Xây dựng một cấu trúc xã hội lý tưởng hơn

Lưu Công Thành
(congthanh)

Điều hành viên
Con người từ rất xưa đã biết rằng muốn xây cái nhà cao thì phải nền nhà phải to, muốn đào giếng sâu thì cái miệng giếng nó phải rộng... Đại khái là từ xa xưa người ta đã có khái niệm về xây kim tự tháp: dưới phải to rộng, càng lên cao thì thóp dần lại, có như vậy thì kim tự tháp mới đứng vững.

Từ thời nguyên thủy con người đã bắt đầu xây dựng xã hội theo cấu trúc hình kim tự tháp: phía dưới là dân đen, sau đấy là các cấp quan lại và trên cùng là vua (hoàng đế) hay thủ lĩnh. Cấu trúc này có đặc điểm là càng lên cao thì càng ít ỏi, tầng lớp trên thì lãnh đạo tầng lớp dưới còn tầng lớp dưới làm việc và phục tùng tầng lớp trên. Trong một thời gian dài cấu trúc xã hội này đã cho phép hình thành nhà nước và một xã hội có tổ chức, cho phép loài người phát triển trở nên văn minh như ngày nay. Mặc dù xã hội loài người đã trải qua nhiều chế độ từ Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến Sứ quân và Quân chủ tập quyền, rồi tư bản chủ nghĩa và ... hehe xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, nhưng về bản chất thì nó vẫn là mô hình kim tự tháp...

Tuy vậy chúng ta vẫn biết rằng với kiểu xây dựng theo cấu trúc kim tự tháp thì sẽ không bao giờ có thể xây được một công trình cao. Công trình kiểu như thế càng đồ sộ thì càng dễ sụp đổ vì nó chỉ có thể tồn tại bằng cách bóc lột thậm tệ các tầng lớp dưới, mà sức chịu đựng của bất cứ ai cũng có giới hạn...

Ngành xây dựng đã cho ra một cấu trúc mới dựa trên cấu trúc cơ thể của con người - nghĩa là chú trọng vào phần khung, còn những cái khác là phụ. Mình nghĩ nếu đem áp dụng cái này vào xây dựng một cấu trúc xã hội mới. Theo ý của mình thì cấu trúc xã hội mới sẽ có những đặc tính là phần khung phát triển của xã hội đó không phải là giai cấp thống trị mà là những con người, nhóm người không phân biệt tầng lớp giai cấp. Họ có thể là một nhà nghiên cứu, có thể là một doanh nghiệp, có thể là một kỹ sư hay có thể là một chính trị gia, nhưng họ là những tinh hoa của xã hội. Những con người nay sẽ là nguồn lực chính vận hành và đưa xã hội tiến xa, còn những người khác chỉ là ăn theo, dựa vào những con người kia mà sống. Nghĩa là sẽ có một mô hình ngược lại, không phải số đông làm việc để nuôi số ít, mà ngược lại một nhóm ít người sẽ làm việc để nuôi số đông. (tất nhiên phải hiểu theo nghĩa rộng, không có nghĩa là số đông chỉ ngồi phè phỡn, không làm gì cả :D nhưng mà sự giàu nghèo, hưng thịnh hoàn toàn phụ thuộc vào sự thành công của nhóm ít kia). Điều kiện để xã hội này vận hành đó là tôn trọng cá nhân, chú trọng vào phát triển con người, giảm dần vai trò tập thể cũng như sự can thiệp của nhà nước vào cuộc sống cá nhân....

Xã hội hiện nay quá phụ thuộc vào giai cấp thống trị, đường lối lãnh đạo của họ và chính sách phân chia sản phẩm do họ định ra. Xã hội tương lai thì sự phồn vinh chỉ phụ thuộc vào việc xã hội đó sản sinh ra được bao nhiêu nhân tài mà thôi... Có thể nôm na hiểu nó như một xã hội tri thức, nhưng không giống mấy cái nền kinh tế tri thức như vẫn nói hiện nay ở VN...

Các bạn nghĩ sao về một xã hội tương lai như thế?

Về hạn chế về ngôn ngữ, có thể nhiều chỗ mình diễn đạt chưa được tốt, mong các bạn thông cảm.
 
he he có vẻ không ổn lắm, ít ra trong cái cấu trúc anh Thành đưa ra, khả năng mở rộng (chứ không phải xây cao) là kém. Cấu trúc xã hội ngày nay chú trọng nhiều đến việc mở rộng, vì thực chất cao đến mấy thì cũng phải có đỉnh. Nó tương tự như kiến trúc Hierarchical Model View Controller (HMVC) trong thiết kế client application, nhưng lại chưa đạt đến mức hoàn hảo đấy.

Trong một Bộ, hình dung Controller là cơ quan quản lý, View là các tổ chức, công ty, và Model là luật, khung định hình, tiêu chuẩn chung... của ngành đấy. End-users làm việc trực tiếp với View, do đó có thể hiểu end-users là nhân viên của tổ chức, công ty đó.

Các công ty, tổ chức (Views) có thể cũng sẽ áp dụng kiến trúc MVC. Ví dụ, dưới giám đốc (controller) là các phòng (views); làm việc theo quy tắc riêng của công ty (model). Quá trình không nhất thiết phải lặp lại khi View đủ đơn giản để có thể tự hoạt động mà không cần controller và model (trường hợp dễ hiểu nhất View chính là nhân viên.)

Đi vào chi tiết hơn, khi Model của một công ty thay đổi, nó chỉ có tác dụng trong công ty đấy. Khi Model của một Bộ thay đổi, nó có tác dụng đối với tất cả các công ty, tổ chức trong bộ đó. Mọi thông tin của Models, từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất, cần được chuyển về server, mà ở đây có thể hiểu là cơ quan hành pháp của Chính phủ.

Các Controllers có quan hệ Parent-Child. Tất nhiên một parent có thể có nhiều childs hẹ hẹ, và các childs của cùng một parent có vai trò tương đương nhau. Khi có hành động mà một Controller không đủ thẩm quyền để giải quyết (được defined qua Model), nó sẽ được chuyển lên its parent. Các Childs giao tiếp với nhau thông qua Model của Parent. Childs giao tiếp với Parent thông qua interface - là một dạng Model của Container - sẽ được giới thiệu ngay dưới đây.

Chính phủ là Container, quản lý tất cả các Views (dĩ nhiên Bộ cũng là một View.) Và tương tự, Container cũng được thiết kế theo kiến trúc MVC.

Nếu Container là tầng trên cùng của HMVC Architect, vậy thì tầng dưới cùng là gì? Không phải là View, mà là robot, hẹ hẹ. Đó sẽ là tương lai của chúng ta. Ở xã hội hiện nay, tầng dưới cùng là những phương tiện để con người thực hiện ý muốn của mình, là tiền, là tri thức, là tài nguyên, là công cụ để ta làm ra sản phẩm. Nhưng trong tương lai tất cả sẽ chỉ phụ thuộc vào tri thức, và không biết đến bao giờ Việt Nam mới có được tương lai đấy đây.

Thế theo anh Thành kinh tế tri thức là gì nếu không phải bắt nguồn từ một xã hội tri thức?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thành thân mến, mình rất thích ý tuỏng về mô hình xã hội mới đó. Nói gọn lại xuất phát ý tưởng này cũng nhắm để tạo ra 1 xã hội công bằng hơn, dễ thở hơn đối với đa số quần chúng. Nhưng từ xưa đến nay.. "qua nhiều chế độ từ Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến Sứ quân và Quân chủ tập quyền, rồi tư bản chủ nghĩa và ... xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.." vãn luôn tồn tại sự thiệt thòi cho giai cấp quần chúng, đâu đây vẫn tồn tại sự bất công, đè nén ..Tại sao lại thế nhỉ?, các chế độ đó chẳng phải do chính xã hội, và quần chúng tạo nên là gì, tại sao nó chưa bao giờ đáp ứng dược mong mỏi của mọi ngưòi để tạo ra 1 xã hội tương đối chuẩn 1 ty'. Theo mình để giải thích hay nhất là Phật Học ra để lý giải, Vì là Ai cũng có cái tôi của mình, cũng muốn vơ được lợi ích cho mình nhiều nhất, nên cho nên mỗi cái tôi đó khi có được 1 vị trí trong 1 xã hội nào đó đều quay ra đặt ích của cá nhân lên đầu tiên (Mà đây la chuyện tất nhiên, vì không thế thì lại là người Hâm mất) mà muốn duy trì lợi ích cá nhân đó việc trước tiên là họ phai củng cố bảo, vệ giai cấp đang cho họ quyền lực. Nên giai cấp quản lý thống trị nào cũng gặt hái nhiều thành quả, lợi ích đè lên các giai cấp dưói thôi. Ý định về mô hình này là rất hiện đại và có tính khả thi, vấn đề là phải nghĩ ra cách để làm thay đổi, đành phải đợi 1 CỤ CÁC MÁC 2 nũa vậy nhi?
 
Có một câu hỏi như thế này:

Khi ta xây dựng 1 xã hội theo câu trúc cơ thể con người như Thành nêu ra, thì chắc chắn cũng sẽ vẫn cần có 1 bộ não để điều khiển các bộ phận của cơ thể. Trong xây dựng, người ta chỉ chú trọng nhiều chỉ vào phần khung thôi vì công trình xây dựng là 1 vật tĩnh, nếu có phát triển, mở rộng thì cũng nôm na như là con người cầm thêm theo cái ô, hay cái túi xách... Nhưng đối 1 xã hội, đó lại là 1 vật động, có sự phát triển, chuyển động không ngừng... mà để làm được như vậy thì rõ ràng là cần phải có 1 bộ não để điều khiển. Nhưng việc bộ não điều khiển đó nên thiết kế, thay đổi như thế nào thì mới là vấn đề đáng quan tâm chú trọng trong mô hình này. Như 1 robot, với 1 bộ não chưa phát phát triển sẽ chỉ làm được những việc đơn giản, nhưng với 1 bộ não phát triển hơn thì công dụng của robot đó sẽ cao hơn nhiều. Chưa kể, robot, nếu như có thể thì cũng mới chỉ biết khóc 1 cách máy móc ;), nhưng với bộ não người thì có khá nhiều cảm xúc khác nhau và cũng dễ bị tình cảm chi phối ;):D, hoặc bộ não của người lớn cũng khác với bộ não của 1 đứa con nít. ... Cho nên sự khác nhau trong bộ não cũng sẽ lại khiến cho sự phát triển của xã hội đi theo phương hướng khác nhau... rồi lại còn tình trạng người thuận tay trái hay tay phải... Tóm lại đến khi đó cái bộ não vẫn là bộ phận quan trọng nhất. Vậy thì 2 mô hình mà Thành nếu ra sẽ lại có rất nhiều sự trùng hợp.

Mong Thành giải thích kĩ hơn về ý tưởng đó cua Thành. :)
 
chia buồn cùng anh Thành

cái ý anh Thành nói ra thì cũng là điều nhiều người đã đúc kết , đại ý người tài là tinh hoa của dân tộc, ngay cả cụ Hồ cũng cho anh em ta lời khuyên cố gắng học hơn nữa.
em nghĩ thế này: các quá trình tự nhiên / xã hội là vô cùng phức tạp, sẽ không có ai có cái quyền và có đủ tài năng để vẽ ra cái khung , kiến trúc cho ngôi nhà được (sẽ là idealistic nếu mong nhu vậy). Ngược lại có thể hiểu và mô phỏng các quá trình kinh tế xã hội bằng một quá trình đơn giản hơn nhưng và sử dụng nó như là gauge cho tình hình kinh tế chính trị để điều khiến xã hội:
1/ nó mô tả đại khái được các tính chất
2/ nó có cơ cấu tự điều chỉnh tiệm cận (sẽ có một vùng nhỏ parameter không giúp lý thuyết của anh mo tả đúng đắn một cách tiệm cận thế giới kinh tế của anh).
cũng như quá trình tạo kết tủa tinh thể, chúng ta có thể mô tả một cách vi mô bằng một lý thuyết thống kê, nhưng chúng ta biết là có một xác xuất rất cao tinh thể tạo ra se rất hoàn thiện và đẹp (theo con mắt loài người)
chẳng hạn kinh tế mỹ , không ai định dạng xã hội bằng cách đưa ra khuôn khổ luật pháp cứng nhắc như châu âu , ngược lại họ dùng thước đo là lợi nhuận để thay đổi điều chỉnh các chính sách , luật pháp...
Thú thật là ý của mình viết ra không có được chặt chẽ, chỉ để tham khảo thôi.
Sơn
 
Trong này hình như mỗi người theo đuổi một ý riêng thì phải.
Theo em việc xây dựng một cấu trúc xã hội phỏng sinh học là ý tưởng hay, nhưng phỏng đến đâu thì còn phải tính chán.
Ở đây em muốn đề cập đến một chủ đề khác, là xây dựng cấu trúc xã hội thế nào để quản lý tốt hơn? Cách tốt nhất để phát triển là phải phát huy được tối đa vai trò của từng cá thể trong một quần thể. Nếu coi mỗi cá thể là một agent, quần thể là một group, được hiểu theo nghĩa bao gồm các agents và environment quanh nó, thì hoạt động của agents trong group sẽ được thực hiện qua roles. Một agent có thể là member của nhiều groups, và ở mỗi group đóng một vai trò khác nhau. Ví dụ nếu group ở đây là nền kinh tế thị trường, thì sẽ có 3 agents là customer, vendor và employee. Customer và Vendor tương tác với nhau qua một supply chain, và dây chuyền này được coi là một link agent. Supply chain cũng có vai trò riêng của nó trong nền kinh tế thị trường, bao gồm transfer orders, pay và deliver. Hay nói về quan giữa Chính phủ, doanh nghiệp X và gia đình nếu cả 3 group này có chung một agent. Đối với chính phủ, agent này là người dân, đối với doanh nghiệp X anh ta lại là nhân viên, còn đối với gia đình anh ta là ông chủ. Giữa 3 groups này có thể có một direct hoặc indirect link agent, và bản thân trong mỗi group các agent lại có tương tác với nhau. Như vậy có thể thấy bất cứ cái gì cũng có thể think in terms of group, agent và role được. Cái này gọi là agent-based approach, nếu kết hợp với framework-based approach trong bài em viết ở trên sẽ mô phỏng được một cấu trúc rất linh hoạt của xã hội, mà trong đó không chỉ các mô hình rõ ràng như hành chính mà cả mô hình trừu tượng như market economy, culture, society cũng sẽ được structured.

Vấn đề là mô phỏng như thế được ích lợi gì?
Khi tiến đến một xã hội thông tin, which is everything is connected by everything, tính connectivity sẽ chỉ được đảm bảo thông suốt khi mà mọi thứ được mô phỏng như một agent, hoạt động trong một hay nhiều groups với những roles khác nhau. Roles ở đây được minh họa như những patterns, bao gồm dependencies và actions. Groups sẽ là tập hợp của các agents với những roles + với environment mà nó tương tác.

Việc mô phỏng đúng ra có thể dễ hiểu hơn bằng Unified Modelling Language nhưng cái box này không cho post ảnh nên các bác thông cảm.
Hẹ đại loại là khá trừu tượng, có lẽ đối với ai là dân Computer science sẽ hiểu rõ hơn :D
 
Back
Bên trên