USD/VND - real effective exchange rate

Tống Minh Tuấn
(TuanCominglate)

Điều hành viên
Thưa bà con
Trong Board cũ của chúng ta từng đã có những bài thảo luận khá thú vị. Rất tiếc do tình hình server vừa qua không được ổn định nên việc luận bàn các ý tưởng kinh tế đã bị gián đoạn trong một thời gian. Tôi xin post lại nội dung thảo luận của một số thread hay trong board cũ. Nếu có thể thảo luận tiếp chúng ta sẽ thảo luận tiếp, đặc biệt là đối với các thành viên mới thì việc post lại những thread cũ sẽ vẫn cứ là mới :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyen Hoang Anh viet


Cac ban than men
Cac ban deu biet, ti gia dollar dong ma ta van nghe tren bao dai la nominal exchange rate... to nghi se rat huu ich neu ai da tinh ra duoc real effective USD/VND ... dac biet trong thoi ky ma USD dang giam gia manh so voi cac dong tien tren the gioi cung nhu trong khu vuc, neu real USD/VND giam hay dung o muc trung hoa thi ta co the lam loi tu viec giu tien dong va huong "positive carry" (lai suat tien dong cao hon tien do) ... cac ban tre lam on giup suc... neu cac ban muon biet them ve khai niem va cach tinh real exchange rate vs nominal exchange rate... cac ban co the tham khao website duoi day cua Bank of Japan... to nghi day la mot chu de thu vi cho HAO Nobel... go for it!!!!
 
Anh nghĩ là muốn tìm được real E thì ngoài E nominal cần phải biết thêm chỉ số giá của Vn và US nữa (chỉ số lạm phát). Dựa vào thống kê của VN và US mà tính thôi. Nhưng mà thực ra kinh nghiệm cho thấy có thể chỉ số P của US thì có thể tin được, chứ còn của VN thì cũng tin một phần thôi, vì có thể nó chẳng chính xác lắm (tuy nhiên bay giờ anh cũng chắc biết là bao nhiêu hehe, biết làm giề). Tuy nhiên người nào có kinh nghiệm trong việc đoán giá P thì có thể tương đối đúng (bằng cả lý thuyết cộng với kinh nghiệm là chính).
Thực sự ra là nếu như đồng US có giảm thật thì như anh biết cũng chẳng lợi lắm đâu, nói chung là lợi cũng có mà hại cũng có, tuy nhiên hại nhiều hơn, vì chắc chắn nó cản trở export. Tất nhiên từ phương trình cân bằng dòng vốn capital in, out flow có thể suy ra rằng nếu E giảm thì domestic interest rate i tăng và ngược lại (quan hệ nghịch đảo giữa E và i). Tất nhiên lúc US mất giá thì ta phải tìm cách ôm ít $ hơn rồi. Các ngân hàng cũng thế. Ngân hàng nào mà có tổng tài sản có chứa nhiều $ hơn tài sản nợ thì ắt hẳn nó đã gặp rủi ro về tỉ giá.
 
Nguyen Hoang Anh viet

Cam on anh Tuan, hi`hi`...

Co ai co the vuot qua duoc cai kho khan ve so lieu cua Viet nam ma tinh duoc cai real effective exchange rate thi to phuc lan... day la tai sao no xung dang HAO Nobel.. hihi

... Tuan oi lam on giai thich them ve lien he giua export va i/r duoc ko? theo to money supply co anh huong den i/r chu export thi xa xoi lam... nguoc lai cung it ai tang giam lai xuat de thuc day export... lam on giup....
 
Nguyễn Hoài Phương viết

Em tham gia một tẹo với nhé!


Trích dẫn:
nếu E giảm thì domestic interest rate i tăng và ngược lại (quan hệ nghịch đảo giữa E và i).


Theo em được biết thì quan hệ này chỉ đúng nếu đó là Real Exchange rate. Việc này lại quay trở về bài toán nhức đầu anh (chị) Hoài Anh đã nêu ra: Làm thế nào để tính được real effective Ex rate trong trường hợp chỉ số thống kê của Vn có độ tin cậy rất thấp


Trích dẫn:
... Tuan oi lam on giai thich them ve lien he giua export va i/r duoc ko? theo to money supply co anh huong den i/r chu export thi xa xoi lam... nguoc lai cung it ai tang giam lai xuat de thuc day export... lam on giup....


Tranh thủ anh Tuấn chưa lên mạng, hì hì hì... em nói leo một chút này. ;D

Cả anh Tuấn và anh (chị) HA đều đúng. Money supply và export đều có ảnh hưởng đến i/r. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của export nhỏ hơn rất nhiều. Trường hợp ngược lại, i/r có ảnh hưởng rất lớn đến export.

Lý thuyết mà nói, khi lãi suất trong nước giảm sẽ dẫn đến Real Ex tăng (Intl Fisher Effect) và assume rằng nominal ex cũng sẽ tăng (chỉ số lạm phát giữ nguyên). Điều đó sẽ làm giá thành các mặt hàng xuất khẩu của mình tăng, dẫn đến mức tiêu thụ ở ngoài nước giảm.

Còn phần thực tế nó như thế nào thì để phần các anh chị lớn nhiều kinh nghiệm hơn giải thích.


_________________
Học hành thi cử chán bỏ bu

Đèn sách đêm ngày chửa hết ngu

Tức mình chửi đổng dăm ba chữ

Chửi thằng chấm thi: Bố tiên sư!
 
Nguyễn Hoài Anh viết

Hoai Phuong.. kham phuc kham phuc... anh chi nghi la i/r or monetary policy tap trung giai quyet cac van de "doi noi" nhieu hon nhu lam phat va tang truong... ve "doi ngoai" thi no phat huy tac dung tren capital a/c nhieu hon nhieu so voi current a/c... anh ko phu nhan anh huong cua i/r den export... nhung no qua gian tiep va anh huong phu (vi du nhu lam phat) la ko the luong het duoc... boi the nhung nguoi lam chinh sach it khi su dung i/r nhu mot cong cu de kich thich xuat khau... va boi vay rat it khi minh nghe thay quan he i/r - export tren thuc te... hihi ... nhung thoi ko noi chuyen ly thuyet nua... anh chi muon mo cai chu de nay ra de moi nguoi cung nhau tim ra real effective exchange rate chu ko muon ban chuyen ly thuyet... hihihi... em thu mot cai xem sao...
 
Nguyễn Hoài Phương viết


Hi anh HA,

Quay lại chủ đề "cùng nhau tìm real exchange rate" nhé!

Em vừa tranh thủ đọc qua trang web của BoJ anh post. Khá tuyệt! Từ trước đến nay em vẫn biết về methology này nhưng chưa tìm hiểu kỹ. Bây giờ mới có dipj. Hì hì... cảm ơn anh HA nhé!

Thực ra, website đó nói về cách tìm tỷ giá thực tế của 1 quốc gia bằng cách lấy số bình quân gia quyền của tỷ giá của tiền tệ quốc gia đó (trong trường hợp này là Jap Yen) với một số các tiền tệ của các nước bạn hàng quan trọng nhất (US, Taiwan, EU, etc.), chứ ko phải cách tính real ex rate vs nominal ex rate

Muốn tìm real ex rate từ nominal ex rate thì như anh Tuấn đã nói ở trên rồi, mình chỉ việc trừ chỉ số lạm phát đi thôi. Trong trường hợp anh chỉ cần tính real ex rate giữa 2 tiền tệ VND và USD thì công việc sẽ còn đơn giản hơn. Tìm nominal ex rate và tỉ số lạm phát của 2 quốc gia này rồi chạy regression vèo phát là ra. Vấn đề ko phải "Làm thế nào để tìm" nữa, mà sẽ là "làm thế nào để có số liệu đáng tin cậy"

Còn nếu anh muốn tìm tỷ giá thực tế nói chung của VN trên thị trường quốc tế (ko chỉ riêng đối với US) thì sẽ dùng methology trong website của anh, phức tạp hơn một chút. Nhưng để áp dụng cho VN thì theo em là sẽ khá vất vả đấy. 2 lý do cơ bản nhé:

1. Thiếu số liệu: Major trading partners của mình chủ yếu là các nước ASEAN. Trong đó có một số nước thuộc loại tiền tệ "yếu" hì hì hì... Malaysia, Thailand... Ý em chỉ muốn nói là học sinh sinh viên như mình sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm tỷ giá hối đoái giữa VND và tiền tệ các nước này, vì các public info khó có thể cover hết được. Tuy nhiên, nếu anh quen ai trong Bộ thương mại hoặc đủ khả năng trả tiền cho private info thì tuyệt rồi. ;D

2. Số liệu ko chính xác: Dù trong tay anh có số liệu trong nữa, độ chính xác hoàn toàn ko được đảm bảo. Như lần em tìm số liệu đầu tư nước ngoài từ Sing vào VN thì Bộ kế hoạch và đầu tư cho em một con số hơn gấp 3 lần con số của UNCTAD. Choáng! :

Trong một mô hình phức tạp như thế này, càng nhiều unreliable inputs thì kết quả càng xa rời thực tế. Một ngôi nhà mà móng lung lay thì chắc ko vững được, anh HA đồng ý ko?

Nói thế thôi, đề tài này khá hay đấy chứ. Nhưng theo em thì nên mở rộng: Tìm tỷ giá thực tế nói chung của VN, thay vì chỉ hạn hẹp trong khuôn khổ 2 tiền tệ VND và USD. Đây có lẽ sẽ là một đề tài nghiên cứu (hì hì hì... nghe lại lý thuyết quá anh nhỉ?) nhiều thử thách. Ko có chiến thắng nào vắng bóng chông gai cơ mà.

Nếu anh vẫn còn đầy đủ nhiệt huyết thì làm một cái joint-project với chủ đề này đi. Em sẽ đăng ký một chân giúp anh đấy. Nếu được HAO Nobel thì anh chỉ cần nhớ phát biểu một câu tuyên dương em là được rồi
_________________
Học hành thi cử chán bỏ bu

Đèn sách đêm ngày chửa hết ngu

Tức mình chửi đổng dăm ba chữ

Chửi thằng chấm thi: Bố tiên sư!
 
Back
Bên trên