Phạm Quang Minh
(Minh172)
New Member
Ngày 11/5, nhà thờ tổ họ Nguyễn Đại Tông tại xã Hải Anh - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định trở nên ấm cúng hơn bởi sự hội tụ của đại diện con cháu dòng họ. Đây chỉ là một cuộc gặp mặt quy mô nhỏ. Hàng năm, dòng họ Nguyễn, khởi tổ là phúc sinh Nguyên Kim - vị tướng tài thời nhà Lê thế kỷ 15, tổ thức hai ngày hội truyền thống lớn vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch, gọi là Xuân tế và Thu tế. Lễ hội dòng họ bao giờ cũng được bắt đầu bởi lễ tế - dâng hương thể hiện lòng tôn kính của thế hệ con cháu với tổ tiên.
Đã trở thành truyền thống, con cháu nghe vị trưởng tộc kể về truyền thống văn hóa của dòng họ mình. Họ Nguyễn ở huyện Hải Hậu tự hào có bề dày 1000 năm lịch sử với 147 chi họ và những tên tuổi lẫy lừng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bặc.
Cụ Nguyễn Văn Cần - Trưởng ban liên lạc liên chi họ Nguyễn Đại Tông - Hải Hậu - Nam Định cho biết: “Dòng họ chúng tôi luôn nhận thức được rằng dân tộc Việt Nam được quy tụ bởi nhiều dòng họ, nhiều nơi. Nếu mỗi dòng họ biết và có ý thức gìn giữ nét văn hóa của mình, duy trì được gia phong, nề nếp của gia đình dòng họ thì chúng ta sẽ giữ gìn và phát huy được văn hóa của cả dân tộc.”
Vì thế mà việc xây dựng bộ gia phả đã trở thành một nhiệm vụ lớn của nhiều dòng họ. Tuy nhiên viết gia phả không hề là một việc làm đơn giản: phải có sự hiểu biết về lịch sử, tiếng Hán Nôm và dày công nghiên cứu từ nhiều nguồn tư liệu. Bởi trong quá khứ không ít bộ gia phả quý giá đã bị thất lạc do thời gian, chiến tranh, ly gián... Các cụ đời thứ 38 của dòng họ Nguyễn này đã làm việc miệt mài 10 năm nay.
Cụ Nguyễn Văn Tiệp - Trưởng ban liên lạc tộc phả họ Nguyễn Đại Tông - Hải Hậu - Nam Định cho biết: “Để ra được tộc phả này, chúng tôi đã rất dày công nghiên cứu tìm tòi tài liệu sách quốc gia, sưu tầm phả của các chi họ dù là một mẩu còn lại. Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu qua các bài vị trong nhà thờ tổ, câu đối nơi các nhà tổ để còn đối chiếu”.
Không chỉ có lễ hội để tỏ lòng tôn kính với cha ông, cũng không chỉ có gia phả để giáo dục thế hệ sau, một việc làm thiết thực cụ thể là từng chi họ đều thành lập quỹ khuyến học trao phần thưởng cho những con ngoan trò giỏi.
Chị Nguyễn Thị Thoa - xã Hải Anh - huyện Hải Hậu - Nam Định cho biết: “Chúng tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm noi gương truyền thống đoàn kết đấu tranh, hiếu học của dòng họ để giáo dục thế hệ con cháu”.
Trong bộn bề công việc của thời đại thông tin này, việc gìn giữ những nét văn hóa và sinh hoạt của từng gia đình, từng dòng họ Việt Nam đòi hỏi ý thức của mỗi người.
Theo VTV.
Đã trở thành truyền thống, con cháu nghe vị trưởng tộc kể về truyền thống văn hóa của dòng họ mình. Họ Nguyễn ở huyện Hải Hậu tự hào có bề dày 1000 năm lịch sử với 147 chi họ và những tên tuổi lẫy lừng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bặc.
Cụ Nguyễn Văn Cần - Trưởng ban liên lạc liên chi họ Nguyễn Đại Tông - Hải Hậu - Nam Định cho biết: “Dòng họ chúng tôi luôn nhận thức được rằng dân tộc Việt Nam được quy tụ bởi nhiều dòng họ, nhiều nơi. Nếu mỗi dòng họ biết và có ý thức gìn giữ nét văn hóa của mình, duy trì được gia phong, nề nếp của gia đình dòng họ thì chúng ta sẽ giữ gìn và phát huy được văn hóa của cả dân tộc.”
Vì thế mà việc xây dựng bộ gia phả đã trở thành một nhiệm vụ lớn của nhiều dòng họ. Tuy nhiên viết gia phả không hề là một việc làm đơn giản: phải có sự hiểu biết về lịch sử, tiếng Hán Nôm và dày công nghiên cứu từ nhiều nguồn tư liệu. Bởi trong quá khứ không ít bộ gia phả quý giá đã bị thất lạc do thời gian, chiến tranh, ly gián... Các cụ đời thứ 38 của dòng họ Nguyễn này đã làm việc miệt mài 10 năm nay.
Cụ Nguyễn Văn Tiệp - Trưởng ban liên lạc tộc phả họ Nguyễn Đại Tông - Hải Hậu - Nam Định cho biết: “Để ra được tộc phả này, chúng tôi đã rất dày công nghiên cứu tìm tòi tài liệu sách quốc gia, sưu tầm phả của các chi họ dù là một mẩu còn lại. Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu qua các bài vị trong nhà thờ tổ, câu đối nơi các nhà tổ để còn đối chiếu”.
Không chỉ có lễ hội để tỏ lòng tôn kính với cha ông, cũng không chỉ có gia phả để giáo dục thế hệ sau, một việc làm thiết thực cụ thể là từng chi họ đều thành lập quỹ khuyến học trao phần thưởng cho những con ngoan trò giỏi.
Chị Nguyễn Thị Thoa - xã Hải Anh - huyện Hải Hậu - Nam Định cho biết: “Chúng tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm noi gương truyền thống đoàn kết đấu tranh, hiếu học của dòng họ để giáo dục thế hệ con cháu”.
Trong bộn bề công việc của thời đại thông tin này, việc gìn giữ những nét văn hóa và sinh hoạt của từng gia đình, từng dòng họ Việt Nam đòi hỏi ý thức của mỗi người.
Theo VTV.