'Việt Nam hãy đi trước Trung quốc'

Lê Doãn Hoàng
(llddhh)

New Member
'Việt Nam hãy đi trước Trung quốc'

Nguyễn Đại Việt
Viết cho BBC từ San Jose



Lê Thị Công Nhân và thế hệ của cô chỉ có một khát vọng là biến đất nước trở thành một cường quốc.

Đất rộng dân đông không phải là một điều kiện cần và đủ để biến thành một cường quốc kinh tế hoặc trở nên bất khả xâm phạm ....

- - - - - - - -

Đọc tiếp ở BBC. Lâu lắm mới được một bài hay đến mức phải link vào đây.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/08/070822_nguyen_dai_viet_view.shtml
 
mọi người nhớ là Lê Thị công Nhân là thành phần phản động,ăn nói lung tung,chẳng qua BBC viết hộ rồi lấy tên,có j đâu
 
Thực sự thì em chỉ thấy nó là một bài tổng hợp, chứ chả có ý tưởng gì mới mẻ cả. Cách tiếp cận và logic hời hợt, kết luận vội vã và đôi chỗ chưa logic, mang tính gượng ép. Em xin lỗi ko viết chi tiết vì những bài như thế này nhiều quá, phải chấp nhận là chẳng thể đủ sức mà phân tích hết. Nói VN đi theo TQ thì quá hồ đồ. Mình đi làm sao cho có lợi nhất, vấn đề cần bàn là có lợi nhất ko, chứ có giống nó ko thì quan trọng gì. Chẳng lẽ thấy chẳng thể tốt hơn nhưng vì sĩ diện nên đâm vào cái khác? Hơn nữa VN có hơn hay kém TQ cũng chẳng phải là cái cần quan tâm, tốt nhất là đừng nghĩ đến nó, vấn đề vẫn là mình phát triển tốt nhất thôi.
 
mọi người nhớ là Lê Thị công Nhân là thành phần phản động,ăn nói lung tung,chẳng qua BBC viết hộ rồi lấy tên,có j đâu

Bạn Khoa,

Dù bạn viết có một câu, nhưng có nhiều điều cần được bạn giải thích thêm. Nếu bạn không phiền:

- Công Nhân có thể là người bị tòa án kết tội hình sự, nhưng vì sao bạn lại chụp mũ cô ta là "phản động, ăn nói lung tung" ? Cách bạn viết làm tôi liên tưởng đến một câu châm ngôn: Muốn giết chó thì cứ bảo nó là chó "phản động" :)

- "BBC viết hộ rồi lấy tên" - BBC viết hộ ai và lấy tên ai nhỉ? Tác giả, như tôi đã trích, là Nguyễn Đại Việt, viết cho BBC kia mà? BBC hẳn sẽ không vui nếu có ai đó buộc tội họ viết hộ và đăng dưới tên người khác như vậy.

- Cuối cùng, nếu bạn muốn phản bác, sao lại không phản bác vào ý chính của bài viết ? Công Nhân chỉ là một cái tên được đưa ra, ý chính của bài viết khác hẳn và không liên quan gì đến cô ấy. Tôi có cảm tưởng bạn chưa đọc bài của BBC mà đã vội vã nhảy lên đây viết bài.

.
 
- Công Nhân có thể là người bị tòa án kết tội hình sự, nhưng vì sao bạn lại chụp mũ cô ta là "phản động, ăn nói lung tung" ? Cách bạn viết làm tôi liên tưởng đến một câu châm ngôn: Muốn giết chó thì cứ bảo nó là chó "phản động" :)
Anh Doãn Hoàng,

Nếu anh cảm thấy khó hiểu thì hỏi lại bạn ý, việc gì phải "chụp mũ" là bạn ý "chụp mũ" .

Hỏi nhỏ anh rằng : theo anh , phản động là gì ?
 
Đọc cái bài của ông NDV gì đó thấy hơi tức cười, đi trước TQ nhưng mà đi đâu? Chúng ta biết TQ đang đi đâu sao mà nhảy lên chặn trước mặt nó? Ngày xưa có một câu vè hay hay thế này:
Đi lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi biết đi đâu
Đi đâu không biết hàng đầu ta cứ tiến lên.

Bài của NDV dài quá, muốn phân tích thì mất cả ngày, đây chỉ là vài ý kiến nhỏ. Thứ nhất thừa nhận rằng mô hình nền ktế định hướng xã hội chủ nghĩa có những thiếu sót. Nhưng như thế không có nghĩa là mô hình khác trội hơn nó tại thời điểm của một nước đang phát triển. Nói rằng mô hình kinh tế thị trường tự do là "đã thành công trong việc biến nhiều nước trở thành các quốc gia đã phát triển và một số siêu cường trên thế giới. " là hoàn toàn sai lầm. Các quốc gia mà NDV kể ra như Nam Hàn hay Nhật đã đi lên một phần nhờ sự can thiệp đôi khi là thô bạo của chính quyền vào nền kinh tế. Không có khái niệm kinh tế tự do ở Nam Hàn những năm 70s và 80s. Còn nếu muốn trang luận nữa thì mời đến tranh luận với Dani Rodrik ở Harvard. Theo ông ta thì kinh tế thị trường tự do là hệ quả của phát triển kinh tế không phải là động lực của nó. Mà khi nói thế thì Dani cũng chỉ đề cập đến tự do hàng hoá, chứ tự do tài chính thì nhớ lại Asian Crisis những năm 1997 là các nhà kinh tế khiếp hãi rồi.
Thứ hai là hình như bài của NDV hơi dễ dãi về mặt khoa học, ham ăn to nói lớn kiểu như Jeffrey Sachs. Sau khi chê bai mô hình XHCN một hồi thì NDV đâm sầm luôn vào cái lựa chọn còn lại là kinh tế thị trường tự do. Nói với làm đâu dễ thế. Như Nga ấy, làm 1 quả shock approach đúng như Jeffrey Sachs đề xuất hay là NDV gợi ý rồi tàn tạ ra sao, ai cũng thấy. Thêm nữa, ai bảo mô hình kinh tế của Mỹ, Nhật, Nam Hàn, ko có khuyến điểm. Muốn kể ra thì kể cả ngày không hết. Mà muốn so sánh thì càng khó nữa vì mỗi nước tuỳ theo điều kiện tự nhiên lịch sử dân tộc có những lựa chọn mô hình khác nhau, không ngồi so sánh theo kiểu GDP 1,2,3 được.
 
Các quốc gia mà NDV kể ra như Nam Hàn hay Nhật đã đi lên một phần nhờ sự can thiệp đôi khi là thô bạo của chính quyền vào nền kinh tế. Không có khái niệm kinh tế tự do ở Nam Hàn những năm 70s và 80s

Mình không tán thành.

Đúng, trong thập niên 60's Hàn Quốc bắt đầu theo sự phát triển của export-driven growth, nghĩa là tập trung vào phát triển những ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu. Chính quyền đóng một vai trò rất lớn, như ngân hàng nhà nước cho vay mượn một cách dễ dãi cho một số tập đoàn lớn, luật lệ rất là khuyến khích đối với một số công ty này, mở cửa thị trường cho xuất khẩu và đầu tư. Tuy nhiên tư nhân hóa vẫn là nền móng của chính sách này.

Tuy nhiên trong thập niên 70, do sự khủng hoảng dầu hỏa, Nam Hàn nhận ra rằng chính sách trong thập niên 60 không còn hữu nữa bởi vì nền kinh tế của họ đã phức tạp hóa hơn và more dynamic hơn và thị trường thế giới cũng đã khác nhiều hơn (nhiều cạnh tranh hơn). Nền kinh tế do một số nhỏ tập đoàn do quan hệ mật thiết với chính quyền cản trở innovation và creativity bởi vì nó thiếu internal competition. Chính quyền Nam Hàn dần dần tự do hóa nền kinh tế, cải cách hệ thống ngân hàng, cho họ một số tự do hơn, cải cách hệ thống chứng khoáng, thành lập một hệ thống chính quyền kiểm kê sổ sách của cách công ty nhầm phòng những công ty khai gian tình trạng tài chánh của mình, và hạn chế tác động của tổng thống lên nền kinh tế.

Tuy nhiên những cải cách này rất nửa chừng và đến khi Asian Financial Crisis thì Nam Hàn mới bắt đầu thi hành những cải cách tự do hóa thị trường đi đồng với những monitoring measures (như nghiêm khắc mà enfore sự công chánh của sổ sách của một công ty) một cách triệt để hơn. Bây giờ nền kinh tế Nam Hàn đã phát triển trở lại, một phần rất lớn là do thị trường kinh tế trong nước tự do hóa hơn. Những cải cách này thủ tướng Koizumi của Nhật cũng thi hành từ khi ông ta nhậm chức và đã đóng góp giúp Nhật thoát ra cuộc trì trệ kinh tế suốt gần cả một thập kỉ.

Cho nên nói "Nói rằng mô hình kinh tế thị trường tự do là "đã thành công trong việc biến nhiều nước trở thành các quốc gia đã phát triển và một số siêu cường trên thế giới " là hoàn toàn sai lầm" là đơn giản hóa vấn đề và lệch lạt (oversimplifying and misleading).

Còn cái "shock therapy," mình nên chỉ ra là nó rất thành công ở Poland, Hungary và Czech Republic...còn tại sao thất bại ở Nga, hồi trước mình có nói qua...để mình tìm lại cái post đó rồi sẽ post sâu.

Thêm nữa, ai bảo mô hình kinh tế của Mỹ, Nhật, Nam Hàn, ko có khuyến điểm

Đúng, nền Kinh tế của Mỹ, Nhật, Nam Hàn có rất nhiều khuyết điểm, chính vì thế trong vòng mấy chục năm gần đây, nó đã không ngừng thay đổi rất nhiều, không phải chỉ là một loại "tự do thị trường" đơn giản. Bạn có thể tham khảo nền kinh tế của Mỹ trong những thập niên 70s, 80s và ngày nay bạn sẽ thấy. Mình nghĩ không có một loại kinh tế học nào mà có thể tồn tại lâu dài cả, mà phải tiếp tục cải tiến, tiếp tục thay đổi để đối mặt với những thay đổi của thế giới. Với cái này, đã đến lúc chúng ta vượt lên cái "KT thị trường dưới một chủ nghĩa XH" (mô hình chúng ta đang dùng rất giống với mô hình của Hàn Quốc thập niên 70s và đầu thập niên 80) để thích nghi với những thay đổi trong thị trường thế giới hiện nay và sự phức tạp và dynamic của nền kinh tế VN bây giờ?
 
Đây là bài trước của mình về một số lý do tại sao "shock therapy" thất bại ở Nga, trong khi thành công ở Poland và Hungary:

Một sự sai lầm của nhiều người đó là, Poland, Hungary và Czech Republic thành công hơn bởi vì họ cải cách rất triệt để (theo lời khuyên của Jeffrey Sachs), còn Nga thất bại vì họ cải cách "nửa vời"

Tuy nhiên trước khi đi vào vấn đề cải cách mình xin lập lại một số điểm chính;

+LX bị khủng hoản kinh tế, trong nước là do cải cách từ từ, ngoài nước là do giá dầu giảm cái này tạo ra một trở ngại rất lớn cho ngân hàng thế giới muốn cho Nga mượn tiền.

+Nga không có một hế thống tiền tệ convertible lúc mới đầu như Poland, nghĩa là rất khó khăn để đổi ra ngoại tệ khác để mà giao dịch trên thế giới do một số tranh chấp giữa các nước thuộc LX cũ. IMF muốn cả 15 nước đó cùng xài ruble nhưng các nước không muốn hợp tác với LX, rất nhiều lý do: thù ghét, lo sợ bị đô hộ, tinh thần dân tộc vv. Tình trạng này kéo dài suốt 2 năm.

+Khi còn là LX thì các nhà máy, cơ khí rải rát khắp 15 quốc gia cũ của LX, cho nên khi các nước này độc lập thì Nga và các nước này có một hệ thống máy móc rất là không kết hợp như các nước khác.

+Cấu trúc kinh tế của Nga rất là không hiệu quả, rất nhiều nhà máy và cơ sở hạ tầng tối cao được xây dựng ở Siberia với lý do quân sự. Những cấu trúc này không những trở thành vô giá trị khi mà Nga bước sang phát triển một nền kinh tế quan sự, mà còn là một khó khăn khi muốn dỡ bỏ những thiết bị đó và chuyển sang dân sự.

Đó là trước khi cải cách, còn khi vào cải cách thì rất là "nửa vời", chứ không có "triệt để" chút nào.

Năm 1992, thủ tướng Giadar, người chủ chương cải cách kinh tế cho Nga bị thay thế bởi Viktor Chernomyrdyn, một người rất bảo thủ và chống đối cải cách. Bộ Trưởng bộ tài chính (finance minister) Boris Fedorov, một nhà cải cách khác chỉ tồn tại được có 1 năm, khi mà năm 1993 ông ta bị cắt chức.

Chính vì thế cho nên đa số các công ty nhà nước vẫn tồn tại, tiếp tục hoạt động thua lỗ, và tiếp tục là khủng hoảng hệ thống tài chính Nga. Chính vì thế, trong suốt mấy năm đầu của cải cách, lạm phát rất cao bởi vì chính phủ in tiền ra một cách vô tội vạ để mà tiếp tục hoạt động những công ty nhà nước dưới áp lực của Chermonyrdyn.

Không những thế, hệ thống kinh tế của Nga tồn tại hai loại giá, một giá rất rẻ của chính phủ (cho nên thua lỗ) và giá thị trường. Cái hàng hóa giá rất rẻ của các công ty nhà nước đa phần không đến tay người dân mà bị mua bởi những "tay trong, tay ngoài" của mấy tên tham nhũng trong và ngoài, mua giá rẻ rồi bán ra thị trường, tạo ra một trở ngại rất lớn cho những nhà thương mại mới nột địa cạnh tranh và phát triển và trì hoãn sự bình thường hóa của thị trường nội đia.

Cuối cùng, Yeltsin phải đi vào "hợp đồng" với những Oligarchs, rồi bán các công ty nhà nước này cho họ, đổi lại để lấy sự giúp đỡ của họ để tiếp tục cải cách. Cái này không khác gì là một vụ tham nhũng, nhưng chính vì thế mà Nga mới tiếp tục dược cải cách, và một phần nào giải quyết vấn đề tài chính của Nga Chính vì thế trong những năm cuối của Yeltsin, inflation (lạm phát) ở Nga bắt đầu ổn định lại. Đồng thời những năm này, giá dầu trên thị trường thế giới tăng mạnh, và Nga được một khoảng thu nhập lớn.

Putin khi nắm quyền thì tình trạng đã bắt đầu ổn định lại, và thế lực bảo thủ đã mất đi tiếng nói đáng kể. Cho nên nói Putin "siết chặt lại xã hội" thì kinh tế mới phát triển là sai xót trầm trọng, thiếu một kiến thức kinh tế căn bản. Kinh tế Nga phát triển hơn lúc đầu của giai đoạn Putin là do giai đoạn khó khăn lúc đầu đã qua, lạm phát đã một phần nào được kiểm soát (việc bán các công ty nhà nước đóng một phần rất lớn), và một nguồn thu rất lớn từ giá dầu tăng đã giúp Nga trả bớt một số nợ cho nên mới được mượn thêm một khoảng tiền lớn từ nước ngoài và quan trong nhất là Putin tiếp tục cải cách kinh tế một cách "triệt để" hơn so với trước.

Một nguyên nhân lớn nữa mà cải cách ở Nga không thành công ở lúc đầu có thể nói dễ hiểu là họ chọn cải cách "nhầm thởi gian", không may mắn. 1992 là năm tranh cử ở Mỹ, không có một tổng thống Mỹ nào mà "liều chết" đến nỗi cung cấp một khoảng tiền lớn cho một quốc gia nước ngoài trong thời gian này cả. Tổng Thống Bush 41th vì chịu sức ép của dư luận và đội ngũ trong chính quyền của ông ta, cho nên phải hoãn việc cho vay cho Nga.

Khi mà Clinton thắng cử năm 1993, thì đội ngũ cải cách ở Nga đã dần như tan rã, có muốn cho vay cũng không có tác dụng gì. Không những thế, trong thời gian này, bởi vì chiến tranh lạnh đã không còn, quốc hội Mỹ rất là khắc khe với tiền cho chính sách đối ngoại, những yêu cầu của Clinton như cho vay với một số lượng tiền lớn cho Nga khi Yeltsin mới giành lại chúc momentum trực tiếp thay vì thông qua IMF (rất lâu) bị từ chối.

Nói chung trong khoảng thời gian mà Nga cải cách, thì sự giúp đỡ của nước ngoài ít và trễ.
 
Ko có mô hình nào ưu việt nhất cả, nó phụ thuộc vào điều kiện cụ thể, trong đó có thời điểm cụ thể. Mô hình của HQ những năm 80s có thể bây giờ ko phù hợp với HQ bằng mô hình hiện tại nhưng ko có nghĩa mô hình hiện tại của HQ lại phù hợp với VN hơn cái HQ đã đi qua. Cái Hưng nói là tại thời điểm của một nước đang phát triển. Vậy nên nếu Phước chỉ đưa ra nó phù hợp với điều kiện một nước đã phát triển thì ko thể phản bác dc.
 
Ko có mô hình nào ưu việt nhất cả, nó phụ thuộc vào điều kiện cụ thể, trong đó có thời điểm cụ thể. Mô hình của HQ những năm 80s có thể bây giờ ko phù hợp với HQ bằng mô hình hiện tại nhưng ko có nghĩa mô hình hiện tại của HQ lại phù hợp với VN hơn cái HQ đã đi qua. Cái Hưng nói là tại thời điểm của một nước đang phát triển. Vậy nên nếu Phước chỉ đưa ra nó phù hợp với điều kiện một nước đã phát triển thì ko thể phản bác dc.

Mình có chú thích một câu ở cuối bài mình là nền kinh tế VN giống như của Hàn vào thập niên 70s và 80s...nghĩa là chúng ta đã, đang và sẽ gặp rất nhiều trở ngại mới do nền kinh tế chúng ta đang phức tạp hóa hơn, đang đi đến sang một bước tiến mới. Hàn Quốc và cả Nhật đã cải cách nền kinh tế của họ một cách rất toàn diện để mà hòa nhập với nền kinh tế mới, câu hỏi là, VN có cải cách hay không, và cải cách theo hướng nào?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phước bảo nó giống thì là nó giống ah? Mà giống về cái gì mới được chứ? Ít ra là người VN tư tưởng khác người HQ rồi, cái đó thì ko thể nào giống nổi.
Mà cho dù Vn giống HQ thời 70s, 80s đi chăng nữa, thì thế giới bây h có giống thế giới thời 70s, 80s ko? Nếu cứ rập ý cái khuôn cũ thì e là sẽ sai lầm.
Câu hỏi cũng ko phải là Vn có cải cách hay ko. Cái đó thì hầu hết đều đồng ý là có rồi. Chỉ là Vn cải cách như thế nào, phù hợp hơn là theo hướng nào.
 
cãi nhau nhiều thế :D tóm lại là có muốn phát triển ko :D

cái gì cũng thế, phải có vấp ngã rồi đứng lên thì mới mạnh mẽ hơn. Nhật cũng đã từng, HQ cũng đã từng, Thái Lan cũng đã từng, vậy tại sao VN lại phải tránh né những khó khăn :D mình lại thua mấy bọn kia à :p

VN sẽ vẫn phát triển, ko rập khuôn, ko bắt chước, nhưng mình có thể rút kinh nghiệm. thế giới thay đổi hàng ngày mà, cách làm của VN cũng chẳng bao giờ giống với của nước nào khác :D bởi vì nó là cái Made in VN mà :D
 
tranh luận j thì tranh luận,các bác cứ xa cái BBC ra cho em nhờ
mie,nhà em ở Thụy khê,chẳng lạ j nhà Bất đồng chính kiến Đỗ Hoài Nam.một thằng khùng khùng,vừa điên vừa hâm,nuôi gia đình còn không xong,lại đòi đi đấu tranh dân chủ,giải phóng cho 84 tr người Viêt nam=)) =)) =)) =))
thằng cha Lý ở Huế cũng thế,được nước ngoài cho ít tiền,đời chả có vẹo j,đòi nổi,đạp vành móng ngựa.mấy ổng cho đi tù 8 năm là còn may,theo em mấy thằng đấy bắn bỏ đi
còn bà tên Thúy j đấy gọi là nhà đấu tranh cho dân chủ,thực ra là một mụ bán hàng ngoài chợ,bị công an nó đuổi,quay sang chửi bới,kêu gào,mình là nhà cách mạng8-} 8-}
10 thằng gọi mình là đấu tranh cho dân chủ.phải 8 thằng cơ hội,vừa tham vừa gian,chầu chực ăn của thiên hạ
 
cái hay chính là ở chỗ ,
không thể nào vì việc vạch mặt một số thành phần cơ hội , lợi dụng đấu tranh dân chủ cả ở trong nước và ở hải ngoại , mà có thể làm lu mờ thực trạng dân chủ , nhân quyền ở Việt Nam .

Anh Khoa nếu muốn tranh luận nghiêm túc thì phải biết dùng lí trí một chút , và tránh cái kiểu ăn nói xuồng xã kia đi !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
xin hỏi các anh là Bác Hồ có nuôi nổi gia đình mình ko? hay thậm chí có gia đình ko? Carl Mark có làm được ko? Lênin có làm được ko? Nhưng em thấy các anh vẫn ca ngợi họ đó thôi. em nghĩ vấn đề nuôi gia đình ko nên áp đặt để xem họ có tài ko. mấy thằng tham nhũng chẳng làm gia đình bọn nó sướng quá, ít ra là về mặt vật chất, nhưng ta có nên học theo ko?
còn có anh nói Nga đang tàn tạ thì vấn đề này là ko chính xác. Nga đang phục hồi và vươn lên mạnh mẽ, tạo được tiếng nói trên trường quốc tế. mà điều đó diễn ra trong bối cảnh xung quanh toàn bạn bè trở mặt thành thù như Ukraine chẳng hạn. hơn nữa lỗi một phần là ở Boris Yelsin quá bảo thủ, ngại đổi mới. giờ Putin lên thay, nước Nga phát triển từng ngày và đã trả xong nợ nước ngoài lên đến con số 200 tỉ đô la thời XHCN.
 
Tất cả các bạn,

Well well hình như ta bắt đầu chạy xa chủ đề rồi. Tôi mạn phép đặt các câu hỏi để mọi người cùng nhìn vào bài viết của Nguyễn Đăng Việt nhé:

- Bạn có đồng ý với tác giả về 3 nhược điểm lớn nhất của nền KT TQ mà tác giả đưa ra không? (tận dụng nhân công rẻ mạt, tham nhũng tràn lan, giáo dục/chất xám kém phát triển)

- Nếu không đồng ý, theo bạn các nhược điểm lớn nhất của nền KT TQ là gì? Tại sao?

- Để cạnh tranh có hiệu quả với một nền KT như thế, VN phải làm gì?

Các bạn đừng để bị sa đà vào ngôn từ. "Đi trước" trong ngữ cảnh bài viết, chẳng qua chỉ là một bứt phá trong phát triển thôi, không có nghĩa là ta đang đi theo đuôi họ (mặc dù đôi lúc tôi cũng nghĩ là VN đang theo đuôi TQ thật). Có thể các bạn không có thời gian để trả lời cả 3 câu trong một bài viết, nên nghĩ đến đâu các bạn post bài đến đó thôi. Đây không phải họp Quốc hội, không có gì phải vội vàng cả.

xin hỏi các anh là Bác Hồ có nuôi nổi gia đình mình ko? Carl Mark có làm được ko? Lênin có làm được ko?

Tự nhiên lại lôi Nga, Nhật, Nam Hàn, bác Hồ và Các Mác vào đây làm gì, để họ yên nghỉ đi :)
 
Tại sao cứ phải cạnh tranh với TQ ?
Tại sao cứ phải lôi cái phiền hà vào mình làm gì ?
Giả thử đi trc TQ được rồi thì làm gì nữa, phát động chiến tranh à?
Cái chính phải nhìn vào mục đích cuối cùng
 
Anh Hoàng giải thích kĩ hơn ý nghĩa của “nhược điểm” mà anh định bàn ko, vì em thấy hiện tại là cái phù hợp với TQ, muốn tốt hơn cũng rất khó. Thực ra phân tích về TQ cũng rất hay và quan trọng, nhưng cái cách suy nghĩ của ng Việt mình hay so đo hơn kém để mà sĩ diện nên em phản đối thôi. Trong thế giới hiện tại và với vị trí của VN thì nên cố gắng phát triển quan hệ win-win chứ ko nên đâm đầu vào những cái win-lost.

3 nhược điểm trên thực ra rất bình thường, có thể coi là tốt nhất với hoàn cảnh TQ hiện tại. Cái nhược điểm lớn nhất theo em nằm chính trong cái ưu điểm số 1 của nó: đất rộng, dân đông.

Quy mô lớn làm cho việc điều hành khó khăn hơn khi muốn chuyển hướng, vì độ ì lớn hơn nhiều. Độ ì này ko quan trọng khi phát triển với tốc độ thấp và là lợi thế khi gặp khủng hoảng chớp nhoáng nhưng khi phát triển với tốc độ cao thì tương tác của các thành phần bên trong mạnh hơn nhiều và khó kiểm soát. Có thể so sánh việc điều hành 1 gia đình với 1 công ty, hay một đất nước sẽ thấy khả năng biến chuyển linh hoạt, tốc độ cao sẽ khác nhau hoàn toàn. Điều này là một lý do giải thích các nước phát triển tốt trong giai đoạn trước đây đều quy mô nhỏ (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…) chứ ko có những cái tên lớn. TQ có thể có tốc độ hiện nay là nhờ sức lao động dồi dào bị kìm nén mới được giải phóng, nhưng đi kèm với nó là phải đối mặt với chênh lệch rất lớn trong nội tại giữa thành thị và nông thôn, Đông và Tây…. Singapore phát triển 15% có lẽ vẫn có thể thích nghi dc, nhưng TQ mà trên 11% thì em cũng đồng ý là phải để mắt kiểm soát rồi.
 
Tại sao cứ phải cạnh tranh với TQ ?
Tại sao cứ phải lôi cái phiền hà vào mình làm gì ?

Bạn Thảo,

Ta cạnh tranh với TQ bởi vì nó ... dễ cạnh tranh nhất. Nhật Mỹ EU Nga Ấn độ đã vượt ta khá xa, chỉ còn TQ đang bùng nhùng với các vấn đề lý luận quản lý. Trong số các nền KT hàng đầu thế giới, TQ có ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng đến KT VN. Ngoài kim ngạch thương mại rất lớn giữa hai nước (từ gói lẩu Tầu đến ôtô Tầu và tàu biển Tầu), thì quan hệ chính trị giữa hai bên vẫn là bằng mặt không bằng lòng (nhất là du lịch Tầu dang mở ra đảo Hoàng Sa). Vì thế benchmark nền KT VN với TQ, ngoài ý nghĩa so sánh cạnh tranh thương mại bình thường, còn có ý nghĩa về mặt chính trị xã hội nữa.

Hy vọng tôi đã trả lời được câu hỏi của bạn.
 
Cạnh tranh với Tàu ah?:|
Hỏi xem Tàu cạnh trang với Mỹ ở "Đại nhảy vọt" thế nào?;))
Nếu cứ cái suy nghĩ "cần phải hơn Tàu, cần phải hơn Tàu, càng sớm càng tốt" để làm việc thì chả bao h hơn đc nó đâu.:|

Vấn đề ko phải là làm gì để ngồi trên đầu thằng Tàu, mà là nhìn vào sai lầm của nó để sửa sai lầm của mình, nhìn cái tốt của nó để áp dụng cho mình. Nếu học đc hết ngần ấy thứ thì Tàu cũng chả là gì với mình nữa rồi, lúc đó mình đi học thằng khác.

Phát triển không có nghĩa là đấu đá, phát triển là học hỏi. VN cứ vượt qua chính mình ngày hôm qua đi đã, thế là đủ khó rồi.:|
 
Back
Bên trên