Chu Anh Duy
(boytotbung)
Điều hành viên
LÝ THƯƠNG ẨN
(831-858)
Tự là Nghĩa Sơn, hiệu là Ngọc Khê sinh. Người huyện Hà Nội (tỉnh Hà Nam). Năm 837 (đời Ðường Văn Tông), nhờ thế lực của Lệnh Hồ Ðào, con của Lệnh Hồ Sở mà được chấm đậu tiến sĩ. Rồi được Vương Mậu Nguyên, trấn thủ Hà Dương, dùng vào việc thư ký và gả con gái cho.Vì Mậu Nguyên là địch thủ chính trị của Lệnh Hồ Sở, nên ông bị coi là người vong ân. Khi Mậu Nguyên chết, ông có đến kinh thành nhưng không được quan chức gì. Sau nhờ Trịnh Á, ông được bổ làm chức Quan-sát phán-quan. Ba năm sau, về triều, được làm một chức quan nhỏ tại Kinh Triệu. Khi Lệnh Hồ Ðào làm tể tướng, ông có nhiều lần dâng thư trần tình, nhưng không được xét đến. Sau nhờ Liễu Trọng Hĩnh, trấn thủ miền Ðông-Thục, ông được dùng làm Tiết-độ phán-quan, kiểm hiệu Công bộ viên-ngoại-lang. Khi họ Liễu bị bãi quan, ông cũng mất chức. Về đất Oanh Dương, rồi mắc bệnh, tạ thế.
Lý Thương Ẩn nổi tiếng ngang với Ôn Ðình Quân và Ðỗ Mục, nên người người đương thời gọi là Ôn Lý và Lý Ðỗ. Tương truyền ông có tình luyến ái với nữ đạo sĩ Tống Hoa Dương và các cung nữ Lư Phi Loan và Khinh Phượng. Những bài thơ Vô đề của ông đều được làm ra cốt để tả những mối tình bí ẩn này.
Lý Thương Ẩn có ảnh hưởng rất lớn đối với thi đàn đời Tống. Vương An Thạch khen thơ ông có cái vẻ tài tình giống thơ Ðỗ Phủ. Các nhà thơ thuộc phái Tây Côn chủ trương mô phỏng thơ ông khi sáng tác.
(831-858)
Tự là Nghĩa Sơn, hiệu là Ngọc Khê sinh. Người huyện Hà Nội (tỉnh Hà Nam). Năm 837 (đời Ðường Văn Tông), nhờ thế lực của Lệnh Hồ Ðào, con của Lệnh Hồ Sở mà được chấm đậu tiến sĩ. Rồi được Vương Mậu Nguyên, trấn thủ Hà Dương, dùng vào việc thư ký và gả con gái cho.Vì Mậu Nguyên là địch thủ chính trị của Lệnh Hồ Sở, nên ông bị coi là người vong ân. Khi Mậu Nguyên chết, ông có đến kinh thành nhưng không được quan chức gì. Sau nhờ Trịnh Á, ông được bổ làm chức Quan-sát phán-quan. Ba năm sau, về triều, được làm một chức quan nhỏ tại Kinh Triệu. Khi Lệnh Hồ Ðào làm tể tướng, ông có nhiều lần dâng thư trần tình, nhưng không được xét đến. Sau nhờ Liễu Trọng Hĩnh, trấn thủ miền Ðông-Thục, ông được dùng làm Tiết-độ phán-quan, kiểm hiệu Công bộ viên-ngoại-lang. Khi họ Liễu bị bãi quan, ông cũng mất chức. Về đất Oanh Dương, rồi mắc bệnh, tạ thế.
Lý Thương Ẩn nổi tiếng ngang với Ôn Ðình Quân và Ðỗ Mục, nên người người đương thời gọi là Ôn Lý và Lý Ðỗ. Tương truyền ông có tình luyến ái với nữ đạo sĩ Tống Hoa Dương và các cung nữ Lư Phi Loan và Khinh Phượng. Những bài thơ Vô đề của ông đều được làm ra cốt để tả những mối tình bí ẩn này.
Lý Thương Ẩn có ảnh hưởng rất lớn đối với thi đàn đời Tống. Vương An Thạch khen thơ ông có cái vẻ tài tình giống thơ Ðỗ Phủ. Các nhà thơ thuộc phái Tây Côn chủ trương mô phỏng thơ ông khi sáng tác.