Viên kim cương to bằng mặt trăng?

Hồ Quảng Thiên
(family)

New Member
Các nhà thiên văn học vừa sững sờ phát hiện một “vật” lấp lánh sáng trên bầu trời chính là ngôi sao kim cương "trị giá" hàng nghìn tỷ cara. Và đây mới chính là viên kim cương lớn nhất từng được tìm thấy từ trước tới nay.

Ngôi sao kim cương được các nhà thiên văn học đặt tên là ngôi sao "Lucy", theo bài hát Lucy in the Sky with Diamonds của nhóm Beatles.
Ngôi sao được cấu tạo từ khối carbon kết tinh, rộng 4.000km, nằm cách trái đất khoảng 50 năm ánh sáng, trong chòm sao Centaurus. Ước tính đây là viên kim cương 10 tỷ nghìn nghìn tỷ cara (34 số 0).
Nhóm các nhà thiên văn do Travis Metcalfe, thuộc Trung tâm vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian, đứng đầu đã phát hiện ngôi sao kỳ diệu trên. Trên thực tế, ngôi sao kim cương, với tên kỹ thuật là BPM 37093, là một ngôi sao lùn trắng kết tinh.
Sao lùn trắng là lõi nóng của một ngôi sao, còn lại sau khi ngôi sao đó đã dùng hết nhiên liệu hạt nhân của mình và "chết". Và lõi đó cấu tạo hầu hết bằng carbon.
Trong suốt hơn 4 thập niên, các nhà thiên văn đã cho rằng phần bên trong của các ngôi sao lùn được kết tinh, nhưng chỉ gần đây họ mới có được bằng chứng trực tiếp về suy đoán này. Sao lùn trắng không những sáng rực mà còn phát ra âm thanh như tiếng cồng khổng lồ, do có sự rung động liên tục bên trong. "Bằng việc đo các rung động đó, chúng tôi có thể nghiên cứu phần ẩn chứa trong sao lùn, và từ đó giúp các nhà địa chất nghiên cứu phần bên trong của trái đất chúng ta".
"Chúng tôi phát hiện ra rằng phần carbon bên trong ngôi sao lùn này đã kết đặc lại, tạo ra viên kim cương lớn nhất trong dải ngân hà", Metcalfe cho hay.
Các nhà thiên văn dự đoán mặt trời của chúng ta cũng sẽ trở thành sao lùn trắng khi nó bị "chết" vào 5 tỷ năm nữa. Khoảng 2 tỷ năm sau đó, lõi bên trong của mặt trời cũng sẽ kết tinh, để lại một viên kim cương khổng lồ ở trung tâm hệ mặt trời.
 
Back
Bên trên