Võ thuật Nga Mi

Ngô Đào Duy
(dao duy)

New Member
Võ thuật Nga Mi

Núi Nga Mi nằm ở phía Tây Nam- Trung Quốc, thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Dãy Nga Mi vốn có đỉnh núi đối nhau như đôi lông mày nên được đặt tên là Nga Mi. Núi chính có đỉnh Vạn Phật, cao 3099 mét so với mực nước biển. Dãy Nga Mi thẳng đứng cheo leo,khe hẹp lũng sâu, tùng xanh bách biếc , thác nước tung bay, xưa nay vẫn ca tụng:”Nga Mi thiên hạ tú”. Thế kỷ thứ hai, đời Đông Hán, bắt đầu xây dựng chùa chiền. Cả Đạo giáo và Phật giáo đều có ở đây. Sư sãi và đạo sĩ khi tham thiền, tĩnh tọa, niệm kinh lạy Phật xong lại múa thương, múa gậy, luyện tập đấm đá, dần dà hình thành nên võ thuật Nga Mi nổi tiếng thiên hạ. Võ thuật Nga Mi thâu tóm sở trường của Phật giáo lẫn Đạo giáo, vừa hấp thụ động công của Đạo gia lại vừa có cả cơ sở tu thiền của Phật gia, sáng tạo riêng ra một phương pháp luyện công đầy đủ cả động lẫn tĩnh. Phương pháp này cùng các lọai quyền thuật, khí giớ cùng kỹ thuật tán đả tổ hợp thành võ thuật phái Nga Mi.

Theo như ghi chép trong “Nga Mi quyền phổ” thời Thanh thì quyền thuật Nga Mi là :
“Nhất thụ khai ngũ hoa,
Ngũ hoa bát diệp phù,
Giao giao Nga Mi nguyệt,
Quang huy mãn giang hồ”.

“Ngũ mai” ở đây là chỉ 5 đại chi phái của Nga Mi:

1) Hoàng Lăng Phái, nguyên được truyền từ tỉnh Thiểm Tây vào.

2) Điểm dị phái, được mang tên từ Điểm Dị động thuộc Bồi Lăng,thịnh hành tại vùng phía đông Tứ Xuyên.

3) Thanh Thành phái: được mang tên từ thắng cảnh Thanh Thành, thịnh hành tại vùng phía đông Tứ Xuyên.

4) Thiết Phật phái (còn gọi là Vân Đỉnh phái), thịnh hành tại vùng phía bắc Tứ Xuyên.

5) Thanh Ngưu phái: lấy tên từ núi Thanh Ngưu, thuộc phía đông Tứ Xuyên.

“Bát diệp” là nói đến 8 loại quyền thuật của Nga Mi, hay còn gọi là “Nga Mi Bát Đại Môn”, đó là:

1) Tăng môn: theo truyền thuyết là được mang tên từ một nhà sư Thiếu Lâm, còn gọi là “Thâm môn”. Đặc điểm là: xảo, diệu, linh(hoạt), động.

2) Khưu môn: Do Nhạc Phi truyền, đặc điểm trang thấp, thủ pháp thường khoát thành đường tròn.

3) Triệu môn: Tương truyền do Tống thái tổ Triệu Khoang Âm truyền, mang phong cách và quyền pháp của Trường quyền Thiếu Lâm (cũng do Triệu Khoang Âm truyền), do chủ yếu luyện Hồng quyền nên còn được gọi là “Hồng môn”.

4) Đỗ môn: Theo truyền thuyết được lấy tên từ trận đồ “Đỗ môn” của Gia Cát Lượng, cho rằng quyền pháp truyền cho Đõ Quan Ấn -Tự Nhiên Môn, đặc điểm là phong tỏa cẩn mật, thiên về phòng thủ.

5) Hồng môn: Tương truyền được lấy tên từ niên hiệu Hồng Võ - Minh Thái Tổ. Chủ yếu luyện, Đại, Tiểu Hồng Quyền, chú trọng cương kình.

6) Hóa môn: Còn gọi là ‘Tàm bế môn”, bao gồm 36 tuyệt kỹ bế thủ như tằm nhả tơ, liên tục không ngừng, đòn đánh chủ yếu là khóa tay đối thủ, không cho đối thủ thi triển thủ pháp.

7) Tự môn: Còn gọi là “Trí môn”, do thu thức thường thành hình chữ “Chi” hoặc chữ “Nhất” nên được mang tên là Tự môn, đặc điểm là cao trang trường thủ.

8) Hội môn: Còn gọi là “Tuệ môn”, lấy Thần quyền làm đại biểu, chú trọng đến quan sư mạc tượng, niệm chú, bề ngoài trông rất thần bí.

Trừ thương pháp và quyền pháp Nga Mi trứ danh ra còn có Nga Mi Hỏa Long Quyền, Nga Mi kiềm quyền, Hồng khâu, Lục Trửu đến Ngũ giác quyền, Phả Tử quyền (phả tử là người đi khập khiễng), Áp hình quyền (quyền con vịt - tượng hình quyền) v.v…

Hệ quyền Nga Mi về bộ hình chủ yếu có hư bộ, trường sơn bộ (thác bộ), bộ pháp chủ yếu có xà hình bộ hay chi tự bộ, tiễn bộ (tiễn là cắt) tức hoàn khiêu bộ (nhảy đổi), thỏ tử bộ (bước thỏ) tức chân trước bước thống nhất, chân sau chồm lên một bước, chân trước lại lên trước một bước, tức là loại bộ pháp ba bước như trên liền nhau, thoa bộ (bước thoi đưa), lưỡng tính bộ (bước hai chân ngang nhau) v.v…

Thân pháp yêu cầu lên xuống như làn sóng, như rắn bò, dùng thôn, thổ, phù, trầm, đằng, thiểm, toản v.v… (tức nuốt, nhả, nổi, chìm, lăng, né, chọc v.v…) để biểu hiện đặc điểm “quyền rắn luyện nhu”.
Phép đánh thì có điểm, bàn, quan, đề (điểm, xoay, đóng, nâng) bốn loại. Đặc điểm là động tác nhỏ biến hóa lớn, lấy nhu khắc cương, mượn sức dùng sức. Khi công phòng thì lấy cánh tay lăn áp tới sau quyền, thuận thế trước công vào, mượn sức phản kích. Phép đánh trí mạng có phép điểm huyệt, phép bẻ xương…
 
Back
Bên trên