Về vụ cá basa - from VECON

Lưu Công Thành
(congthanh)

Điều hành viên
CATFISH RULING: FISHY BUSINESS
By Huyen Pham and Van Pham

On January 27, only one year after the United States and Vietnam began "normal trade relations", the US Department of Commerce slapped the Vietnamese with a 64 percent import tariff on their catfish, the margin at which Commerce claims the catfish were illegally dumped in the US. But when you look at the numbers, this ruling defies common sense. The ruling is troubling to many of us in the United States since it reinforces the perception that our anti-dumping law is a sham.

Ostensibly, US anti-dumping law is designed to protect against foreign producers charging "unfairly" low prices. But American scholars from respected quarters such as the Brookings Institution, the Cato Institute, and the National Bureau of Economic Research, including a Nobel laureate and former chairman of the Council of Economic Advisors, conclude that, in practice, the process is rigged to find dumping even where none exists. In 2001, Commerce found dumping in 94 percent of its cases.

Some quick calculations in the catfish case show why observers may be less than confident in Commerce's fairness. Using one Commerce definition of dumping, the 64 percent tariff implies that Vietnamese producers sell catfish to US distributors for 64 percent less than they sell to Vietnamese distributors. But that doesn't add up. In 2001, US distributors went to Vietnam and paid US$1.41 a pound; using Commerce's 64 percent, Vietnamese distributors must have paid $2.36. Let's say the catfish gets marked up 25 percent to get from distributor to the local fish market, so the Vietnamese consumer pays (according to Commerce) $3 for a pound of catfish. But the average Vietnamese gets paid only $8 a week. So either the Vietnamese are fasting all week to have catfish on Friday or Commerce's 64 percent is absurdly high.

Commerce wouldn't have found dumping if it had compared the import price with actual catfish prices in Vietnam. Instead, Commerce compared the import price with the cost of producing Vietnamese catfish. But curiously, this cost was "constructed" using input costs not in Vietnam, but in a "comparable" country of Commerce's choosing. Commerce chose India.

But the cost of producing things in India is higher than in the United States, raising questions about how really comparable India is to Vietnam. Sure, wages are low in India, but outside of a few industries such as software, worker productivity is also among the world's lowest. A study at the San Francisco Federal Reserve found that unit labor costs (or wages adjusted for productivity) are slightly higher in India than in the US. In contrast, unit labor costs in Vietnam, according to the Economist Intelligence Unit, are 70 percent lower than in the US. Higher labor costs mean higher prices. So using input costs in India, it's no surprise Commerce's "constructed" cost of producing catfish in Vietnam exceeded the US import price by 64 percent, the extent of the alleged dumping.

Consider another implication of Commerce's ruling. If Vietnamese producers were charging prices in the United States and in Vietnam lower than cost, then these producers must be losing money. If you use Commerce's 64 percent, Vietnamese producers must have lost about $70 million in 2002 alone. According to Commerce, that's almost equal to total sales of Vietnamese catfish outside the United States and Vietnam. But how long could the Vietnamese sustain such a loss? It's equally implausible that the Vietnamese government is spending $70 million to subsidize the losses of an industry that accounts for just 1 percent of the country's exports. That subsidy would amount to $200 per Vietnamese catfish worker - seven times as much as public education spending per student and 70 times the rate of public health spending per person.

Commerce's ruling will result in higher prices for US consumers and more retaliation against US exporters, but the most significant fallout is the damage to our credibility. The absurdity of this ruling makes a mockery of US anti-dumping law. Vietnam is suggesting we are not honoring the trade agreement we signed. And coming on the heels of the decision last March to raise trade barriers in steel, the world has even more reason to question the United States' commitment to free trade.

With the catfish, there is still time. Commerce will issue a final ruling this June. Removing the tariff on Vietnamese catfish would show the world that US laws, treaties and proclamations have meaning. It would also only be fair.


The working definition of "Fair Value" can be found in Chapter 6 of the Antidumping manual referred to in the earlier post by Prof. T. Nguyen. For the purposes of dumping margin calculations, one of the following is used as "fair value":

1. Home country's product price; or
2. Some chosen third country's product price; or
3. A constructed cost of production using home input prices; or
4. A constructed cost of production using some chosen third country's input prices.

As the above suggests, the Commerce department has many degrees of freedom to construct a "fair value". The consensus among researchers studying this issue is that rulings over the past decade+ have been biased toward finding higher dumping margins. The evidence from these studies also suggests that there is a wide disconnect between antidumping determination and economic foundations. The literature on this is large. See below for some references.

-Van Pham


"Antidumping," by Bruce A. Blonigen, Thomas J. Prusa, NBER Working Paper No. w8398, July 2001.

"Antidumping 101: The Devilish Details of "Unfair Trade" Law," by Brink Lindsey and Daniel J. Ikenson, Cato Trade Policy Analysis No. 20, November 26, 2002.

"Coming Home to Roost: Proliferating Antidumping Laws and the Growing Threat to U.S. Exports," by Brink Lindsey and Daniel J. Ikenson, Cato Trade Policy Analysis No. 14, July 30, 2001.

"The U.S. Antidumping Law: Rhetoric versus Reality," Cato Trade Policy Analysis No. 7, August 16, 1999.

DOWN IN THE DUMPS, Richard Boltuck and Robert Litan eds., The Brookings Institution, 1991.

GLOBALIZATION AND ITS DISCONTENTS, by Joseph E. Stiglitz, W.W. Norton, 2002.
 
Về vụ kiện bán phá giá cá tra, ba sa:

Quyết định sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ là không hợp lý

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam: Có thể nói rằng đây là quyết định một chiều, không công bằng, bất chấp thực tế khách quan ở Việt Nam.

Ngày 27.1, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố một quyết định sơ bộ, theo đó thì các DN VN đã bán phá giá cá tra, cá ba sa vào vào thị trường Mỹ. Hiệp hội Chế biến & Nuôi trồng thuỷ sản VN đã rất bất bình trước quyết định này.

Những sai sót không thể chấp nhận

Tại cuộc họp báo chiều ngày 28.1 ở TPHCM, ông Nguyễn Hữu Dũng - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến & Xuất khẩu thuỷ sản VN (VASEP) cho biết: VASEP cực lực phản đối quyết định sơ bộ của DOC trong việc chống bán phá giá philê cá tra, ba sa của VN. VASEP khẳng định các thành viên của mình không bán phá giá và không bán ở mức giá gây phương hại cho ngành sản xuất cá nheo của Mỹ. Quyết định không công bằng của DOC sẽ gây nguy hại đến cuộc sống của hàng chục vạn nông dân, người lao động ở ĐBSCL. VASEP cũng khẳng định DOC đã hoàn toàn không khách quan vì khi điều tra tính giá đã không sử dụng phương pháp tính toàn bộ các yếu tố của quá trình sản xuất khép kín (từ sản xuất cá giống, nuôi thương phẩm đến chế biến, xuất khẩu) mà chỉ tính ở giai đoạn chế biến, đông lạnh, cố ý bỏ qua lợi thế cạnh tranh của DN VN trong công nghệ nuôi cá mật độ cao, giá hạ. Ngay trong quyết định sơ bộ, DOC cũng công nhận phương pháp tính toàn bộ là thông dụng và mang tính tiêu chuẩn. DOC còn phạm nhiều sai sót kỹ thuật không thể chấp nhận được trong cách tính biên phá giá cụ thể cho từng DN. Quyết định của DOC thực chất là biện pháp bảo hộ trá hình, đi ngược tinh thần tự do thương mại và cạnh tranh bình đẳng mà Hoa Kỳ thường rao giảng. Các DN VN với tinh thần trách nhiệm và cộng tác tích cực đã tốn rất nhiều công sức thông tin cho DOC đầy đủ, đúng thời hạn. Trong khi đó, DOC lại cho rằng đã gặp nhiều khó khăn khi phân tích về vấn đề nuôi thuỷ sản do có quá nhiều câu trả lời của DN VN, những câu trả lời này theo câu hỏi do chính DOC đặt ra! Về phần Bộ Thuỷ sản, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hồng Minh, đã nhận định rằng quyết định của DOC là bất hợp lý và không công bằng.


Tiếp tục theo đuổi vụ kiện

Theo luật sư đại diện của VASEP, 1 tuần lễ sau khi DOC công bố quyết định sơ bộ, các DN Hoa Kỳ nhập khẩu cá tra, ba sa từ VN phải nộp một khoản quỹ thuế chống phá giá. Mức thuế chống phá giá sẽ tính trên từng DN và có hiệu lực hồi tố từ tháng 10.2001. Đến tháng 6.2003, DOC và Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ mới ra quyết định cuối cùng về vụ kiện này. Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Lao Động về những việc phải làm ngay trước mắt, ông Nguyễn Hữu Dũng cho biết: Trong vòng 5 ngày VASEP sẽ gửi cho DOC ý kiến phản đối về những bất hợp lý, những sai sót kỹ thuật và yêu cầu xác định lại giá trên cơ sở tiếp cận toàn bộ hệ thống sản xuất khép kín. VASEP sẽ đấu tranh kiên quyết trong giai đoạn tiếp theo của vụ kiện. Tuy nhiên, với thiện chí của mình, VASEP và các thành viên sẽ tiếp tục cộng tác với các cơ quan chính chủ và các giới của Hoa Kỳ để tìm giải pháp khách quan, bảo vệ quyền lợi hợp lý của hai bên.

Người Mỹ nói gì?

Trong cuộc trao đổi chiều 28.1 tại Hà Nội, một quan chức Mỹ cho biết: Phía Việt Nam có thể yêu cầu mở rộng điều tra trước ngày 11.2. Cuối tháng hai, đầu tháng ba, Bộ Thương mại Mỹ sẽ cử một phái đoàn điều tra đến VN để làm rõ những thông tin, số liệu mà VN coi là chưa thoả mãn trong quá trình điều tra trước, và để đi đến kết luận cuối cùng. Quá trình điều tra của Bộ Thương mại Mỹ sẽ được công bố công khai để các bên tham gia bình luận. Kết luận cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ sẽ được đưa ra vào tháng sáu.

Quan chức Mỹ cho biết: "Đây mới chỉ là kết luận sơ bộ. Việc điều tra chỉ dựa trên một giai đoạn. Như vậy là chưa đầy đủ cho cả quá trình nuôi trồng nên họ sẽ phải điều tra thêm cho cả quá trình sản xuất khép kín, từ khi là cá giống đến khi chế biến. Họ chưa tính đến giá đầu vào, tiền mua thức ăn cho cá bột. Như vậy quá trình điều tra vẫn chưa kết thúc. Trong thời gian tiếp tục điều tra, các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn tiếp tục được bán sản phẩm sang thị trường Mỹ.


Tại cuộc họp báo chiều 28.1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - bà Phan Thuý Thanh nói:

"VN rất lấy làm tiếc và không thể chấp nhận quyết định ngày 27.1 của Bộ Thương mại Hoa Kỳ liên quan tới vụ kiện một số sản phẩm cá tra, cá ba sa phi lê đông lạnh của VN xuất sang thị trường Hoa Kỳ. Thật đáng ngạc nhiên khi quyết định trên lại căn cứ vào những thông tin và số liệu của một phía, hoàn toàn không xem xét thoả đáng những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm của phía VN. Do đó có thể nói rằng đây là một quyết định một chiều, không công bằng, bất chấp thực tế khách quan ở VN.

Cần nhấn mạnh rằng quyết định này thể hiện xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước ngày càng cao tại Hoa Kỳ, trái với chính sách khuyến khích tự do hoá thương mại cũng như hội nhập kinh tế quốc tế, trái với tinh thần cạnh tranh bình đẳng mà chính phía Hoa Kỳ cam kết mạnh mẽ. Một quyết định như vậy cũng hoàn toàn không phù hợp với tinh thần của Hiệp định Thương mại song phương VN - Hoa Kỳ mà Hoa Kỳ đã trịnh trọng ký kết, sẽ gây thêm khó khăn và nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp, cho đông đảo người nuôi trồng thuỷ sản VN, cho chính người tiêu dùng Hoa Kỳ.

VN yêu cầu Hoa Kỳ phải xem xét một cách thực sự khách quan và công bằng vấn đề này, không để ảnh hưởng tới đà phát triển của mối quan hệ hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi giữa VN và Hoa Kỳ. Đồng thời chúng tôi cũng yêu cầu phía Hoa Kỳ có những biện pháp phù hợp với thực tế, góp phần khuyến khích doanh nghiệp hai nước tăng cường quan hệ buôn bán, xuất khẩu hàng hoá nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại VN - Hoa Kỳ vì lợi ích của doanh nghiệp và nhân dân hai nước".
 
TÌnh hình là thực ra đối với vấn đề này, hôm nọ mình có được nghe cuộc nói chuyện ngoài lề của bác Lê Đức Thúy thống đốc NH Việt nam: Đối với vấn đề cá basa Bác Thúy nói là chính phủ ta như đang ngồi trên đống lửa, chứ không phải chuyện chơi. Sự thật là chỉ cần một quyết định của Mỹ thay đổi thôi thì coi như cả một vùng đồng bằng Miền Tây sẽ chết đói. Hiện chúng ta phải đang vận động hành lang đấm lót cho tổ chức của chúng nó ít tiến, nghe nói chúng đòi đến hơn 5 triệu USD nên chính phủ ta đang vận động một số doanh nghiệp lớn, hình như mỗi doanh nghiệp đều phải nộp nghe đâu cỡ 300 ngàn USD, đắng nhưng vẫn phải làm đấy. Thế nên mới có đợt vừa rồi mình mới được nới lỏng đôi chút như vậy.
THực ra nếu nằm ngoài tổ chức cá của chúng thì chúng dìm mình chết ngay, sống ở đâu cũng phải nhập gia tùy tục đấy, nghĩ mà buồn
 
Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa

Các đại biểu Quốc hội Việt Nam gửi thư ngỏ đến giới chức Hoa Kỳ

Ngày 13/2, các đại biểu Quốc hội 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ đã gửi thư ngỏ cho Thượng nghị sĩ John Mc Cain - Chủ tịch, và các thành viên y ban Thương mại, Khoa học và Vận tải Thượng nghị viện Hoa Kỳ. Nội dung bức thư có đoạn: "Ngày 27.1.2003 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (BTMHK) đã đưa ra kết luận sơ bộ rằng các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, cá ba sa vào thị trường Mỹ và phải chịu mức thuế suất giá từ 37,94 đến 63,88%. Quyết định phi lý này khiến đông đảo cử tri của chúng tôi hết sức bất bình vì nó gây thiệt hại nghiêm trọng cho hàng vạn nông dân, công nhân, lao động sinh sống bằng nghề nuôi cá, chế biến cá và dịch vụ hậu cần cho nghề nuôi và chế biến cá.

Sau khi xem xét kỹ quyết định sơ bộ của BTMHK, chúng tôi càng hết sức lo ngại khi thấy BTMHK đã áp dụng một phương pháp tính mà chính họ công nhận là không phù hợp với phương pháp thông thường của BTMHK". Cuối thư, các đại biểu QH đề nghị Thượng nghị sĩ John Mc Cain và các thành viên UB Thương mại, Khoa học và Vận tải Thượng nghị viện Hoa Kỳ với trọng trách của mình, hãy có những tác động tích cực để vụ kiện được giải quyết công bằng và phù hợp với tinh thần tự do thương mại, phù hợp với tinh thần của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. (Theo TTXVN)
 
Lưu Công Thành đã viết:
Commerce's 64 percent is absurdly high.

Cái bọn US này đúng là absurd thật.

Lưu Công Thành đã viết:
the world has even more reason to question the United States' commitment to free trade.

Đây là bảo hộ trá hình của DoC.
 
Nói chung vụ này các bạn yên tâm đi, mình có biết được một số tin nội bộ và nói chugn đã lobby xong cho nên vấn đề sẽ được giải quyết ổn thỏa. Dù gì thằng US nó cũng nhận hối lộ bỏ cha... chán.
 
hehe, nó không nhận hối lộ cá nhân đâu. Giá như Việt Nam mình có trong danh sách Hội đồng bảo an LHQ thì không những không bỏ chuyện chống phá giá, mà cứ mỗi một tấn cá basa xuất khẩu sang Mỹ nó tặng thêm cho bà con nông dân VN mình 100$ :D
 
Thế sao lại còn có cái này nữa?

Phản ứng của người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc Mỹ phê chuẩn Đạo luật về cá da trơn

Vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ đã phê chuẩn Đạo luật An ninh Trang trại và Đầu tư Nông thôn H.R 2646 trong đó có điều khoản 10806 quy định chỉ đặt tên, dán nhãn mác hoặc quảng cáo "catfish" cho các loại cá da trơn thuộc loại cá da trơn Mỹ. Đạo luật này sẽ được thực hiện trong 5 năm từ năm tài chính 2002 đến năm tài chính 2007 và có thể sẽ còn được kéo dài.

Phản ứng trước việc làm này của phía Hoa Kỳ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phan Thuý Thanh cho biết:

Việt Nam phản đối việc phía Hoa Kỳ đã thông qua thành luật điều khoản liên quan tới việc cấm các loại cá da trơn nhập khẩu vào Hoa Kỳ được mang tên "Catfish" nếu không thuộc loại cá da trơn Mỹ. Chúng tôi coi đây là một hành động mang tính bảo hộ mậu dịch không công bằng, trái với các luật khoa học cũng như trái với thông lệ quốc tế và chính sách tự do hoá thương mại mà Chính phủ Hoa Kỳ đang theo đuổi. Điều đặc biệt nghiêm trọng là quyết định này hoàn toàn không phù hợp với tinh thần Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam -Hoa Kỳ, đã có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001.

Chúng tôi đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ có hình thức và các biện pháp thích hợp nhằm tháo gỡ những khó khăn do việc áp dụng điều khoản luật này của Hoa Kỳ gây ra cho Việt Nam./.

(19h, VTV1-14/5/2002)
 
À tuyên bố trên public thì vẫn là tuyên bố thôi mà, còn dàn xếp thì vẫn là dàn xếp ;). Cái chính mình phải nhìn vào kết quả
 
Không nên dùng từ hối lộ ở đây!! Chắc là có sự mặc cả nào đấy, cái chuyện này đã từng xảy ra rồi mà và kết cục vẫn là cái cam kết tự hạn chế xuất khẩu :)
 
Back
Bên trên