Vào đây trăn trở tí chút anh em ơi :D

Tống Minh Tuấn
(TuanCominglate)

Điều hành viên
Chào các bạn, là một người Việt nam chúng ta không thể không khỏi băn khoăn về tình hình kinh tế nước nhà. Tại sao chúng ta phải đi du học, cơ bản cũng tại nước VN nghèo quá, mọi vấn đề khó khăn yếu kém cũng đều xuất phát từ vẫn đề kinh tế mà ra cả. Hẳn bạn đã từng nghĩ "vậy đến bao giờ VN mới đuổi kịp được các nước đây, và quan trọng hơn, đuổi kịp bằng cách nào?" Thời nay có còn cơ hội cho chúng ta đuổi kịp các nước tiên tiến không, hay khoảng cách sẽ dần thu hẹp lại hay càng ngày càng xa thêm? Trả lời câu hỏi này là một vấn đề khó, nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện có thể thay đổi trong tương lai, và chúng ta cùng hy vọng VN sẽ có gì đó đột phá, để có thể hy vọng thu hẹp khoảng cách lại. Nếu không cứ tình hình này, thử làm một phép tính xem còn bao nhiêu năm nữa VN mới bằng các nước có GDP đầu người trung bình, ta không khỏi giật mình.
Bạn nào học ktế đều biết đến nguyên tắc 72. Đó là nguyên tắc mà các nhà ktế đưa ra để tính một cách gần đúng về số năm n mà một nước có GDP tăng lên gấp đôi với một tỷ lệ tăng trưởng cho truớc g, được liên hệ bởi công thức: 72/g = n. Có nghĩa là một nước như VN chúng ta chẳng hạn, với GDP/đầu nguời là khoảng gần 400$/năm, với tỉ lệ tăng trưởng GDP cao nhất là 7.5% như hiện nay, thì số năm cần thiết để có GDP/ đầu nguời gấp đôi sẽ là: n=72/7.5= gần 10 năm. Có nghĩa là để có được GDP/người là 800$ như gấp đôi hiện nay, ta cần phải chờ thêm 10 năm nữa. Đấy là chưa tính đến tăng trưởng dân số, nếu tính thêm tăng trưởng dân số mỗi năm là 2.4%, thì số năm thực sự cần thiết sẽ là:n=72/(7.5-2.4) = gần 15 năm, có nghĩa là lâu hơn chúng ta tưởng để có con số 800$/người/năm. Trong khi đó hiện nay Trung quốc đã có GDP/ngưòi hơn 1000$, Thái lan thì cỡ gấp 10 lần ta, còn các nước phát triển thì trên duới 30 ngàn. Bây giờ giả sử cứ vẫn tăng trưởng như thế này, thử tính xem bao lâu VN đạt được 30 ngàn. Tức là VN phải có số GDP gấp 30000/400=75 lần hiện nay. Vì cứ 15 năm thì đuợc gấp 2 lần, vậy số năm để đạt đuợc gấp 75 lần sẽ là 15x6.3=95 năm (do 2^6.3=75). Vậy VN muốn bằng các nước phát triển bây giờ phải bò mất cỡ 100 năm nữa, mà là bằng người ta với điều kiện ngưòi ta đứng yên, không phát triển gì thêm nữa. Đấy là trên phép tính trên cho phép VN luôn phát triển ở mức cao là 7.5%/năm, không tính đến chu kỳ kinh tế, suy thoái ktế (các bạn biết rằng để giữ được tăng trưởng trên 5% trong một giai đoạn dài liên tục trên chục năm là một việc làm cực khó). Nhìn con số trên bạn có cảm thấy ngại không? Có phải lâu quá không?
Sở dĩ hiện nay VN và trung quốc vẫn có thể duy trì được tăng trưởng GDP cao như vậy là vì chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, khi mà và hiệu quả đồng vốn đầu tư bỏ thêm vào vẫn còn cho sinh lợi cao (ưu thế của các nước đang phát triển), công nghệ vẫn chưa bị vắt cạn kiệt, và xuất phát điểm thấp. Càng lên cao phấn đấu tăng trưởng cao càng khó, và để duy trì được 7.5% như hiện nay là một nhiệm vụ không đơn giản.
Vậy phải làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian bây giờ, để có thể đưa lên sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ nhà ta đã kêu gọi. Các bạn thử discuss xem. Ý kiến tôi thì chẳng còn cách nào khác là phải nâng tốc độ tăng trưởng lên ngay từ bây giờ, Việt nam phải phấn đấu tăng trưởng cỡ 15% mới gọi là ổn được. Muốn thế thì dành cho các nhà hoạch đinh chiến lược, phải mở cửa, quản lý tốt, ối zồi v.v và v.v chúng ta có bàn cũng chỉ là nói cho vui lúc trà dư tửu hậu thôi, cái đó là một vấn đề lớn và ai mà chẳng muốn thế, nhưng làm thế nào mới khó. Chúng ta chỉ biết chờ và hy vọng vào tương lai có những đột phá mới. Chứ cứ thủ làm một phép tính đơn giản như trên thì thấy sốt ruột quá nhỉ? :D
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
Vậy phải làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian bây giờ, để có thể đưa lên sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ nhà ta đã kêu gọi. Các bạn thử discuss xem. Ý kiến tôi thì chẳng còn cách nào khác là phải nâng tốc độ tăng trưởng lên ngay từ bây giờ, Việt nam phải phấn đấu tăng trưởng cỡ 15% mới gọi là ổn được. Muốn thế thì dành cho các nhà hoạch đinh chiến lược, phải mở cửa, quản lý tốt, ối zồi v.v và v.v chúng ta có bàn cũng chỉ là nói cho vui lúc trà dư tửu hậu thôi, cái đó là một vấn đề lớn và ai mà chẳng muốn thế, nhưng làm thế nào mới khó. Chúng ta chỉ biết chờ và hy vọng vào tương lai có những đột phá mới. Chứ cứ thủ làm một phép tính đơn giản như trên thì thấy sốt ruột quá nhỉ? :D

Ý tưởng hay nhưng chung chung quá, khó thảo lận. ;)
 
Trăn trở như thế này thì trăn trở cả đời anh ơi, mà chẳng phải đến đời chúng ta mới trăn trở, các cụ ngày xưa cũng đã trăn trở chán đời rồi.... em nhớ ngày xưa có lần cô giáo em kêu từ thời Hồ Quý Ly đã ấp ủ bao dự định đổi mới mà chẳng làm được, cụ Lê Lợi còn định sang tận Tây Ban Nha mua súng...lại tiếc...nếu mình làm được thế thì chẳng đến nỗi nghèo như hiện nay...

Thế có bác nào cao tay tính được cho em xem...đến bao giờ 1 thế hệ lãnh đạo mới sẽ lên nắm chính phủ...bao giờ dân tinh đi du học sẽ về nhà xây dựng quê hương đất nước đúng như cụ Hồ dạy...hay la chục năm nữa, bói mỏi mắt toàn thấy 1 thế hệ Việt Kiều mới thôi....:(
 
hịc

Em cũng nhiều lúc ngồi nghĩ linh tinh .. xong rồi hít hà thở ngắn thở dài như bác TMT. Bảo là làm thế nào để có thể tắng trưởng vượt bậc được trong một thời gian ngắn, thì đành rằng phải có chính sách tốt, quản lý khéo, thu hút đầu tư giỏi nọ kia rồi... nhưng trước khi nghĩ đến cái đó theo em là phải làm thế nào để dứt khoát loại bỏ mấy cái tiêu cực của bản thân mình đã. Mình muốn phát triển nhưng chính những cái tham ô tham nhũng hối lộ đầu cơ đấy níu kéo ta chẳng làm sao để ta bứt lên được. Đành rằng người thì ai cũng ham cái lợi trước mắt nhưng mà nếu nhìn Đài Loan, Hàn Quốc hay bây giờ là Trung Quốc đây thôi thì nó cũng đã từng qua cái giai đoạn đó và vượt qua được, để rồi vẫn phát triển. Theo em tại luật nó nghiêm và luật được áp dụng từ ngọn xuống gốc. Chủ tịch tỉnh tham nhũng ư? Bắn bỏ. Có thế dân mới sợ được, có thế luật các bác làm ra mới phát huy tác dụng, cạnh tranh lành mạnh được tiến hành hiệu quả thì mới phát triển được chứ. Các bác thử nghĩ xem bây giờ trên thế giới còn mấy nước mà cho dù anh có kĩ thuật hay tài năng hơn hẳn đến thế nào nhưng vì anh ko chịu "mồi" tôi vài miếng nên anh đứt như ở ta bây giờ ko (kể cả những công trình to tổ chảng như cái sân vận động Sea Games 2003 đang được xây bây giờ cũng thế). Bọn Âu bọn Mĩ vác vốn đến Việt Nam đầu tư sau hai ba năm đều lè lưỡi xách va li hết, còn lại được mấy ông Đài Loan ông Hàn chịu khó ở lại (nhưng vẫn uất ức lắm nên lại thỉnh thoảng lại lôi công nhân VNam ra nện tơi bời), nghĩ sâu nghĩ xa thì cũng có nguyên nhân của nó cả. Bọn Hàn em quen đã rút ra luôn công thức làm ăn ở Vnam là muốn thắng thầu cái gì thì phải đút ít nhất là 3%, chẳng cần biết dự án của anh ưu việt thế nào. Nghe nó nói mà ngựơng cả người. Nhưng biết làm sao được, ko như vậy thì các bác nhà mình ăn lương có đủ sống đâu, nên lại chả biết đổ tội cho ai.

Cho nên bác ạ, em đọc mấy dòng bác viết nên cũng tiện thể thở ra luôn mấy cái em đang nghĩ. Theo em thì từ đầu ta phải triệt tận gốc những thói hư tật xấu của ta đã, rồi từ đó sẽ tạo ra cái nền để có thể phát triển vượt bậc được. Cần thì em nghĩ có bác nào độc tài chút lên làm chủ tịch nước khéo cũng sẽ có ích lớn ít nhất là trong short term.

Không hiểu các bác nghĩ sao...
 
Back
Bên trên