Đinh Phương Lan
(Phương Lan)
New Member
CÓ AI CHỌN ĐƯỢC NƠI MÌNH SINH RA?
Huy có người ba mê rượu. Chiều nào ông cũng nhẩu xỉn quắc cần câu. Có hôm ông xỉn quà, trượt chân xuống cống nước thải thúi hoắc chảy ngang hẻm, nằm dưới đó hát ổng ổng hết ba bài Dạ cổ hoải lang thì chuyển tông sang chửi má con Huy như Chí Phèo chửi Trời. Tiết giảng văn bài "Làng Vũ Đại ngày ấy" , thấy mấy đứa bạn cười cười, mà Huy nghe cay đắng chạy tê rân từng ngón tay, xộc lên tận mũi. Huy, lần đầu tiên chốn học, bỏ tiết 2 "Làng Vũ Đại ngày ấy" để ra tiệm cà phê ngồi một mình.
Đi trên đường, mối khi thấy một đám đông tụ tập là Huy thót tim. Lần nào cậu cũng chạy vội tới, len vào tận trong. Xem có phải ba mình đang gây lộn trong đó không? Hay là ba lỡ xỉn mà cọ quét trúng cái xe nào?
Hoàn cảnh của Trang còn tệ hơn. Ba trang chơi hàng trắng kìa. Chỉ trong vòng một năm, nhà cửa rỗng rọac! Một chiều ngồi học, thấy tiếng hô hoán "cướp cướp" rồi có bóng người vọt qua ngõ. Trang chụp cái sào phơi đồ phóng theo. Tới nụt hẻm cụt, người đó cũng đương ngảnh mặt lại. Trời ạ, ba!
Trang chết sững. Đánh rơi cây phơi đồ, cúi đầu nhận huỳnh huỵch tới tấp những cây gậy của đám đông tức giận giáng váo lưng, không một giọt nước mắt. Khoảng 10 phút sau ba cũng bị giong về. Ba quỳ sụp xuống lạy cây rùi khui của anh dân công, xin tha cho Trang. Mọi người bỏ Trang lại. Trang không bị đánh thêm cây nào nữa. Tới hồi đó, nước mắt ở đâu ra, giờ cứ chảy nghẹn ngào.
Còn Thanh, nhà vỡ nợ, má Thanh xoay ra làm một nghề mà Thanh không dám nói ở đây. Nhà của Thanh được ngăn liếp thành từng ô nhỏ. Phòng của Thanh cũng bị trưng dụng. Từng đôi trai gái thậm thụt vào rồi lấm lét đi ra. Thanh bị má phân công đứng ngoài đầu hẻm, nếu thấy bóng áo xanh công an thì báo động cho má biết. Thang đứng ngay bờ rào nhà thắng Tùng cùng lớp, mắt láo liên như mắt quạ vào chuồng lợn. Tất cả các dây thần kinh căng ra. Nếu không, tức là để má vô tù.
Rồi ra, ai Thanh cũng sợ. Một tiếng đằng hắng, một hồi chuông điện thoại reo cũng đứng tim. Hôm đi ngoài đường tới đèn xanh đèn đỏ, chú cảnh sát tuýt một cái mà Thanh giật nảy mình, trượt vào hòn gạch, té ngã trầy trượt cánh tay.
Còn Hoàng, cậu là một quý tử. Ba cậu không chè không rượu, không ma túy. Ba cậu là cán bộ cao cấp trong một nghành chủ lực, ông xuất hiện liên tục trên tivi, cả trường, cả thành phố, ai cũng biết mặt ba Hoàng. Thầy hiệu trưởng nhiều lân năn nỉ mời ba Hoàng làm hội trưởng hội phụ huynh. Nhưng ba Hoàng dính vào một vụ tham nhũng lớn. Trang nhất tất cả các báo in hình ba, những cái tít khổng lồ, bôi đen. Trên mạng, tin tức về bà cập nhập 30 phút một lần, chi chít hình ba Hoàng cùng mấy ông nữa cúi đầu, đi giữa những cảnh sát, rồi hình ba Hoàng đang làm gì đó giữa một đám người, luôn luôn chú thích là dấu x đen xì trong tấm ảnh.
Cả lớp biết, cả trường biết, cả thành phố, ai cũng biết. Hoàng tới lớp, không ai căn vặn gì, không ai xầm xì gì. Những khoảng im lặng nặng nề. Giá mà có một thằng nào đó trêu trọc, Hoàng sẽ chủi một câu thật tục, rồi thụi vào mặt nó một cú toé máu, rồi xin lỗi, rồi thở mạnh một cái mà sống như người thường. Nhưng không, mọi người lúc nào cũng dè dặt. Hoàng thấy nỗi đau làm mình lịm đi, chết dí dị trên ghế.
Mẹ bán xe, bán nhà, lái xe nghỉ, người giúp việc cho nghỉ. Điện thoại cũng rút dây ra. Mẹ và Hoàng không dám nghe một cuộc gọi nào nữa, thậm chí cả một cuộc gọi an ủi.
TỔ ẤM KHÔNG KÍN GIÓ LÙA
Ba mẹ Lan ly thân nhau, đợi ngày ra tòa li dị. Lan theo ba đi thuê một phòng trọ nhỏ trong khu chung cư. Hôm Lan đi chợ với đứa bạn, nó cho Lan 10 ngàn mua 2 cái quần chíp. Nhưng vừa giặt phơi lên giây thì ba giật xuống ném vào thùng rác. "Rồi mày lại giống mẹ mày thôi!". Chiều chiều, mẹ ghé qua, đầu tiên là cãi cọ, rồi to tiếng dần lên. Rồi xáp là cà. Tiếng gào thét, tiếng huỳnh huỵch, tiếng nức nở. Bà con khu chung cư vòng trong vòng ngoài đứng xem. Những ngôn từ xấu xí nhất, những chuyện riêng tư kín đáo nhất bị vung ra đám đông. Lan, 13 tuổi, cao 1m60, bí thư chi đoàn 7A, chỉ biết quỳ gối bên gốc cây bàng giữa sân mà khóc.
Còn đối với Hải, thiếu ba hay thiếu mẹ đối với Hai không sợ bằng cảnh ba mẹ cứ ở chung một nhà rồi mắng chửi nhau. Ba ra sức kéo Hải về phía mình bằng những cuộc lôi Hải đi rình mẹ ngoại tình. Còn mẹ, mẹ lại rủ Hải lên cơ quan ba, tới nhà sếp của ba, để kể cho họ thấy ba đã tệ bạc, thô bỉ như thế nào. Hải thành nhân chứng sống, là khán thính giả bất đắc dĩ giữa hai chiến tuyến của bà và mẹ.
Lan bi quan lắm. Bạn không muốn đọc báo xem tivi nữa. Tin làm sao được những cảnh tình cảm, dụi dàng trên tivi. Những gia đình hạnh phúc cứ đẹp như một viên ngọc càng làm Lan thấy cuộc sống gia đình mình sứt mẻ, nham nhở. Họ đang giả vờ đấy. Đừng tin. Báo chí đang bốc phét đấy. Lan cứ tự nhủ mình vậy. Sự bất hạnh không đáng sợ bẳng bất hạnh một mình.
Còn Hải thì không dám chơi với Nga, cô bạn dễ thương từ hồi cấp 1 nữa. Hải sợ sau này mình và Nga sẽ yêu nhau, rồi mình sẽ nghiến răng trèo trẹo rồi ném bụp bát cơm vào mặt Nga sao?
KHÔNG, NGÀY MAI LÀ MỘT NGÀY MỚI!
Hải, trong những lần xông pha chiến đấu với ba, Hải 16 tuổi, chưa bằng lái, nhưng luôn luôn phải chở mẹ. Hải lụng bụng trong miệng: "Còi ô tô thôi, có phải súng đâu mà mẹ sợ chứ?". "Ừ! Mẹ sợ chết lắm. Từ hồi mang bầu con đó. Mẹ bị động thai mấy lần. Sợ lắm. Mẹ phải đi rón rén,cẩn thận từng bước một. Xuống cầu thang cũng run nữa. Mẹ sợ bất cứ cái già lao vun vút, cái gì trơn trượt, hay ầm ỹ. Mẹ sợ mẹ bị trượt sảy mất con. Sinh con xong, mẹ lại sợ mẹ bị tai nạn thì con sẽ không có sữa bú. Rồi hồi con lớn rồi thì mẹ lại vẫn sợ mình có làm sao sẽ không có ai nấu cơm con đi học về ăn. Riết rồi quen. Giờ lúc nào cũng như thỏ đế. Bực quá à!"
Hải nghe mẹ nói, im lặng mà nghe như c ó một dòng nước mắt, mát, mặn, chảy tràn giàn giụa, êm rân khắp ruột.
Ba Huy tưởng là rượu ngấm vào màu rồi, phải sống chung thân với nó. Thế mà tới ngày Huy chủ động rủ ba đi nhậu. Ba nâng một ly, Huy cũng nâng một chén. Chỉ 2 chung rượu bé xíu là Huy đã lăn đùng ra xỉn. Ba Huy rầy rà vài câu rồi rút ví trả tiền, xốc nách lệt xết tha Huy về. Vài lần vậy mà ba bỏ rượu đấy. Bỏ thật. Vĩnh viến luôn.
Ba Trang trong trại cai nghiện. Chủ nhật đi thăm ba lại trúng ngày nghỉ, quản giáo không cho vào. Trang loanh quang dọc bờ tường cao tới 3 mét, trên nóc còn quấn chằng chịt, cao nửa mét, toàn dây thép gai. Trang lội tới sát hàng rào, tay bắt loa lên miệng hét lớn: "Con là Trang đây! Con ba Cường đây! Ba ơi. Ma khoẻ. Con khoẻ. Ba yên tâm nghen!" Chú quản giáo cầm dùi cui xua xua. Trang năn nỉ. "Chảu chỉ nói thôi! Cháu không làm gì đâu!" Ừ thì nói đi! "Ba chóng về nha! Con yêu ba" Hơn 300 trại viên sẽ nghe tiếng Trang. Trong đó hẳng là có ba Cường.
Ngày ba ra tòa, Hoàng chọn đứng ngay cửa để ba liếc mắt nhìn thấy. Hoàng cứ mai miết ngó ba, mỉm cười với ba, chả nghe rõ bà chánh án tuyên mấy năm nữa. Khi bá bước ra thềm, lên chiếc xe bít bùng về trại, Hoàng sấn đến, chen vào giữa mấy chú cảnh sát áo xanh. Một tay bạn luồn qua chiếc còng số 8, nắn nắn tay ba. Một tay Hoàng cầm cuốn báo che ống kính máy ảnh và ành đèn flash của cánh nhà báo tóc mách cứ muốn rọi thẳng góc vô mặt ba. Ba nhìn Hoàng, lí nhí "Cho ba xin lỗi!". Hoàng quệt dòng nước mắt chảy giàn giụa trên chỏm râu tua tủa của ba, thầm thì: "Con sẽ làm việc giỏi, sẽ trả hết nợ được ba à!"
Có những đoạn trong bài viết này bạn không tin. Thật may mắn, thế có nghĩ là bạn khá hạnh phúc và bình yên. Nhưng các bạn sẽ không tin khi tôi nói rằng không chỉ có Hải, Lan, Hoàng, Thanh hay Huy là buồn bã về gia đình mình. Mỗi buổi sáng ra, khi bạn thò tay giật một tờ lịch trên tường là trên thế giới đáng có hàng trăm teen suy sụp và mất lòng tin tới mức chỉ muốn được chết đi. Chỉ muốn dùng thuốc sâu, thuốc chuột, thuốc ngủ, dầu hỏa, một dòng sông, hay một nút dây để từ biệt cuộc sống này.
Vậy có đáng không?
XƯƠNG RỒNG CÓ NỞ HOA KHÔNG?
Có, bạn ạ! Nếu bạn thiếu một tổ ấm yên ấm để bạn nương náu và lớn lên, cho dù đau đớn dường nào thì bạn cũng hãy tự an ủi là bạn đang có một môi-trường-rất-tốt-để-rèn-luyện.
Chẳng ai có thể chọn nơi mình sinh ra. Nhưng bạn vẫn có thể chọn nơi mình sinh ra. Nhưng bạn vẫn còn quyền có một chọn lựa quan trọng. Đó là quyền lựa chọn những-suy-nghĩ của bạn. Chính bạn là người quyết định những điều bạn sẽ suy nghĩ trong cái đầu nhỏ bé của mình. Người khác không thế làm bạn buồn rầu, không thể làm bạn thù hận nếu bạn không suy nghĩ về chuyện buồn rầu, thù hận đó. Cũng không có ai có thể mang tới hạnh phúc và yêu thương mà không có sự cho phép của bạn. Có những người hằng ngày bạn nhìn thấy họ hạnh phúc hay thảnh thơi, thực ra cuộc sống của họ cũng đầy những chuyện trắc trở. Chỉ có điều hoặc là bạn không biết, hoặc là họ đã tự vượt qua đó thôi. Và mong bạn bè thấu hiểu xương rồng. Một người bạn không mặc đồng phục, có thể tấm áo trắng duy nhất của bạn ấy phơi chưa khô. Một bạn gục đầu ngủ gật, có thể suốt đêm qua bạn ấy khóc một mình trong góc nhà. Bao dung là báu vật lớn nhất của loài người. Hãy chia sẻ báu vật ấy cho bạn bè, cho bố mẹ, cho cả những cây xương rồng trong bài này, như hôm nay đài báo trời ấm hơn hôm qua 2 độ. Nhu bên cạnh có nhành râm bụt vừa nở hoa. Như chiếc áo của bạn đang mặc thơm tho mùi nắng... Cuộc đời đáng yêu quá đi!
Nàng Scarlett nhỏ bé và kiên cường của Cuốn theo chiều gió nổi tiếng cũng vì câu nói: " Dù sao, thì mai cũng là một ngày mới". Còn hơn thế. Ngày mai đã là một năm mới rồi, năm 2006!
THU HÀ
*Tên các nhân vật trong bài đã thay đổi
Huy có người ba mê rượu. Chiều nào ông cũng nhẩu xỉn quắc cần câu. Có hôm ông xỉn quà, trượt chân xuống cống nước thải thúi hoắc chảy ngang hẻm, nằm dưới đó hát ổng ổng hết ba bài Dạ cổ hoải lang thì chuyển tông sang chửi má con Huy như Chí Phèo chửi Trời. Tiết giảng văn bài "Làng Vũ Đại ngày ấy" , thấy mấy đứa bạn cười cười, mà Huy nghe cay đắng chạy tê rân từng ngón tay, xộc lên tận mũi. Huy, lần đầu tiên chốn học, bỏ tiết 2 "Làng Vũ Đại ngày ấy" để ra tiệm cà phê ngồi một mình.
Đi trên đường, mối khi thấy một đám đông tụ tập là Huy thót tim. Lần nào cậu cũng chạy vội tới, len vào tận trong. Xem có phải ba mình đang gây lộn trong đó không? Hay là ba lỡ xỉn mà cọ quét trúng cái xe nào?
Hoàn cảnh của Trang còn tệ hơn. Ba trang chơi hàng trắng kìa. Chỉ trong vòng một năm, nhà cửa rỗng rọac! Một chiều ngồi học, thấy tiếng hô hoán "cướp cướp" rồi có bóng người vọt qua ngõ. Trang chụp cái sào phơi đồ phóng theo. Tới nụt hẻm cụt, người đó cũng đương ngảnh mặt lại. Trời ạ, ba!
Trang chết sững. Đánh rơi cây phơi đồ, cúi đầu nhận huỳnh huỵch tới tấp những cây gậy của đám đông tức giận giáng váo lưng, không một giọt nước mắt. Khoảng 10 phút sau ba cũng bị giong về. Ba quỳ sụp xuống lạy cây rùi khui của anh dân công, xin tha cho Trang. Mọi người bỏ Trang lại. Trang không bị đánh thêm cây nào nữa. Tới hồi đó, nước mắt ở đâu ra, giờ cứ chảy nghẹn ngào.
Còn Thanh, nhà vỡ nợ, má Thanh xoay ra làm một nghề mà Thanh không dám nói ở đây. Nhà của Thanh được ngăn liếp thành từng ô nhỏ. Phòng của Thanh cũng bị trưng dụng. Từng đôi trai gái thậm thụt vào rồi lấm lét đi ra. Thanh bị má phân công đứng ngoài đầu hẻm, nếu thấy bóng áo xanh công an thì báo động cho má biết. Thang đứng ngay bờ rào nhà thắng Tùng cùng lớp, mắt láo liên như mắt quạ vào chuồng lợn. Tất cả các dây thần kinh căng ra. Nếu không, tức là để má vô tù.
Rồi ra, ai Thanh cũng sợ. Một tiếng đằng hắng, một hồi chuông điện thoại reo cũng đứng tim. Hôm đi ngoài đường tới đèn xanh đèn đỏ, chú cảnh sát tuýt một cái mà Thanh giật nảy mình, trượt vào hòn gạch, té ngã trầy trượt cánh tay.
Còn Hoàng, cậu là một quý tử. Ba cậu không chè không rượu, không ma túy. Ba cậu là cán bộ cao cấp trong một nghành chủ lực, ông xuất hiện liên tục trên tivi, cả trường, cả thành phố, ai cũng biết mặt ba Hoàng. Thầy hiệu trưởng nhiều lân năn nỉ mời ba Hoàng làm hội trưởng hội phụ huynh. Nhưng ba Hoàng dính vào một vụ tham nhũng lớn. Trang nhất tất cả các báo in hình ba, những cái tít khổng lồ, bôi đen. Trên mạng, tin tức về bà cập nhập 30 phút một lần, chi chít hình ba Hoàng cùng mấy ông nữa cúi đầu, đi giữa những cảnh sát, rồi hình ba Hoàng đang làm gì đó giữa một đám người, luôn luôn chú thích là dấu x đen xì trong tấm ảnh.
Cả lớp biết, cả trường biết, cả thành phố, ai cũng biết. Hoàng tới lớp, không ai căn vặn gì, không ai xầm xì gì. Những khoảng im lặng nặng nề. Giá mà có một thằng nào đó trêu trọc, Hoàng sẽ chủi một câu thật tục, rồi thụi vào mặt nó một cú toé máu, rồi xin lỗi, rồi thở mạnh một cái mà sống như người thường. Nhưng không, mọi người lúc nào cũng dè dặt. Hoàng thấy nỗi đau làm mình lịm đi, chết dí dị trên ghế.
Mẹ bán xe, bán nhà, lái xe nghỉ, người giúp việc cho nghỉ. Điện thoại cũng rút dây ra. Mẹ và Hoàng không dám nghe một cuộc gọi nào nữa, thậm chí cả một cuộc gọi an ủi.
TỔ ẤM KHÔNG KÍN GIÓ LÙA
Ba mẹ Lan ly thân nhau, đợi ngày ra tòa li dị. Lan theo ba đi thuê một phòng trọ nhỏ trong khu chung cư. Hôm Lan đi chợ với đứa bạn, nó cho Lan 10 ngàn mua 2 cái quần chíp. Nhưng vừa giặt phơi lên giây thì ba giật xuống ném vào thùng rác. "Rồi mày lại giống mẹ mày thôi!". Chiều chiều, mẹ ghé qua, đầu tiên là cãi cọ, rồi to tiếng dần lên. Rồi xáp là cà. Tiếng gào thét, tiếng huỳnh huỵch, tiếng nức nở. Bà con khu chung cư vòng trong vòng ngoài đứng xem. Những ngôn từ xấu xí nhất, những chuyện riêng tư kín đáo nhất bị vung ra đám đông. Lan, 13 tuổi, cao 1m60, bí thư chi đoàn 7A, chỉ biết quỳ gối bên gốc cây bàng giữa sân mà khóc.
Còn đối với Hải, thiếu ba hay thiếu mẹ đối với Hai không sợ bằng cảnh ba mẹ cứ ở chung một nhà rồi mắng chửi nhau. Ba ra sức kéo Hải về phía mình bằng những cuộc lôi Hải đi rình mẹ ngoại tình. Còn mẹ, mẹ lại rủ Hải lên cơ quan ba, tới nhà sếp của ba, để kể cho họ thấy ba đã tệ bạc, thô bỉ như thế nào. Hải thành nhân chứng sống, là khán thính giả bất đắc dĩ giữa hai chiến tuyến của bà và mẹ.
Lan bi quan lắm. Bạn không muốn đọc báo xem tivi nữa. Tin làm sao được những cảnh tình cảm, dụi dàng trên tivi. Những gia đình hạnh phúc cứ đẹp như một viên ngọc càng làm Lan thấy cuộc sống gia đình mình sứt mẻ, nham nhở. Họ đang giả vờ đấy. Đừng tin. Báo chí đang bốc phét đấy. Lan cứ tự nhủ mình vậy. Sự bất hạnh không đáng sợ bẳng bất hạnh một mình.
Còn Hải thì không dám chơi với Nga, cô bạn dễ thương từ hồi cấp 1 nữa. Hải sợ sau này mình và Nga sẽ yêu nhau, rồi mình sẽ nghiến răng trèo trẹo rồi ném bụp bát cơm vào mặt Nga sao?
KHÔNG, NGÀY MAI LÀ MỘT NGÀY MỚI!
Hải, trong những lần xông pha chiến đấu với ba, Hải 16 tuổi, chưa bằng lái, nhưng luôn luôn phải chở mẹ. Hải lụng bụng trong miệng: "Còi ô tô thôi, có phải súng đâu mà mẹ sợ chứ?". "Ừ! Mẹ sợ chết lắm. Từ hồi mang bầu con đó. Mẹ bị động thai mấy lần. Sợ lắm. Mẹ phải đi rón rén,cẩn thận từng bước một. Xuống cầu thang cũng run nữa. Mẹ sợ bất cứ cái già lao vun vút, cái gì trơn trượt, hay ầm ỹ. Mẹ sợ mẹ bị trượt sảy mất con. Sinh con xong, mẹ lại sợ mẹ bị tai nạn thì con sẽ không có sữa bú. Rồi hồi con lớn rồi thì mẹ lại vẫn sợ mình có làm sao sẽ không có ai nấu cơm con đi học về ăn. Riết rồi quen. Giờ lúc nào cũng như thỏ đế. Bực quá à!"
Hải nghe mẹ nói, im lặng mà nghe như c ó một dòng nước mắt, mát, mặn, chảy tràn giàn giụa, êm rân khắp ruột.
Ba Huy tưởng là rượu ngấm vào màu rồi, phải sống chung thân với nó. Thế mà tới ngày Huy chủ động rủ ba đi nhậu. Ba nâng một ly, Huy cũng nâng một chén. Chỉ 2 chung rượu bé xíu là Huy đã lăn đùng ra xỉn. Ba Huy rầy rà vài câu rồi rút ví trả tiền, xốc nách lệt xết tha Huy về. Vài lần vậy mà ba bỏ rượu đấy. Bỏ thật. Vĩnh viến luôn.
Ba Trang trong trại cai nghiện. Chủ nhật đi thăm ba lại trúng ngày nghỉ, quản giáo không cho vào. Trang loanh quang dọc bờ tường cao tới 3 mét, trên nóc còn quấn chằng chịt, cao nửa mét, toàn dây thép gai. Trang lội tới sát hàng rào, tay bắt loa lên miệng hét lớn: "Con là Trang đây! Con ba Cường đây! Ba ơi. Ma khoẻ. Con khoẻ. Ba yên tâm nghen!" Chú quản giáo cầm dùi cui xua xua. Trang năn nỉ. "Chảu chỉ nói thôi! Cháu không làm gì đâu!" Ừ thì nói đi! "Ba chóng về nha! Con yêu ba" Hơn 300 trại viên sẽ nghe tiếng Trang. Trong đó hẳng là có ba Cường.
Ngày ba ra tòa, Hoàng chọn đứng ngay cửa để ba liếc mắt nhìn thấy. Hoàng cứ mai miết ngó ba, mỉm cười với ba, chả nghe rõ bà chánh án tuyên mấy năm nữa. Khi bá bước ra thềm, lên chiếc xe bít bùng về trại, Hoàng sấn đến, chen vào giữa mấy chú cảnh sát áo xanh. Một tay bạn luồn qua chiếc còng số 8, nắn nắn tay ba. Một tay Hoàng cầm cuốn báo che ống kính máy ảnh và ành đèn flash của cánh nhà báo tóc mách cứ muốn rọi thẳng góc vô mặt ba. Ba nhìn Hoàng, lí nhí "Cho ba xin lỗi!". Hoàng quệt dòng nước mắt chảy giàn giụa trên chỏm râu tua tủa của ba, thầm thì: "Con sẽ làm việc giỏi, sẽ trả hết nợ được ba à!"
Có những đoạn trong bài viết này bạn không tin. Thật may mắn, thế có nghĩ là bạn khá hạnh phúc và bình yên. Nhưng các bạn sẽ không tin khi tôi nói rằng không chỉ có Hải, Lan, Hoàng, Thanh hay Huy là buồn bã về gia đình mình. Mỗi buổi sáng ra, khi bạn thò tay giật một tờ lịch trên tường là trên thế giới đáng có hàng trăm teen suy sụp và mất lòng tin tới mức chỉ muốn được chết đi. Chỉ muốn dùng thuốc sâu, thuốc chuột, thuốc ngủ, dầu hỏa, một dòng sông, hay một nút dây để từ biệt cuộc sống này.
Vậy có đáng không?
XƯƠNG RỒNG CÓ NỞ HOA KHÔNG?
Có, bạn ạ! Nếu bạn thiếu một tổ ấm yên ấm để bạn nương náu và lớn lên, cho dù đau đớn dường nào thì bạn cũng hãy tự an ủi là bạn đang có một môi-trường-rất-tốt-để-rèn-luyện.
Chẳng ai có thể chọn nơi mình sinh ra. Nhưng bạn vẫn có thể chọn nơi mình sinh ra. Nhưng bạn vẫn còn quyền có một chọn lựa quan trọng. Đó là quyền lựa chọn những-suy-nghĩ của bạn. Chính bạn là người quyết định những điều bạn sẽ suy nghĩ trong cái đầu nhỏ bé của mình. Người khác không thế làm bạn buồn rầu, không thể làm bạn thù hận nếu bạn không suy nghĩ về chuyện buồn rầu, thù hận đó. Cũng không có ai có thể mang tới hạnh phúc và yêu thương mà không có sự cho phép của bạn. Có những người hằng ngày bạn nhìn thấy họ hạnh phúc hay thảnh thơi, thực ra cuộc sống của họ cũng đầy những chuyện trắc trở. Chỉ có điều hoặc là bạn không biết, hoặc là họ đã tự vượt qua đó thôi. Và mong bạn bè thấu hiểu xương rồng. Một người bạn không mặc đồng phục, có thể tấm áo trắng duy nhất của bạn ấy phơi chưa khô. Một bạn gục đầu ngủ gật, có thể suốt đêm qua bạn ấy khóc một mình trong góc nhà. Bao dung là báu vật lớn nhất của loài người. Hãy chia sẻ báu vật ấy cho bạn bè, cho bố mẹ, cho cả những cây xương rồng trong bài này, như hôm nay đài báo trời ấm hơn hôm qua 2 độ. Nhu bên cạnh có nhành râm bụt vừa nở hoa. Như chiếc áo của bạn đang mặc thơm tho mùi nắng... Cuộc đời đáng yêu quá đi!
Nàng Scarlett nhỏ bé và kiên cường của Cuốn theo chiều gió nổi tiếng cũng vì câu nói: " Dù sao, thì mai cũng là một ngày mới". Còn hơn thế. Ngày mai đã là một năm mới rồi, năm 2006!
THU HÀ
*Tên các nhân vật trong bài đã thay đổi