Uống rượu mừng năm mới

Mai Thanh Hà
(mtha)

Administrator
Nhân viên
reserved cho năm mới :D





mời bạn hữu , ghé vào tệ xá
nâng chén rượu nồng, (đỡ rét ngày xuân)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bình rượu quý, rót đầy ly mới
Khách vãng lai, xin hãy dừng chân
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nửa đời chưa một lần say
Bạo gan nhấp cả li này chiều anh
:D :p
 
ngay xuan phoi phoi sac hong
nang chen ruou nong anh van vui tuoi
du` doi lanh, ruou nong van am
vui huong xuan, anh uong ca.n ti`nh em


(trích từ một đoạn chitchat với một em áo hồng)
 
Một ly nào đã được say
Ba ly anh chúc cuộc đời thêm vui
Ngày xuân rượu đã đầy vơi
Hương gió lạnh, ... ta ấm lòng

:D mời em!
 
Đố ai kiếm được người tri kỷ
Thiếu sắc xuân hồng ly rượu say
Thế sự nhân tình vẫn quay quay
Ta vẫn uống mặc cho đời biến đổi
 
Ba li đã thấy là nhiều
Rượu nồng nhấp trọn thương yêu cuộc đời
Nhìn vào thấy chén chưa vơi
Nâng lên cung kính dâng mời thế nhân
 
Thế nhân tựu, thế nhân ly
Ly rượu hết, tiễn người rời tệ xá
Hẹn gặp lại tuần rượu sau :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
[YIM]BacHa: Thuy Mien Thuy Mien,

Ly rượu nồng, nàng uống với ta
[TM đáp]
Thỏa nỗi chờ mong, mấy xuân qua
Một ly, hai ly, nào cùng nốc
Say quá, men tình thật thiết tha :D

Bác Hà, bác Hà

Xuân mới vừa sang, rượu kề môi
Mồi nhậu ê hề, đánh chén thôi
Xuân mang thương nhớ qua bên nớ
Say cả mùa xuân, say em rồi :D
 
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng...
Chén rượu tha hương giờ đắng lắm
...trăm hờn, nghìn giận một mùa đông...
 
Thụy Miên đã viết:
Say cả mùa xuân, say em rồi :D
Chén rượu nồng, người đẹp má hây hây
Mắt lúng liếng, câu thơ xuân vưa cất
Thi vị tràn đầy, cùng ... măng lẩu hành tây
Bên này bên nớ, cùng cạn tình xuân tửu :D

PS. em say nhớ gọi phu quân chở về nhé :D


Nguyễn Thu Hiền đã viết:
...trăm hờn, nghìn giận một mùa đông...
Hờn giận chi em, hỡi kẻ tha hương
Nâng chén rượu, rót vào dĩ vãng
Rượu đắng rượu nồng, vẫn là xuân mới
Rượu thề rượu hẹn, rượu vui xanh ...

Chúc vui !
 
anh Hà dạo này cao hứng làm thơ wa :D
 
Nguyễn Cẩm Vân đã viết:
anh Hà dạo này cao hứng làm thơ wa :D
Một vầng nhật nguyệt một Cẩm Vân
Một chén xuân nồng muôn thời khắc
Cảm hứng làm thơ, vị chi thơ

... hẹn gặp em trưa nay
 
Uống rượu kiểu Việt Nam
Lý Khắc Cung

Người sành rượu, trước hết cầm lấy chai rượu, ngắm nghía một lát, như say đắm, như vuốt ve chai rượu, trân trọng mà âu yếm nồng nàn như cái kiểu giải y một cô gái. Anh ta lại đặt chai rượu xuống. Tay nắm chặt chiếc chén trong tay, ướm ướm. Chén rượu không có tai. Có thể là chiếc chén Bát Tràng, chén ở lò ông Thiếu hoặc chén cổ có men sáng, dưới đáy có chữ " Nội phủ ". Quanh chén có vẽ chút thủy mặc và hai câu thơ :

Vị thủy đầu can nhật,
Kỳ sơn nhập mộng thần.

Anh ta rút nút chai bằng lá khô ra, ngửi ngửi rồi rót rượu ra chén. Thế là rượu hiện ra, dịu dàng, nõn nà, trong suốt. Có thể là độc ẩm ( uống một mình ) hoặc là đa ẩm ( uống với nhiều người ). Trong mấy người uống rượu với nhau, người ít tưổi hơn phải giữ ý. Khi nâng chén, không để chén của mình cao hơn chén của người nhiều tuổi.

Tay nâng chén rượu, người ta tớp một hớp thật nhỏ, khẽ chép miệng rồi mới uống tớp đầu tiên, tớp thứ hai... Người ta thấy tinh thần phấn khởi. Nỗi mệt nhọc được giảm đi. Tâm hồn nhẹ tênh. Người ta quên đi mọi bi kịch, mọi sự vụn vặt trong cuộc sống. Tự biến mình từ nô lệ của cuộc sống vật chất sang tự do. Người ta chuyển thực tế vào mộng một cách dễ dàng và êm ả.

Khi uống với bạn bè, người ta cùng uống, cùng say để tỏ tình thật với nhau, uống cho sự giao ước, hứa hẹn được bền vững. Con quỉ tinh nghịch trong rượu sẽ đưa người uống rượu trở về những ngày vàng son. Họ trở nên dịu dàng, chan hòa, vui tươi.

Người sành rượu phải tri kỳ vị ( biết vị của rượu ); tri kỳ hương ( biết hương thơm của rượu ); tri kỳ ảo ( biết sự huyền ảo ); tri kỳ linh ( biết cái linh hồn của rượu )...

Người ta uống nếm; uống thưởng thức, uống lấy say. Uống kiểu chén thù chén tạc là uống hai người : chủ và khách. Bên chủ là bên " tạc " có nghĩa là chúc mừng. Bên khách là bên " thù " có nghĩa là uống đáp lại.

Người ta uống đứng, uống ngồi, vừa đi vừa uống... Người đàn ông lý tưởng một thời xưa kia phải là người tài hoa phải biết cầm (đàn hát ), kỳ ( đánh cờ ); thi (làm thơ ); họa ( vẽ )... Nhưng lại phải biết cả tửu ( uống rượu ) mới là trọn vẹn. Tửu cũng chiếm một địa vị quan trọng.

Những người cầu kỳ hoặc tao nhân mặc khách khi uống rượu yêu cầu phải có một không khí phù hợp, người uống với mình phải " ngon ", rượu phải ngon, thức nhắm phải ngon...

Người giàu có uống loại rượu đắt tiền hơn và có kẻ hầu người hạ làm các món nhắm. Người có chữ nghĩa, vừa uống rượu vừa làm thơ làm phú, đọc cho nhau nghe những áng văn hay. Có khi họ vừa uống vừa thưởng thức giọng hát ca trù của các đào nương. Họ đưa sáng tác của họ ra để các đào nương trình bày. Người nghèo thì uống " suông ". Cũng có khi thức nhắm là quả sung, quả ớt, quả ổi hoặc quả nhót cũng xong. Gọi là rượu nhạt, rượu suông.

Trong những bữa rượu, người ta xếp những người ngang tuổi ngồi với nhau, những người có chức sắc ngồi với nhau hoặc bình dân ngồi với nhau. Nhưng khi uống rượu kiểu " chén chú chén anh " thì thật thoải mái, bình đẳng. Chẳng phải giữ kẽ gì tha hồ mà mồm nhai, tai nghe... Đó là thú dân dã và đặc biệt.

Cũng có nhiều kiểu say : say khướt, say khướt cò bợ, say tít cung mây, say túy lúy càn khôn, say mềm, say mê mẩn đời, say ngà ngà, say không biết trời đất là gì... Lẽ dĩ nhiên cũng thường có chuyện : " rượu vào lời ra " hoặc quá chén mà xảy ra những điều đáng tiếc.

Ở thời xa xưa, những người dân ở vùng cao đều uống rượu cần. Mọi người uống tập thể từ một vò rượu. Nhưng rồi một số di dân xuống đồng bằng, họ sống trong môi trường mới, không uống rượu cần nữa. Họ đã quên kiểu uống rượu này đi. Nhưng những người anh em của họ ở lại miền cao vẫn còn giữ được cái nếp uống rượu cần. Tính cộng đồng của việc uống rượu cần rất cao. Họ cùng vui với nhau bên chén rượu cần, sống cùng nhau và chết cùng nhau.
 
Nam hồ thu thuỷ cảnh vô yên
Nại khả thừa lưu trực há thiên
Thả tựu Động Đình xa nguyệt sắc
Tương thuyền mãi tửu Bạch Vân Biên

Lý Trích Tiên
 
Uống rượu giao thừa

Uống rượu giao thừa, không người đối ẩm
Một mình ! cứ thế ! … Buồn tênh!...
Nhâm nhi hết chén rồi lại rót
Dốc cạn chai xong uống bóng mình.

Phương Thảo
 
"Đời tựa chiêm bao giấc tỉnh say,
Uống nước hồ ao tưởng rượu đầy,
Uống luôn nàng nguyệt đang soi bóng,
Uống cả vầng trăng, uống cả mây...

Ta uống rượu ngon bên gốc cây,
Phú quí không như chén rượu đầy,
Rượu ngon ta với ta cùng uống,
Màng chi nhân sự giấc tỉnh say..."

(st - Diễn đàn VN)
 
...
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ, đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa
Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
...

(Nguyễn Khuyến)
 
123 YOOOOOOOOOO!
321 YOOOOOOOOOO!
:p em ko bit làm thơ..chỉ phụ họa thôi :p
 
Người sành rượu phải tri kỳ vị ( biết vị của rượu ); tri kỳ hương ( biết hương thơm của rượu ); tri kỳ ảo ( biết sự huyền ảo ); tri kỳ linh ( biết cái linh hồn của rượu )... <Lý Khắc Cung>

Thời Phong Kiến, trong thâm tâm nhiều thi sĩ, rượu đã là sinh thú cuộc đời. Là niềm hoan lạc. Là lý do đáng sống, cũng tức là cái kỷ niệm còn sót lại của một linh hồn sau quãng đời trầm luân khổ ải.

" Sống ở dương gian đánh chén phè
Thác về âm phủ cặp kè kè
Diêm vương phán hỏi mang gì đấy
- Be!"
( Phạm Thái)

Bước sang thời hiện đại,với Tản Đà, rượu là bè bạn, là môn sinh. Về điểm này trong số các thi sĩ VN, Tản Đà có lẽ gần với Lý Bạch hơn cả. Những bài thơ sảng khoái ca tụng rượu dưới ngòi bút Tản Đà đánh dấu thời kỳ người ta không còn cảm thấy tội lỗi khi hưởng thụ. Có điều thú vị là tự mình uống đã đành, Tản Đà còn muốn mọi người cùng uống:

"Yêu cầu cho khắp mọi nhà
Rượu ty bãi hết, rượu ta cất tràn
Tránh cho dân nỗi lầm than
Bã chôn, men giấu, nhà đoan phạt bừa
Tha hồ rượu sớm, trà trưa
Nghiêng chai dốc chén say sưa tối ngày".

Với Lưu Trọng Lư, rượu tượng trưng cho cuộc sống phóng túng của một lãng tử:

" Mời anh ta cạn hết chén này
Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn
...
Để lòng với rượu cùng say
....
Giờ này còn của đôi ta
Giang hồ rượu ấy còn pha lệ người."

Trần Huyền Trân làm thơ không nhiều nhưng nhân dịp gặp Tản Đà và Lê Văn Trương, thơ về rượu như bao nhiêu cũng không đủ:

" Cụ hâm rượu nữa đi thôi
Be này chừng sắp cạn rồi còn đâu
Rồi lên ta uống với nhau
Rót đau lòng ấy vào đau lòng này"

Khi sảng khoái khi nao nức không cần đến rượu, bởi biết lúc nào uống cũng kịp còn uống với nhau vào những dịp khác:

" Thôi đợi mùa nao trái chín lành
Tóc này về rúc với râu anh
Bấy giờ hắt toẹt ba chung rượu
Cười kể tâm tình chuyện tóc xanh".

Tóm lại, với Trần Huyền Trân, rượu là kỷ niệm tình nghĩa bạn bè, là chất men nồng mang lại chút ấm áp trong cuộc đời lạnh giá. Với Thâm Tâm, thì còn hơn thế, con người càng uống càng tỉnh này nhìn cuộc đời cái gì cũng liên quan đến rượu. Với ông, rượu trở nên một thứ ngôn ngữ thường trực. Ông nhìn mưa bay bằng con mắt ấy:

" Ngoài phố mưa bay xuân bốc rượu"

Nhìn cả cuộc đời bằng con mắt ấy:

" Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say"
Hầu như trong toàn bộ thơ Thâm Tâm là tinh hoa chắt ra từ " Cái sống ngang tàng quen bốc hơi men". Thơ viết bằng rượu. Rượu làm nên thơ. Còn vinh dự nào hơn?
 
Back
Bên trên