Nếu đề bài được hiểu là ...
- đổ 2 lần xúc xắc. Ghi lại kết quả. Lại đổ 2 lần xúc xắc tiếp. Lại ghi lại kết quả ... Rồi tập hợp lại được 1 tập A các kết quả.
- Làm tương tự với 3 lần. Ghi lại tập B các kết quả.
- Tính xác suất để A là tập con của B.
... thế thì em chịu!
Còn nếu đề bài được hiểu là: Gieo xúc xắc 2 lần, ghi lại kết quả là A (VD: {1, 1}). Gieo xúc xắc 3 lần, ghi lại kết quả là B (VD: {2, 3, 5}). Tính xác suất để A là tập con của B?
... thì em có thể làm được.
Giải thử nhé:
Coi xúc xắc có 6 mặt. Do mỗi lần gieo xúc xắc không phụ thuộc vào lần gieo xúc xắc trước nên có thể dùng quy tắc nhân.
Xác suất gieo được 1 mặt là: 1/6.
Xác suất gieo được 1 chỉnh hợp 2 mặt là: 1/6 * 1/6 = 1/36.
Có 2 trường hợp xảy ra để A{a1, a2} là tập con của B{b1, b2, b3}:
- Gieo trúng ngay từ lần thứ 2 trong 3 lần, tức là {a1, a2} = {b1, b2}
- Gieo trúng trong lần thứ 3: tức là {a1, a2} >< {b1, b2} nhưng {a1, a2} là tập con của {b1, b2, b3}
Trường hợp 1: Có hai khả năng xảy ra (do b1, b2 có thể hoán vị cho nhau). Xác suất để gieo trúng kiểu này là 1/36 * 2 = 1/18
Trường hợp 2: Như vậy, phải gieo trượt 1 trong 2 lần đầu.
- Xác suất gieo trượt là 1 - 1/6 = 5/6.
- Gieo trúng mặt còn lại tức là 1/6.
- Vậy xác suất để gieo trượt trong 2 lần đầu là 1/6 * 5/6 = 5/36.
- Có thể gieo trượt trong lần 1 hoặc lần 2 nên xác suất là 5/36 * 2 = 5/18.
- Gieo trúng lần 3 nên xác suất là 1/6.
- Vậy, xác suất gieo trúng theo phương án này là: 5/18 * 1/6 = 5/108.
Do hai phương án độc lập, không còn một quá trình nên dùng quy tắc cộng.
Xác suất là: 5/108 + 1/18 = 11/108.
Chả biết em giải đúng hay sai nữa :-??