Đỗ Huyền My
(Sagittarius)
Điều hành viên
Vừa qua, nhà văn Nguyên Ngọc đã sang Pháp dự một cuộc hội thảo của UNESCO.Ngày 19.11, nhận lời mời của giáo sư François Jullien, giám đốc Viện Tư tưởng hiện đại và Viện Marcel Granet (Trường đại học Denis Diderot - Paris VII) ông đã thuyết trình về triển vọng văn học Việt Nam.
Tôi mới đến Paris được vài hôm và còn chưa kịp gặp tất cả các bạn của tôi. Nhưng hầu hết những người tôi đã gặp đều hỏi tôi : Có gì mới không, trong nền văn học Việt Nam ?
Trả lời câu hỏi nóng lòng ấy của các bạn, tôi sẽ không đi đến mức nói rằng " ở phương Đông chẳng có gì lạ ". Tuy nhiên tôi nghĩ chắc tôi cũng phải nói quả thật bên ấy chưa có gì nhiều để kể, và tình hình đó kéo dài đã khá lâu, từ khoảng mươi năm nay, nghĩa là từ cuộc chuyển động trong xã hội và trong văn học Việt Nam mà người ta gọi là Đổi Mới.
Đương nhiên, ở bên ấy, cũng như ở khắp nơi trên thế giới, người ta vẫn tiếp tục viết. Các nhà văn quen biết vẫn cho xuất bản các tác phẩm mới của họ. Nhiều tác giả trẻ xuất hiện trên văn đàn, đôi lúc khá ồn ào. Các giải thưởng vẫn được Hội nhà văn Việt Nam và các tổ chức văn học khác (và cả những tổ chức chẳng chút gì dính dáng đến văn học) trao đều đặn hàng năm trong cả nước. Thỉnh thoảng cũng có đôi ba chuyện xôn xao đây đó. Một vụ báo động, nhanh chóng được chứng minh là báo động giả. Một cuộc cãi vã nhỏ, chưa kịp bùng ra đã tắt ngấm.
Nhưng điều quan trọng là không có sự kiện, không có hiện tượng mới trong văn học. Không có tác phẩm hay tác giả tạo nên được một hiện tượng mới. Người ta lặp lại nhau, hay tự lặp lại mình.
Bàng bạc một sự bình lặng. Một không khí chờ đợi, sốt ruột, và cả mệt mỏi. Bởi thật mệt mỏi khi phải chờ đợi lâu đến vậy.
Song nhìn thật kĩ và chăm chú hơn, tôi nghĩ vẫn có thể nhận ra được một điều gì đó, có thể còn rất tiềm ẩn, đang cựa quậy bên dưới cái mặt phẳng bình lặng nọ, và có thể đột ngột bùng ra một lúc nào đó. Tôi nhớ lại sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp hồi cuối những năm 80, và Bảo Ninh hồi đầu những năm 90. Đều là những hiện tượng ít nhiều đột ngột, bất ngờ.
Và điều tôi muốn cố gắng nói với các bạn hôm nay chính là về các triệu chứng đó, theo tôi, đang tích tụ, có thể là quá chậm chạp, quá khó nhọc, nhưng quả là đang tích tụ, từng ngày, dưới cái vẻ bình lặng giả kia.
Và chính vì điều đó, tôi muốn quay trở lại đôi chút với Nguyễn Huy Thiệp, mặc dầu như ta có thể thấy, Thiệp cũng đã bắt đầu tự lặp lại mình. Song dầu sao anh cũng vẫn là một nhà văn rất quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt vì những gì anh đã khởi xướng.
Nhưng đúng ra thì Nguyễn Huy Thiệp đã khởi xướng lên điều gì trong văn học Việt Nam ?
Tôi nhớ lại một người bạn của tôi, anh Nguyễn Khải, một nhà văn có tài. Bấy giờ là năm 1987, và tôi đang làm tổng biên tập tuần báo Văn Nghệ của Hội nhà văn Việt Nam. Chúng tôi in truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp : Tướng về hưu. Cứ như là một cú giật nẩy mình trong đời sống văn học, và cả trong xã hội. Đọc xong truyện ngắn ấy, Nguyễn Khải bảo tôi : " Sau thằng Thiệp, chẳng ai có thể viết gì được nữa. Mình bỏ bút thôi. Chỉ bằng mỗi truyện ngắn này, nó đã lật đổ tất cả, xoá sạch tất cả những gì mình đã viết trước nay ". Tôi nghĩ Nguyễn Khải đã không diễn đạt thật chính xác điều tất cả chúng tôi cảm thấy lúc bấy giờ. Điều chúng tôi nhận ra lúc bấy giờ khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, là từ nay không còn có thể viết như trước nữa. Phải thay đổi. Thay đổi cái gì, và thay đổi như thế nào ? Đương nhiên, đó là công việc của mỗi người. Nhưng có một điều chắc chắn : phải viết khác đi.
Nói cho đúng, Nguyễn Huy Thiệp không phải là nhà văn đầu tiên, càng không phải là duy nhất, của trào lưu có tên là Đổi Mới. Đổi Mới trong văn học. Đổi Mới trong xã hội. Trào lưu được biểu hiện trước hết bằng cái mà ở Nga người ta gọi là glasnost (transparence). Tức là nói lên sự thật trần trụi, đưa ra khỏi bóng tối, phơi bày ra dưới mắt mọi người tất cả các mặt tiêu cực của xã hội, của đời sống đất nước sau chiến tranh, các mặt trước nay vẫn bị dồn nén lại, che giấu cẩn thận. Có thể nói đó là một trào lưu văn học phơi bày cái tiêu cực, mô tả và tố cáo nó. Rất nhiều nhà văn đã tham gia trào lưu đó. Có thể kể chẳng hạn Dương Thu Hương, Trần Huy Quang, Phùng Gia Lộc, Võ Văn Trực, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nhật Tuấn, Nguyễn Khắc Trường..., cả Nguyễn Quang Sáng, và cả chính Nguyễn Khải...
Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng nhất ở Nguyễn Huy Thiệp, cái phân biệt anh với tất cả những người khác, là anh không đi theo hướng đó, anh không lao mình vào dòng thác văn học phơi bày và tố cáo đó. Anh không hằm hằm mô tả và tố cáo. Anh không làm cái mà ở Trung Quốc người ta gọi là " văn học vết thương ". Anh làm một việc khác : anh cố tìm ra " nguyên nhân sơ khởi " của tình trạng xã hội và con người Việt Nam đó, và để làm việc ấy, cố lần ngược lên đến ngọn nguồn của nó.
Và như vậy, anh đã khởi xướng ra trong văn học Việt Nam hiện đại cái mà tôi muốn gọi là xu hướng tự vấn của xã hội và con người Việt Nam. Một luồng sinh khí mới, lành mạnh và sâu sắc được thổi vào văn học _ và đương nhiên, từ văn học vào xã hội.
Cũng có thể nói cách khác : bằng nhạy cảm nghệ sĩ của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã " nghe " được đòi hỏi tiềm ẩn mà ngày càng bức bách đó của xã hội, và văn học của anh là văn học thể hiện đòi hỏi đó, cố gắng lần tìm câu trả lời.
Bởi quả thật có một đòi hỏi như vậy đang nảy sinh trong xã hội và con người Việt Nam.
Hôm qua, tôi có được gặp và trao đổi với ông François Jullien, giám đốc Viện Tư tưởng Hiện đại của Đại học Paris VII. Tôi rất ngạc nhiên được ông cho biết sắp đến đây Viện của ông sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về " cái tiêu cực", hình như tiêu đề của hội thảo là " Chúng ta làm gì đây với cái tiêu cực ? ". Tôi nói với ông rằng tôi rất muốn biết ở đây người ta quan niệm " cái tiêu cực " như thế nào và định sẽ làm gì với nó ; bởi ở Việt Nam hiện nay đấy quả đang là vấn đề rất lớn, rất thời sự. Và dường như cuộc chiến đấu chống lại cái tiêu cực hiện nay trong hoà bình lại còn khó khăn, phức tạp, thậm chí " ác liệt " hơn trong chiến tranh rất nhiều. Ông đồng ý với tôi, và bảo rằng trong chiến tranh, cái tiêu cực là kẻ thù, ở bên kia chiến tuyến, đối mặt với ta, ở bên ngoài ta ; còn bây giờ nó ở ngay bên trong ta, thậm chí là chính ta.
Tôi cho rằng Nguyễn Huy Thiệp đã tinh tế nhận ra điều đó, và anh đã làm rất đúng cái mà văn học _ nền văn học của dân tộc nào cũng vậy _ đúng ra cần phải làm : sự tự soi mình của dân tộc, và của con người. Như một tấm gương. Cho sự tự soi, tự vấn trằn trọc, thường xuyên.
Như ai cũng biết, lịch sử Việt Nam, cho mãi đến gần đây, là lịch sử chiến tranh triền miên. Chiến tranh đòi hỏi chủ nghĩa anh hùng. Chủ nghĩa anh hùng là rất đáng quý, nó nâng cao con người lên. Nhưng anh hùng cũng là phi thường (surna-turel). Con người ta không thể sống mãi với cái phi thường. Chính cái bình thường (naturel) mới là vĩ đại, bởi nó là mãi mãi, thường nhật và vĩnh hằng.
Sau nhiều nghìn năm, có thể nói đây là lần đầu tiên, từ 27 năm nay, con người Việt Nam đối mặt, không phải với chiến tranh, mà với chính mình, tự hỏi mình thật sự là ai, lịch sử của mình thật sự là như thế nào (bởi vì quả một thời kì rất dài người ta đã phải diễn đạt lịch sử để mà chiến đấu, đánh giặc), vì sao hôm nay mình lại như thế này (chứ không như mình từng hình dung lúc đang đánh giặc anh hùng để có hôm nay)...
Tự vấn là một nhu cầu hướng nội, _ không chỉ là hướng nội cá nhân, mà là hướng nội dân tộc, của toàn xã hội, toàn dân tộc. Nhìn lại mình, lịch sử của mình, lịch sử gần, và cả lịch sử xa _ một lịch sử quá nhiều phải đánh giặc và quá ít được xây dựng ; một lịch sử luôn đứng kẹp giữa hai nền văn hoá khổng lồ, Ấn Độ và Trung Hoa, và để tồn tại đã phải học lấy rất nhanh, rất thực tế những gì cần ngay cho mình từ các ảnh hưởng mạnh bên ngoài, rất giỏi vận dụng, " Việt hoá " nhanh, nhưng do đó cũng chưa bao giờ đi đến tận cùng những nền tư tưởng lớn, tạo nên một thói quen dở dang, nửa chừng, thích ứng, thoả hiệp...
Tôi cho rằng điều đáng chú ý một số năm qua trong văn học Việt Nam là xu hướng soi tìm lại ngọn nguồn thực này ngày càng rõ rệt hơn, có ý thức hơn, sâu sắc, nghiêm khắc hơn, chẳng hạn ở các tác giả như Phan Thị Vàng Anh, Tạ Duy Anh, Bùi Hoằng Vị, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương... Cả những tác giả lớn tuổi hơn, như Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Khải...
Văn học " phơi bày " tất nhiên vẫn còn nhiều, nhưng đã " chợ chiều ", nhiều mà chợ chiều vì rõ ràng đã quá lặp lại và ế khách.
Tuy nhiên xu hướng mới nói trên chưa tạo nên được " sự kiện " văn học mới, vì nó còn chưa tìm ra được ngôn ngữ nghệ thuật mới của nó.
Chính từ chỗ này có một điều đáng cho ta chú ý : hình như đang có sự cố gắng hình thành một giọng điệu mới của người viết _ một cố gắng còn khó nhọc, chưa định hình, nhưng chính vì thế càng đáng chăm chú theo rõi. Đó là sự xuất hiện ngày càng rõ hơn giọng điệu mỉa mai, đùa bỡn, riễu cợt, thậm chí đôi lúc " chợ búa ", cố tình phá bỏ cái nghiêm nghị, mực thước, phá đổ các " thần tượng ngôn từ "... Trần Đăng Khoa, Nguyễn Việt Hà, Tạ DuyAnh... là những ví dụ. Chắc chắn đấy không hề là vô tình, và cũng không hề đơn thuần là hình thức. Nó đầy tính báo hiệu. Nó đang đi đến chỗ tự mỉa mai, tự chế riễu, và ta biết điều này là hết sức quan trọng cho sự tự vấn.
Người ta cũng chú ý đến một số hồi kí của các nhà văn được xuất bản những năm gần đây. Từ sau chiến tranh, thể hồi kí vốn đã " được mùa ". Rộ lên rất nhiều hồi kí, mà tôi muốn gọi là kiểu " hồi kí của các vị tướng ", do các vị tướng viết hoặc nhiều hơn là kể và nhờ người khác viết lại, nói về cuộc đời chiến đấu của họ, và qua đó thuật lại các chiến công của mình và của đồng đội. Trong các hồi kí này, có những quyển có giá trị tư liệu lịch sử đáng quý, đôi khi nó cho ta biết nhiều điều thú vị mà chính sử bỏ qua, và ít nhiều cũng có thể thấy hiện lên ở đấy, đôi lúc khá sinh động, chân dung những con người một thời...
Loại hồi kí này hiện nay vẫn còn, nhưng đã thưa dần đi : hầu như những sự kiện quan trọng nhất của chiến tranh đã được thuật lại gần hết rồi.
Bỗng đến lượt các nhà văn viết hồi kí. Có lẽ bắt đầu là Tô Hoài với Cát bụi chân ai và gần đây Chiều chiều (tôi nghĩ anh sẽ còn tiếp tục nữa, anh vốn rất tỉ mẩn và " biết " rất nhiều, chăm quan sát, ghi nhớ, và là người cũng đã lặn ngụp trong nhiều trầm luân của xã hội trong suốt gần thế kỉ qua). Gần đây đến lượt Nguyễn Khải với cuốn Thượng đế thì cười, Đào Xuân Quí với cuốn Nhớ lại... Theo chỗ tôi biết, hầu hết các nhà văn lớp luống tuổi đều có hồi kí, hoặc đang viết, hoặc đã viết rồi mà vì điều kiện này hay điều kiện khác chưa tung ra. Mỗi người một cách : Tô Hoài xưng tôi, Nguyễn Khải gọi mình là " hắn ", cũng có người viết tiểu thuyết - hồi kí.
Tôi đoán có thể sắp tới, một trong những hiện tượng đáng chú ý nhất của văn học Việt Nam sẽ là các hồi kí của nhà văn, dưới dạng này hay dưới dạng khác.
Khi nhà văn viết hồi kí, thì không phải như những người khác viết hồi kí. Bởi, dầu muốn hay không, nhà văn luôn là con mắt tự nhìn lại mình của xã hội ; xã hội sinh ra anh ta vì xã hội luôn có nhu cầu tự nhìn lại mình, trên suốt con đường đi tới.
Rất đáng chú ý tên cuốn hồi kí của Nguyễn Khải : Thượng đế thì cười. Đây là một câu châm ngôn được Milan Kundera dẫn lại : " Con người suy nghĩ, còn Thượng đế thì cười ". Con người cứ suy nghĩ, hăng hái suy nghĩ, trằn trọc suy nghĩ, loay hoay suy nghĩ..., và tin rằng bằng suy nghĩ sẽ đạt đến chân lí ; và tin tưởng hành động theo suy nghĩ đó. Còn Thượng đế thì đứng ngoài, đứng trên, nhìn con người loay hoay trong thế cuộc như những con rối vậy, và lặng lẽ, và mỉa mai cười. Bởi Người biết rằng con người càng suy nghĩ thì càng đi xa chân lí !
Nguyễn Khải nói nghiêm túc, _ đôi lúc thậm chí nghiêm khắc một cách hơi quá đáng _ về chính mình, cuộc đời nghiêm túc của mình suốt mấy mươi năm nay. Và đồng thời anh cũng biết Thượng đế đang nhìn cái công việc nghiêm túc đó của anh, và ... cười !
Rõ ràng văn học chỉ có thể làm được công việc tự vấn xã hội mạnh mẽ, sâu sắc, khi nó tạo được một giọng điệu mỉa mai, tự mỉa mai, tự chế riễu.
Rất có thể đây là một bước tiến đáng kể của tư duy văn học Việt Nam hiện nay.
Chắc nhiều người cũng có chú ý đến một số vụ cãi vã gần đây trên báo chí trong nước chung quanh cái gọi là " hiện tượng thơ trẻ ", về một số nhà thơ hầu hết là nữ, như Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư... Cuộc cãi vã chưa đi đến đâu ; và theo tôi, có lẽ cũng chưa chạm đúng đến căn bản của vấn đề. Người ta chê, người ta bênh chẳng hạn Vi Thuỳ Linh về chuyện " trẻ thế mà đã ầm ĩ trắng trợn tình dục ". Cuộc tranh cãi có nguy cơ biến thành đấu tranh về " đạo đức ", " bảo vệ thuần phong mĩ tục " tầm thường, và tầm phào.
Có lẽ đáng chú ý hơn nhiều ở đây là ý muốn quyết liệt phá vỡ, đập vỡ hình thức thơ của một lớp nhà thơ trẻ đang lên. Họ đang muốn thoát ra, xé ra khỏi cái giọng lãng mạn điệu đà tiền chiến, và cả cái giọng anh hùng ca thời chiến. Họ muốn tạo ra tiếng nói mới của thế hệ họ.
Tạo được chưa ?
Có lẽ còn chưa. Chưa có gì định hình. Nhưng điều quan trọng là ở chính ý muốn, ý chí phá vỡ và tái tạo ấy.
Như ai cũng biết, trong nghệ thuật chỉ thật sự có một nội dung mới khi có một hình thức mới. Khi chưa có hình thức nghệ thuật mới thì cũng chưa có nội dung mới nào cả.
Chưa có " sự kiện " văn học mới.
Bao giờ thì có ?
Tôi không muốn làm thầy bói. Tôi chờ, và tin...
Tôi mới đến Paris được vài hôm và còn chưa kịp gặp tất cả các bạn của tôi. Nhưng hầu hết những người tôi đã gặp đều hỏi tôi : Có gì mới không, trong nền văn học Việt Nam ?
Trả lời câu hỏi nóng lòng ấy của các bạn, tôi sẽ không đi đến mức nói rằng " ở phương Đông chẳng có gì lạ ". Tuy nhiên tôi nghĩ chắc tôi cũng phải nói quả thật bên ấy chưa có gì nhiều để kể, và tình hình đó kéo dài đã khá lâu, từ khoảng mươi năm nay, nghĩa là từ cuộc chuyển động trong xã hội và trong văn học Việt Nam mà người ta gọi là Đổi Mới.
Đương nhiên, ở bên ấy, cũng như ở khắp nơi trên thế giới, người ta vẫn tiếp tục viết. Các nhà văn quen biết vẫn cho xuất bản các tác phẩm mới của họ. Nhiều tác giả trẻ xuất hiện trên văn đàn, đôi lúc khá ồn ào. Các giải thưởng vẫn được Hội nhà văn Việt Nam và các tổ chức văn học khác (và cả những tổ chức chẳng chút gì dính dáng đến văn học) trao đều đặn hàng năm trong cả nước. Thỉnh thoảng cũng có đôi ba chuyện xôn xao đây đó. Một vụ báo động, nhanh chóng được chứng minh là báo động giả. Một cuộc cãi vã nhỏ, chưa kịp bùng ra đã tắt ngấm.
Nhưng điều quan trọng là không có sự kiện, không có hiện tượng mới trong văn học. Không có tác phẩm hay tác giả tạo nên được một hiện tượng mới. Người ta lặp lại nhau, hay tự lặp lại mình.
Bàng bạc một sự bình lặng. Một không khí chờ đợi, sốt ruột, và cả mệt mỏi. Bởi thật mệt mỏi khi phải chờ đợi lâu đến vậy.
Song nhìn thật kĩ và chăm chú hơn, tôi nghĩ vẫn có thể nhận ra được một điều gì đó, có thể còn rất tiềm ẩn, đang cựa quậy bên dưới cái mặt phẳng bình lặng nọ, và có thể đột ngột bùng ra một lúc nào đó. Tôi nhớ lại sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp hồi cuối những năm 80, và Bảo Ninh hồi đầu những năm 90. Đều là những hiện tượng ít nhiều đột ngột, bất ngờ.
Và điều tôi muốn cố gắng nói với các bạn hôm nay chính là về các triệu chứng đó, theo tôi, đang tích tụ, có thể là quá chậm chạp, quá khó nhọc, nhưng quả là đang tích tụ, từng ngày, dưới cái vẻ bình lặng giả kia.
Và chính vì điều đó, tôi muốn quay trở lại đôi chút với Nguyễn Huy Thiệp, mặc dầu như ta có thể thấy, Thiệp cũng đã bắt đầu tự lặp lại mình. Song dầu sao anh cũng vẫn là một nhà văn rất quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt vì những gì anh đã khởi xướng.
Nhưng đúng ra thì Nguyễn Huy Thiệp đã khởi xướng lên điều gì trong văn học Việt Nam ?
Tôi nhớ lại một người bạn của tôi, anh Nguyễn Khải, một nhà văn có tài. Bấy giờ là năm 1987, và tôi đang làm tổng biên tập tuần báo Văn Nghệ của Hội nhà văn Việt Nam. Chúng tôi in truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp : Tướng về hưu. Cứ như là một cú giật nẩy mình trong đời sống văn học, và cả trong xã hội. Đọc xong truyện ngắn ấy, Nguyễn Khải bảo tôi : " Sau thằng Thiệp, chẳng ai có thể viết gì được nữa. Mình bỏ bút thôi. Chỉ bằng mỗi truyện ngắn này, nó đã lật đổ tất cả, xoá sạch tất cả những gì mình đã viết trước nay ". Tôi nghĩ Nguyễn Khải đã không diễn đạt thật chính xác điều tất cả chúng tôi cảm thấy lúc bấy giờ. Điều chúng tôi nhận ra lúc bấy giờ khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, là từ nay không còn có thể viết như trước nữa. Phải thay đổi. Thay đổi cái gì, và thay đổi như thế nào ? Đương nhiên, đó là công việc của mỗi người. Nhưng có một điều chắc chắn : phải viết khác đi.
Nói cho đúng, Nguyễn Huy Thiệp không phải là nhà văn đầu tiên, càng không phải là duy nhất, của trào lưu có tên là Đổi Mới. Đổi Mới trong văn học. Đổi Mới trong xã hội. Trào lưu được biểu hiện trước hết bằng cái mà ở Nga người ta gọi là glasnost (transparence). Tức là nói lên sự thật trần trụi, đưa ra khỏi bóng tối, phơi bày ra dưới mắt mọi người tất cả các mặt tiêu cực của xã hội, của đời sống đất nước sau chiến tranh, các mặt trước nay vẫn bị dồn nén lại, che giấu cẩn thận. Có thể nói đó là một trào lưu văn học phơi bày cái tiêu cực, mô tả và tố cáo nó. Rất nhiều nhà văn đã tham gia trào lưu đó. Có thể kể chẳng hạn Dương Thu Hương, Trần Huy Quang, Phùng Gia Lộc, Võ Văn Trực, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nhật Tuấn, Nguyễn Khắc Trường..., cả Nguyễn Quang Sáng, và cả chính Nguyễn Khải...
Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng nhất ở Nguyễn Huy Thiệp, cái phân biệt anh với tất cả những người khác, là anh không đi theo hướng đó, anh không lao mình vào dòng thác văn học phơi bày và tố cáo đó. Anh không hằm hằm mô tả và tố cáo. Anh không làm cái mà ở Trung Quốc người ta gọi là " văn học vết thương ". Anh làm một việc khác : anh cố tìm ra " nguyên nhân sơ khởi " của tình trạng xã hội và con người Việt Nam đó, và để làm việc ấy, cố lần ngược lên đến ngọn nguồn của nó.
Và như vậy, anh đã khởi xướng ra trong văn học Việt Nam hiện đại cái mà tôi muốn gọi là xu hướng tự vấn của xã hội và con người Việt Nam. Một luồng sinh khí mới, lành mạnh và sâu sắc được thổi vào văn học _ và đương nhiên, từ văn học vào xã hội.
Cũng có thể nói cách khác : bằng nhạy cảm nghệ sĩ của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã " nghe " được đòi hỏi tiềm ẩn mà ngày càng bức bách đó của xã hội, và văn học của anh là văn học thể hiện đòi hỏi đó, cố gắng lần tìm câu trả lời.
Bởi quả thật có một đòi hỏi như vậy đang nảy sinh trong xã hội và con người Việt Nam.
Hôm qua, tôi có được gặp và trao đổi với ông François Jullien, giám đốc Viện Tư tưởng Hiện đại của Đại học Paris VII. Tôi rất ngạc nhiên được ông cho biết sắp đến đây Viện của ông sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về " cái tiêu cực", hình như tiêu đề của hội thảo là " Chúng ta làm gì đây với cái tiêu cực ? ". Tôi nói với ông rằng tôi rất muốn biết ở đây người ta quan niệm " cái tiêu cực " như thế nào và định sẽ làm gì với nó ; bởi ở Việt Nam hiện nay đấy quả đang là vấn đề rất lớn, rất thời sự. Và dường như cuộc chiến đấu chống lại cái tiêu cực hiện nay trong hoà bình lại còn khó khăn, phức tạp, thậm chí " ác liệt " hơn trong chiến tranh rất nhiều. Ông đồng ý với tôi, và bảo rằng trong chiến tranh, cái tiêu cực là kẻ thù, ở bên kia chiến tuyến, đối mặt với ta, ở bên ngoài ta ; còn bây giờ nó ở ngay bên trong ta, thậm chí là chính ta.
Tôi cho rằng Nguyễn Huy Thiệp đã tinh tế nhận ra điều đó, và anh đã làm rất đúng cái mà văn học _ nền văn học của dân tộc nào cũng vậy _ đúng ra cần phải làm : sự tự soi mình của dân tộc, và của con người. Như một tấm gương. Cho sự tự soi, tự vấn trằn trọc, thường xuyên.
Như ai cũng biết, lịch sử Việt Nam, cho mãi đến gần đây, là lịch sử chiến tranh triền miên. Chiến tranh đòi hỏi chủ nghĩa anh hùng. Chủ nghĩa anh hùng là rất đáng quý, nó nâng cao con người lên. Nhưng anh hùng cũng là phi thường (surna-turel). Con người ta không thể sống mãi với cái phi thường. Chính cái bình thường (naturel) mới là vĩ đại, bởi nó là mãi mãi, thường nhật và vĩnh hằng.
Sau nhiều nghìn năm, có thể nói đây là lần đầu tiên, từ 27 năm nay, con người Việt Nam đối mặt, không phải với chiến tranh, mà với chính mình, tự hỏi mình thật sự là ai, lịch sử của mình thật sự là như thế nào (bởi vì quả một thời kì rất dài người ta đã phải diễn đạt lịch sử để mà chiến đấu, đánh giặc), vì sao hôm nay mình lại như thế này (chứ không như mình từng hình dung lúc đang đánh giặc anh hùng để có hôm nay)...
Tự vấn là một nhu cầu hướng nội, _ không chỉ là hướng nội cá nhân, mà là hướng nội dân tộc, của toàn xã hội, toàn dân tộc. Nhìn lại mình, lịch sử của mình, lịch sử gần, và cả lịch sử xa _ một lịch sử quá nhiều phải đánh giặc và quá ít được xây dựng ; một lịch sử luôn đứng kẹp giữa hai nền văn hoá khổng lồ, Ấn Độ và Trung Hoa, và để tồn tại đã phải học lấy rất nhanh, rất thực tế những gì cần ngay cho mình từ các ảnh hưởng mạnh bên ngoài, rất giỏi vận dụng, " Việt hoá " nhanh, nhưng do đó cũng chưa bao giờ đi đến tận cùng những nền tư tưởng lớn, tạo nên một thói quen dở dang, nửa chừng, thích ứng, thoả hiệp...
Tôi cho rằng điều đáng chú ý một số năm qua trong văn học Việt Nam là xu hướng soi tìm lại ngọn nguồn thực này ngày càng rõ rệt hơn, có ý thức hơn, sâu sắc, nghiêm khắc hơn, chẳng hạn ở các tác giả như Phan Thị Vàng Anh, Tạ Duy Anh, Bùi Hoằng Vị, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương... Cả những tác giả lớn tuổi hơn, như Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Khải...
Văn học " phơi bày " tất nhiên vẫn còn nhiều, nhưng đã " chợ chiều ", nhiều mà chợ chiều vì rõ ràng đã quá lặp lại và ế khách.
Tuy nhiên xu hướng mới nói trên chưa tạo nên được " sự kiện " văn học mới, vì nó còn chưa tìm ra được ngôn ngữ nghệ thuật mới của nó.
Chính từ chỗ này có một điều đáng cho ta chú ý : hình như đang có sự cố gắng hình thành một giọng điệu mới của người viết _ một cố gắng còn khó nhọc, chưa định hình, nhưng chính vì thế càng đáng chăm chú theo rõi. Đó là sự xuất hiện ngày càng rõ hơn giọng điệu mỉa mai, đùa bỡn, riễu cợt, thậm chí đôi lúc " chợ búa ", cố tình phá bỏ cái nghiêm nghị, mực thước, phá đổ các " thần tượng ngôn từ "... Trần Đăng Khoa, Nguyễn Việt Hà, Tạ DuyAnh... là những ví dụ. Chắc chắn đấy không hề là vô tình, và cũng không hề đơn thuần là hình thức. Nó đầy tính báo hiệu. Nó đang đi đến chỗ tự mỉa mai, tự chế riễu, và ta biết điều này là hết sức quan trọng cho sự tự vấn.
Người ta cũng chú ý đến một số hồi kí của các nhà văn được xuất bản những năm gần đây. Từ sau chiến tranh, thể hồi kí vốn đã " được mùa ". Rộ lên rất nhiều hồi kí, mà tôi muốn gọi là kiểu " hồi kí của các vị tướng ", do các vị tướng viết hoặc nhiều hơn là kể và nhờ người khác viết lại, nói về cuộc đời chiến đấu của họ, và qua đó thuật lại các chiến công của mình và của đồng đội. Trong các hồi kí này, có những quyển có giá trị tư liệu lịch sử đáng quý, đôi khi nó cho ta biết nhiều điều thú vị mà chính sử bỏ qua, và ít nhiều cũng có thể thấy hiện lên ở đấy, đôi lúc khá sinh động, chân dung những con người một thời...
Loại hồi kí này hiện nay vẫn còn, nhưng đã thưa dần đi : hầu như những sự kiện quan trọng nhất của chiến tranh đã được thuật lại gần hết rồi.
Bỗng đến lượt các nhà văn viết hồi kí. Có lẽ bắt đầu là Tô Hoài với Cát bụi chân ai và gần đây Chiều chiều (tôi nghĩ anh sẽ còn tiếp tục nữa, anh vốn rất tỉ mẩn và " biết " rất nhiều, chăm quan sát, ghi nhớ, và là người cũng đã lặn ngụp trong nhiều trầm luân của xã hội trong suốt gần thế kỉ qua). Gần đây đến lượt Nguyễn Khải với cuốn Thượng đế thì cười, Đào Xuân Quí với cuốn Nhớ lại... Theo chỗ tôi biết, hầu hết các nhà văn lớp luống tuổi đều có hồi kí, hoặc đang viết, hoặc đã viết rồi mà vì điều kiện này hay điều kiện khác chưa tung ra. Mỗi người một cách : Tô Hoài xưng tôi, Nguyễn Khải gọi mình là " hắn ", cũng có người viết tiểu thuyết - hồi kí.
Tôi đoán có thể sắp tới, một trong những hiện tượng đáng chú ý nhất của văn học Việt Nam sẽ là các hồi kí của nhà văn, dưới dạng này hay dưới dạng khác.
Khi nhà văn viết hồi kí, thì không phải như những người khác viết hồi kí. Bởi, dầu muốn hay không, nhà văn luôn là con mắt tự nhìn lại mình của xã hội ; xã hội sinh ra anh ta vì xã hội luôn có nhu cầu tự nhìn lại mình, trên suốt con đường đi tới.
Rất đáng chú ý tên cuốn hồi kí của Nguyễn Khải : Thượng đế thì cười. Đây là một câu châm ngôn được Milan Kundera dẫn lại : " Con người suy nghĩ, còn Thượng đế thì cười ". Con người cứ suy nghĩ, hăng hái suy nghĩ, trằn trọc suy nghĩ, loay hoay suy nghĩ..., và tin rằng bằng suy nghĩ sẽ đạt đến chân lí ; và tin tưởng hành động theo suy nghĩ đó. Còn Thượng đế thì đứng ngoài, đứng trên, nhìn con người loay hoay trong thế cuộc như những con rối vậy, và lặng lẽ, và mỉa mai cười. Bởi Người biết rằng con người càng suy nghĩ thì càng đi xa chân lí !
Nguyễn Khải nói nghiêm túc, _ đôi lúc thậm chí nghiêm khắc một cách hơi quá đáng _ về chính mình, cuộc đời nghiêm túc của mình suốt mấy mươi năm nay. Và đồng thời anh cũng biết Thượng đế đang nhìn cái công việc nghiêm túc đó của anh, và ... cười !
Rõ ràng văn học chỉ có thể làm được công việc tự vấn xã hội mạnh mẽ, sâu sắc, khi nó tạo được một giọng điệu mỉa mai, tự mỉa mai, tự chế riễu.
Rất có thể đây là một bước tiến đáng kể của tư duy văn học Việt Nam hiện nay.
Chắc nhiều người cũng có chú ý đến một số vụ cãi vã gần đây trên báo chí trong nước chung quanh cái gọi là " hiện tượng thơ trẻ ", về một số nhà thơ hầu hết là nữ, như Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư... Cuộc cãi vã chưa đi đến đâu ; và theo tôi, có lẽ cũng chưa chạm đúng đến căn bản của vấn đề. Người ta chê, người ta bênh chẳng hạn Vi Thuỳ Linh về chuyện " trẻ thế mà đã ầm ĩ trắng trợn tình dục ". Cuộc tranh cãi có nguy cơ biến thành đấu tranh về " đạo đức ", " bảo vệ thuần phong mĩ tục " tầm thường, và tầm phào.
Có lẽ đáng chú ý hơn nhiều ở đây là ý muốn quyết liệt phá vỡ, đập vỡ hình thức thơ của một lớp nhà thơ trẻ đang lên. Họ đang muốn thoát ra, xé ra khỏi cái giọng lãng mạn điệu đà tiền chiến, và cả cái giọng anh hùng ca thời chiến. Họ muốn tạo ra tiếng nói mới của thế hệ họ.
Tạo được chưa ?
Có lẽ còn chưa. Chưa có gì định hình. Nhưng điều quan trọng là ở chính ý muốn, ý chí phá vỡ và tái tạo ấy.
Như ai cũng biết, trong nghệ thuật chỉ thật sự có một nội dung mới khi có một hình thức mới. Khi chưa có hình thức nghệ thuật mới thì cũng chưa có nội dung mới nào cả.
Chưa có " sự kiện " văn học mới.
Bao giờ thì có ?
Tôi không muốn làm thầy bói. Tôi chờ, và tin...