Chu Anh Duy
(boytotbung)
Điều hành viên
Hôm qua, thẩm phán liên bang Mỹ đã chấp thuận kế hoạch dàn xếp vụ kiện chống độc quyền kéo dài 4 năm rưỡi giữa Microsoft, chính phủ Mỹ và 9 bang, mang lại chiến thắng cho nhà phần mềm khổng lồ và làm hài lòng các nhà đầu tư.
Vụ thoả thuận trao cho các nhà sản xuất máy tính nhiều quyền hơn để tích hợp phần mềm không phải của Microsoft trên sản phẩm của họ. Microsoft bị cấm trả đũa những ai không chọn phần mềm của mình và không được đòi hỗ trợ riêng biệt phần mềm của chính hãng. Hệ điều hành Windows sẽ được bán dưới một giấy phép chuẩn cho các nhà sản xuất máy tính lớn. Việc thực thi thoả thuận sẽ được 3 uỷ viên công tố theo dõi và báo cáo lên Bộ Tư pháp. Hình phạt sẽ kết thúc sau 5 năm và có thể kéo dài thêm 2 năm tuỳ theo phán quyết của toà án.
Như vậy, phiên toà đã chấp thuận hầu như toàn bộ kế hoạch dàn xếp vụ kiện này và chỉ yêu cầu Microsoft tiết lộ các giao thức trong Windows sớm hơn 6 tháng so với điều khoản trước đây.
Tuy nhiên, những bang chống đối đã muốn hình phạt kéo dài thành 10 năm và do một chuyên gia đặc biệt theo dõi rồi báo cáo trực tiếp lên toà án. Các bang này cũng yêu cầu Microsoft phải tiết lộ nhiều mã nguồn hơn nữa để các phần mềm khác làm việc tốt hơn với Windows.
Thẩm phán Colleen Kollar-Kotelly đã phản đối yêu cầu của 9 bang đòi áp dụng các hình phạt nặng hơn đối với Microsoft. Bà cho rằng: "Chúng không đại diện cho các hình phạt pháp lý hợp lý và trong hầu hết các trường hợp, không mang lại lợi ích kinh tế nào". Với phán quyết của mình, Kollar-Kotelly công nhận rằng Microsoft đã tìm cách giảm nhẹ nhất mọi hậu quả từ việc làm phi pháp của mình, nhưng bà cũng đồng ý với nhà phần mềm rằng những đề nghị của 9 bang chỉ làm lợi cho các đối thủ cạnh tranh của công ty.
Bộ Tư pháp Mỹ hoan nghênh phán quyết này, cho rằng vụ thoả thuận đã xử lý thích đáng hoạt động trái pháp luật của Microsoft và khôi phục lại tình trạng cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm.
Tổng chưởng lý John Ashcroft tuyên bố Bộ Tư pháp sẽ cam kết đảm bảo Microsoft phải tuân theo vụ thoả thuận và theo dõi sát sao việc thực hiện các điều khoản của công ty. Đại diện của Microsoft cho biết hãng hài lòng với quyết định "khắc nghiệt nhưng công bằng" này.
Vụ kiện được bắt đầu từ năm 1998 với lời buộc tội Microsoft sử dụng Windows để khuyếch trương trình duyệt Internet Explorer, nhằm lấn át trình duyệt Netscape, nay thuộc AOL Time Warner.
Phiên toà vào tháng 6/2001 xác nhận kết luận rằng Microsoft đã duy trì thế độc quyền hệ điều hành Windows của mình một cách bất hợp pháp. Nhưng phiên toà phản đối yêu cầu đòi tách đôi công ty. Vụ án sau đó được chuyển sang cho thẩm phán Kollar-Kotelly để quyết định hình phạt thích đáng cho nhà phần mềm khổng lồ.
Vào tháng 11/2001, Microsoft và Bộ Tư pháp đã đi đến thoả thuận trên nhưng 9 bang vẫn cho rằng hình phạt đó là quá nhẹ để ngăn chặn Microsoft lạm dụng vị thế độc quyền của mình.
Cổ phiếu của Microsoft đã tăng 7%, lên 56,70 USD sau phán quyết của toà án.
Theo Shane Greenstein, một chuyên gia công nghệ, thì: "Microsoft thua trong mọi trận đấu nhưng lại thắng cả cuộc chiến. Bài học mà mọi người cần rút ra ở đây là hãy tránh xa Microsoft".
Minh Thi (theo Reuters, CNET, AP)
Vụ thoả thuận trao cho các nhà sản xuất máy tính nhiều quyền hơn để tích hợp phần mềm không phải của Microsoft trên sản phẩm của họ. Microsoft bị cấm trả đũa những ai không chọn phần mềm của mình và không được đòi hỗ trợ riêng biệt phần mềm của chính hãng. Hệ điều hành Windows sẽ được bán dưới một giấy phép chuẩn cho các nhà sản xuất máy tính lớn. Việc thực thi thoả thuận sẽ được 3 uỷ viên công tố theo dõi và báo cáo lên Bộ Tư pháp. Hình phạt sẽ kết thúc sau 5 năm và có thể kéo dài thêm 2 năm tuỳ theo phán quyết của toà án.
Như vậy, phiên toà đã chấp thuận hầu như toàn bộ kế hoạch dàn xếp vụ kiện này và chỉ yêu cầu Microsoft tiết lộ các giao thức trong Windows sớm hơn 6 tháng so với điều khoản trước đây.
Tuy nhiên, những bang chống đối đã muốn hình phạt kéo dài thành 10 năm và do một chuyên gia đặc biệt theo dõi rồi báo cáo trực tiếp lên toà án. Các bang này cũng yêu cầu Microsoft phải tiết lộ nhiều mã nguồn hơn nữa để các phần mềm khác làm việc tốt hơn với Windows.
Thẩm phán Colleen Kollar-Kotelly đã phản đối yêu cầu của 9 bang đòi áp dụng các hình phạt nặng hơn đối với Microsoft. Bà cho rằng: "Chúng không đại diện cho các hình phạt pháp lý hợp lý và trong hầu hết các trường hợp, không mang lại lợi ích kinh tế nào". Với phán quyết của mình, Kollar-Kotelly công nhận rằng Microsoft đã tìm cách giảm nhẹ nhất mọi hậu quả từ việc làm phi pháp của mình, nhưng bà cũng đồng ý với nhà phần mềm rằng những đề nghị của 9 bang chỉ làm lợi cho các đối thủ cạnh tranh của công ty.
Bộ Tư pháp Mỹ hoan nghênh phán quyết này, cho rằng vụ thoả thuận đã xử lý thích đáng hoạt động trái pháp luật của Microsoft và khôi phục lại tình trạng cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm.
Tổng chưởng lý John Ashcroft tuyên bố Bộ Tư pháp sẽ cam kết đảm bảo Microsoft phải tuân theo vụ thoả thuận và theo dõi sát sao việc thực hiện các điều khoản của công ty. Đại diện của Microsoft cho biết hãng hài lòng với quyết định "khắc nghiệt nhưng công bằng" này.
Vụ kiện được bắt đầu từ năm 1998 với lời buộc tội Microsoft sử dụng Windows để khuyếch trương trình duyệt Internet Explorer, nhằm lấn át trình duyệt Netscape, nay thuộc AOL Time Warner.
Phiên toà vào tháng 6/2001 xác nhận kết luận rằng Microsoft đã duy trì thế độc quyền hệ điều hành Windows của mình một cách bất hợp pháp. Nhưng phiên toà phản đối yêu cầu đòi tách đôi công ty. Vụ án sau đó được chuyển sang cho thẩm phán Kollar-Kotelly để quyết định hình phạt thích đáng cho nhà phần mềm khổng lồ.
Vào tháng 11/2001, Microsoft và Bộ Tư pháp đã đi đến thoả thuận trên nhưng 9 bang vẫn cho rằng hình phạt đó là quá nhẹ để ngăn chặn Microsoft lạm dụng vị thế độc quyền của mình.
Cổ phiếu của Microsoft đã tăng 7%, lên 56,70 USD sau phán quyết của toà án.
Theo Shane Greenstein, một chuyên gia công nghệ, thì: "Microsoft thua trong mọi trận đấu nhưng lại thắng cả cuộc chiến. Bài học mà mọi người cần rút ra ở đây là hãy tránh xa Microsoft".
Minh Thi (theo Reuters, CNET, AP)