Thực ra vấn đề này có gì to tát đâu hả Nhật Minh, các em hỏi vấn đề rất cụ thể như vào WTO để làm gì, vào đấy rồi thì sẽ thế nào, lộ trình của VN mình đến đâu rồi? Chỉ có câu trả lời hơi lan man đi thì có
Có một số bài viết em có thể tham khảo ở nơi này, hay một nơi khác cũng có thể có cái tương tự
http://www.vninvest.com/news.php?vijsid=2876
http://www.vninvest.com/news.php?vijsid=2870
http://www.vninvest.com/news.php?vijsid=2867
Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã nâng cao khả năng cạnh tranh của nước này và tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này thể hiện quá rõ khi nguồn đầu tư nước ngoài đổ vào TQ trong năm vừa qua tăng 30% (không nhớ chính xác, nhưng mà rất nhiều). Trong khi đó thì lượng đầu tư nước ngoài vào các nước ASEAN thì giảm đáng kể, trong đó có Việt Nam. Đây là một dấu hiệu cho thấy TQ đang thắng thế trong cạnh tranh thu đầu tư nước ngoài với các nước ASEAN. Đấy là một cái mà ta có thể thấy rất rõ.
Nhìn chung thì khi gia nhập WTO thì TQ được hưởng những quyền lợi chính sau:
1. Market Access - các thị trường quốc tế sẽ rộng cửa đối với hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc. Vì theo các hiệp định GATT là các rào cản thuế quan và phi thuế quan (tarriff and non-tarriff barriers) theo công thức stay-still and roll-back (sorry vì không nhớ chính xác nữa), nghĩa là đã giảm xuống mức nào đấy rồi thì không được phép tăng nữa. Điều này đảm bảo cho nhà sản xuất điều kiện xuất nhập khẩu ổn định...
2. National Treatment, Most-Favoured Nation Treatment and Non-Discrimination Treatment - hàng hóa, dịch vụ và các doanh nghiệp của TQ được hưởng sử đối xử Tối huệ quốc (không kém bất cứ một nước thứ 3 nào khác - nếu không tính một số ngoại lệ như các quốc gia trong hiệp định tự do thương mại, các quốc gia kém phát triển), hơn thế nữa, càng ngày WTO càng hướng tới việc đưa Đãi ngộ Quốc gia - nghĩa là đối xử bình đẳng như các công ty đăng ký trên lãnh thổ nước sở tại, hay hàng hóa, dịch vụ trong nước sản xuất (ý ám chỉ sau khi đã trả thuế xuất nhập khẩu thì mức thuế tiêu thụ trong nước không khác hàng hóa, dịch vụ trong nước). Và cuối cùng là quyền được không phân biệt đối xử - cái này thì nó rộng hơn, nó có thể classify trong từng trường hợp khác nhau theo cách khác nhau. Vì mâu thuẫn hiện nay là tính chất flexibility trong một số Hiệp định của WTO cho phép các quốc gia hạn chế một phần các cam kết về NT và MFN, nhưng đôi lúc các quốc gia này lạm dụng nó để thực hiện phân biệt đối xử với hàng nước ngoài sản xuất, hay một nhóm nhà s/x nước ngoài nhất định (lưu ý là nếu sử dụng từ Đối xử bình đẳng rất dễ bị làm méo, vì thế người ta chú trọng vào từ Quyền không bị phân biệt đối xử). Trong trường hợp này việc áp dụng non-discrimination treatment sẽ rất hợp lý. Nói thêm rằng, NDT cho đến giờ vẫn chưa đưa vào văn bản của WTO mà chỉ nằm trong dự kiến thôi, trước mắt mới có MFN (cơ bản) và NT (sẽ thay thế MFN trong tương lai).
3. Quyền được sử dụng hệ thống xử lý tranh chấp thương mại trong WTO (dispute settlement). Cái này là cái mà làm WTO trở nên quan trọng và giá trị - hệ thống xử lý tranh chấp của WTO có hiệu lực rất cao, có hình thức trừng phạt hữu hiệu buộc những nước vi phạm phải thực hiện những cam kết và bồi hoàn thiệt hại cho bên kia. Việt Nam mình cực kỳ thiệt thòi vì không có quyền sử dụng hệ thống này của WTO cho trường hợp cá basa của VN nên hoàn toàn phụ thuộc vào các quyết định của Tòa án Hoa kỳ - nghĩa là họ muốn làm gì thì làm.
Tham gia WTO được hưởng những quyền lợi cơ bản trên, song song đấy thì tất nhiên cũng phải thực hiện những cam kết tương tự đối với các nước thành viên khác. Đối với các nước kém phát triển hay đang phát triển như Việt Nam thì lộ trình cắt giảm thuế quan và loại bỏ các rào cản phi thuế quan có được mềm hơn chút, nghĩa là thời hạn để thực hiện chúng được kéo dài thêm một chút. Nhưng điều đáng tiếc là các hiệp định chính của WTO được ký năm 1994, mà thời hạn chót để đưa nó vào thực hiện đối với các nước như VN được kéo dài 7 năm ==> coi như đã không còn khoảng thời gian thích nghi nào nữa.
Về việc VN tham gia WTO --> cái này hãy còn lâu, vì VN mình thời gian vừa rồi chưa có một bước chuyển động đáng kể. Điều mà WTO yêu cầu rất cao đối với mình gồm có:
1. Hủy bỏ tất cả các thỏa thuận ngầm và công khai hóa tất cả các văn bản không công bố từ trước tới giờ. Cái này nó gọi là LEX SPECIALIS - VN có hay không thì mình chịu
2. Chấm dứt việc ban hành các văn bản dưới luật: ví dụ như các chỉ thị, thông tư của các Bộ, Ban, Ngành xuống những nơi thực hiện. Những loại giấy từ dưới luật này đôi lúc lại vi phạm hay trái lại với văn bản pháp luật chính thức. Như chúng ta vẫn biết là sau khi Quốc hội thông qua một Bộ luật nào đấy, hay Văn bản luật nào đấy, ví dụ về Hải quan chẳng hạn, thì các chú hải quan còn phải chờ Chỉ thị hướng dẫn thực hiện của Cục hải quan, đôi lúc lại có những chỉ thị đột xuất trút xuống mà chả được Quốc Hội thông qua (nghĩa là dưới luật), như kiểu "Ngừng cho phép nhập khẩu ô-tô ngay lập tức". Những thứ như thế ở nước ngoài là vi phạm luật pháp.
3. Cho biết rõ quá trình soạn thỏa, thông qua, công bố và thực thi luật pháp ở VN như thế nào. Qua đấy nó đòi hỏi tính Minh bạch (transperancy), Ổn định (Predictable) - nghĩa là quá trình đưa ra một bô luật phải qua một quy trình nhất định, không thể để những ý kiến cá nhân, hay một nhóm nào đấy, có thể tự tiện đưa "Luật" của mình vào chơi một cách tùy tiện.
Cả 2 vấn đề 2 và 3 VN mình vẫn còn nhiều vướng mắc (cụ thể thế nào thì mình không được rõ vì có hạn chế về thông tin). Còn những cái như Đối xử bình đẳng - NT, MFN thì tuy là mình chưa được như WTO yêu cầu, nhưng cũng có tiến bộ là đã xóa bỏ double-price policy từ mấy năm nay, việc công nhận quyết định tòa án nước ngoài cũng đã được mình thông qua (hình như đã có 1 vụ xử ở nước ngoài liên quan đến vấn đề tranh chấp trên lãnh thổ VN đã được chính quyền VN thực hiện) - cái này gọi là Công ước New York năm bao nhiêu ấy
Minh nói là Hiệp định ký thì rất nhiều, nhưng hiệu quả thì rất ít - hehe, cái này đúng là nhiều hiệp định ký chỉ lấy lệ, nhưng mà sai trầm trọng ở chỗ là chính các hiệp định này lại là những cái tạo nên luật chơi và ảnh hưởng của nó là khá lớn là đằng khác. Cái này sẽ nói sau