Xạ hương

Nguyễn Anh Cường
(NguyenAnhCuong)

New Member
Xạ hương

Từ hàng nghìn năm trước công nguyên, xạ hương đã là chất có giá trị trong việc chế tạo dược phẩm, mỹ phẩm. Xạ hương thường được lấy từ các con hươu xạ, cầy hương và cầy giông.
Hươu xạ có tên khoa học Morches mochiferus họ hươu cervidae) có đặc điểm: Chân nhỏ nhắn, cổ ngắn, đầu dài, mõm tròn, bốn chân không đều: Hai chân trước ngắn, hai chân sau dài và phát triển hơn nên mông cao hơn vai. Hươu xạ sinh sống nhiều ở vùng Xi bê ri (Nga), Himalaya (Ấn Độ) vùng Tây Tạng (Trung Quốc). Loài hươu xạ có ở miền Bắc nước ta (Vùng Lào Cai, Yên Bái) thuộc loại Tây Tạng có xạ hương được coi là có giá trị nhất, nhưng rất tiếc đến nay chúng gần như không còn.
Cầy hương (Tên khoa học Vivericule malaccensis Gmelin) thân nhỏ dài khoảng 50 - 60 cm, chân ngắn, đuôi dài bằng 2/3 chiều dài thân. Gọi là cầy hương vì chúng để lại mùi thơm trên đường đi và khi chúng giận dữ, cáu kỉnh hương toả càng nồng.
Chúng có nhiều ở Việt Nam, Malaixia, Mianma, Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Phi...
Cầy giông (Tên khoa học Viverra Zibetha L) to hơn cầy hương một chút dài khoảng 70 - 80 cm, cổ mảnh, đầu dài, mõm nhọn, đuôi dài bằng nửa chiều dài của thân. ở nước ta có nhiều và nó cũng phổ biến ở nhiều nước châu Á, châu Phi, châu Âu.
Chúng thuộc loài dễ thuần hoá. Hiện nay người ta nuôi chúng để ép lấy xạ. Thức ăn chủ yếu là cơm, chuối, thịt và càng ăn nhiều thịt càng có nhiều xạ. Nuôi loài này có hiệu quả kinh tế cao. Mỗi tuần có thể ép xạ 2 lần, mỗi lần có thể thu được 4 gam xạ.
Xạ hương nằm trong túi xạ của các loài vật trên. Túi xạ của hươu đực nằm ở bụng, khoảng giữa rốn và cơ quan sinh dục. Thường người ta sau khi cắt lấy túi xạ đem phơi hoặc sấy khô rồi cho vào hộp kín để giữ mùi hương. Con vật trưởng thành (Ngoài 3 tuổi) túi xạ có khối lượng 60 gam, phần xạ chiếm 55 - 60%. Để thu được 1 kg xạ hương phải giết ít nhất 30 con hươu xạ đực (Chưa kể số hươu xạ cái, hươu xạ con bị giết oan) do đó loại hươu này không còn nhiều. (Năm 1986 lượng xạ hương tiêu thụ ít nhất cũng là 325 kg, tương đương với việc giết hàng vạn con hươu xạ đực). Riêng với việc lấy xạ hương từ cầy hương và cầy giông có thể thu hoạch được bằng ccsh nuôi chúng rồi ép túi xạ của chúng vào chấn song cửa chuồng để xạ hương chảy ra và hứng sau đó qua rửa và sấy nhẹ, cất vào lọ.
Người ta có thể nuôi và huấn luyện các con cầy, nghe hiệu lệnh, tự động đến sát chấn song chuồng chìa túi xạ cho chủ ép lấy xạ. Thường khi ép hết xạ, người ta thường bơm nước dừa vào túi xạ. Phương pháp này vừa có xạ vừa không phải giết các con vật này.
Xạ hương rất đắt gấp khoảng 3 lần giá vàng. Các nhà khoa học đã tìm ccsh chế xạ hương nhân tạo. Năm 1888 nhà hoá học Đức Baur đã tổng hợp được xạ hương đầu tiên mang tên ông. Năm 1906 Walbaum phân lập được thành phần có mùi chính của xạ hương đặt tên là muston (Một xeton vòng 15 đơn vị các bon) và Ruzicka. Năm 1934 đã tổng hợp được muston và sau này được các nhà hoá học cải tiến, phát minh ra hàng chục loại xạ hương tổng hợp có chất lượng cao, được dùng chế tạo các mỹ phẩm thông dụng. chỉ cần một lượng nhỏ xạ hương cũng tạo nên hương vị quyến rũ riêng biệt, có tác dụng làm bền mùi của các thành phần chất thơm khác.
Trong dược phẩm Á Đông, xạ hương thiên nhiên là vị thuốc quý. Vị ôn cay,vào kinh tâm tỳ, thông 12 kinh. Thường dùng để thông khiến, tiêu ứ, tiêu sưng, chỉ thốn, tẩy uế, đuổi tà, trị trúng độc, nếu bị đau bụng, trị trúng phong đến mức hôn mê.
Xạ hương có mặt trong 68 thuốc Đông Y, còn sử dụng trong các thuốc chữa thai chết lưu (Có tác dụng trục thai ra khỏi cơ thể) do đó phụ nữ có thai cấm dùng các thuốc có xạ hương.
Vùng Yên Bái có nhiều gia đình đã thực hiện nuôi hươu, cầy hương, cầy giông... việc quy hoạch còn thiếu ổn định, thiếu vốn, thiếu nhiều thứ nên việc phát triển tương lai rất bấp bênh và cần có sự hỗ trợ nhiều, đặc biệt là hỗ trợ từ nước ngoài. Trung tâm Tin học ABC đang xúc tiến với các tổ chức nước ngoài để lập dự án phát triển nguồn tài nguyên đặc biệt này.
 
Ép hết xạ ra rồi người ta bơm nước dừa vào làm gì hả anh? Có phải để khi túi xạ đầy (nước dừa bị ra hết) thì lại ép tiếp không vậy?
 
Tạ Tuấn Thành đã viết:
Ép hết xạ ra rồi người ta bơm nước dừa vào làm gì hả anh? Có phải để khi túi xạ đầy (nước dừa bị ra hết) thì lại ép tiếp không vậy?

Thực ra đây là kinh nghiệm để tránh dính túi xạ vào nhau gây đau đớn cho con vật. Nước dừa ngoài nhiệm vụ làm dịu cơn đau nó còn giúp cho việc kích thích lại túi xạ hoạt động nhanh chóng trở lại. Đây là kinh nghiệm dân gian.
 
Back
Bên trên