài hát mở đầu phim. Trong phần này, Pink tìm thấy một bức thư trong ngăn kéo chứa đồ lưu niệm. Bức thư do Đức Vua gửi cho mẹ cậu, nói về cái chết của cha. Pink đọc thấy trong đó rằng Công ty Royal Fusiliers Company C nơi cha cậu làm việc (và là nơi trên thực tế cha của Rog er Waters đã từng làm việc) đã bị san phẳng trong một ngày mùa đông, và tất cả mọi người nếu chưa chết thì cũng đang hấp hối. Trong bài hát này, với cái cách Waters hát 2 câu cuối, mang đầy sự cay đắng về cái Chính phủ đã lấy mất cha. Trong phim, Pink mặc quân phục của cha mình, và tự ngắm mình trong gương, rồi những đoạn phim nhanh và ma quái chuyển từ cậu bé Pink mặc quân phục sang người cha cũng mặc quân phục như thế. Nó cho thấy thế hệ mới đã tiếp bước thế hệ trước như thế nào, thừa kế mọi nỗi đau của thế hệ trước, kể cả chiến tranh. Nó cho thấy mối liên hệ cha-con, một mối liên hệ có ảnh hưởng rất nặng nề trong phần sau của album (phim). Mẹ của Pink đã mất chồng, vì thế bà đã lấy con mình để bù đắp sự trống rỗng trong lòng, đã bảo vệ nó khỏi mọi thứ mà bà cho là tệ hại. Trừ khía cạnh tình dục, Pink trở thành chính cha mình, trở thành cái ý nghĩa duy nhất trong cuộc sống của mẹ cậu (trong lĩnh vực tinh thần).
Goodbye Blue Sky
Trong album, bài hát này ở dưới 3 bài hát nữa, sau "Mothers", nhưng trong phim nó xuất hiện ở đây. Tôi nói về nó trước vì tôi thích vị trí sau "When Tigers Broke Free (Part II)" vì nó tiếp tục chủ đề nỗi đau và tàn phá gây nên bởi chiến tranh được bắt đầu với "Tigers". Bài hát này cho thấy những gì chiến tranh gây nên, như sự hoảng loạn dưới mưa bom, hay lý do tại sao người ta phải chạy đến tìm nơi nương náu trong một "brave, new world". Câu hát tổng kết cả bài này là: "The flames are all long gone but the pain lingers on". Mặc dù chiến tranh đã đi qua, nhưng những ký ức đau thương và nỗi đau vẫn còn lại, như sự thất vọng của Pink về người cha đã ra đi. Trong bài hát này, ta lại gặp lại biểu tượng xanh da trời. "Blue sky" đại diện cho sự trong trắng, do vậy với "Goodbye Blue Sky", Pink đã nói lời từ giã với sự trong trắng của chính mình, đồng thời thế giới cũng đoạn tuyệt với sự trong trắng của nó sau khi bị chiến tranh hãm hiếp. Máy bay chiến tranh bay trên các miền đất, ném xuống các thứ rác rưởi, làm nên những bóng ma hoảng loạn trên các chiến trường. Phần hay nhất của đoạn hoạt hình này là khi lá cờ sọc của nước Anh rơi xuống, phô ra Thập giá trên đó máu của Kitô chảy xuống. Điều này gợi lên sự cứu chuộc để trả lại tính thuần khiết cho thế giới sau bao nhiêu tội lỗi. Tuy nhiên máu chảy xuống cống, cho thấy mặc dầu mọi giá trị đạt được sau chiến tranh, mọi cuộc chiến vẫn chỉ là sự hoài phí những cuộc đời một cách vô nghĩa đến không thể tin được.Sự cứu chuộc bị phung phí cho những người không hề cần đến nó.
Trong một bài phỏng vấn, Roger Waters nói rằng "Goodbye Blue Sky" là bài hát về Pink đã "leaving home to go out on his own". Nói cách khác, Pink nói lời từ biệt với sự trong trắng.
The Happiest Days Of Our Lives
"The Happiest Days Of Our Lives" một bài hát thực sự chua chát, cùng với "Another Brick In The Wall (Part II)" chép lại những ngày đi học của Pink tại một ngôi trường Anh tởm lợm. Trong phim ngay trước khi bài hát bắt đầu, Pink cùng bạn bè đang đi nhặt đạn trên đường sắt. Khi con tàu chạy qua, Pink trốn trong đường hầm và nhìn các toa xe theo nhau chạy qua, trong đó nhét đầy những con người không có mặt trân trối nhìn cậu. Tôi nghĩ đây chỉ là ảo giác của Pink, mặc dù cũng là một phần quan trọng. Thứ nhất, nó tiếp nối chủ đề chiến tranh, so sánh những đứa trẻ không có mặt trong toa tàu với những người Do thái "không có mặt" được đưa hàng loạt vào trại tập trung của Đức trong Thế chiến 2. Thứ hai, nó so sánh các học sinh đến trường (cũng không có mặt trong "Another Brick In The Wall part 2) với những người Do Thái bị ngược đãi. Học sinh nước Anh tất nhiên không phải chịu, dù chỉ một phần nhỏ, những hành hạ mà những người Do Thái đã trải qua, nhưng trong tâm trí Pink, cả hai đều đại diện cho sự đàn áp cá nhân. Trong bài hát, Pink nói về những ông thầy man rợ thuộc cái hệ thống luôn "hurt the children any way they could" bằng cách phô bày những yếu kém của học trò và nhạo báng chúng. Nhưng, như Pink nói, ai cũng biết rằng khi các ông thầy đó trở về nhà mỗi tối, các bà vợ của họ cũng trừng phạt họ như họ đã làm với học sinh. Trong phim, thầy giáo của Pink đã vớ được bài thơ Pink viết trong giờ học (nói thêm cho những ai chưa biết, bài thơ này chính là lời bài hát Money của PF). Và vì đã viết bài thơ đó, một cách biểu lộ bản thân, cố gắng trở thành một cá nhân riêng biệt, Pink bị thoá mạ trước lớp và nhận mấy roi vào tay. Đoạn phim tiếp theo tôi thấy rất nhộn. Chính ông thầy đó, khi trở về nhà ăn tối với vợ, hình như đã cắn phải cái gì đó cứng trong miếng thịt và ông ta nhè nó ra khỏi miệng. Bà vợ thấy thế (chú ý: bà ta không béo nhưng cử chỉ của bà ta hết sức dềnh dàng) và nhìn chằm chằm vào thứ ông chồng vừa mới nhè ra, ông chồng vội vã nuốt lại ngay miếng thịt cứng. Tôi thấy đoạn phim này rất tuyệt, với những đoạn cắt phim đuổi nhau liên tục từ ông thầy quất roi vào mông học sinh sang ông thầy nuốt lại miếng thịt trong bữa tối sang ông thầy quất roi... Nó cho thấy những gì bạn bắt người khác chịu, đến lượt bạn cũng phải chịu. Nó nhấn mạnh thêm niềm tin vào nhân quả của Waters.
Another Brick In The Wall (Part II)
Đây là phần 2 và cũng là phần nổi tiếng nhất trong bộ ba " Brick in the Wall". Phần 2 tiếp tục khắc hoạ những ngày đi học của Pink ở Anh đã được bắt đầu với "The Happiest Days Of Our Lives". Trái với sự ngộ nhân của nhiều người, bài hát này Không phải là lời kêu gọi huỷ bỏ giáo dục hay bất cứ cái gì khác bằng cách bạo động. Nó nói về chủ nghĩa cá nhân. Khi những đứa trẻ hát "We don't need no education", chúng không nói về giáo dục nói chung, mà về cái cách giáo dục chúng đã nhận được trong cuộc đời chúng. Chúng không cần những ông thầy bảo chúng phải nghĩ gì, không cần đến những kiểm soát tư tưởng; chúng không cần những lời chế diễu khi phạm lỗi, "No dark sarcasm in the classroom".
Tư tưởng cơ bản của nó là các thầy giáo cứ dạy học đi nhưng đừng đồng hoá học sinh thành những phiên bản rập khuôn. Điều này thấy rất rõ trong phim, khi những đứa trẻ diễu hành đi trên gác xuống mang những cái mặt nạ giống nhau, từng bước chân rập khuôn nhau. Chúng không hề có đặc điểm cá nhân nào... chúng đi không hề nhìn thấy gì hết và ngã vào tai hoạ, cái máy xay thịt nằm cuối con đường. Trong phim, một cuộc bạo loạn đã nổ ra chống lại sự đồng hoá của các thầy giáo (chứ không phải chống lại trường học hay giáo dục). Vì các ông thầy đó, Pink đã đặt thêm một viên gạch lên bức tường của cậu.
Brad Kaye có viết cho tôi rằng "khi đám học trò hát đồng ca 'We don't need no education' cùng một giọng, chính điều đó, một cách nào đó, cũng là sự đồng hoá còn cao hơn sự đồng hoá gây ra bởi cái nền giáo dục mà chúng căm thù". Để trả lời cho điều này, Roger Waters đã nói: thậm chí trong một cuộc bạo loạn chống lại sự đồng hoá cũng có những kẻ theo chủ nghĩa đồng hoá. Ý tưởng của Roger Waters hết sức rõ ràng: sự đồng hoá là vô cùng mạnh mẽ, kể cả khi chúng ta còn nhỏ, kể cả khi chúng ta nổi loạn.
Một trong những đoạn hay nhất trong phim là câu nói ở giữa bài hát: "If you don't eat your meat, you can't have any pudding." Đây là một thứ cưỡng hiếp tinh thần mà các thiết chế gây nên cho cá nhân. Tất nhiên Pink chẳng báu tự gì cái món "pudding" mà thiết chế cho rằng mọi người đều cần, và tất nhiên cậu cũng chẳng muốn "eat the meat" để có nó. Đó lại là những dây trói phản - cá nhân tiếp tục chủ đề "đồng hoá hoặc bị nguyền rủa" xuyên suốt album.
Trong bài hát, ta thấy những cây búa trong cỗ máy nghiền nát lũ trẻ. Búa cũng là một biểu tượng chính trong phim. Chúng là biểu tượng của 2 thứ: Quyền lực tàn bạo và sự đồng hoá không thương xót. Trong bài hát, những cây búa là một phần của cái cỗ máy ép buộc sự đồng hoá trong lũ trẻ. Trong một số bài hát về sau, ví dụ như "Waiting for the Warms", những cây búa mang tính chất quân sự nhiều hơn. Scot Kalar có ý kiến rằng những cây búa là một trong số ít những công cụ đồng thời có cả bản chất xây dựng và phá hoại. Nếu nhìn theo cách này, Pink không chỉ dùng búa để xây tường, mà còn dùng chúng để phá đổ bức tường,
The Wall - Pink Floyd (part.2)
Mother
"Mother" là bài hát Pink nói về mối liên hệ mẹ - con với bà mẹ chăm chút con một cách quá đáng. Bài hát trong album rất xuất sắc nhưng bài hát trong phim theo ý tôi là hay hơn. Trong phim, nhạc được chơi bởi một cái gì đó giống như hộp nhạc chứ không phải guitar thùng. Âm thanh của hộp nhạc khiến bài hát nghe trẻ thơ và trong trẻo hơn, ăn ý tuyệt vời với giọng hát chua chat của bà mẹ.
Bài hát bắt đầu với những ý nghĩ của Pink về chiến tranh, bắt nguồn từ cái chết của cha.
Sau đó Pink tự hỏi "chúng" (tức là xã hội, thế giới) có thích bài hát của cậu không hay sẽ cố hành hạ cậu. Cậu hỏi mẹ là cậu có nên xây một bức tường không. Hay khi lớn lên, cậu có nên chạy đua làm một tổng thống chăng? Đây không phải là 1 câu hỏi theo nghĩa đen. Nó cho thấy Pink cũng có những ao ước và hy vọng. Sau khi tự hỏi cậu có nên tin tưởng và chính phủ không hay họ sẽ sỉ nhục cậu, lời bài hát tiếp theo có 3 phiên bản. Phiên bản trong album, Pink hỏi: "Is it just a waste of time?". "It" ở đây ám chỉ cuộc sống. Trong phim, Pink hát: "Am I really dying?". Đoạn phim lúc này là khi Pink còn nhỏ và bị ốm nặng gần chết. Căn bệnh của cậu sẽ được nói đến về sau trong "Comfortably Numb". Nó nói đến sự ám ảnh của Pink đối với cái chết, rằng mọi người đều phải chết như cha cậu. Phiên bản thứ 3 là trong 1 buổi hoà nhạc của PF, Pink hát "What a crazy time" ám chỉ những sự kiện đã xảy ra, như Thế chiến 2 và cuộc sống nói chung.
Tiếp theo đó mẹ của Pink bắt đầu hát, qua đó chúng ta thấy bà bảo vệ con một cách quá đáng, nhưng bà có lý do để làm vậy. Bà đã mất chồng trong chiến tranh và không muốn "baby blue" của bà bị tổn thương. Hình ảnh của bà đối với tôi giống như một người loạn thần kinh. "Mama's gonna make all of your nightmares come true, Mama's gonna put all of her fears into you." Một cách vô thức, bà đã truyền tất cả nỗi sợ hãi và đức tin của bà cho đứa con trong khi vẫn tưởng rằng mình đang giúp nó tránh những đau đớn của cuộc đời. Ở đây ta thấy lý thuyết tâm lý học của Chủ nghĩa hành vi, theo đó một người đã học được sự sợ hãi do quan sát những người khác. Trong trường hợp này, Pink đã trở nên yếu ớt và nản chí chủ yếu là vì cậu đã ở bên một bà mẹ như thế. Nó cũng thể hiện thuyết Tâm lý - động học của Sigmund Freud. Bà mẹ đã sử dụng một cơ chế tự bảo vệ (xung chiếu) để bảo vệ chính mình khỏi đau đớn. Một cách vô thức, bà đã chiếu những sợ hãi của mình lên đứa con. Có thể có người cho rằng bà đã đẩy sự bảo vệ lên một mức quá đáng. Bà đã cố giấu đi sự yếu đuổi của mình bằng cách trở thành một bà mẹ che chắn và âu yếm quá mức của Pink. Ở phần này ta có câu trả lời cho câu hỏi của Pink ở phần trước: Tất nhiên, Mama sẽ giúp xây lên bức tường. Bà đã giúp bằng cách cổ vũ con xây lên bức tường, cố giữ con tránh xa hiện thực. Bà còn giúp một cách không tự giác bởi chính bà là một viên gạch trong cuộc đời Pink. Trong phim ở đây, trong tiếng guitar solo, Pink hồi tưởng lại đám cưới của mình và ngay trước khi vào phần 2 của bài hát, chúng ta thấy một phần cuộc sống vợ chồng của Pink. Gã ngồi trước cây đàn piano và cô vợ đi vào. Cô cố thu hút sự chú ý của gã và cuối cùng khi gã quay sang, gã nhìn cô với cặp mắt lơ đãng. Nó cho thấy vết rạn nứt giữa hai người, sẽ trở thành vực thẳm chôn vùi cuộc hôn nhân của họ.
Trong phần hai của bài hát, Pink đã lớn hơn phần một. Gã đã có bồ, thậm chí đã cưới vợ. Những câu hỏi của Pink liên quan đến cô gái của hắn. Hắn hỏi mẹ liệu cô bạn gái (cô vợ) có đủ tốt với hắn chăng, hay cô ấy nguy hiểm đối với hắn, hay cô ấy sẽ thống trị hắn, hay cô ấy sẽ làm trái tim hắn tan nát.Ở phần này, Mẹ trả lời những câu hỏi liên quan đến cô gái ấy. Một lần nữa, ta thấy bà bảo vệ con (một cách loạn thần kinh) đến mức nào. Bà sẽ "check out all your girlfriends for you", bà sẽ không để một thứ "dirty" nào đến gần con, bà sẽ đợi con về mỗi đêm và sẽ tìm ra con dù con ở bất kỳ nơi nào. Những câu sau cho thấy dù chuyện gì xảy ra, Pink mãi mãi là "baby blue" của bà, trong mắt bà gã luôn luôn là 1 đứa bé cần được theo dõi, nâng niu và bảo vệ. "You'll always be baby to me.". Câu cuối cùng của Pink là: "Mother did it need to be so high?" "It" ở đây chỉ bức tường. Bài hát kết thúc vào cái ngày Pink bỏ nhà (mẹ) đi và nói: "mẹ, con biết con cần một bức tường, nhưng nó có cần cao đến nỗi con không thể ra khỏi đó khi con cần không?"
Trong phim, bài hát kết thúc với cuộc nói chuyện điện thoại. Pink, đang du lịch ở Mỹ, cố gọi điện về cho vợ ở Anh nhưng khi đó bà vợ đang ở cùng một thằng cha khác. Khi người trực tổng đài gọi đến nhà Pink, thằng cha kia nhấc máy và khi biết Pink đang cố liên lạc với vợ, hắn dập máy. Người trực tổng đại gọi một lần nữa nhưng 1 lần nữa gã kia dập máy. Khi đó Pink hiểu rằng vợ mình đã có người khác. Ý thức về điều này là ý tưởng cơ bản của "Empty Spaces".
"What Shall We Do Now?"
Bài hát này chỉ có mặt trong phim và được minh hoạ bằng một đoạn hoạt hình đồ sộ miêu tả bức tường nghiền nát mọi thứ trên con đường của nó. Nó là một lời bình luận cho cái cách chúng ta chấp nhận sự suy đồi đạo đức và sự lên ngôi của chủ nghĩa vật chất trong cuộc sống hàng ngày. Nó cho thấy chúng ta đã dùng vật chất để xây dựng bức tường ngăn chúng ta với người khác như thế nào. Tôi đặc biệt ưa thích 2 câu cuối: "But never relax at all, With our backs to the wall." Nó cho thấy chúng ta tự ép mình vào những đồ vật nhỏ nhặt, vào những bứt tường chật hẹp (giấc mơ con đè nát cuộc đời con). Thay cho việc tìm một con đường để thoát khỏi bức tường, chúng ta nhẫn nhục và thất bại, thờ ơ với mọi người, chỉ nghĩ đến một mình mình trong khi ngồi dựa lưng vào bức tường.
Empty Spaces
Trong giây phút Pink phát hiện ra mình bị vợ phản bội và trở nên ủ ê (mặc dù thực ra điều này chẳn phải là một cú shock lớn lắm nếu ta nhìn vào sự thờ ơ thường trực của Pink đối với vợ). Trong bài hát này, Pink mường tượng ra mình đang hỏi vợ: chúng ta có thể làm gì đây? Câu quan trọng nhất trong bài hát ngắn này là: "How should I complete the wall?". Điều này cho thấy bức tường của Pink sắp xây xong rồi, và một khi nó hoàn thành, Pink sẽ hoàn toàn bị tách rời khỏi thế giới thực tại.
Khoảng trống được nói tới trong bài hát không chỉ là những khoảng trống giữa Pink và vợ hắn mà còn là những khoảng trống chưa được lấp đầy trên bức tường của hắn. Đầu tiên, Empty Space dự định được đặt trước "Another Brick In The Wall part III". Ở vị trí này, ý nghĩa Khoảng trống được nhấn mạnh hơn vì trong bài này Pink đang hỏi nên lấy cái gì để lấp đầy những lỗ hổng trên bức tường đây? Khi đó "Another Brick In The Wall part III" đập vào, gào lên câu trả lời: "All in all it was all just bricks in the wall/ All in all you were all just bricks in the wall."
Nếu bạn nghe Empty Space quay ngược, bạn sẽ thấy một bất ngờ. (1 đoạn quay ngược của phần đầu bài hát chơi ngược có thể tìm ở site gốc của cái analysis này. Nhưng nói thật với các bác là em căng hết cả tai mà chả nghe ra cái gì cả!) Bạn sẽ nghe thấy Roger Waters nói "Chúc mừng. Mày đã tìm ra thông điệp bí mật. Hãy gửi câu trả lời cho Pink cũ đang được chăm nom ở một cái funny farm". Một người thứ 2 nói: "Roger, Carolyn gọi điện cho mày". Phải chăng là một trò đùa của Waters? Hẳn không chỉ là một trò đùa. "Empty Spaces" là một bài hát chuyển tiếp. Nó đánh dấu thời điểm Pink mất liên hệ với hiện thực và mất luôn sự tỉnh táo. Theo thông điệp này, Pink ngày xưa đã bị nhốt vào bệnh viên tâm thần (trong tâm trí) và một Pink mới, Pink phát xít đã xuất hiện. Carolyn là tên vợ của Roger. Roger đã luôn nói nếu không vì Carolyn, hẳn ông đã phát điên giống như Pink.
Young Lust
"Young Lust" cho thấy một bữa tiệc sau hậu trường được tổ chức sau buổi hoà nhạc của Pink. Trong bài hát, và trong phim, một đám nữ cổ động viên ào vào bữa tiệc và một trong số đó may mắn được theo Pink đi về khách sạn. Có thể Pink đã làm chuyện này để trả đũa bà vợ phản bội. Mặc dù trong một thời gian, tôi đã nghĩ rằng bài hát này là một cảnh hồi tưởng, nhưng đến giờ thì tôi khá tin đây là tiếp nối của hiện tại. Tôi nghĩ đây là cảnh hồi tưởng vì trong một số bài hát như bài này chẳng hạn, phòng của Pink nằm trong một toà cao ốc, trong khi trong cac bài hát khác, nó lại có vẻ nằm ở tầng 1 vì có bể bơi bên ngoài. Cuối cùng tôi thấy rằng trong nhiều khách sạn hạng sang, như những khách sạn mà một ngôi sao nhạc rock ở, bể bơi có thể nằm ngay ngoài ban công cho dù nó có ở tầng cao mấy đi chăng nữa. Vì thế, trong "One Of My Turns" tiếp nối bài này, máu từ vết đứt tay của Pink loang ra trong bể bơi.
One Of My Turns
"One Of My Turns" nói về Pink và cô cổ động viên trong "Young Lust" mà hắn mang về khách sạn. Ta có thể thấy trong phim, cũng như nghe thấy trong album, Pink ngồi trên ghế xem một bộ phim cũ về chiến tranh, có lẽ đã nhắc hắn nhớ lại người cha đã chết, trong khi cô gái đi lượn trong phòng và ca ngợi mọi thứ cô ta nhìn thấy. Phần đầu êm dịu và đơn giản như thể Pink đang dịu dàng hát một bản ballad. Lời ca của "One Of My Turns" dường như dành cho vợ hắn, nói về tình yêu của họ đã trở nên đen tối và đi đến tan vỡ ra sao. Tôi tin rằng những lời này cũng đúng cho tình yêu nói chung, nó nói về sự mong manh, dễ thay đổi và chóng già cỗi của tình yêu. Pink nhắc lại hắn cảm thấy cô đơn và căng thẳng "chật chội như một cái băng garô". Trong phim, ta thấy cái băng garô trên tay Pink, dưới đó là những vết kim tiêm cho thấy Pink đã dùng ma tuý.
Nhưng bài hát không đơn giản và êm ả đ ược lâu. Pink dột ngột trở nên hung bạo và bắt đầu đập phá căn phòng trong khi trịch thượng hỏi cô gái cổ động viên những câu hỏi kiểu: "Would you like to watch T.V., or get between the sheets, or contemplate the silent freeways, would you like something to eat?". Sự bùng nổ này ở Pink giống như núi lửa phun, nhưng đây không phải là lần đầu. Lời ca cho biết "This is just a passing phase, one of my bad days." Dường như Pink đã nhiều lần lâm vào tình trạng này, nhưng không may là cô gái hâm mộ không nhìn thấy trước khuynh hướng hung bạo của hắn.
Bộ phim Pink ngồi xem cũng là một điều thú vị. Đó là phim "The Dambusters", một bộ phim chiến tranh cũ dựa trên cuộc đời thật của Barnes Wallis, cái gã đã thiết kế bom khí (em không hiểu lắm về bom đạn không biết dịch có đúng không, nguyên là bouncing bomb). Những quả bom này được ném xuống các hồ chứa nước của Đức quốc xã. Sau khi rơi xuống nước, chúng nổi lên mặt nước rồi chìm dần xuống chân đập chắn nước và phát nổ, phá bung toàn bộ đập chắn khiến nước dâng ngập cả thung lũng, dìm ngập nhiều nhà máy khiến phần lớn hệ thống sản xuất thép phục vụ chiến tranh của nước Đức phải ngưng hoạt động. Đó là một bộ phim chiến tranh về những Bức Tường bị phá huỷ.
Don't Leave Me Now
"Don't Leave Me Now" là bài hát trong đó Pink tự tưởng tượng ra cuộc nói chuyện với co vợ ngoại tình, van xin cô ở lại. Hắn cố nhắc cô nhớ những ngày tháng tươi đẹp họ đã có, những điều tốt lành hắn đã mang lại: "Remember the flowers I sent, I need you, Babe". Nhưng sự uỷ mị này của hắn nhanh chóng thay đổi, hắn nói thêm: "To put through the shredder, In front of my friends" và "To beat to a pulp on a Saturday night". Nhìn vào quan hệ của họ, ta thấy trong đó không có nhiều tình yêu cho dù những tổn thương mà Pink nói là có thật (những tổn thương đó có lẽ là sự phóng đại của tâm trí bệnh hoạn của Pink, mô tả những tình cảm yêu/hận đối với người đàn bà hắn nghĩ đã từng yêu. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đã biết những tình cảm trái ngược này do tình yêu mang lại).
Dường như không phải Pink đánh đập vợ, mà vì hắn cảm thấy đau khổ, do vậy, hắn cố làm mình bình tĩnh lại bằng cách tưởng tượng ra việc hắn đang đánh đập cái người làm hắn đau khổ. Cuối cùng Pink đặt ra một câu hỏi: "Why are you running away?". Không phải là running away theo nghĩa đen, mà là tại sao cô lại bỏ hắn để đi theo người đàn ông khác, running away trên phương diện tình cảm, cho dù chính Pink mới là kẻ đã "running away" suốt cuộc đời. Điều này cho thấy Pink hoàn toàn thiếu khả năng hoà nhập vào xã hội và vào mọi mối quan hệ. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên về việc cô vợ phải đi tìm tình yêu ở một nơi khác vì cô đã không thể có được nó từ chồng mình. Sự tan vỡ của họ lại là một viên gạch nữa, do chính Pink tự đặt lên.
Brick In The Wall part III
Phần 3 của bộ ba "Brick In The Wall" là bài hát yêu thích của tôi. Lúc này, bức tường đã gần như hoàn thành. Bài hát này chứa đựng sự giận dữ, nỗi sợ, sự ân hận,... tất cả những cảm xúc của các bài hát khác trong album, và cuốn chúng theo một giai điệu mãnh liệt. Trong bài hát, Pink phủ nhận thế giới, gào lên rằng hắn không cần sự giúp đỡ của bất cứ ai hay bất cứ cái gì vì hắn thừa biết cuộc sống thực là như thế nào. Hắn đã thấy "the writing on the wall". Một khác biệt đáng chú ý trong lời ca là thay cho nói đây là một viên gạch đơn độc như trong 2 phần trước, phần ba tuyên bố mọi thứ đều là gạch trong bức tường. Nó gợi lên rằng không phải như các bài hát trước nói về bức tường đang được xây, bức tường đã hoàn chỉnh hơn rất nhiều với bài hát thứ 3 này. Các viên gạch đã xếp vào chỗ của chúng. Trong phim, ta thấy những đoạn cắt trong cuộc đời Pink quện lại trong hỗn loạn. Cuộc sống cũng tương tự như sự hỗn loạn vì giống như sự hỗn loạn, cuộc sống là không thể kiểm soát, nằm ngoài khả năng kiềm chế của con người.
Goodbye Cruel World
Lời ca có thể khiến người ta nghĩ đến sự tự sát, tuy nhiên đây không phải là ý nghĩa thực của bài hát (cho dù nó đã có mặt trong Top 100 những bài hát khiến bạn tự sát (mở thêm 1 cái ngoặc nữa: có bác nào biết cái Top 100 này không, trong đó có những bài nào nữa, bảo em mới)). Pink không từ giã thế giới độc ác bằng cái chết mà bằng cách ẩn dật sau bức tường của hắn. Tôi thích nhất đoạn cuối của bài hát. Sau tiếng "Goodbye" cuối cùng, bài hát đột ngột chấm dứt, không giống như bài "Outside the Wall" cuối CD2, âm nhạc còn tiếp tục chơi sau khi Pink ngừng hát. Sự chấm dứt độc ngột cho thấy quyết tâm của Pink xa rời thế giới, trốn vào cái nơi không ai có thể tìm được hắn, sau bức tường. "Goodbye Cruel World" là cái kết tuyệt diệu cho phần 1 của album và phim. Trong phim ta thấy Pink đang tìm lấy một kẽ hở, một lối đi xuyên qua bức tường khổng lồ của hắn, như thể hắn đột nhiên nhận ra hắn đã làm một điều ngu ngốc to lớn đến chừng nào.
Hết CD 1
The Wall - Pink Floyd (part.3)
Hey You
"Hey You", một bài hát nổi tiếng trong The Wall không may đã không có mặt trong phim. Đó là một lời cầu van của Pink khi hắn nhận ra rằng bị tách rời khỏi thế giới chẳng phải là một điều hay ho như hắn từng nghĩ. Trong bài hát, Pink kêu cứu, mong ai đó có thể nghe thấy hắn qua bức tường. Bài hát cũng giống như một lời khuyên những ai đang xây bức tường: "Don't help them to bury the light/ don't give in without a fight." Nó cũng là một lời cầu xin người nào bên ngoài bức tường hãy giúp hắn ra khỏi đấy, cầu xin người nào bên ngoài bức tường đừng giúp "chúng" dập đi ngọn lửa vẫn còn đang cháy trong hắn. Rồi Pink tiếp tục cầu xin người ta giúp hắn mang hòn đá đi, cái gánh nặng hắn phải chịu trong suốt cuộc đời, suốt thời gian xây bức tường.
Sau tiếng guitar solo, một giọng hát khác, có lẽ là giọng của hiện thực, cất lên. Nó nói rằng cái chuyện Pink tưởng sẽ có ai đó giúp hắn chỉ là "only fantasy" vì bức tường của hắn quá cao và quá dày rồi. Chẳng có lối đi nào xuyên qua đó. "No matter how he tried he could not break free". Có đấu tranh đến đâu chăng nữa, Pink cũng không thể tự giải phóng mình khỏi những rào cản khổng lồ mà hắn đã tự hăm hở xây nên. "And the worms ate into his brain." Lời hát này nói tới ẩn dụ con giun (worms). Giun theo ý nghĩa truyền thống, đại diện cho 2 thứ: thứ nhất, đó là cái chết và sự thối rữa. Và thứ hai. Đó là Tri thức. Những con giun đã ăn ruỗng trí óc Pink, cho thấy sự thoái hoá và thối rữa của trí óc thông thường, biến hắn thành kẻ loạn thần kinh. Nó cho thấy sự thay đổi (một kiểu phục sinh..., mặc dù trong trường hợp này phục sinh không phải là cái gì tốt lành) sau cái chết. Còn biểu tượng của tri thức: giun là tri thức về cuộc đời thực mà Pink đã học được trong những năm thơ ấu khiến hắn phải dựng lên bức tường. Mỗi lần hắn tự tách rời mình khỏi thế giới, hắn lại thấy những gì đằng sau bức tường chẳng thú vị như hắn nghĩ. Giun ăn ruỗng óc hắn là tri thức thực sự về thế giới: mặc dù bức tường cũng có chỗ dùng được để giúp hắn chống chọi với những lúc khó khăn, nhưng nó quá nguy hiểm nếu hắn dùng một bức tường kín mít chắn hết cả những điều cả xấu lẫn tốt của cuộc đời.
Sau tiếng hát tàn nhẫn của hiện thực, Pink lại cất tiếng hát, nhưng không còn kêu gọi ai đó "feel" hay "touch" hắn nữa, hắn đã ý thức được tình trạng của mình và cầu xin ai đó "help". hắn. Trong câu cuối, "Together we stand, divided we fall" Pink nhận ra rằng hắn đã lầm. Hắn nhận ra rằng dù đôi khi làm hại nhau, nhưng người ta vẫn cần đến nhau. Và khi một người muốn tách rời những người khác, chắc chắn người đó sẽ gục ngã.
Is There Anybody Out There?
Bài hát này có lẽ là bài khó phân tích nhất
. Nó chỉ có duy nhất một câu, "Is There Anybody Out There?", lời cầu xin của tù nhân Pink, mong có ai đó bên ngoài bức tường nghe thấy. Trong phim, Pink đấm đá bức tường, cố thoát ra, nhưng như "Hey you" đã nói: "It was only fantasy/ The wall was too high as you can see./ No matter how he tried he could not break free...". Sau khi tiếng hát đầy ám ảnh chấm dứt, guitar leads bắt vào. Theo tôi, đây là đoạn hay nhất trong "The Wall" và là đoạn nhạc hay nhất trong lịch sử thu âm
Cái thứ Pink dựng lên trong phòng khách sạn của hắn vẫn là một điều bí ẩn. Trong một cuộc phỏng vấn, Roger Waters nói "Is There Anybody Out There?" chỉ là một tinh cầu khép kín tạo nên một khoảng không cô độc, như chủ đề chính trong "Hey You" và "Nobody Home". Nhiều người cho rằng trong đoạn phim này Pink đã dựng lên một mô hình doanh trại quân đội với các boongke. Tuy nhiên, tôi cho rằng cái thứ Pink đã xây trong không phải cái gì cụ thể, mà là một cái gì đó (tuỳ theo chứng loạn thần kinh của hắn) cho thấy hắn cần sống một cuộc sống ngăn nắp và trật tự. Bạn có nhớ cái hỗn loạn kinh khủng trong phần đầu của "Don't leave me now" không?
Cái ngăn nắp trật tự đau đớn ấy cho thấy trạng thái mong manh dễ vỡ của Pink. Đấy lon Coca đi vài xăngtimét, đổi chỗ cái đàn guitar, dường như là những hành động khùng điên đối với bất cứ ai, nhưng đối với Pink, những điều đó không chỉ cần thiết mà còn tối quan trọng để mọi thứ trở lại trật tự hoàn hảo. Bill Romanelli cho rằng "việc xây cái boongke hay cái gì đó từ những mảnh vụn trong căn phòng là cách thể hiện cuối cùng của tinh thần sáng tạo và tính chất cá nhân của hắn, và cả cho sự tỉnh táo của hắn, trước khi đầu hàng và biến mất sau bức tường của điên loạn. Tôi nghĩ cái hắn xây chính là tượng đài cho tinh thần sáng tạo và nhân tính của hắn".
Nobody Home
Có lẽ không có gì nhiều để nói về bài này. Hầu như mọi thứ đều đã được thể hiện trong lời ca... Không có những ẩn dụ. Chỉ có một câu nhiều người có thể đặt câu hỏi là "those swollen hand blues." Tại sao Pink lại có đôi tay sưng phồng? Có một cách giải thích, đôi tay sưng phồng là hậu quả việc tiêm heroin kéo dài dẫn đến chứng phù nề. Đôi tay sưng phồng cũng có thể gợi nhắc đến căn bệnh của Pink thời thơ ấu, được nói tới trong bài "Comfortably numb", khi đó đôi tay của cậu bé "felt just like two balloons." Suy nghĩ của Pink đi từ những gì hắn có sang những nỗi đau khổ, về bà vợ ngoại tình "When I try to get through,/ on the telephone to you,/ there will be nobody home." Rõ ràng là hắn có thử bao nhiêu lần đi chăng nữa, cũng sẽ chẳng bao giờ có ai trả lời, bởi cô vợ biết rằng hắn đã phát hiện ra chuyện phản bội của cô. Trong bài hát này, hết sức giản dị, qua giọng hát của Roger Waters.ta thấy được rất nhiều đau khổ và thương thân .
Một cách giải thích khác của Jeremy Daneils: "Đây là bài hát ưa thích của tôi vì nó sâu sắc hơn là người ta nhận thấy. Nó nói lên rằng, trên nhiều phương diện, cái kẻ dường như có tất cả thì chẳng có gì cả. Pink là một siêu sao, hắn giàu sang, quyền thế, nhiều ma tuý và sex hơn mức hắn có thể kham nổi. Hắn có tất cả các thứ đó, và hắn có cả ý thức rằng chúng chả là cái gì. Hắn thoái lui, cố tìm lấy một tình yêu thuần khiết không mang màu sắc tình dục mà hắn từng có thời trẻ thơ trước khi hắn thành "Pink Floyd". Nobody Home là một ẩn dụ về sự bế tắc trong cuộc sống vợ chồng. Pink cảm thấy đáng ra hắn đã có thể có hạnh phúc nếu hắn không tự cô lập mình khỏi người vợ".
Vera
Trước tiên phải nói một chút về Vera. Vera Lynn là một ca sĩ trong Thế chiến 2 rất được quân đội Âu châu ưa thích, đặc biệt là ở Anh. Một trong những bài hát của cô là "We'll Meet Again" được nhắc lại trong "Vera": "Remember how she said that we would meet again some sunny day". Bài hát này là một hồi ức thơ ấu của Pink nhưng mục đích chính của nó là khởi đầu chủ đề chiến tranh sẽ được tiếp tục trong "Bring The Boys Back Home."
Dưới đây là một vài thông tin khác về Vera Lynn: tên thật là Vera Margaret Lewis sinh năm 1917 và trở thành ca sĩ ở Anh, đặc biệt nổi tiếng trong Thế chiến 2. Lời của "We'll Meet Again" như sau: "We'll meet again/ Don't know where/ Don't know when/ But I know we'll meet again some sunny day. / Keep smilin' through/ Just like you always do/ 'Till the blue skies drive the dark clouds far away. / So will you please say hello/ To the folks that I know/ Tell them that it won't be long./ They'll be happy to know/ That as you saw me go/ I was singing this song. / We'll meet again/ Don't know where/ Don't know when/ But I know we'll meet again some sunny day."
Bring The Boys Back Home
"Bring The Boys Back Home" là sự tiếp nối chủ đề chiến tranh. Trong phim, mọi người đứng ở ga xe lửa và hát khi gặp lại những người trong gia đình còn sống sót trở về sau Thế chiến 2. Cậu bé Pink, mặc dù có lẽ đã biết rằng cha đã chết, vẫn cứ cố hy vọng ông còn sống và cố đi tìm ông trên sân ga. Trong bài hát, những người dân thường cầu van rằng tất cả những người lính sẽ trở về.
Comfortably Numb
Comfortably Numb là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của PF trong The Wall. Mê man vì ma tuý và hồi ức, Pink được ông bầu tìm thấy trong phòng khách sạn và bị lôi đến buổi trình diễn của hắn. Tiếng hát (Roger Waters) trong đoạn 1 và đoạn 2 là của ông bầu hay của bác sĩ, nhưng bác sĩ thì có vẻ có lý hơn. Lão bác sĩ này cố làm hồi tỉnh Pink, cố làm hắn cử động, hỏi hắn xem hắn còn nhận biết được gì không, kiểu như "Hello, is there anybody in there?/ Just nod if you can hear me./ Is there anyone home?". Câu hỏi của cái người cố tìm Pink, cố lay tỉnh Pink "is there anybody in there?" giống như một câu trả lời cho câu hỏi Pink đã hỏi trong đoạn trước: "Is there anybody out there?"
Lão bác sĩ sau đó bảo Pink lão sẽ làm giảm sự đau đớn của hắn nếu hắn có thể nói cho lão biết hắn đau ở đâu. Hay nhất trong đoạn này là tiếng hát của Waters, vang vọng âm âm như sóng biển, như thể vẳng đến trong giấc mơ, thật sự giống như một tiếng gọi xuyên qua sương mù, qua hỗn mang của trí óc Pink. Vào lúc này, Pink (David Gilmour) cất tiếng hát, nói rằng hắn chẳng hề thấy đau đớn và tiếng nói của bác sĩ đang dần nhoà đi. Như thể Pink rơi vào hồi ức, hắn thấy những hình ảnh của tuổi thơ "A distant ship['s] smoke on the horizon." và tiếng nói của bác sĩ "only coming through in waves". Hắn có thể thấy hình như bác sĩ đang nói, nhưng chẳng thể nhận thức nổi là lão đang nói gì. Tiép đó Pink lại rơi thẳng xuống những kỷ niệm thơ ấu. Hắn nói về cơn sốt thuở bé, căn bệnh mà trong phim, ở bài hát Mother, khiến cậu bé Pink tự hỏi: "Am I really dying?". Rồi hắn miêu tả căn bệnh "My hands felt just like two balloons." Lúc đó hắn cảm thấy mình sưng lên và bồn chồn. Bây giờ hắn cũng cảm thấy như thế (hậu quả của ma tuý) và bác sĩ không thể hiểu nổi. "I have become comfortably numb." Pink đã bị tê liệt bởi sự đau đớn thể xác và đau đớn do các kỷ niệm đang vây quanh hắn mang lại. Ma tuý đã khiến hắn tê liệt về thể chất, và bức tường mà hắn dựng lên đã khiến hắn tê liệt trước mọi vấn đề của cuộc sống.
Trong phim, ở đoạn điệp khúc của bài hát, Pink tìm thấy một con chuột đồng và mang nó về nhà. Bà mẹ phát hoảng và bắt cậu bé vứt nó đi. Pink mang con chuột vào nhà kho để nó trên một cái nệm cỏ khô. Sau đó, khi Pink quay lại thì con chuột đã chết. Pink xách đuôi con chuột lẳng nó xuống sông. Có thể nhiều người sẽ hỏi tại sao lại có cái cảnh với con chuột chả dính dáng gì đến câu chuyện ở đây? Tôi nghĩ cảnh này cho thấy căn bệnh đã suýt giết chết Pink thuở nhỏ đã ảnh hưởng đến hắn đến mức nào. Nó cũng cho thấy cái khía cạnh trắc ẩn ở Pink, điều mà chúng ta không thấy nữa khi hắn lớn lên. Cảnh này cũng có thể giải thích bởi lý thuyết tâm lý - động học của Freud. Con chuột tượng trưng cho chính Pink Một cách vô thức, hắn gán cho cái sinh vật bé nhỏ ấy MỌI CẢM XÚC mà hắn từng cảm thấy, đặc biệt là những cảm xúc từ cái chết của cha. Hắn đã học được từ bà mẹ rằng biểu lộ những cảm xúc ấy là tội lỗi (bà mẹ từ chối con chuột, khiến Pink phải giấu nó trong nhà kho). Khi con chuột bị chết, một phần của Pink cũng chết theo. Hắn thấy cuộc sống không đẹp đẽ và tươi vui, trái lại nó đầy chết chóc và thất vọng, Thế thì hắn làm gì với những cảm xúc ấy? Hắn vứt bỏ chúng, như vứt con chuột chết, xuống dòng nước ngầu bùn. Các nhà phân tâm học cho rằng nước (đặc biệt là trong giấc mơ) tượng trưng cho vô thức. Như thế, khi Pink vứt con chuột xuống nước, hắn đã THỰC SỰ đẩy những cảm xúc của hắn vào vô thức, một cách tự bảo vệ mà người ta gọi là sự ức chế.
Thật đáng ngạc nhiên về số lượng email tôi nhận được về con chuột! Dưới đây là thêm một vài cách giải thích khác: Marco cho rằng con chuột là "một dạng ảo ảnh bị bóp méo, một thứ để hắn trút hy vọng của hắn vào đó. Hắn đã mang nó cho mẹ hắn, người vùi dập con vật bé nhỏ. Rồi Pink tìm thấy nó chết, tất cả hy vọng của hắn tan vỡ và bị ném xuống sông". Con sông, theo tôi, là biểu tượng chính của vô thức, vậy thì giải thích theo Marco nghĩa là những hy vọng tan vỡ và ảo tưởng của hắn đã bị tống vào vô thức. Chúng bị dồn nén cho đến khi chúng bùng nổ ra một cách mãnh liệt nhất. Allen Myers cho rằng con chuột là một biểu tượng về Pink. Khi Pink tìm thấy con chuột, nó ốm yếu và hắn chăm sóc nó. Tuy nhiên khi Pink ốm, mẹ hắn gọi bác sĩ rồi để hắn lại một mình trong bóng tối.
Trong đoạn 2, bác sĩ bắt đầu nói chuyện với Pink dang hôn mê. Lão tiêm cho Pink một mũi để giảm đau, nhưng cái mũi tiêm này có vẻ không những không làm giảm đau mà làm hắn đau thêm. Chắc bạn nhớ tiếng thét của Pink sau mũi tiêm. Tôi đồ rằng cái thứ thuốc đó là Narcan, một chất chống thuốc phiện (opiate antagonist) thường được tiêm cho những người lạm dụng heroin phải đi cấp cứu. Nó cắt cơn phê của họ rất nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu người ta đang đau đớn vì các hoang tưởng (bức tường, chứng tự kỷ) thì chẳng giúp gì được. Sau đó lão bác sĩ lôi Pink đứng dậy, xem mũi tiêm đã ổn chưa. "That'll keep you going through the show." Thông thường, "the show" là ẩn dụ của cuộc sống, nhưng trong đoạn này, tôi nghĩ nó đơn thuần là buổi trình diễn của Pink.
Pink tiếp tục bài hát, vẫn chìm đắm trong hoài niệm. "When I was a child I caught a fleeting glimpse/ Out of the corner of my eye." Trong chớp mắt ấy hắn nhìn thấy cái gì? Thật khó biết. Tôi cho rằng trong thoáng chốc hắn đã thấy được bức tường và ảnh hưởng của nó trên cuộc đời hắn. Nó cũng giống như một dạng xuất thần: hắn nhìn thấy bức tranh khổng lồ về thế giới trong mọi mối tương quan của nó. Dường như nó ngụ ý trong giây phút ấy, lần đầu tiên Pink nhìn thấy thế giới không hề đẹp đẽ tươi vui. Mới là đứa trẻ, hắn đã dự cảm thấy cuộc đời là khắc nghiệt và tàn nhẫn (rất giống như tiếng hát cảnh báo trong "The Thin Ice").
Một giải thích khác của Casey thì cho rằng trong chớp mắt ấy hắn thấy lại tuổi thơ và hắn tưởng như tìm lại được người cha. Hắn vẫn hy vọng ông còn sống. Sau đó, hắn lớn lên, cuối cùng chấp nhận sự thật là người cha đã chết. Khi còn là đứa trẻ, trong chớp mắt hắn thấy được hiện thực cuộc sống và cái chết đen tối. "The child is grown,/ the dream is gone." Cậu bé Pink trong trắng lớn lên và những giấc mơ, những hy vọng tan biến.
Còn Bill Romanelli thì cho rằng trong chớp mắt ấy hắn nhìn thấy cuộc sống, thế giới không có bức tường. Mọi người trên thế giới trong giây phút nào đó đều mong được trở lại tuổi nhỏ thơ ngây, để có thể nhìn lại cuộc đời bằng đôi mắt trẻ thơ. Tất cả chúng ta, khi còn là đứa trẻ, đều đó có cái chớp mắt như thế. Nhưng chỉ thoáng chốc thôi, bởi sự trong trắng trẻ thơ chỉ kéo dài cho đến khi chúng ta 3 hay 4 tuổi, và một vài người trong chúng ta thậm chí đã ý thức đầy đủ về bản thân trước khi tròn 2 tuổi. Điều đó có nghĩa là chỉ có 2 năm của cuộc đời (chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi) chúng ta sống yên ổn, được chăm nom và không lo nghĩ. Chúng ta không bị loạn trí bởi vật chất, cái tôi và những thứ tương tự. Chúng ta tin tưởng tất cả mọi người, tin tuyệt đối. Và rồi thời gian đó qua đi. Đứa trẻ lớn lên, giấc mơ (về một thế giới không có bức tường nào) qua đi.
Trong phim, có những đoạn nhanh quay Pink bị mặc quần áo và lôi đến buổi trình diễn, đi qua một hàng dài những người như cha, thầy giáo, bác sĩ, lính tráng và tất cả những thứ góp phần xây nên bức tường của hắn.
The Wall - Pink Floyd (part.3)
Hey You
"Hey You", một bài hát nổi tiếng trong The Wall không may đã không có mặt trong phim. Đó là một lời cầu van của Pink khi hắn nhận ra rằng bị tách rời khỏi thế giới chẳng phải là một điều hay ho như hắn từng nghĩ. Trong bài hát, Pink kêu cứu, mong ai đó có thể nghe thấy hắn qua bức tường. Bài hát cũng giống như một lời khuyên những ai đang xây bức tường: "Don't help them to bury the light/ don't give in without a fight." Nó cũng là một lời cầu xin người nào bên ngoài bức tường hãy giúp hắn ra khỏi đấy, cầu xin người nào bên ngoài bức tường đừng giúp "chúng" dập đi ngọn lửa vẫn còn đang cháy trong hắn. Rồi Pink tiếp tục cầu xin người ta giúp hắn mang hòn đá đi, cái gánh nặng hắn phải chịu trong suốt cuộc đời, suốt thời gian xây bức tường.
Sau tiếng guitar solo, một giọng hát khác, có lẽ là giọng của hiện thực, cất lên. Nó nói rằng cái chuyện Pink tưởng sẽ có ai đó giúp hắn chỉ là "only fantasy" vì bức tường của hắn quá cao và quá dày rồi. Chẳng có lối đi nào xuyên qua đó. "No matter how he tried he could not break free". Có đấu tranh đến đâu chăng nữa, Pink cũng không thể tự giải phóng mình khỏi những rào cản khổng lồ mà hắn đã tự hăm hở xây nên. "And the worms ate into his brain." Lời hát này nói tới ẩn dụ con giun (worms). Giun theo ý nghĩa truyền thống, đại diện cho 2 thứ: thứ nhất, đó là cái chết và sự thối rữa. Và thứ hai. Đó là Tri thức. Những con giun đã ăn ruỗng trí óc Pink, cho thấy sự thoái hoá và thối rữa của trí óc thông thường, biến hắn thành kẻ loạn thần kinh. Nó cho thấy sự thay đổi (một kiểu phục sinh..., mặc dù trong trường hợp này phục sinh không phải là cái gì tốt lành) sau cái chết. Còn biểu tượng của tri thức: giun là tri thức về cuộc đời thực mà Pink đã học được trong những năm thơ ấu khiến hắn phải dựng lên bức tường. Mỗi lần hắn tự tách rời mình khỏi thế giới, hắn lại thấy những gì đằng sau bức tường chẳng thú vị như hắn nghĩ. Giun ăn ruỗng óc hắn là tri thức thực sự về thế giới: mặc dù bức tường cũng có chỗ dùng được để giúp hắn chống chọi với những lúc khó khăn, nhưng nó quá nguy hiểm nếu hắn dùng một bức tường kín mít chắn hết cả những điều cả xấu lẫn tốt của cuộc đời.
Sau tiếng hát tàn nhẫn của hiện thực, Pink lại cất tiếng hát, nhưng không còn kêu gọi ai đó "feel" hay "touch" hắn nữa, hắn đã ý thức được tình trạng của mình và cầu xin ai đó "help". hắn. Trong câu cuối, "Together we stand, divided we fall" Pink nhận ra rằng hắn đã lầm. Hắn nhận ra rằng dù đôi khi làm hại nhau, nhưng người ta vẫn cần đến nhau. Và khi một người muốn tách rời những người khác, chắc chắn người đó sẽ gục ngã.
Is There Anybody Out There?
Bài hát này có lẽ là bài khó phân tích nhất
. Nó chỉ có duy nhất một câu, "Is There Anybody Out There?", lời cầu xin của tù nhân Pink, mong có ai đó bên ngoài bức tường nghe thấy. Trong phim, Pink đấm đá bức tường, cố thoát ra, nhưng như "Hey you" đã nói: "It was only fantasy/ The wall was too high as you can see./ No matter how he tried he could not break free...". Sau khi tiếng hát đầy ám ảnh chấm dứt, guitar leads bắt vào. Theo tôi, đây là đoạn hay nhất trong "The Wall" và là đoạn nhạc hay nhất trong lịch sử thu âm
Cái thứ Pink dựng lên trong phòng khách sạn của hắn vẫn là một điều bí ẩn. Trong một cuộc phỏng vấn, Roger Waters nói "Is There Anybody Out There?" chỉ là một tinh cầu khép kín tạo nên một khoảng không cô độc, như chủ đề chính trong "Hey You" và "Nobody Home". Nhiều người cho rằng trong đoạn phim này Pink đã dựng lên một mô hình doanh trại quân đội với các boongke. Tuy nhiên, tôi cho rằng cái thứ Pink đã xây trong không phải cái gì cụ thể, mà là một cái gì đó (tuỳ theo chứng loạn thần kinh của hắn) cho thấy hắn cần sống một cuộc sống ngăn nắp và trật tự. Bạn có nhớ cái hỗn loạn kinh khủng trong phần đầu của "Don't leave me now" không?
Cái ngăn nắp trật tự đau đớn ấy cho thấy trạng thái mong manh dễ vỡ của Pink. Đấy lon Coca đi vài xăngtimét, đổi chỗ cái đàn guitar, dường như là những hành động khùng điên đối với bất cứ ai, nhưng đối với Pink, những điều đó không chỉ cần thiết mà còn tối quan trọng để mọi thứ trở lại trật tự hoàn hảo. Bill Romanelli cho rằng "việc xây cái boongke hay cái gì đó từ những mảnh vụn trong căn phòng là cách thể hiện cuối cùng của tinh thần sáng tạo và tính chất cá nhân của hắn, và cả cho sự tỉnh táo của hắn, trước khi đầu hàng và biến mất sau bức tường của điên loạn. Tôi nghĩ cái hắn xây chính là tượng đài cho tinh thần sáng tạo và nhân tính của hắn".
Nobody Home
Có lẽ không có gì nhiều để nói về bài này. Hầu như mọi thứ đều đã được thể hiện trong lời ca... Không có những ẩn dụ. Chỉ có một câu nhiều người có thể đặt câu hỏi là "those swollen hand blues." Tại sao Pink lại có đôi tay sưng phồng? Có một cách giải thích, đôi tay sưng phồng là hậu quả việc tiêm heroin kéo dài dẫn đến chứng phù nề. Đôi tay sưng phồng cũng có thể gợi nhắc đến căn bệnh của Pink thời thơ ấu, được nói tới trong bài "Comfortably numb", khi đó đôi tay của cậu bé "felt just like two balloons." Suy nghĩ của Pink đi từ những gì hắn có sang những nỗi đau khổ, về bà vợ ngoại tình "When I try to get through,/ on the telephone to you,/ there will be nobody home." Rõ ràng là hắn có thử bao nhiêu lần đi chăng nữa, cũng sẽ chẳng bao giờ có ai trả lời, bởi cô vợ biết rằng hắn đã phát hiện ra chuyện phản bội của cô. Trong bài hát này, hết sức giản dị, qua giọng hát của Roger Waters.ta thấy được rất nhiều đau khổ và thương thân .
Một cách giải thích khác của Jeremy Daneils: "Đây là bài hát ưa thích của tôi vì nó sâu sắc hơn là người ta nhận thấy. Nó nói lên rằng, trên nhiều phương diện, cái kẻ dường như có tất cả thì chẳng có gì cả. Pink là một siêu sao, hắn giàu sang, quyền thế, nhiều ma tuý và sex hơn mức hắn có thể kham nổi. Hắn có tất cả các thứ đó, và hắn có cả ý thức rằng chúng chả là cái gì. Hắn thoái lui, cố tìm lấy một tình yêu thuần khiết không mang màu sắc tình dục mà hắn từng có thời trẻ thơ trước khi hắn thành "Pink Floyd". Nobody Home là một ẩn dụ về sự bế tắc trong cuộc sống vợ chồng. Pink cảm thấy đáng ra hắn đã có thể có hạnh phúc nếu hắn không tự cô lập mình khỏi người vợ".
Vera
Trước tiên phải nói một chút về Vera. Vera Lynn là một ca sĩ trong Thế chiến 2 rất được quân đội Âu châu ưa thích, đặc biệt là ở Anh. Một trong những bài hát của cô là "We'll Meet Again" được nhắc lại trong "Vera": "Remember how she said that we would meet again some sunny day". Bài hát này là một hồi ức thơ ấu của Pink nhưng mục đích chính của nó là khởi đầu chủ đề chiến tranh sẽ được tiếp tục trong "Bring The Boys Back Home."
Dưới đây là một vài thông tin khác về Vera Lynn: tên thật là Vera Margaret Lewis sinh năm 1917 và trở thành ca sĩ ở Anh, đặc biệt nổi tiếng trong Thế chiến 2. Lời của "We'll Meet Again" như sau: "We'll meet again/ Don't know where/ Don't know when/ But I know we'll meet again some sunny day. / Keep smilin' through/ Just like you always do/ 'Till the blue skies drive the dark clouds far away. / So will you please say hello/ To the folks that I know/ Tell them that it won't be long./ They'll be happy to know/ That as you saw me go/ I was singing this song. / We'll meet again/ Don't know where/ Don't know when/ But I know we'll meet again some sunny day."
Bring The Boys Back Home
"Bring The Boys Back Home" là sự tiếp nối chủ đề chiến tranh. Trong phim, mọi người đứng ở ga xe lửa và hát khi gặp lại những người trong gia đình còn sống sót trở về sau Thế chiến 2. Cậu bé Pink, mặc dù có lẽ đã biết rằng cha đã chết, vẫn cứ cố hy vọng ông còn sống và cố đi tìm ông trên sân ga. Trong bài hát, những người dân thường cầu van rằng tất cả những người lính sẽ trở về.
Comfortably Numb
Comfortably Numb là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của PF trong The Wall. Mê man vì ma tuý và hồi ức, Pink được ông bầu tìm thấy trong phòng khách sạn và bị lôi đến buổi trình diễn của hắn. Tiếng hát (Roger Waters) trong đoạn 1 và đoạn 2 là của ông bầu hay của bác sĩ, nhưng bác sĩ thì có vẻ có lý hơn. Lão bác sĩ này cố làm hồi tỉnh Pink, cố làm hắn cử động, hỏi hắn xem hắn còn nhận biết được gì không, kiểu như "Hello, is there anybody in there?/ Just nod if you can hear me./ Is there anyone home?". Câu hỏi của cái người cố tìm Pink, cố lay tỉnh Pink "is there anybody in there?" giống như một câu trả lời cho câu hỏi Pink đã hỏi trong đoạn trước: "Is there anybody out there?"
Lão bác sĩ sau đó bảo Pink lão sẽ làm giảm sự đau đớn của hắn nếu hắn có thể nói cho lão biết hắn đau ở đâu. Hay nhất trong đoạn này là tiếng hát của Waters, vang vọng âm âm như sóng biển, như thể vẳng đến trong giấc mơ, thật sự giống như một tiếng gọi xuyên qua sương mù, qua hỗn mang của trí óc Pink. Vào lúc này, Pink (David Gilmour) cất tiếng hát, nói rằng hắn chẳng hề thấy đau đớn và tiếng nói của bác sĩ đang dần nhoà đi. Như thể Pink rơi vào hồi ức, hắn thấy những hình ảnh của tuổi thơ "A distant ship['s] smoke on the horizon." và tiếng nói của bác sĩ "only coming through in waves". Hắn có thể thấy hình như bác sĩ đang nói, nhưng chẳng thể nhận thức nổi là lão đang nói gì. Tiép đó Pink lại rơi thẳng xuống những kỷ niệm thơ ấu. Hắn nói về cơn sốt thuở bé, căn bệnh mà trong phim, ở bài hát Mother, khiến cậu bé Pink tự hỏi: "Am I really dying?". Rồi hắn miêu tả căn bệnh "My hands felt just like two balloons." Lúc đó hắn cảm thấy mình sưng lên và bồn chồn. Bây giờ hắn cũng cảm thấy như thế (hậu quả của ma tuý) và bác sĩ không thể hiểu nổi. "I have become comfortably numb." Pink đã bị tê liệt bởi sự đau đớn thể xác và đau đớn do các kỷ niệm đang vây quanh hắn mang lại. Ma tuý đã khiến hắn tê liệt về thể chất, và bức tường mà hắn dựng lên đã khiến hắn tê liệt trước mọi vấn đề của cuộc sống.
Trong phim, ở đoạn điệp khúc của bài hát, Pink tìm thấy một con chuột đồng và mang nó về nhà. Bà mẹ phát hoảng và bắt cậu bé vứt nó đi. Pink mang con chuột vào nhà kho để nó trên một cái nệm cỏ khô. Sau đó, khi Pink quay lại thì con chuột đã chết. Pink xách đuôi con chuột lẳng nó xuống sông. Có thể nhiều người sẽ hỏi tại sao lại có cái cảnh với con chuột chả dính dáng gì đến câu chuyện ở đây? Tôi nghĩ cảnh này cho thấy căn bệnh đã suýt giết chết Pink thuở nhỏ đã ảnh hưởng đến hắn đến mức nào. Nó cũng cho thấy cái khía cạnh trắc ẩn ở Pink, điều mà chúng ta không thấy nữa khi hắn lớn lên. Cảnh này cũng có thể giải thích bởi lý thuyết tâm lý - động học của Freud. Con chuột tượng trưng cho chính Pink Một cách vô thức, hắn gán cho cái sinh vật bé nhỏ ấy MỌI CẢM XÚC mà hắn từng cảm thấy, đặc biệt là những cảm xúc từ cái chết của cha. Hắn đã học được từ bà mẹ rằng biểu lộ những cảm xúc ấy là tội lỗi (bà mẹ từ chối con chuột, khiến Pink phải giấu nó trong nhà kho). Khi con chuột bị chết, một phần của Pink cũng chết theo. Hắn thấy cuộc sống không đẹp đẽ và tươi vui, trái lại nó đầy chết chóc và thất vọng, Thế thì hắn làm gì với những cảm xúc ấy? Hắn vứt bỏ chúng, như vứt con chuột chết, xuống dòng nước ngầu bùn. Các nhà phân tâm học cho rằng nước (đặc biệt là trong giấc mơ) tượng trưng cho vô thức. Như thế, khi Pink vứt con chuột xuống nước, hắn đã THỰC SỰ đẩy những cảm xúc của hắn vào vô thức, một cách tự bảo vệ mà người ta gọi là sự ức chế.
Thật đáng ngạc nhiên về số lượng email tôi nhận được về con chuột! Dưới đây là thêm một vài cách giải thích khác: Marco cho rằng con chuột là "một dạng ảo ảnh bị bóp méo, một thứ để hắn trút hy vọng của hắn vào đó. Hắn đã mang nó cho mẹ hắn, người vùi dập con vật bé nhỏ. Rồi Pink tìm thấy nó chết, tất cả hy vọng của hắn tan vỡ và bị ném xuống sông". Con sông, theo tôi, là biểu tượng chính của vô thức, vậy thì giải thích theo Marco nghĩa là những hy vọng tan vỡ và ảo tưởng của hắn đã bị tống vào vô thức. Chúng bị dồn nén cho đến khi chúng bùng nổ ra một cách mãnh liệt nhất. Allen Myers cho rằng con chuột là một biểu tượng về Pink. Khi Pink tìm thấy con chuột, nó ốm yếu và hắn chăm sóc nó. Tuy nhiên khi Pink ốm, mẹ hắn gọi bác sĩ rồi để hắn lại một mình trong bóng tối.
Trong đoạn 2, bác sĩ bắt đầu nói chuyện với Pink dang hôn mê. Lão tiêm cho Pink một mũi để giảm đau, nhưng cái mũi tiêm này có vẻ không những không làm giảm đau mà làm hắn đau thêm. Chắc bạn nhớ tiếng thét của Pink sau mũi tiêm. Tôi đồ rằng cái thứ thuốc đó là Narcan, một chất chống thuốc phiện (opiate antagonist) thường được tiêm cho những người lạm dụng heroin phải đi cấp cứu. Nó cắt cơn phê của họ rất nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu người ta đang đau đớn vì các hoang tưởng (bức tường, chứng tự kỷ) thì chẳng giúp gì được. Sau đó lão bác sĩ lôi Pink đứng dậy, xem mũi tiêm đã ổn chưa. "That'll keep you going through the show." Thông thường, "the show" là ẩn dụ của cuộc sống, nhưng trong đoạn này, tôi nghĩ nó đơn thuần là buổi trình diễn của Pink.
Pink tiếp tục bài hát, vẫn chìm đắm trong hoài niệm. "When I was a child I caught a fleeting glimpse/ Out of the corner of my eye." Trong chớp mắt ấy hắn nhìn thấy cái gì? Thật khó biết. Tôi cho rằng trong thoáng chốc hắn đã thấy được bức tường và ảnh hưởng của nó trên cuộc đời hắn. Nó cũng giống như một dạng xuất thần: hắn nhìn thấy bức tranh khổng lồ về thế giới trong mọi mối tương quan của nó. Dường như nó ngụ ý trong giây phút ấy, lần đầu tiên Pink nhìn thấy thế giới không hề đẹp đẽ tươi vui. Mới là đứa trẻ, hắn đã dự cảm thấy cuộc đời là khắc nghiệt và tàn nhẫn (rất giống như tiếng hát cảnh báo trong "The Thin Ice").
Một giải thích khác của Casey thì cho rằng trong chớp mắt ấy hắn thấy lại tuổi thơ và hắn tưởng như tìm lại được người cha. Hắn vẫn hy vọng ông còn sống. Sau đó, hắn lớn lên, cuối cùng chấp nhận sự thật là người cha đã chết. Khi còn là đứa trẻ, trong chớp mắt hắn thấy được hiện thực cuộc sống và cái chết đen tối. "The child is grown,/ the dream is gone." Cậu bé Pink trong trắng lớn lên và những giấc mơ, những hy vọng tan biến.
Còn Bill Romanelli thì cho rằng trong chớp mắt ấy hắn nhìn thấy cuộc sống, thế giới không có bức tường. Mọi người trên thế giới trong giây phút nào đó đều mong được trở lại tuổi nhỏ thơ ngây, để có thể nhìn lại cuộc đời bằng đôi mắt trẻ thơ. Tất cả chúng ta, khi còn là đứa trẻ, đều đó có cái chớp mắt như thế. Nhưng chỉ thoáng chốc thôi, bởi sự trong trắng trẻ thơ chỉ kéo dài cho đến khi chúng ta 3 hay 4 tuổi, và một vài người trong chúng ta thậm chí đã ý thức đầy đủ về bản thân trước khi tròn 2 tuổi. Điều đó có nghĩa là chỉ có 2 năm của cuộc đời (chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi) chúng ta sống yên ổn, được chăm nom và không lo nghĩ. Chúng ta không bị loạn trí bởi vật chất, cái tôi và những thứ tương tự. Chúng ta tin tưởng tất cả mọi người, tin tuyệt đối. Và rồi thời gian đó qua đi. Đứa trẻ lớn lên, giấc mơ (về một thế giới không có bức tường nào) qua đi.
Trong phim, có những đoạn nhanh quay Pink bị mặc quần áo và lôi đến buổi trình diễn, đi qua một hàng dài những người như cha, thầy giáo, bác sĩ, lính tráng và tất cả những thứ góp phần xây nên bức tường của hắn.
The Wall - Pink Floyd (part.4)
The Show Must Go On
"The Show Must Go On" là một bài hát khác cũng bị cắt không cho vào phim. Đây là một giai điệu ngắn trong đó Pink đặt câu hỏi về tình cảnh mới của hắn. Hắn nói về những thứ hắn đã không còn nhận biết được kể từ khi xây lên bức tường. "I didn't mean to let them take away my soul..." Tiếp đó hắn tự hỏi liệu hắn đã quá già và mọi thứ đã quá muộn chưa để bắt đầu lại từ đầu, để đập tan bức tường và quay trở về với cuộc sống mà hắn đã rời bỏ, hay liệu hắn có nên tiếp tục cố gắng chăng khi cái chết đã ẩn trong góc nhà chờ đợi. Đây có lẽ cũng là một sự chiêm nghiệm về việc tự sát. Pink đã nhận thấy cái gánh nặng tàn ác hắn đang phải chịu và tự hỏi liệu tự tử quách đi có tốt hơn không, và bằng cách đó chấm dứt luôn "the show". Và cuối cùng, hắn quyết định, giống như buổi hoà nhạc, "show" diễn cuộc đời của hắn phải tiếp tục.
In The Flesh
''In The Flesh" (chú ý là ở đây không có dấu hỏi ở cuối) đưa chúng ta đến với buổi hoà nhạc của Pink. Không giống như bài hát "In The Flesh?" lúc đầu, bài này không phải về sự ra đời, mà là về cuộc sống; nó cho thấy con người có thể rồ dại và mù quáng đến chừng nào khi nghe lời những kẻ giật dây họ, và những kẻ đó có thể sử dụng quyền lực của mình một cách nham hiểm đến thế nào. Trong bài hát, Pink buồn rầu thông báo với đám khán giả của hắn: "Pink isn't well, he stayed back at the hotel.". Nói cách khác, Pink cũ đã bị bỏ lại đằng sau, và một Pink mới, sản phẩm của bức tường, đã leo lên dành quyền độc tài. Để kiểm tra sự tận tâm của các fan hâm mộ, Pink ra lệnh cho những kẻ thiểu số đứng quay mặt vào tường, tuyên bố tất cả bọn đồng tính luyến ái, Do Thái, ma cô đều đáng bị bắn chết. NHƯNG ĐỪNG NGHĨ ĐÂY LÀ BÀI HÁT PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC. Bài hát này cho thấy, như đã nói ở trên, những kẻ lãnh đạo chuyên chế điều khiển đám đông như thế nào, giống như Pink, trở thành một dạng Hitler, chỉ huy những kẻ đi theo hắn và cố gắng tiêu diệt những người thiểu số.
Một cách giải thích khác: Pink đã hát bài này là vì, hãy nghe hắn giải thích, những lời của hắn có nghĩa là "Vậy đó, cha tao đã chết, vợ tao bỏ đi, và cuối cùng tao kiếm được một nơi yên ổn để nằm dài yên lặng, nhưng thay cho việc mặc xác tao ở đó hay giúp đỡ tao, bọn mày dựng tao dậy và BÂY GIỜ bọn mày còn muốn tao trình diễn cho cái đám đông chết tiệt những kẻ không rõ mặt này mà tao chả biết là ai? TỐT! Tao sẽ trình diễn... BẰNG CÁCH CỦA TAO!" Đắng cay và giận dữ, Pink đã ném sự thù hằn của hắn vào đám đông hâm mộ.
Một biểu tượng lại xuất hiện trở lại trong bài hát là cây búa. Thay cho chữ thập ngoặc phát xít, Pink sử dụng búa. Như tôi đã nói ở phần trước, những cây búa, trong bài hát và trong phần còn lại của album, đại diện cho sự áp bực bằng bạo lực. Nghĩa là nếu mày không quy phục, mày sẽ bị đàn áp cho đến khi quy phục. Trong trường hợp này, những cây búa dùng để đập tan các nền tảng đạo đức của xã hội (như phát xít đã làm) và xây lên lòng căm thù.
Tôi đã nhận được một email về sự hình thành ý tưởng The Wall như sau:
"Năm 1977, trong tour diễn album Animals, có tên là In the Flesh Tour, trong buổi trình diễn cuối cùng, Roger gần như phát điên bởi cái đám đông kinh khủng trong sân vận động. Trong buổi trình diễn đặc biệt ấy ở Montreal, Quebec, Canada, một fan hâm mộ ở ngay hàng đầu đã khiến Roger nổi giận. Gã này, như sau đó đã trả lời phỏng vấn, không quan tâm lắm đến buỏi trình diễn mà chỉ bắt chước những fan khác xung quanh hắn quấy rầy Roger. Và một lúc trong buổi trình diễn, không kiềm chế được, Roger đã túm lấy gã, tát vào mặt. Sau đó, Roger cảm thấy ân hận về những gì mình đã làm. Ông nhận ra vào một lúc nào đó, đám đông đã làm ông phát điên, khiến ông không còn cái cảm giác riêng tư đối với những người hâm mộ mà ông từng có trước khi trở nên nổi tiếng. Ân hận về điều này, Roger bắt đầu nghĩ cách để cố gắng không lặp lại hành động ấy nữa, và rồi từ từ, một ý niệm về The Wall đã được hình thành".
Run Like Hell
"Run Like Hell" là sự tiếp nối của "In The Flesh". Nó là lời cảnh báo của Pink tới tất cả những kẻ không đi theo hắn hay khác hắn. "You better make your face up in your favorite disguise," Pink đe doạ rằng những kẻ khác hoặc phải theo luật chơi của hắn, hoặc phải giả vờ theo luật chơi của hắn, hoặc nhanh chóng cuốn xéo, vì tất cả những kẻ không thích nghi được với hắn sẽ được gửi về nhà "...in a cardboard box.".
Bill Romanelli viết: "Trong thế chiến 2, những người Do Thái dưới chế độ phát xít phải sống tập trung trong những khu riêng của các thành phố. Trong phim, bài "Run Like Hell" theo ý tôi là sự tái hiện một sự kiện được gọi là "Krystalnacht" hay "đêm pha lê", cái đêm quân phát xít tấn công vào các khu Do Thái, bắn giết va cướp phá. Người ta gọi đó là "đêm pha lê" vì trong đêm ấy, những mảnh kính vỡ tung toé trên đường phố và vỉa hè đã sáng lên lấp lánh dưới ánh trăng. Gợi lại Krystalnact ở đây, giống như phát xít đã tuyên bố với người Do Thái: chúng mày không giống chúng tao, sẽ không bao giờ giống chúng tao nên chúng mày phải bị tiêu diệt. Nếu chúng mày nghĩ có thể trốn thoát được, thì cuốn xéo đi". Đó cũng chính là thông điệp của Pink.
Waiting For The Worms
"Waiting For The Worms" là bài hát thứ 3 và cuối cùng về chủ đề độc tài chuyên chế. Nó bắt đầu với lời nói của Pink rằng không ai có thể khiến hắn ở lại sau bức tường nữa. Chuyện đó qua rồi. Điều đó cho thấy Pink đã bắt đầu tìm đường để thoát khỏi nhà tù tự tạo của hắn. Bây giờ, Pink đang kiên nhẫn ngồi "...in a bunker" sau bức tường và đợi cho những con giun đi đến, đợi tri giác và sự tỉnh thức hay đợi cái chết và sự thối rữa của Old Pink? "In perfect isolation here behind my wall." Pink đã có những gì hắn từng muốn, sự cô lập tuyệt đối, điều hắn đã tìm kiếm khi xây lên bức tường, và trong sự cô độc ấy, hắn đã nhận chân ra toàn bộ ý nghĩa của thế giới.
Lúc này, cái khía cạnh độc đoán của Pink lại xuất hiện. Đi dọc phố với những tín đồ trung thành của hắn, Pink gào lên những điều đe doạ kinh hoàng đối với mọi người. Hắn tự cho phép hắn làm thế vì hắn NỔI TIẾNG. "Waiting to turn on the showers and fire the ovens." Lời ca này chính là sự ám chỉ rõ ràng nhất về Hitler và Thế chiến 2, cuộc chiến dã khiến 6 triệu người Do Thái bị giết bằng hơi ga rồi bị đốt trong các lò thiêu người. Một cách tượng trưng, Pink đã trở thành chính cái thứ gây nên cái chết của cha hắn, cái quyền lực do Hitler nắm giữ, quyền lực đàn áp và bạo ngược. Dường như những điều này không diễn ra trong cuộc đời thực, mà chỉ trong trí óc hỗn loạn của Pink, khiến hắn tự nghĩ mình chính là Thượng đế.
Ryan Meekins viết: "Dòng chữ waiting for the final solution' chính là viết về sự tàn sát người Do Thái. Giải pháp cuối cùng là màn thứ 3 và cuối cùng của Hitler trong cuộc chiến của hắn, trong đó hắn thấy rằng hắn không thể thắng. Giải pháp cuối cùng về cơ bản là quyết định của hắn dồn toàn lực tiêu diệt những người Do Thái. Chính thời gian này là lúc nhiều người Do thái bị giết nhất".
Stop
Pink vứt bỏ những cử chỉ hống hách của mình để nhận ra tình cảnh của hắn. Hắn nói hắn muốn về nhà và từ bỏ cuộc chơi, hắn muốn tự tử và từ bỏ cuộc sống. Cái lý do duy nhất hắn vẫn còn quanh quẩn trong nhà tù, trong thân xác, trong cuộc đời này, là vì hắn muốn biết liệu hắn có có lỗi gì không trong tất cả những gì hắn đã làm: xây lên bức tường, tê dại trước cuộc sống, trở nên tàn ác. Hắn muốn biết có phải hắn là kẻ duy nhất đáng trách trong tất cả những điều đó? Điều đó cho thấy Pink đã có những cảm xúc "of an almost human nature," như trong The trial sẽ nói tới.
Trong phim, Pink ngồi trong toalet, đọc những bài thơ trong cuốn sổ nhỏ màu đen của hắn. Nếu chú ý, bạn sẽ nghe được Pink đang đọc (hát) "Do you remember me? How we used to be? Do you think we should be closer?" chính là lời ca của "Possible Pasts" trong album "The Final Cut". Nhiều người cho rằng "The Final Cut" là phần tiếp nối của The Wall. Thật vậy, trong album này có nhiều chủ đề tương tự, thậm chí nhiều bài dường như hát về Pink như "The Final Cut", cái tính cách tôi cảm thấy giống như Pink ấy là khi hắn chuẩn bị rạch cổ tay bằng dao, thì nghe thấy tiếng chuông điện thoai: "I held the blade in trembling hands, prepared to make it but...just then the phone rang. I never had the nerve to make the final cut." Trong toilet, Pink cũng thì thầm lời ca của một bài hát khác trong album solo của Roger Waters "The Pros and Cons of Hitchhiking" (được Roger viết ra vào cùng thời gian với The Wall). Những lời đó là: "And I put out my hand just to touch your soft hair/ To make sure in the darkness that you were still there/ And I have to admit/ I was just a little afraid, oh yeah/ But then..."
The Trial
Có quá nhiều thứ có thể nói về bài hát này. Vì mặc cảm tội lỗi, Pink ra trước toà án lương tâm, nơi hắn cố gắng thể hiện những "feelings of an almost human nature." Nhân chứng đầu tiên bị gọi ra trước công tố viên là ông thầy giáo của Pink, kẻ đã phàn nàn rằng đáng ra lão đã cho Pink vào khuôn phép nếu "bleeding hearts and artists" không can thiệp vào. Ông thầy biến đi sau khi ném lại câu chú thích cuối rằng lão vẫn có thể "hammer him today."
Tiếp đó là 1 đoạn hát ngắn của Pink về cơn điên của hắn. "Crazy...toys in the attic. I am crazy."
Nhân chứng tiếp theo được gọi là vợ của Pink, người lên án hắn đã làm tan vỡ cuộc hôn nhân của họ. "You should have talked to me more often than you did, but no! You had to go your own way have you broken any homes up lately?" Cũng như ông thầy, sau khi tố cáo, cô vợ hừng hực lửa căm thù: "Just five minutes Worm your honor, him and me alone."
Nhân chứng cuối cùng là mẹ của Pink, người vẫn cứ tiếp tục bộc lộ bản chất che chắn quá đáng của mình. "But I never wanted him to get in any trouble. Why'd he ever have to leave me?" Mẹ của Pink chấm dứt lời chứng của mình với lời cần xin quan toà để cho bà mang Pink về nhà. Và Pink lại cất tiếng hát về cơn điên của hắn.
Quan toà đã sẵn sàng kết án, cho rằng chưa từng thấy kẻ nào đáng bị kết án hơn Pink. Cái điều làm quan toà phẫn nộ là cách đối xử vô lý của Pink đối với "exquisite wife and mother" (chú ý là ông thầy giáo không được nhắc đến). Bản án: Pink không được phép trốn sau bức tường nữa. Hắn phải phá sập bức tường để không còn có thể "comfortably numb" đối với thế giới quanh mình.
Bản án này có cả khía cạnh tích cực cũng như tiêu cực. Tích cực, ấy là Pink không thể tiếp tục tự giam hãm mình và có thể trở lại với cuộc sống. Còn tiêu cực, là Pink sẽ hoàn toàn trần trụi không có gì bảo vệ trước những thô bạo của cuộc đời.
Trong suốt phiên toà, ta thấy Pink như con búp bê vô hồn. Hắn không hề để tâm rằng hắn có thể bị kết án. Hắn chỉ là con búp bê bị ném qua ném lại giữa những người buộc tội và thỉnh thoảng rên rỉ ("crazy, over the rainbow") nhưng không hề lên tiếng tự bảo vệ vì hắn biết một cách tuyệt đối chắc chắn rằng hắn chỉ có thể tự trách mình về mọi nỗi đau khổ.
Outside The Wall
"Outside The Wall" có lẽ là về những người mà kẻ tù nhân sau bức tường yêu thương thì đúng hơn là về Pink. "The ones who really love you" đang đi lại bên ngoài bức tường, cố tìm cách liên lạc với người ở bên trong. Nhưng những người đang cố gắng với cả tấm lòng để tìm gặp người bên trong đôi khi cũng nản lòng và bỏ cuộc, như vợ của Pink cuối cùng đi tìm 1 người khác khi chồng cô không đáp lại tất cả những cố gắng của cô mong đem hắn ra khỏi bức tường nặng nề. "it's not easy banging your heart against some mad bugger's wall."
Phần đáng nhớ nhất trong bài hát đối với tôi là cảnh được thêm vào trong phim. Những đứa trẻ nhặt nhạnh các mảnh đá, mảnh vữa từ bực tường đã sụp rồi kéo chúng đi trên những chiếc xe tải đồ chơi. Khi xem cảnh này, tôi thực sự bối rối. Chúng nhặt những mảnh vỡ đó để vứt đi, hay đó lại là hình ảnh tượng trưng cho những viên gạch trong những bức tường của chính chúng?
Raven đã chỉ cho tôi thấy một đứa trẻ trong cảnh cuối đang cầm 1 ly coctail Molitov. "nó nếm ly rượu rồi đổ đi. Đó lại là 1 con người bắt đầu biết căm ghét, đã nếm thử vị đắng của lòng thù hận, nhưng sau đó, không giống như Pink, đổ đi thay cho việc uống cạn".
Hết