Vấn đề hacker hiện đang trở nên đau đầu một phần là vì lý do lịch sử. Internet được thiết kế để đảm bảo "luôn truyền gói tin đến nơi cho dù đường truyền tồi đến mấy" (giao thức TCP đảm bảo rằng gói tin được truyền "chắc chắn" sẽ đến nơi (về mặt lý thuyết) ). Tuy nhiên Internet lại ko hề được chuẩn bị để phòng tránh những cuộc tấn công cố ý qua mạng. Nói tóm lại là Internet được thiết kế hoàn toàn ko có phương thức nào để bảo mật hay an toàn cả (TPC/IP hay HTML đều truyền gói tin ko mã hóa). Hiện nay một số nghiên cứu/thí nghiệm về các giao thức mạng an toàn hơn đang được tiến hành, tuy nhiên vẫn chưa đi đến đâu cả.
Nói về hacker thì mình nghĩ có thể chia nhóm này thành hai loại:
- Loại "đầu óc" chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, rất thông minh, nhanh nhạy (tuy rằng tài năng đôi khi ko được dùng đúng chỗ), và là tác giả của các phần mềm crack, hack, worm ... Điều thú vị là dường như phần lớn các hacker loại này chỉ quan tâm đến chuyện làm sao để hack, chứ ko quan tâm mấy đến chuyện dùng các phát minh của mình để hack thật sự.
- Loại chân tay chiếm phần lớn trong giới hacker. Bọn này rất thích phá hoại (có thể là do tò mò, do muốn thể nghiệm nỗi thích thú được thấy người khác bị làm phiền ...), chuyên dùng các sản phẩm do hacker loại trên làm ra để phá hoại. Điều thú vị là bọn này nhiều khi ko hiểu biết gì mấy về các loại công cụ mà mình sử dụng, cho nên cứ dùng đại nhiều tool khác nhau để phá thử, cho đến khi thấy được thì thôi. Phiền một nỗi là các tool như vậy lại quá dễ tìm ở trên net. (Tất nhiên trong các hacker loại "chân tay" cũng có người có thêm được một tí đầu óc, nên họ có thể modify một số loại tool một tí cho thêm màu thêm mè, hoặc gắn vào đó một số "chữ ký" nào đó ...).
Cuối cùng về ý kiến của Phan Nhật Minh thì mình nghĩ như sau:
- Đúng là rất cần một phương pháp để tính toán, đo lường mức độ an toàn của một hề thống, vì hệ thống càng an toàn thì càng phức tạp, và nói chung là càng tốn kém.
- Phương pháp tính toán như vậy (hay là lượng hòa độ an toàn) là chưa có (hay là vẫn còn đang ở mức nghiên cứu).
- Về phương pháp tính của Minh:
+ Cost of construction thì make sense.
+ Cost of hacking thì có nhiều điểm chưa hợp lý: rất khó tình toán được "cost of hacking", bởi vì công cụ hack thì quá nhiều, hơn nữa hacker thường có ưu thế về thời gian, một hệ thống thường bị hack bởi nhiều người, và trong đó có cả yếu tố ngẫu nhiên (thậm chí có người hack thử một vài mạng với cùng một công cụ để xem phá được đâu thì phá), do đó mô hình của Minh có vẻ còn đơn giản quá.
+ Về việc so sánh COC và COH dường như thiếu thiết phục. Theo mình thì nên so sánh COC với một chỉ số về mức độ thiệt hại do bị phá hoại (COD - cost of destruction) (giả thiết là mọi hề thống đều sẽ bị phá hoại). Theo mình cần tính xem tần suất bị phá hoại (thành công) là bao nhiêu (cái này có lẽ sẽ bao gồm cả Cost of hacking ở bên trong), và thiệt hại trung bình cho một lần phá hoại thành công. Ngoài ra còn phải tính đến lợi nhuận của hệ thống nữa, rồi cân đối cả ba chỉ số: lợi nhuận, COC và COD để tìm ra con số tối ưu cho số tiền đầu tư vào security.
(Cách tình của Minh có điểm bất hợp lý ở chỗ là nếu tính ra được một COC để thỏa mãn COC < a. COH, mà COC lại quá lớn, vượt qua cả lợi nhuận mang lại của hệ thống thì sao
.
Thôi viết tạm thế đã, đên giờ lên lớp rồi (lớp .... computer security, hì hì hì, ai tò mò thì vào trang Web của lớp này xem thử:
www.cs.colostate.edu/~cs556)