Văn Hóa Mỹ Thuật Cần Một Cái Nhìn Khác

Lê Diệu Linh
(dieulinhle)

New Member
VĂN HOÁ MỸ THUẬT CẦN MỘT CÁCH NHÌN KHÁC
NGUYÊN HƯNG

Mỹ thuật được xem là thành phần năng động và có nhiều thành tựu nhất trong các lãnh vực nghệ thuật ở Việt Nam kể từ thời “Ðổi mới” – ít nhất cũng là trong cách nhìn của số đông họa sĩ. Tuy nhiên, thực tế, nó hầu như chẳng có ảnh hưởng gì đáng kể đến đời sống văn hoá xã hội. Và chính nó, ngày càng lộ dần sự hụt hơi, mõi mệt...

Ðiều đáng nói hơn hết là nó hầu như không có tác động gì làm thay đổi cảm quan thẩm mỹ nơi mỗi người, biến mỗi người trở thành một “nghệ sĩ” trong lao động sản xuất và xây dựng môi trường sống của mình. Thực ra thực tế còn “bi thảm” hơn. Nó vẫn tiếp tục “là cái gì” tồn tại biệt lập nằm bên ngoài sự quan tâm của số đông công chúng trong nước. Các cuộc triển lãm mỹ thuật lớn, nhỏ cho dù bao giờ cũng được báo chí đưa tin, giới thiệu nhưng vẫn rất ít người xem. Khách mua tranh ở các gallery chủ yếu là người nước ngoài. Còn số đông có thể gọi là “công chúng mỹ thuật”, phần lớn chỉ có thể là công chúng của các loại ấn phẩm treo tường ngoại nhập, tranh điện của Trung Quốc hay tranh “Phố hoa” của Trương Tuấn Kiệt; cùng lắm là những bức tranh đèm đẹp dễ thương hay nuột nà của Hoài Hương, của Nguyễn Thanh Bình, của Phạm Luận, Lê Thanh Sơn, Ðào Hải Phong v.v.. và, nhiều người xem tranh, khi được hỏi đều lắc đầu thừa nhận là không hiểu gì nhiều về mỹ thuật – trong đó, có không ít người chắc chắn là có học thức hẳn hoi...

Hậu quả rất dễ nhận thấy: các giá trị mỹ thuật không được phổ cập. Và, chính vì lẽ đó, các giá trị mỹ thuật không được chuyển thành các giá trị văn hoá. Cụ thể, là nó không thể làm đổi mới không gian văn hóa thị giác là toàn bộ các yếu tố nằm trong thế giới sự nhìn của mỗi người. Khi không gian này không được đổi mới, không ngừng đổi mới, thì chính nó, sẽ tác động ngược trở lại trên cả nền mỹ thuật – các hoạ sĩõ không tìm thấy các chất liệu mới (hệ thống các hình ảnh biểu trưng, ký hiệu, phù hiệu văn hoá vv...) cho sáng tạo, đẩy họ đến chổ tắc tị. (Hiện tượng các hoạ siõ khu vực miền Bắc vẫn cứ lẩn quẩn hoài trong các được gọi là “văn hoá làng” hay các hoạ sĩ khu vực miền Nam cứ “phất phơ” mãi với những hình thức “tượng trưng hoá”, “siêu thực hoá”, hay “trừu tượng hoá” là những ví dụ) v.v...

Thêm nữa, không được phổ cập, các giá trị mỹ thuật không được chuyển hoá thành các giá trị kinh tế. Sự thật, không có lãnh vực nghệ thuật nào có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế như mỹ thuật. Không phải là chuyện buôn tranh bán tượng... mà là hiệu quả tác động của nó nơi mỗi người. Từ lâu rồi, mỹ thuật là một trong những chuẩn giá trị quan trọng trong đời sống con người. Ðiều này càng có ý nghĩa hơn nữa trong bối cảnh xã hội ngày nay khi mà nền kinh tế hàng hoá, thông tin và du lịch phát triển. Thử xem, phần lớn những thứ mà chúng ta gọi là “ tài nguyên du lịch” điều là những sản phẩm mỹ thuật hoặc có giá trị mỹ thuật. Và, bất cứ ai, chỉ cần nghĩ lại về bản thân sự suy nghĩ và ham muốn của mình điều có thể nhận thấy, chính các giá trị mỹ thuật là một trong các yếu tố quyết định làm tăng sức mạnh cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, hay, hiệu quả tác động của hiệu quả thông tin, quảng cáo, tiếp

Tất nhiên không gây được ảnh hưởng gì không có nghĩa là bản thân nền mỹ thuật Việt nam quá yếu kém – “hữu danh vô thực”. Thực tế, lỗi, trước hết, và chủ yếu hơn hết, là do có quá nhiều bất cập và lệch lạc trong khâu tổ chức, quản lý và điều hành văn hoá mỹ thuật. Cụ thể, một, là sự bất cập hầu như hoàn toàn trong khâu tổ chức học thuật. Trên cả nước, hầu như không có ai làm công tác lý thuyết. Thứ hai, là sự bất cập cũng hầu như hoàn toàn trong khâu phổ cập kiến thức mỹ thuật...

Tất cả những điều bất cập này đã dẫn đến một loạt những điều lệch lạc – chính xác là sai lầm – không đáng có. Trước hết, thể hiện rất rõ ở hoạt động thông tin phê bình. Không có căn cứ lý thuyết mọi phán đoán của phê bình đều trở thành võ đoán. Phê bình, do đó, mất thiêng. Thực tế trong lĩnh vực thông tin phê bình mỹ thuật ở Việt Nam còn nhiều điều đáng tiếc hơn nữa. Có qúa nhiều những bài viết phạm những sai lầm hết sức sơ đẳng về mặt kiến thức cũng như nhận thức (phổ biến nhất là cứ nhầm lẫn chất liệu nghệ thuật với phương tiện thể hiện, đồng hoá phương thức tả thực với chủ nghĩa Hiện thực, không phân biệt sự trừu tượng hoá như một thao tác của tư duy với nghệ thuật Trừu tượng như một khuynh hướng v.v..). Tiếp theo, thể hiện rất rõ ở khâu tổ chức hoạt động phong trào mỹ thuật. Không có căn cứ lý thuyết – cơ sở học thuật nói chung – mọi tiêu chí hoạt động phong trào đều trở nên mơ hồ. Kết quả đầu tiên: Hội mỹ thuật trở thành một tổ chức hổ lốn dung chứa không ít nghệ sĩ giả danh. Và, tiếp theo là sự thiếu thực tế trong một loạt nội dung hoạt động phong trào. Các chương trình đầu tư cho sáng tác hay tổ chức các trại sáng tác tiêu tốn hàng tỷ đồng hàng năm là những ví dụ. Cái cần hơn cho giới mỹ thuật Việt nam là thông tin thì hầu như không có ai cung cấp v.v...

Nói chung, để mỹ thuật Việt nam phát triển thực sự và mang lại những lợi ích thực tế điều cần thiết là phải xây dựng cho được một nền văn hoá mỹ thuật toàn diện, cân đối. Mà trước mắt là phải tiến hành những công việc cụ thể nhằm giải quyết những bất cập nêu trên. Không có gì đáng buồn cho bằng cả một nền mỹ thuật như thế mà ngay đến một tờ tạp chí chuyên ngành thực sự cũng không có.
 
Co nhieu yeu to de dan den tinh trang nhu ban noi.Theo minh thi nguyen do chu yeu van la nha nuoc khong chu trong giao duc ve nghe thuat. Hoc sinh nha minh tot nghiep cap 3 thu hoi co bao nhieu phan tram thich di xem trien lam tranh, hay co niem ham me nghe thuat.
Nghe thuat phat trien duoc thi can co moi truong, ma moi truong quan trong nhat la tam hon cua moi nguoi.O nha minh ca tinh, cai ma can hon ca de lam nghe thuat, khong duoc nuoi nang duc muc, doi khi con bi phe phan.
Nhung ma khi kinh te phat trien thi moi cai chac se kha hon, truoc het can an no da ma?
 
Back
Bên trên