Nguyễn Ngọc Khánh
(hoanglantu86)
New Member
GATTACA, một từ được viết bởi 4 chữ mở đầu của 4 từ quen thuộc: Guanin, Cytosin, Adenin, Thymin. GATTACA là đoạn mã ADN xuất hiện một cách thường xuyên trong bản đồ gen người.
GATTACA cũng là tựa đề của một bộ phim mà nếu ai đã từng xem, sẽ nghe nhắc đến một khái niệm "chìa khóa": THUYẾT ƯU SINH HỌC (eugenics).
Thuyết ưu sinh học (TUSH) là một trong những đề tài tranh luận không dứt không những của giới khoa học mà còn của giới chính trị, của những nhà hoạt động xã hội. Ít đề tài nào mà người ta tốn nhiều giấy mực tranh cãi đến thế. Ít đề tài nào mà những quan điểm trái ngược nhau có thể được nhìn rõ đến thế. Ít đề tài nào mà tác động lên nhiều khía cạnh của xã hội đến vậy.
Thế nào là thuyết ưu sinh học ?
Tập hợp tất cả những phương pháp hòng cải thiện hóa nguồn gen của gia đình, của cộng đồng, của xã hội bằng cách ngăn chặn những gen được coi là có hại (TUSH âm) hay bằng cách tạo điều kiện cho những gen được coi là có lợi (TUSH dương). (Từ điển Larousse toàn thư).
Theo tiếng Hi Lạp cổ: eu=điều tốt, gennân=tạo ra. Nói một cách đơn giản "eugenics" là "tạo ra điều tốt".
Lấy một ví dụ đơn giản về eugenics. Chúng ta chắc chả lạ gì với những bài toán di truyền sinh học khi mà bác nông dân cố gắng chọn lấy con bò đực tốt cho giao phối với con bò cái tốt hòng tạo ra một giống thuần chủng với đủ các phẩm chất tuyệt vời: cho sữa nhiều, lớn nhanh, sinh sản mạnh... Đó chính là một biểu hiện của thuyết ưu sinh học kô hơn kô kém: loại bỏ nguồn xấu và tạo điều kiện cho nguồn tốt.
Nhưng đến khi đụng đến con người, vấn đề lại kô hề đơn giản. Cái sự ích kĩ cố hữu khiến người ta bắt đầu đặt ra hàng loạt câu hỏi mà trước đây chưa ai từng nghĩ tới giúp các con bò tội nghiệp Bởi vì ngay trong bản thân cái định nghĩa tưởng chừng hoàn toàn khoa học trên, ẩn giấu một khái niệm trừu tượng mang tính xã hội: Thế nào là TỐT và XẤU ?
Bạn có thể chẹp miệng và nói rằng: ôi một vấn đề to tát chẳng liên quan đến mình. Nếu thế thì bạn nhầm, tôi có thể nói với bạn rằng, một cặp vợ chồng vô sinh ở Việt Nam hiện nay khi cầu cứu đến thụ tinh nhân tạo, người ta có đầy đủ khả năng nói trong 3 quả trứng đã được thụ tinh đâu là gái đâu là trai ? Vậy là 50% tình cờ quan trọng của thiên nhiên đã bị tước bỏ...
Có người nói: "Suy cho cùng, bản chất của Y học là "ưu sinh học"-tạo ra điều tôt ". Một khẳng định kô thể phủ nhận. Hãy nhớ rằng một bà mẹ mang thai khi đến bệnh viện khám sẽ phải qua một xét nghiệm siêu âm bắt buộc. Nếu xét nghiệm đó tìm thấy những dị tật bẩm sinh nặng nề, việc từ bỏ thai nhi (abortion) sẽ được đề nghị...Thử hỏi có bà mẹ nào dám nhìn con mình sinh ra nằm liệt trên giường 3, 4 năm quặt quại trước khi chết. Abortion dường như là một lựa chọn tất yếu. Xét nghiệm siêu âm vậy là mang tính "ưu sinh học": "Ưu sinh học tích cực". Nghĩ đến hình ảnh của những gia đình thương bệnh binh sau chiến tranh, với 2-3 đứa con sinh ra đều dị tật...Nếu thời đó những người vợ có được điều kiện siêu âm trước khi sinh, có lẽ mọi viếc sẽ khác được phần nào...
Nói như vậy để thấy rằng ưu sinh học đã và đang hiện hữu khắp nơi. Nó đụng đến từng gia đình và như vậy là vấn đề của toàn xã hội. Nhưng chỉ đến thời gian gần đây nó mới được đưa lên bàn mổ xẻ và tranh luận một cách quyết liệt với một câu hỏi trung tâm: Nghiên cứu trên gen người, cho phép hay kô ?
Ưu sinh học và nghiên cứu gen người.
Kô còn là chuyện "vớ vẩn" như xét nghiệm siêu âm trước khi sinh hay lai bò lai lợn, xã hội phải đối mặt với một vấn đề hoàn toàn mới và mang tầm quan trọng cho tương lai: "Nghiên cứu trên gen người". Tức là chúng ta đụng vào, thêm bớt, thay thế, sửa chữa...một thứ mà từ trước đến nay được coi là thuộc "tài sản bất khả xâm phạm", "đại diện duy nhất" của một con người.
Giống như "xét nghiệm siêu âm", hãy cùng nhìn vào mặt tích cực của "nghiên cứu gen người". Ngày 26 tháng 9 năm 2000 tại Mĩ, cậu bé "ống nghiệm" sinh ra để...chữa bệnh cho người chị 6 tuổi mắc căn bệnh máu hiểm nghèo Fanconi. Căn bệnh mà phương pháp trị duy nhất có hiệu quả là "thay tủy xương", đòi hỏi một sự tương thích di truyền cao (hệ thống HLA). Cậu bé ống nghiệm ra đời sau sự kiểm soát tương thích gen tỉ mỉ. Nếu chúng ta đẩy trí tưởng tượng đi xa hơn một chút, khi mà khoa học đủ khả năng thao tác trên gen người một cách chính xác, những căn bệnh di truyền có thể được "chữa trị" từ ngay thời kì phôi ở giai đoạn 2-4-8 tế bào.
Vậy cái gì ngăn trở "nghiên cứu gen người" phát triển rộng rãi ? Nên nhớ rằng ở phần lớn các nước "nghiên cứu trên gen người" bị cấm hay bị kiểm soát một cách chặt chẽ. Người ta lo sợ một trường phái tiêu cực của "ưu sinh học": "Ưu sinh học cực quyền".
Ưu sinh học cực quyền= ưu sinh học khoa học + ưu sinh học nhà nước + ưu sinh học xã hội.
Ưu sinh học khoa học thuần túy quên đi khía cạnh chủ quan của mỗi con người, giống như một món ăn đầy đủ dinh dưỡng áp dụng cho tất cả. Ưu sinh học nhà nước như dưới chế độ Hitler. Ưu sinh học xã hội như khi xã hội tập trung sự chăm sóc cho con trai và làm ngơ con gái. Nhưng hơn cả người ta lo sợ sự ra đời của "nhân bản vô tính con người"(clone) và những tác hại khôn lường của nó. Khi mà "tính duy nhất" của mỗi người bị đe dọa, con người bắt đầu lo sợ.
Phải chăng lo sợ làm mờ ý chí sáng suốt ? Bởi vì một "con người"theo đúng nghĩa là tổng thể của thể xác và tinh thần. Thể xác thì có thể sao chép chứ tinh thần, tính cách thì hoàn toàn khác. Một "clone"(bản sao) với người được sao chả khác gì 2 anh em hay chị em sinh đôi cùng trứng. Một thí nghiệm nhân bản vô tính trên mèo cho thấy: Raibow và bản sao của nó: CopyCat có 2 tính cách hoàn toàn trái ngược nhau: Raibow rụt rè nhút nhát còn CopyCat thì hiếu động.
Một câu hỏi khác đặt ra chưa có lời giải đáp: liệu bằng cách áp dụng thao tác trên gen người, loại bỏ các gen "được coi là xấu", chúng ta có đang tự hạn chế khả năng tiến hóa của nhân loại ? Vì như ai cũng biêt, "đột biến" là động lực, là nguồn nguyên liệu chính của tiến hóa. Khái niệm tốt và xấu là một khái niệm tương đối thay đổi theo thời gian. Câu chuyện về những chú sâu 2 màu trong cuộc chiến hòng tồn tại trước loài chim sẻ là một bài học cần suy ngẫm. Một gen thuần túy kô hề có bản chất định trước xấu hay tốt. Tất cả phụ thuộc vào môi trường, hoàn cảnh. Ví dụ chẳng đâu xa: Gen gây ra bệnh thiếu máu hồng cầu liềm khi kô được biểu hiện (gen lặn trong dị hợp tử) là một nhân tố chống "sốt rét" rất cao. Bởi Plasmodium gặp khó khăn khi sống trong môi trường máu chứa hồng cầu liềm.
Hướng tới một "ưu sinh học tự do".
Đó là cánh cửa hé mở cho "nghiên cứu trên gen người". Một "ưu sinh học" phụ thuộc vào quyền tự do quyết định của mỗi người. Mỗi cặp vợ chồng có quyền từ chối "sự giúp đỡ của khoa học" đồng nghĩa với việc chấp nhận khiếm khuyết của đứa con sắp chào đời. Và ngược lại họ có quyền được khoa học giúp đỡ trong khuôn khổ nhất định.
Nhưng dường như, "ưu sinh học tự do" còn lâu nữa mới đáp ứng hết những câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Chỉnh sửa lần cuối: