Vo nhat cua kim lan

Trần Thi Trà Giang
(tragiangtamki)

New Member
Day la 1 de van ma em cam thay hoi bi kho de lam thanh 1 bai van ne: "So sanh kết thúc truyen VỢ Nhặt cua Kim Lan với kết thúc của các nhà văn trước cách mạng tháng tám. "
Em hiểu rằng VN co 1 kết thúc hé mở con đường cho nhân vật trong truyện còn nhứng truyên Truớc CMT8 thi nhân vật bị đẩy vào đuờng cùng . Điều quan trọng la phải viết như thế nào va có phatf hiện nào mới mẻ không. Bà con , anh chị giúp va nêu lên ý tưởng giùm em với. Biết đâu lài trúng phải đề thi đại học năm nay thi sao nhi?
:-$
 
Ôi bạn ơi đừng dọa tớ thế.Tớ cũng đang học về tác phẩm này nhưng tớ nghĩ chắc đi thi đại học ko có kiểu hỏi so sánh kết cục truyện kiểu này đâu , đề này như là cho hs giỏi thì hợp hơn nhiều.Còn thi đại học thi cơ bản để kiểm tra mức độ hiểu về tác phẩm cả về nội dung và nghệ thuật nên ko khó thế này được yên tâm đi.
Còn nếu nói là dàn ý thì có lẽ đầu tiên mở bài là giới thiệu tp sau đó nói luôn điểm đặc biệt của nó là ở kết thúc rất lạ.Sau đấy phần thân bài có khổ đầu tiên nói về khái quát chung nhất về kết cục các truyện trước CMT8.Trong các tp này kể cả trong VN của KL cũng thế đều phản ánh hiện thực ra sao và các nhà văn đã chọn tình huống truyện ntn để đặt nhân vật vào hoàn cảnh cùng cực dẫn đến bị tha hóa.và kết thúc của các truyện tCMT8 ntn.Sau đó phần chính bài văn là phân tích VN, phân tích tình huống truyện và chỉ ra kết cục truyện có ý nghĩa gì.Điều đó thể hiện tư tưởng ntn của nhà văn.chẹp, mới nghĩ qua dàn ý là thế.có gì mọi người bổ sung với.
 
Ngẫu hứng một tẹo nhé. Thực sự là văn chị không hay đâu. Cho em một vài ý thôi. Xem có thể lấy gì vào bài được không. Chị cũng chả nhở lắm về Văn học. Tại vừa rồi có việc nên phải lôi lại Chí Phèo ra đọc thôi :)

Nam Cao từng viết: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có".

Đề tài người nông nhân trong các tác phẩm trước cách mạng tháng 8 là một đề tài rất quen thuộc với bạn đọc. Các nhà văn đã xây dựng cho mình những nhân vật điển hình, miêu tả những hoàn cảnh sống điển hình của xã hội VN thời bấy giờ. Chúng ta có thể bắt gặp nạn sưu thuế hà khắc của xã hội phong kiến VN trong "Tắt đèn", sự áp bức bóc lột xảo quyệt của bọn cường hào ác bá như trong "Bước đường cùng", lại có cuộc sống người nông dân khốn khổ, cơ cực trong "Vỡ đê" và cả bi kịch bị tước đoạt quyền làm người như "Chí Phèo".

Người ta vẫn nói, các nhà văn hiện thực phê phán thời kỳ này mang một nỗi bế tắc chung. Họ không tìm thấy lối thoát cho nhân vật của mình nên thường kết thúc tác phẩm của mình một cách bi quan. Anh Pha vào tù, chị Dậu thì bước ra ngoài trời đen tối, còn Chí Phèo thì chết khi mà vẫn chưa được trở lại là "người".

Thế nhưng giữa những tác phẩm "bế tắc" như thế, ta vẫn thấy le lói đâu đó những niềm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, về một ngày mai tương sáng hơn. Vẫn có những tác phẩm mang lại cho người đọc những niềm tin về sự thay đổi, niềm tin vào một xã hội khác. Và "Vợ nhặt" của Kim Lân cũng nằm trong số đó...



:x
 
Back
Bên trên