[TTKH] Kim Dung và các sáng tác

Đỗ Việt
(doviet)

Thành viên danh dự
Chúng ta biết đến Kim Dung tiên sinh với 14 bộ tiểu thuyết mà chính ông đã lấy những chữ đầu đặt thành đôi câu đối để cho dễ nhớ:

Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc
Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên


Phi Hồ Ngoại Truyện (hay Lãnh Nguyệt bảo đao)
Tuyết Sơn Phi Hồ
Liên Thành Quyết (hay Tố Tâm kiếm)
Thiên Long Bát Bộ
Xạ Điêu Anh Hùng Truyện
Bạch Mã Khiếu Tây Phong
Lộc Đỉnh Ký
Tiếu Ngạo Giang Hồ Ký
Thư Kiếm Ân Cừu Lục (hay Hồng Hoa Kiếm)
Thần Điêu Hiệp Lữ
Hiệp Khách Hành
Ỷ Thiên Đồ Long Ký
Bích Huyết Kiếm
Uyên Ương Đao

Ngoài ra còn một đoản tiểu thuyết là Việt Nữ Kiếm không được xếp vào danh sách trên.
 
Có lẽ mọi người cũng không còn xa lạ với một số tên tác phẩm của Kim Dung tiên sinh như "Thiên Long Bát Bộ", "Anh hùng xạ điêu" - "Thần điêu đại hiệp"... Bởi mấy bộ phim này đã được lần lượt trình chiếu trên truyền hình.
Ngoài ra, nếu ai từng đến với các tác phẩm ấy bằng văn bản, tức là đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của ông, sẽ còn cảm nhận được thêm nhiều điều thú vị khác nữa mà khi lên phim không chuyển tải hết được.
Để đọc được hết hơn 10 bộ tiểu thuyết của Kim Dung, sẽ phải mất khá nhiều thời gian, và nhất là học sinh, sinh viên thì càng ít thời gian.
Thế nên tôi xin mạn phép giới thiệu một số truyện mình đã đọc và thấy hay để mọi người - nếu có ý định đọc thì - tìm đọc luôn.

1. Tuyết Sơn Phi Hồ
Truyện nói về Hồ Phỉ, con trai của đại hiệp Hồ Nhất Đao, nổi danh với Hồ gia đao pháp. Bốn nhà Hồ, Miêu, Phạm, Điền khi xưa là cận vệ trung thành của Sấm Vương. Về sau vì có hiểu lầm mà sinh ra thù oán. Tình tiết truyện khá lôi cuốn, về sau Hồ Phỉ (con trai Hồ Nhất Đao) lại có tình cảm với Miêu Nhược Lan (con gái Miêu Nhân Phượng). Truyện có một kết thúc bỏ ngỏ khá đặc sắc.
2. Phi Hồ ngoại truyện
Truyện này Kim Dung viết sau "Tuyết Sơn Phi Hồ", nhưng lại là phần kể về đoạn đời trước của Hồ Phỉ. Đọc phần này để có thể hiểu sâu hơn về con người, tính cách chàng thiếu niên họ Hồ. Cũng khá hay, nhưng hơi dài dòng so với "Tuyết Sơn Phi Hồ".
3. Liên Thành Quyết
Nhân vật chính là một chàng trai quê mùa tên là Địch Vân. Theo suốt câu chuyện, ta có thể thấy cuộc đời sóng gió của Địch Vân, những cố gắng vươn lên trong những cơn khó khăn. Đôi khi ta tưởng như chàng trai quê mùa ấy thật đáng trách, nhưng kì thực, Địch Vân là một người khá khôn ngoan, với bản tính chân chất của người nông thôn. Địch Vân từ một người kiếm pháp tầm thường, về sau trở thành một kẻ võ công vô địch thiên hạ, nhờ học được môn công phu "Thần Chiếu Công" linh diệu của một đại hiệp tên là Đinh Điển. Càng đọc càng thấy cuốn hút. Xuyên suốt trong bộ truyện là chất "hình sự gián điệp", án lồng trong án, mưu lồng trong mưu. Một sự thật thẳng thừng về tính tham lam, độc ác của con người. Vì lòng tham, sẵn sàng bán rẻ tất cả, anh em, cha mẹ, vợ chồng, con cái, huynh đệ. Vì lòng tham không có gì là không thể làm. Xen kẽ trong đó là phẩm chất cao quý của những con người lương thiện, cho dù bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thể đổi dời "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Một tình yêu nồng nàn, cháy bỏng, vượt qua cả không gian và thời gian, vượt qua tất cả, tất cả, không có gì có thể chia cắt. Địch Vân không cha không mẹ, lớn lên dưới trướng của sư phụ Thích Trường Phát, thương yêu con gái của sư phụ - Thích Phương. Mối tình dân dã, hồn nhiên ấy sẽ không ta rã nếu tay sư phụ ngụy quân tử kia không nuôi âm mưu dòm ngó bộ Liên Thành kiếm pháp, đem con gái gả cho Vạn Khuê, con trai của Vạn Chấn Sõn, sư huynh của lão. Về sau lật tẩy được bộ mặt của Thích Trường Phát, Địch Vân cũng không tham lam mà sa vào cái bẫy độc mà bao kẻ hoa mắt vì tiền bạc bị dính phải. Kết thúc truyện thật sáng tạo. Bởi đọc những đoạn trên, ta có thể thắc mắc không hiểu một số nhân vật đáng chết mà tại sao không chết. Cuối truyện sẽ là lời giải đáp thắc mắc ấy. Truyện này được tôi xếp vào một trong những bộ truyện ưa thích nhất :)
4. Uyên Ương đao
Truyện kể về cặp bảo đao tên là "Uyên Ương đao" mà giang hồ luôn tìm cách giành giật. Truyện này gần như là truyện ngắn nhất, đọc khá thú vị.
5. Việt Nữ kiếm
Một cô gái kiếm pháp tinh thông, tưởng như được học dưới sự dạy bảo của một cao nhân. Nào ngờ những chiêu kiếm biến ảo của cô lại có được do... giao đấu với một con vượn. Truyện này cũng khá hay, và ngắn nữa. Đáng đọc :)

Tạm thời như thế, nhỉ ;)
 
Này, Kim dung là tác giả chuyện CHƯỞNG cơ mà, dính gì tới võ thuật đâu. Xem chuyện của lão rồi bị nhiễm thì mệt. Nhìn mấy trò múa may trên phim (kể cả ngọa hổ tàng long) thì chắc biết rồi, chỉ phí sức :)).
 
Khác với các nhà sáng tác tiểu thuyết kiếm hiệp khác như Cổ Long, Ngọa Long Sinh... Kim Dung viết với lượng kiến thức về võ học vô cùng phong phú. Các tác giả kia chỉ chú trọng về đặc điểm ngoại hình hay khả năng chiến đấu, công thêm đôi chút tình tiết li kì nữa. Còn Kim Dung, để viết ra những trang truyện kia, ông đã phải nghiên cứu biết bao nhiêu sách vở. Lúc này chưa có tài liệu chính xác ở đây để gõ lên cho mọi người xem, nhưng xin được chốt lại bằng một câu: Kim Dung đọc, thông hiểu, và cuốn sách đầu giường của ông chính là Kinh Dịch.
Có lẽ Hoàng Minh chưa đọc, và cũng chưa tìm hiểu nhiều về Kim Dung với các tác phẩm nên chưa biết. Nếu như Kim Dung cũng chỉ ngang hàng như tất cả các tác giả truyện kiếm hiệp khác thì tại sao người ta lại phải đi tổ chức "Hội thảo truyện kiếm hiệp Kim Dung", tại sao người ta đổ công sức vào nghiên cứu truyện của ông, và những người nghiên cứu đó được gọi là những nhà "Kim Dung học" :D
 
Xin sưu tầm đánh giá của một số độc giả về Kim Dung và các tiểu thuyết của ông:

Một tác phẩm văn học nổi tiếng nếu in ra 30.000 bản, sẽ có người nói "Năm nay sốt khoa học xã hội". Tác phẩm Kim Dung tái bản, nếu chỉ in ra 300.000 bản, người ta sẽ nói "Năm nay tiểu thuyết võ hiệp không sốt lắm." Nên biết lúc "sốt Kim Dung", số lượng bản in ra không dưới 3.000.000 bản. Đọc Kim Dung thấy giang hồ là xã hội hiện nay, bao hàm những bon chen tính toán thời nay. Trong tiểu thuyết KD bao gồm cả những giá trị văn hoá ẩm thực, thư pháp, ... cả lịch sử, văn học, điển tích, điển cố. Trong KD người đọc thấy được phần nào chính mình và những người xung quanh qua các nhân vật, các nhân vật có tính cách rất đặc trưng, rất thật, không ai hoàn hảo. Nếu nhìn vào, sẽ thấy mình phảng phất giống một nhân vật nào đó.

Nếu làm một phép so sánh giả những tác phẩm Kim Dung với lại các tác phẩm thuộc hàng cổ điển của Trung Hoa như Tam Quốc, Thuỷ Hử, Tây Du Ký thì tác phẩm Kim Dung chẳng phải lép vế, nếu không có nhiều ý kiến cho rằng còn xuất sắc hơn...
Cái quan trọng là nhiều người dị ứng với kiếm hiệp, coi đó là nhảm nhí, giải trí không hơn không kém. Đành rằng mục đích cơ bản của kiếm hiệp là vậy, nhưng tác phẩm Kim Dung như Tiếu Ngạo Giang Hồ, Ỷ thiên Đồ Long Ký, Thiên Long Bát Bộ, Lộc Đỉnh Ký, Xạ Điêu Anh hùng truyện, Thần Điêu Hiệp Lữ có thể nói vượt cao hơn tiêu chí đó nhiều lắm...
Nếu có ngành Kim Dung học kể cũng không ngoa lắm. Đã bao nhiêu website với hàng ngàn người vẫn say sưa luận Kim Dung mà luôn tìm ra cái mới, cái hay trong đó. Kể về số lượng, chửa có đại tác gia cổ điển nào có nhiều tác phẩm như vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Truyện chưởng Kim Dung thắng thế tại thị trường sách Việt Nam

Với số lượng bán ra không dưới 10.000 bản/bộ, truyện chưởng Kim Dung đã thực sự tao ra một ''sự kiện'' trong năm 2002. Và trong năm 2003, sự kiện này gần như chắc chắc vẫn chưa chịu dừng lại. Và như vậy các thể loại sách khác như văn học trong nước, sách thiếu nhi lại có dịp để chạy đua.
Theo đơn vị liên kết xuất bản tác phẩm Kim Dung là Công ty Văn hóa Phương Nam, hai bộ ''Lộc đỉnh ký'' và ''Ỷ thiên đồ long ký'' do công ty phát hành trong năm đạt 80.000 bản. Tiếp đến là một loạt tiểu thuyết Trung Quốc đương đại phải tái bản và tạo được cơn sốt như: ''Báu vật của đời'', ''Đàn hương hình'', ''Linh Sơn''... Chỉ riêng Phương Nam năm nay in 150 đầu sách, trong đó sách văn học chiếm 1/3, phải tái bản 500.000 bản các loại. Bên cạnh đó, mảng sách văn học Trung Quốc cổ điển cũng bán được đều đều. Một điều đáng nói là mảng sách của những tác giả đoạt giải Nobel bán rất chậm (trừ ''Linh Sơn'' của Cao Hành Kiện).

...

(Theo VNN)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên