Thêm một tip nữa cho các bạn renew visa đấy là trong quá trình học bạn nên kiếm một faculty đỡ đầu trong trường(có thể làm teacher assitant hoặc làm trong một college office nào đó) sau đó trước khi về thì nhờ họ viết cho một cái giấy giống kiểu letter of recommendation (một số trường thì office of international program cũng có làm cái này) và bảo họ kích mình lên một tẹo. Lúc phỏng vấn giơ cái đấy ra đầu tiên rồi đến transcript thì khả năng xin visa cũng dễ hơn. Có một thực tế là một số bạn xin visa đôi lúc có tâm lý hơi cứng nhắc, chuẩn bị các giấy tờ hơi theo kiểu máy móc, dựa đúng theo những gì mà họ hướng dẫn mà không có những sáng tạo cần thiết để tạo tự tạo ra sự khác biệt giữa mình và hàng ngàn applicant khác. Thực tế là nếu bạn tìm hiểu kỹ về nguyên tắc tổ chức, làm việc của US consular system thì bạn sẽ thấy rằng việc tuân thủ quá máy móc các hưỡng dẫn của họ mà thiếu sự sáng tạo cần thiết đôi lúc sẽ tạo ra nhiều bất lợi cho bạn. Vì nguyên lý làm việc của US consular office không giống như các gov offices khác khi mà việc issue một gov document phải được review bởi nhiều cấp và tuân thủ những nguyên tắc rất chặt chẽ từ việc quyết định cấp đến ngay
cả việc từ chối , trong khi đó việc cấp visa cho bạn ở những nước như Việt Nam thì việc quyết định cấp visa cho bạn lại hoàn toàn phụ thuộc vào một consular office nào đó. Thậm chí chính phủ Mỹ có một hướng dẫn rất rõ ràng cho các consular office là họ có quyền không cấp visa cho bạn ngay trong trường hợp bạn có đầy đủ các thể loại giấy tờ cần thiết nếu như họ cảm thấy hoặc không muốn cấp visa cho bạn vì chính sách của Mỹ đối với vấn đề cấp visa đối với các nước thứ 3 là hạn chế, không khuyến khích do vậy trên nguyên tắc nhân viên lãnh sự sẽ làm việc đúng như theo kiểu "ban ơn" khi họ cấp visa cho bạn chứ họ hoàn toàn không có "trách nhiệm" cấp visa cho bạn với bất kỳ lý do nào ngoại trừ việc không cấp visa cho bạn làm anh hưởng tới quan hệ song phương giữa 2 nước hoặc làm tổn hại một cách rõ ràng tới lợi ích của nước Mỹ. Dựa trên thực tế này bạn có thể thấy rằng vấn đề cấp visa cho bạn dựa nhiều trên quyết định, cảm tính mang tính chất cá nhân hơn là tuân thủ một nguyên tắc thống nhất ngay cả những giấy tờ mà bạn được hướng dẫn mang theo khi phỏng vấn cũng chỉ đơn giản là một hướng dẫn mang tính trợ giúp cho cả bạn và nhân viên lãnh sự để thu gọn quy trình phỏng vấn chứ đấy không phải là những giấy tờ mang tính pháp lý cho việc cấp visa cho bạn. Do vậy vấn đề mà bạn cần tập trung khi dự phỏng vấn không phải là các chi tiết về các loại giấy tờ hay thu thập các thể loại câu hỏi phỏng vấn (bạn có thể thấy rằng 1000 người sẽ có 10000 câu hỏi khác nhau) mà là khả năng thuyết phục của bạn bằng các thủ thuật mang tính sáng tạo. Nó cũng giống như một cuộc đấu trí giữa bạn và nhân viên lãnh sự trong đó bạn là người "nhờ" còn họ là người "giúp" và nhiệm vụ của bạn là phải làm cách nào để họ cảm thấy muốn giúp bạn hoặc "không nỡ từ chối bạn". Thực tế cho thấy khi đi phỏng vấn bạn càng tỏ ra nghiêm trọng với cách giao tiếp "hỏi gì đáp nấy" thì bạn sẽ càng dễ trượt. Trong lần xin visa đầu tiên tôi quan sát được một câu chuyện rất thú vị làm tôi phần nào "giác ngộ" về vấn đề visa: Hôm đó có khoảng hơn chục người phần lớn là con gái, đa số các em sơ mi trắng, phù hiệu trường, ao giắt trong quần, kinh cận 3 phân cặp sách to đùng trông khá "trí thức", "nghiêm chỉnh", "đàng hoàng", con nhà "có giáo dục" , đến khi phỏng vấn các em trả lời rất lưu loát theo kiểu "hỏi gì đáp nấy" rõ ràng mạch lạc, gọn gàng chuyên nghiệp chứng tỏ một sự chuẩn bị rất chu đáo và kỹ càng, 1,2 em đầu thì có vẻ OK đến em thư 3,4 đ/c lãnh sự có vẻ tỏ ra ngán ngẩm xen lẫn chút cay cú tôi đoán đ/c đó đang nghĩ "Nước Mỹ tình hình này là hơi thừa trí thức" và kết quả là các em thì cứ thế ra đi đều đều mặc dầu trong mấy em đó tôi thấy đúng là có mấy em sơn căn, ấn đường rộng khoảng nửa mét. Sau đó có một em váy ngắn, 2 dây cao khoảng 1m7 rất đàng hoàng bước đến câu đầu tiên không phải là "Hello, how are you" như mấy em kia mà là "what's your name" và hệ quả là thay vì nói chuyện theo thể thức "I and you" thì trong suốt buổi phỏng vấn tôi thấy em ý cứ "John, I'd like to....., John, can you...." và kết quả là đ/c này có vẻ tỉnh ngủ hẳn, ngồi tán phét với em kia gần 10 phút và tất nhiên là sau đó em ý nhẹ nhàng ra về với cái "blue card". Trước khi ra về tôi còn thấy một em "áo dài, guốc mộc" nhưng rất tiếc là không được chứng kiến sự thể thế nào. Nói chung là tôi nghĩ các bạn nên suy nghĩ thực tế trong vấn đề xin visa chứ không nên may móc, quan trọng hóa vấn đề quá, tôi thấy nhiều người thật tội nghiệp khi bỏ ra hàng năm trời để chuẩn bị, tốn bao nhiêu thời gian, lo lắng nhưng rồi cuối cùng chỉ biết òa khóc và thốt lên một câu với nhân viên lãnh sự "Do you know that you're destroying my future" trong cái nhún vai hết sức thản nhiên của họ.