Vật lý thiên văn hỏi một chút

Bùi Vũ Hoàng
(hoangbv15)

New Member
Theo Einstein thì trong vũ trụ bao la chỉ có tốc độ ánh sáng c là 1 hằng số bất biến, là tuyệt đối. Nếu một vật có v xấp xỉ c thì thời gian của vật đó sẽ giãn ra. Và khi v=c (thuyết tương đối ko cho phép điều này xảy ra) thì thời gian ngừng trôi :-/. Vậy nếu xét theo quan điểm ánh sáng ở dạng hạt thì thời gian đối với các hạt đó là như thế nào :-?? ? (Đây là 1 điểm mâu thuẫn giữa thuyết tương đối và lượng tử)
Gần đây em nghe nói có người đã chứng minh được ta có thể di chuyển với v>c, tức là du hành ngược thời gian. Nhưng em chưa rõ lắm, chẳng lẽ v>c thì độ dài của vật < 0 ? hixhix :((
Có ai trả lời được 2 câu hỏi của em ko?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bạn có thể giả định rằng khái niệm thời gian mất ý nghĩa khi v=c, tức là các hạt lúc đó chuyển động theo cái kiểu mà ta ko thể dùng khái niệm thời gian nữa.8-}
Còn v>c thì có thể giả thiết rằng nó nằm ngoài giới hạn của thuyết tương đối. Tức là độ dài của nó giảm đến 0 rồi thì ko giảm nữa.:-?
Nói thế thôi, vẫn chỉ là giả thiết.:p
 
Như vậy có nghĩa là những gì em đọc được về việc có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng mới chỉ là những tin đồn hoặc là một số tính toán thực nghiệm nhỏ nhoi, chưa được thực sự công nhận. Đúng là quan điểm của thuyết tương đối về tốc độ ánh sáng bây giờ vẫn là chính xác.
 
Có thể tôi sai.
Bạn có nhớ cái hằng số đi kèm trong các phương trình Lorenzt không 1/căn(1-v2/c2). Nó đã được kiểm chứng là đúng. Vậy thì mấy cái ý kiến về tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng kia cần xem lại. Nếu trên quan điểm hạt, tôi nghĩ nó có khối lượng rất nhỏ, thì có lẽ thời gian tồn tại của nó cũng rất ngắn (hủy và tạo mới liên tục ) , khó có thể nói về thời gian tương đối của một hạt ánh sáng .
Nếu để cho v>c thì các phương trình Lorenzt ra các số ảo. Cái này thì tôi chưa gặp bao giờ, chắc nó sẽ được khảo sát ở trục thời gian ảo (vuông góc với trục thời gian thực), còn lôi không gian ảo ở đâu ra để nói thì cái này tôi chưa bốc phét ra được. OK
 
Back
Bên trên