Bùi Nguyên Trung
(NGUYỄN SƠN)
New Member
Điều gì đang xảy ra
ở báo Tuổi Trẻ ?
Hải Vân
Nếu cầm trong tay Tuổi Trẻ hàng ngày hay xem Tuổi Trẻ online thì dường như không có gì đặc biệt xảy ra ở báo Tuổi Trẻ cả.
Song, từ ngày 14.8, nhiều diễn đàn và blog trên mạng xôn xao, náo động về thông tin chưa được công khai hóa, theo đó hai phó tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ - Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh - đã mất chức, và thay thế họ là hai cán bộ trẻ của Thành đoàn (Đoàn thanh niên cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh) chưa có kinh nghiệm làm báo [1]. Một số tin đầu tiên, thu thập và phối kiểm từ nhiều nguồn, cho phép nêu ra vài nhận xét, hay chí ít những giả thuyết, như sau.
1. Điều đang xảy ra ở báo Tuổi Trẻ không phải là một sự thay đổi nhân sự bình thường do Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh đã đến tuổi về hưu - lý do chính thức được đưa ra trong nội bộ. Nó cũng không phải là một biện pháp kỷ luật nhắm vào cá nhân nhà báo Huỳnh Sơn Phước - trụ cột lâu năm của tờ báo -, giống như vụ Kim Hạnh hay vụ Lê Văn Nuôi, hai tổng biên tập Tuổi TrẻTuổi Trẻ trở thành một nhật báo có tầm quốc gia, tiếng nói có uy tín đối với công luận cả nước. Đã nhiều lần, các người cầm trịch tư tưởng trong Đảng cộng sản Việt Nam tìm cách uốn nắn, đưa nó trở vào khuôn phép của báo đoàn thể địa phương, và cũng không phải lần đầu tiên cơ quan chủ quản chính thức của nó (Thành đoàn) cử người đến để nắm lại bộ biên tập. Cho đến nay, có thể nói là tập thể Tuổi Trẻ đã kháng cự lại được, tuy nó phải trở nên khá thận trọng và chấp nhận nhiều nhân nhượng trong những năm về sau này. trước đây đã bị mất chức và đẩy ra ngoài ngành báo chí. Việc Thành đoàn áp đặt « hai cậu non choẹt nhưng biết nghe lời » vào chỗ của Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh (hai người trách nhiệm nội dung của báo) được xem như là một biện pháp trấn áp nhắm vào tập thể Tuổi Trẻ, một cơ quan ngôn luận có quá trình lịch sử 31 năm : từ chỗ là tiếng nói của một đoàn thể thanh niên ở một địa phương,
Cho dù toàn bộ báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đều thuộc về các tổ chức của đảng, giai đoạn tiền đại hội X đã chứng kiến ban lãnh đạo đảng bị bất ngờ, lúng túng trước thái độ mạnh mẽ của nhiều tờ báo trong hoạt động chống tham nhũng và làm diễn đàn cho xã hội dân sự. Sau đại hội, một số tờ báo bị đóng cửa hay phạt tiền, một số nhà báo bị rút thẻ hành nghề, thuyên chuyển công tác hay bị công an thẩm tra (đặc biệt trong vụ tiền polymer và vụ Bùi Tiến Dũng – PMU18). Chính sách của ban lãnh đạo đảng đối với làng báo còn thể hiện qua những phát biểu thô bạo đến mức buồn cười của bộ trưởng thông tin và truyền thông Lê Doãn Hợp [2]. Vừa qua, nói về tương quan giữa « người quản lý » (bộ thông tin-truyền thông, các cơ quan chủ quản báo) và « người thực hiện » (nhà báo, các ban biên tập báo), ông Hợp đặt vấn đề : « Làm sao để trình độ người quản lý phải ngang và cao hơn người thực hiện ». Áp dụng đối với báo Tuổi Trẻ, lô gích của chuẩn mực này là : làm sao để trình độ nhà báo không được vượt qua và phải thấp hơn người quản lý ! Đó chính là ý nghĩa của kế hoạch đang được tiến hành ở báo Tuổi Trẻ mà ‘Cô gái Đồ Long’ gọi ví von là đưa « Tí Trẻ 31 tuổi đi nhà trẻ » [3].
2. Trong những cái gọi là « tội » gần đây của tờ báo, dư luận đặc biệt quan tâm đến các bài viết về Vincom, công ty tư nhân Việt Nam đang phất lên trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản (sau đề án xây dựng tháp đôi Vincom City Towers ở Hà Nội). Qua những bài điều tra, Tuổi Trẻ đưa ra ánh sáng không ít điều bất bình thường trong nhiều đề án đầu tư mà chính quyền đã cấp phép cho Vincom : đề án xây dựng khu du lịch Vinpearl Hòn Tre với hệ thống cáp treo « dài nhất thế giới », nhưng lại không đủ chiều cao, gây khó khăn cho tàu du lịch cỡ lớn khi ra vào cảng Nha Trang ; đề án cải tạo công viên Thống Nhất ở Hà Nội thành trung tâm vui chơi giải trí « theo kiểu Disneyland », ngang nhiên cắt mất một lá phổi của thủ đô vốn đã ít diện tích cây xanh ; và mới đây, chính quyền đã trao cho Vincom làm chủ đầu tư của khu « đất vàng » Eden ở Sài Gòn (tứ giác Đồng Khởi-Lê Lợi-Nguyễn Huệ-Lê Thánh Tôn) trong những điều kiện kêu gọi đề án thiếu công khai và thực lực tài chính của công ty được chọn không rõ ràng (số vốn đầu tư ở đây gấp 10 lần đề án tháp đôi Hà Nội) [4]. Trong khi Vincom tìm mọi cách đánh bóng tên tuổi của mình để huy động vốn, và trước mắt đưa công ty lên sàn thị trường chứng khoán TPHCM, các bài báo đã có ảnh hưởng nhất định lên giá cổ phiếu Vincom.
Được biết rằng công ty mẹ của Vincom là tập đoàn Technocom của doanh nhân Việt Nam trẻ lập nghiệp thành công ở Ukraina, đứng đầu là ông Phạm Nhật Vượng - được tiếng là một trong những đại gia giàu nhất Việt Nam [5]. Không rõ chiến lược phát triển của Vincom có nhắm vào việc hình thành một tập đoàn mêdia hay không, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy công ty đang tung tiền mua chuộc làng báo để khóa miệng nó. Trong những điều kiện đó, đối với một tờ báo như Tuổi Trẻ, không chỉ có áp lực của chính quyền, còn có sức ép của thế lực kinh tế tư nhân. Mà cuộc đương đầu với thế lực này không chắc gì sẽ dễ dàng hơn. Huống hồ khi nó câu kết với một bộ phận trong chính quyền [6].
Hải Vân
Source: http://www.diendan.org/viet-nam/uon-nan-bao-tuoi-tre/
Chú thích :
[1] Cô gái Đồ Long
Gia Cát Lượng
Trái tim Viêt Nam
[2] Xem Hoàng Hưng, Mười chữ vàng và những dòng chữ đen cho báo chí,
[3] Xem Tú Sụn, Ngọn gió blog
[4] Xem trên Tuổi Trẻ online : đề án Vinpearl (các ngày 21 và 25.3 ; 26.4 ; 29.5.07) ; đề án công viên Thống Nhất (các ngày 11, 15, 18.8.07) – thực ra, Tuổi Trẻ tỏ ra khá “thận trọng” trong vụ này so với đồng nghiệp VietnamNet (mà Zidol đã giới thiệu vài bài trong mục Thấy trên mạng) ; đề án Thành phố Hồ Chí Minh (các ngày 27 đến 29.6.07)
[5] Xem Vietstock
[6] Năm 2005, Tuổi Trẻ đã từng « nếm mùi » với loạt bài điều tra của nhà báo Lan Anh về công ty dược phẩm Zuellig Pharma đang lũng đoạn thị trường thuốc tây nhập khẩu : thái độ của chính quyền là bao che cho công ty nước ngoài và truy tố người viết báo. Trước sự phản đổi của công luận, chính quyền phải rút lại quyết định, nhưng buộc tờ báo phải kỷ luật phóng viên của mình.
ở báo Tuổi Trẻ ?
Hải Vân
Nếu cầm trong tay Tuổi Trẻ hàng ngày hay xem Tuổi Trẻ online thì dường như không có gì đặc biệt xảy ra ở báo Tuổi Trẻ cả.
Song, từ ngày 14.8, nhiều diễn đàn và blog trên mạng xôn xao, náo động về thông tin chưa được công khai hóa, theo đó hai phó tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ - Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh - đã mất chức, và thay thế họ là hai cán bộ trẻ của Thành đoàn (Đoàn thanh niên cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh) chưa có kinh nghiệm làm báo [1]. Một số tin đầu tiên, thu thập và phối kiểm từ nhiều nguồn, cho phép nêu ra vài nhận xét, hay chí ít những giả thuyết, như sau.
1. Điều đang xảy ra ở báo Tuổi Trẻ không phải là một sự thay đổi nhân sự bình thường do Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh đã đến tuổi về hưu - lý do chính thức được đưa ra trong nội bộ. Nó cũng không phải là một biện pháp kỷ luật nhắm vào cá nhân nhà báo Huỳnh Sơn Phước - trụ cột lâu năm của tờ báo -, giống như vụ Kim Hạnh hay vụ Lê Văn Nuôi, hai tổng biên tập Tuổi TrẻTuổi Trẻ trở thành một nhật báo có tầm quốc gia, tiếng nói có uy tín đối với công luận cả nước. Đã nhiều lần, các người cầm trịch tư tưởng trong Đảng cộng sản Việt Nam tìm cách uốn nắn, đưa nó trở vào khuôn phép của báo đoàn thể địa phương, và cũng không phải lần đầu tiên cơ quan chủ quản chính thức của nó (Thành đoàn) cử người đến để nắm lại bộ biên tập. Cho đến nay, có thể nói là tập thể Tuổi Trẻ đã kháng cự lại được, tuy nó phải trở nên khá thận trọng và chấp nhận nhiều nhân nhượng trong những năm về sau này. trước đây đã bị mất chức và đẩy ra ngoài ngành báo chí. Việc Thành đoàn áp đặt « hai cậu non choẹt nhưng biết nghe lời » vào chỗ của Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh (hai người trách nhiệm nội dung của báo) được xem như là một biện pháp trấn áp nhắm vào tập thể Tuổi Trẻ, một cơ quan ngôn luận có quá trình lịch sử 31 năm : từ chỗ là tiếng nói của một đoàn thể thanh niên ở một địa phương,
Cho dù toàn bộ báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đều thuộc về các tổ chức của đảng, giai đoạn tiền đại hội X đã chứng kiến ban lãnh đạo đảng bị bất ngờ, lúng túng trước thái độ mạnh mẽ của nhiều tờ báo trong hoạt động chống tham nhũng và làm diễn đàn cho xã hội dân sự. Sau đại hội, một số tờ báo bị đóng cửa hay phạt tiền, một số nhà báo bị rút thẻ hành nghề, thuyên chuyển công tác hay bị công an thẩm tra (đặc biệt trong vụ tiền polymer và vụ Bùi Tiến Dũng – PMU18). Chính sách của ban lãnh đạo đảng đối với làng báo còn thể hiện qua những phát biểu thô bạo đến mức buồn cười của bộ trưởng thông tin và truyền thông Lê Doãn Hợp [2]. Vừa qua, nói về tương quan giữa « người quản lý » (bộ thông tin-truyền thông, các cơ quan chủ quản báo) và « người thực hiện » (nhà báo, các ban biên tập báo), ông Hợp đặt vấn đề : « Làm sao để trình độ người quản lý phải ngang và cao hơn người thực hiện ». Áp dụng đối với báo Tuổi Trẻ, lô gích của chuẩn mực này là : làm sao để trình độ nhà báo không được vượt qua và phải thấp hơn người quản lý ! Đó chính là ý nghĩa của kế hoạch đang được tiến hành ở báo Tuổi Trẻ mà ‘Cô gái Đồ Long’ gọi ví von là đưa « Tí Trẻ 31 tuổi đi nhà trẻ » [3].
2. Trong những cái gọi là « tội » gần đây của tờ báo, dư luận đặc biệt quan tâm đến các bài viết về Vincom, công ty tư nhân Việt Nam đang phất lên trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản (sau đề án xây dựng tháp đôi Vincom City Towers ở Hà Nội). Qua những bài điều tra, Tuổi Trẻ đưa ra ánh sáng không ít điều bất bình thường trong nhiều đề án đầu tư mà chính quyền đã cấp phép cho Vincom : đề án xây dựng khu du lịch Vinpearl Hòn Tre với hệ thống cáp treo « dài nhất thế giới », nhưng lại không đủ chiều cao, gây khó khăn cho tàu du lịch cỡ lớn khi ra vào cảng Nha Trang ; đề án cải tạo công viên Thống Nhất ở Hà Nội thành trung tâm vui chơi giải trí « theo kiểu Disneyland », ngang nhiên cắt mất một lá phổi của thủ đô vốn đã ít diện tích cây xanh ; và mới đây, chính quyền đã trao cho Vincom làm chủ đầu tư của khu « đất vàng » Eden ở Sài Gòn (tứ giác Đồng Khởi-Lê Lợi-Nguyễn Huệ-Lê Thánh Tôn) trong những điều kiện kêu gọi đề án thiếu công khai và thực lực tài chính của công ty được chọn không rõ ràng (số vốn đầu tư ở đây gấp 10 lần đề án tháp đôi Hà Nội) [4]. Trong khi Vincom tìm mọi cách đánh bóng tên tuổi của mình để huy động vốn, và trước mắt đưa công ty lên sàn thị trường chứng khoán TPHCM, các bài báo đã có ảnh hưởng nhất định lên giá cổ phiếu Vincom.
Được biết rằng công ty mẹ của Vincom là tập đoàn Technocom của doanh nhân Việt Nam trẻ lập nghiệp thành công ở Ukraina, đứng đầu là ông Phạm Nhật Vượng - được tiếng là một trong những đại gia giàu nhất Việt Nam [5]. Không rõ chiến lược phát triển của Vincom có nhắm vào việc hình thành một tập đoàn mêdia hay không, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy công ty đang tung tiền mua chuộc làng báo để khóa miệng nó. Trong những điều kiện đó, đối với một tờ báo như Tuổi Trẻ, không chỉ có áp lực của chính quyền, còn có sức ép của thế lực kinh tế tư nhân. Mà cuộc đương đầu với thế lực này không chắc gì sẽ dễ dàng hơn. Huống hồ khi nó câu kết với một bộ phận trong chính quyền [6].
Hải Vân
Source: http://www.diendan.org/viet-nam/uon-nan-bao-tuoi-tre/
Chú thích :
[1] Cô gái Đồ Long
Gia Cát Lượng
Trái tim Viêt Nam
[2] Xem Hoàng Hưng, Mười chữ vàng và những dòng chữ đen cho báo chí,
[3] Xem Tú Sụn, Ngọn gió blog
[4] Xem trên Tuổi Trẻ online : đề án Vinpearl (các ngày 21 và 25.3 ; 26.4 ; 29.5.07) ; đề án công viên Thống Nhất (các ngày 11, 15, 18.8.07) – thực ra, Tuổi Trẻ tỏ ra khá “thận trọng” trong vụ này so với đồng nghiệp VietnamNet (mà Zidol đã giới thiệu vài bài trong mục Thấy trên mạng) ; đề án Thành phố Hồ Chí Minh (các ngày 27 đến 29.6.07)
[5] Xem Vietstock
[6] Năm 2005, Tuổi Trẻ đã từng « nếm mùi » với loạt bài điều tra của nhà báo Lan Anh về công ty dược phẩm Zuellig Pharma đang lũng đoạn thị trường thuốc tây nhập khẩu : thái độ của chính quyền là bao che cho công ty nước ngoài và truy tố người viết báo. Trước sự phản đổi của công luận, chính quyền phải rút lại quyết định, nhưng buộc tờ báo phải kỷ luật phóng viên của mình.
Chỉnh sửa lần cuối: