Truyện Kiều - "rất nhiều những con người cô độc"

Trần Thanh Thu
(wintersun_mylife)

New Member
Con người trong tiểu thuyết truyền thống là con người hành động, tả xung hữu đột, không một phút ngồi yên. Các nhân vật Trương Phi, Tào Tháo trong Tam Quốc Diễn Nghĩa; Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới trong Tây Du Kí; Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm trong Thủy Hử chẳng hạn, đều là những người như vậy. Họ không phải tìm việc mà là làm việc để khỏi ngồi không, bởi vì ngồi không 1 phút là họ chết. Con người trong Kim Vân Kiều truyện cũng thế. Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng ở đây đều lăng xăng cả ngày. Khi ngồi yên không có việc làm thì họ phải làm thơ. Họ làm đến 89 bài thơ, một số lượng khá lớn. Nhân vật truyện Nôm VN cũng thế: họ phải hành động, đòi hỏi phiêu lưu, thử thách.

Chỉ riêng trong Truyện Kiều, các nhân vật làm 1 việc buồn cười và khó lòng quan niệm nổi. Họ ngồi một mình. Kiều ngồi một mình 17 đoạn, Kim Trọng 7 đoạn, Thúc Sinh 2 đoạn, Hoạn Thư và Mã Giám Sinh mỗi người 1 đoạn, tổng cộng là 28 đoạn, với số lượng là 474 câu thơ, chiếm 14,5% tác phẩm, 1 tỉ lệ phải gọi là khủng khiếp! Nguyễn Du cố tình ko cho họ hành động vì số câu tự sự hết sức ít, mọi hành động của họ đều dùng phương pháp kể lại vắn tắt. Đó là một sự khác nhau được tiến hành có ý thức. Thúy Kiều, sau cái hôm kì ngộ, “một mình lặng ngắm bong nga”, mơ thấy Đạm Tiên rồi lại “nỗi riêng lớp lớp sóng giồi”. Sau cơn gia biến, nàng “một mình nương ngọn đèn khuya”. Cuộc đời của nàng sua những buổi truy hoan là “giật mình mình lại thương mình xót xa”. Hình ảnh Kiều trước hết là hình ảnh con người cô độc, cô độc ở nhà Tú Bà, cô độc ở nhà Hoạn Thư, cô độc đợi chờ, và cô độc nhảy xuống sông Tiền Đường…

Trích cuốn “Truyện Kiều và những bài viết lạ” – Phạm Đan Quế biên soạn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Truyện Kiều miêu tả mọi thứ, cả tâm trạng và cảnh vật đều dựa trên sự cô độc là chính. Mối giao hòa giữa cảnh và tình là yếu tố để tôn lên những nét khổ đau của các nhân vật trong truyện.

Thúy Kiều là ví dụ dễ lấy nhất. Khi nàng buồn, mọi thứ xung quanh nàng cũng trở nên buồn theo. Mỗi nỗi buồn lại có một màu sắc vô cùng khác nhau:

Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Tâm trạng buồn vì bản thân bị giam cầm ở lầu Ngưng Bích. Cảm giác tuyệt vọng, không có gì có thể nguôi ngoai làm cho con người ta buồn tủi. Đứng bên cửa sổ ngắm nhìn ngoài kia xa xôi. Mọi cảnh trí dường như cũng theo đó mà buồn, mà cô độc. Thuyền đâu đó chỉ thấp thoáng xa xa, giữa muôn trùng sóng bể. Hoa kia cũng dật dờ theo dòng nước, trôi vô định không có mục đích. Cỏ, trời, mây, tất cả chìm trong một màu xanh nhạt nhòa. Cảm giác con người cô độc giữa một khung cảnh cô độc. Người buồn nên làm cảnh trí cũng buồn. Cảnh trí buồn mà làm tâm trạng buồn thêm. Người cô độc mà nhìn cảnh. Cảnh cô độc lại tôn lên vẻ cô độc của con người. Cảnh và tâm trạng, hai thứ cứ đan xen, hòa quyện, rồi tôn nhau mà cùng dội lên ...

Không lạ gì cách miêu tả này. Tuy nhiên, sử dụng nó mà nói lên bi kịch của nàng Kiều quả đúng là một nghệ thuật. Dường như sau mỗi đợt sóng trỗi dậy, người đọc lại được trở về với sự bình lặng, nhưng sự bình lặng ấy là để ngắm, để chiêm ngưỡng, để cảm nhận nỗi đau khổ mà nhân vật đã phải trải qua trong phút giây đầy đọa xáo trộn kia.

... Một chút lạm bàn.
 
Mình muốn giới thiệu cái quyển sách kia đến các bạn; "Truyện Kiều và những ...." , trong đấy còn có cả bài bàn về đứa con nàng Kiều (?!) với câu "Nguyễn Du chính thực là người đã hạn chế đường sinh nở của nàng Kiều để ngòi bút khỏi lâm vào bế tắc." Nói chung cuốn sách khá hay, dù ko dày lắm :)
 
Nhận xét như topic cũng đúng, thấy đúng nhất là Kiều...Đi làm vợ khắp người ta, đến cuối đời thì lại cô đơn...
 
Back
Bên trên