Võ Đang Kungfu

Ngô Đào Duy
(dao duy)

New Member
Võ Đang Kungfu
Núi Võ Đang còn có tên là núi Thái Hòa, ở Tây Bắc tỉnh Hồ Bắc, ở bờ nam sông Hán (dài hơn 260km chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam) vốn là một phân chi của đoạn phái Đông núi Đại Ba cao hơn mặt biển khoảng 1000mét. Ngọn núi chính là Hải Bạt cao 1612 mét, chu vi hơn 800 dặm. Đây là khu phong cảnh rất nổi tiếng, là đất thánh của võ thuật Đạo giáo (đạo thờ Lão Tử tức Thái thượng lão quân), Đạo giáo ở Võ Đang sơn bắt đầu từ đời Chu do Doãn Hy mở. Theo truyền thuyết, Doãn Hy về ở ẩn tại Võ Đang sơn dưới chân vách đá Tam Thiên Môn. Đời Hán có Mã Minh Sinh, Âm Trường sinh hai thầy trò cùng đến tu đạo ở núi Võ Đang, từ đó trở đi các người ở ẩn, người thanh cao đến tu đạo tại đây, Đạo giáo ở núi Võ Đang thịnh vượng Nhất vào thời Minh. Việc này có quan hệ trực tiếp đến việc cướp ngôi vua của Yên vương Chu Đệ và việc đề xướng tín ngưỡng đức Chân Võ.

Chân võ tức Huyền võ là một trong bốn vị thần tinh tú bốn phương được sùng bái từ thời cổ đại. Trong nhị thập bát tú, bảy ngôi sao phương Bắc hình tựa Quy Xà (rùa rắn) vì nằm vào phương Bắc, phối hợp với nước màu đen vì thế gọi là “Huyền”, Quy Xà thân có vẩy Kỳ Lân (“lân giáp”) nên gọi là “Võ”. Đến thời Bắc Tống vì kỵ huý nên đổi là “Chân Võ”. Đầu đời Minh Kiện Văn Đế (gọi theo niên hiệu của Minh Huệ Đế làm vua từ 1399-1403 tên là Châu Doãn Mân, sau bị Thành Tổ là Châu Đệ cướp ngôi) dùng bọn Tề Thái bày mưu cướp đoạt của các “phiên” (tên chỉ các thuộc quốc hoặc các thân vương trấn giữ biên ải xa kinh đô). Yên Vương Châu Đệ cất quân chống lại, sử gọi là “Tĩnh Nạn”. Nhưng Châu Đệ là một phiên vương lại đem quân đánh Thiên Tử, về danh nghĩa, thanh thế đều không có lợi vì vậy phải mượn đến oai thần thánh. Thần Chân Võ trấn thủ phương Bắc nên cũng bị Yên vương Châu Đệ ở phương Bắc lấy làm hình ảnh phản chiếu lại thanh uy trên thiên quốc. Theo truyền thuyết, lúc đúc tượng thần Chân Võ đã đúc giống hệt Châu Đệ. Cướp được ngôi đế xong, năm Vĩnh Lạc thứ 10 (1412) Minh Thành Tổ Châu Đệ lệnh cho Thị lang bộ Công là Quách Tiến, Long Bình Hầu Trương tín cùng Phò mã Đô úy Mộc Tích Lâm Sơn đốc công xây dựng cung quán ở núi Võ Đang, dùng đến rất nhiều lương tiền trong kho nhà nước, trưng dụng quân dân hơn 30 vạn người kéo dài 11 năm, từ châu thành Cổ Phong có cung Vĩnh Lạc đến Kim điện trên Thiên trụ phong lát đường bằng đá xanh dài hơn 70km, dọc đường xây dựng 8 cung, hai quán, 36 am, 72 miếu đá, 39 cầu, 12 đình đài ... thành cả một quần thể kiến trúc vĩ đại, tổng diện tích xây dựng là 160 vạn mét vuông. Quy mô rất to, tốn phí cực lớn, nói quá lên là trước đó chưa từng có.
Về người đã sáng lập ra nội gia quyền Võ Đang là Trương Tam Phong thì có hai thuyết do người thời Bắc Tống (960-1127) và người đầu thời Minh (1368-1644) đặt ra. Về lai lịch Trương Tam Phong sáng tạo ra nội gia quyền cũng có hai thuyết. Một thuyết bảo đêm ông nằm mộng thấy thần Chân Võ truyền dạy quyền pháp, sau khi trời sáng một người giết cả trăm giặc vì thế mà kỹ thuật giao đấu võ thuật nổi tiếng ở đời. Một thuyết bảo Trương Tam Phong quan sát hạc và rắn đánh nhau, hạc từ trên cây xà xuống đánh con rắn dài nằm khoanh tròn. Rắn dài đang tĩnh chợt động, tránh né có hướng do đó Trương hiểu rõ “lấy tính chế động, lấy nhu khắc cương” là một đạo lý. Quyền Võ Đang là võ thuật giao đấu, lại dung hợp các giáo nghĩa của Đạo giáo như “lấy mềm yếu thắng cứng mạnh”, “xử hiền giữ mềm mỏng” ... Xét từ công phu tập luyện đã quán thông các phương pháp tu luyện của Đạo giáo như ngưng thần chuyên ý, ý khí cung dụng v.v.. Quyền pháp, kiếm thuật Võ Đang về sau trở thành nội dung trọng yếu của giáo đồ đạo giáo tu hành theo tôn giáo, thể ngộ ý nghĩa của tôn giáo, đồng thời còn dùng để làm khỏe mạnh thân thể.

Trên dòng sông lịch sử dài dặc và chầm chậm chảy, đưa núi Võ Đang làm nơi bắt nguồn cho phái Võ Đang, đời đời mật truyền công phu nội gia Võ Đang trong Đạo giáo, đồng thời tiến thêm một bước càng thêm phong phú và phát triển mạnh. Cuối đời Thanh, đầu thời Dân quốc, khi lão đạo sĩ Từ Bản Thiện nhận làm Tổng đạo Kim Sơn cuối cùng của núi Võ Đang thì công ohu nội gia quyền đạt tới cực kỳ cao trào. Từ đạo tổng vốn giỏi “Cửu cung Bát quái chưởng”, chuyên có “Thái cực kiếm”, “Võ Đang quyền”, “Huyền vũ côn” v.v...

Trải qua diễn biến mấy trăm năm, công phu nội gia của Võ Đang từ bài nhập môn sơ đẳng nhất, năm bài mười ba thế quyền dần dần phong phú lên như: Võ Đang đồng tử công, Huyền Võ côn, Tam hợp đao, Long môn thập tam thương v.v...Kungfu Võ Đang được coi là một trong những đại môn phái của võ thuật truyền thống Trung Hoa, nếu xét về bề dày lịch sử cũng như kho tàng võ học thì chỉ sau võ thuật Thiếu Lâm mà thôi.
 
anh Việt nên cho cái này vào phần thư viện để giữ lại cho mọi người tham khảo
 
Ok! Cái này cũng có thể cho vào làm tư liệu cho tập san đấy! Bạn Duy này, nếu rảnh thì tham gia vào nhóm biên tập tập san với bọn tớ nhé!
 
Võ Đang đứng thứ 2 sau Thiếu Lâm cả về tầm ảnh hưởng của nó với phía Nam Trung Hoa là chính. Và sau nó người ta có thêm hệ thống nội gia đối với Ngoại gia là chính. Còn về kinh điển thì có bao giờ công khai đâu mà biết.
 
Back
Bên trên