Đỗ Việt
(doviet)
Thành viên danh dự
Nói đến “Lăng ba vi bộ” là mọi người nhớ ngay đến anh chàng si tình Đoàn Dự, công tử nước Đại lý trong “Lục Mạch thần kiếm” và “Thiên Long bát bộ” của Kim Dung.. Lăng ba vi bộ là thuật khinh công có một không hai trên đời tưởng như chỉ là một sản phẩm trong trí tưởng tượng của Kim Dung nhưng thật sự đó chỉ là một sự cách điệu hoá một môn “Lăng ba vi bộ” từ thời xa xưa của Trung Hoa.
Lăng ba vi bộ là thuật khinh công chạy “lăng quăng” theo hình Ziczac để vừa né tránh mọi ám khí lại vừa đạt độ nhanh khó ai đuổi kịp.Thông thường trong khinh công người ta quan niệm khinh công là thuật vi hành bằng chân đạt tốc độ nhanh như gió, người lướt nhẹ trên mặt đất thậm chí chạy hẳn qua mặt nước nhưng chủ yếu là chạy thẳng, càng thẳng thì càng nhanh. Trong chưởng Kim Dung, Đoàn Dự võ công “i tờ” nhờ có Lăng Ba vi bộ mà khinh công không những ngang bằng mà thậm chí còn hơn cả Kiều Phong như vậy trong Lăng ba vi bộ thì chính cái đầu đã điều khiển đôi chân, khiến cho thấn thể nhẹ tợ chiếc lá và cũng chính do trí lực mà Đoàn Dự đã điều khiển chân mình đảo qua đảo lại, lượn qua tả, sàng sang hữu như con cù quay theo một sức ly tâm càng lúc càng mạnh càng nhanh.
Nguồn gốc của Lăng ba vi bộ theo lịch sử có thể là do Nặc Sơn, một người Mãn Thanh. Nặc Sơn và Mộc Chân yêu nhau nhưng họ lại là con của hai tộc trưởng hai bộ tộc thù địch. sau những cuộc tranh chấp giữa hai bộ tộc Nặc Sơn đã cùng người yêu là Mộc Chân sống ẩn dật dưới một đáy vực. Một hôm ngồi dưới đáy vực tình cờ nhìn lên vách đá họ thấy những con rắn rất lạ chúng thoăn thoắt trườn ngược theo vách đá dựng đứng để đuổi theo những con chim Yến đang làm tổ. Thân rắn trơn, không bám víu vào đâu vậy mà chúng chẳng hề rơi xuống. Nặc Sơn khám phá ra nguyên lý di chuyển của con rắn bằng cách chuyển hướng đi liên tục như con cù quay để tạo ra lực ly tâm và chính nhờ thế chúng luôn bám sát vào vách đá vừa có thể đi nhanh như chim bay. Đây là khởi đầu cho một tuyệt kỹ mà sau này giới võ lâm gọi là Lăng ba vi bộ!
(Góp nhặt)
Lăng ba vi bộ là thuật khinh công chạy “lăng quăng” theo hình Ziczac để vừa né tránh mọi ám khí lại vừa đạt độ nhanh khó ai đuổi kịp.Thông thường trong khinh công người ta quan niệm khinh công là thuật vi hành bằng chân đạt tốc độ nhanh như gió, người lướt nhẹ trên mặt đất thậm chí chạy hẳn qua mặt nước nhưng chủ yếu là chạy thẳng, càng thẳng thì càng nhanh. Trong chưởng Kim Dung, Đoàn Dự võ công “i tờ” nhờ có Lăng Ba vi bộ mà khinh công không những ngang bằng mà thậm chí còn hơn cả Kiều Phong như vậy trong Lăng ba vi bộ thì chính cái đầu đã điều khiển đôi chân, khiến cho thấn thể nhẹ tợ chiếc lá và cũng chính do trí lực mà Đoàn Dự đã điều khiển chân mình đảo qua đảo lại, lượn qua tả, sàng sang hữu như con cù quay theo một sức ly tâm càng lúc càng mạnh càng nhanh.
Nguồn gốc của Lăng ba vi bộ theo lịch sử có thể là do Nặc Sơn, một người Mãn Thanh. Nặc Sơn và Mộc Chân yêu nhau nhưng họ lại là con của hai tộc trưởng hai bộ tộc thù địch. sau những cuộc tranh chấp giữa hai bộ tộc Nặc Sơn đã cùng người yêu là Mộc Chân sống ẩn dật dưới một đáy vực. Một hôm ngồi dưới đáy vực tình cờ nhìn lên vách đá họ thấy những con rắn rất lạ chúng thoăn thoắt trườn ngược theo vách đá dựng đứng để đuổi theo những con chim Yến đang làm tổ. Thân rắn trơn, không bám víu vào đâu vậy mà chúng chẳng hề rơi xuống. Nặc Sơn khám phá ra nguyên lý di chuyển của con rắn bằng cách chuyển hướng đi liên tục như con cù quay để tạo ra lực ly tâm và chính nhờ thế chúng luôn bám sát vào vách đá vừa có thể đi nhanh như chim bay. Đây là khởi đầu cho một tuyệt kỹ mà sau này giới võ lâm gọi là Lăng ba vi bộ!
(Góp nhặt)