Phạm Công Thiện
(Phamcongthien)
New Member
CHÀO NHAU
tôi chiêm bao một cánh đồng hướng dương
bước tới thì ở giữa là một con
đường phía trước có một cái mương phía
sau có một cái tường bỗng xuất hiện
một mĩ nương tôi nói xin chào nhau
giữa con đường cái mương phía trước cái
tường phía sau
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Ý thức về chiến tranh và đau khổ đổ vỡ, ở TCS, chỉ đưa đến sự buồn nản, bức bối giận hờn, phủ nhận hiện tại và nguyền rủa thế hệ đương thời là "một bọn lai căng, một lũ bội tình", để quay về với dĩ vãng xa vời quê hương thần thoại "nòi giống của chim, nòi giống của tiên", rồi thái độ phản chiến một chiều, thiết tha kêu gọi hòa bình với bất cứ giá nào. Thử hỏi: với thời gian, có chủng tộc nào, có văn hóa nào mà chẳng lai căng đâu, trừ những bộ lạc ít người có cơ nguy tàn tạ? Vì quá yêu tô phở mà bảo nó là "món ăn dân giã cổ truyền của dân tộc" thì có hơi... hùng biện quá không? Phải chăng huyền thoại Long Quân / Âu Cơ (người hay rồng lấy tiên đẻ trứng) đã khẳng định sự lai căng của dân tộc Việt ngay từ đầu? Dùng nhạc phản chiến Mỹ để chống sự vọng ngoại là lấy độc trị độc, nhất rồi còn gì bằng. Dễ thương hơn cả, là các cụ đồ thế kỷ 20 ria mép mũ bê rê nghệ sĩ Paris cuối thế kỷ19 nhưng lại đề cao tính dân tộc... Mít.
Với TCS, tình yêu là thiên đường đã mất, vĩnh viễn ngoài tầm tay. Yêu (và tình yêu) là đau khổ, là nhớ nhung gọi tên nhau suốt đời, thế thôi. Nhạc sĩ rất thích thần thoại, huyền thoại, thiên thu, thiên đường và hay kể lể, điểm danh, gọi tên: gọi mưa, gọi nắng, gọi buồn, gọi bốn mùa. Giọng blues nức nở, mà nhạc TCS thường được / hay tự so sánh với, đã khởi đi từ những bài "lao ca" (work-songs) trên những đồn điền bông vải và những bài "đạo ca" (negro spirituals) trong những căn chòi nô lệ, do người da đen sáng tác hát cho người da đen nghe, trước khi trở thành món hàng tiêu thụ cho giai cấp thống trị và được sáp nhập vào văn hóa Mỹ. Tiếng nhạc não nề TCS thì ngược lại, đã tới từ một căn gác ấm mưa, là món hàng tiêu thụ ngay từ lúc đầu, phục vụ một thiểu số dư thời giờ, thừa tiền của, sinh viên học sinh trốn quân dịch như tác gỉa, vài ông tướng tá vợ đẹp, và khách hàng của những quán nhạc tửu điếm đèn mờ. Tóm tắt: những ca khúc của một trí thức cho dân trí thức. Nhạc tình, dù mang chung một nội dung đau khổ, bỗng chốc bị tách đôi: sến và sang.
Cô nữ sinh ca sĩ hát nhạc TCS được gán cho cái sứ mệnh thiêng liêng tạo hào quang mới: hát là "để tang" cho những người đã chết, chứ không để cho người sống mua vui (hay chuốc sầu), để lãnh tiền (và được nổi tiếng) như một ca nhi chuyên nghiệp, mặc dù chẳng mấy chốc cô ta cũng đã trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp. Thay thế cho hành động, viết nhạc, hát nhạc, nghe nhạc là "yêu nước", là "đánh giặc" bằng "phản chiến": nhạc TCS đến đúng lúc hợp thời, đã (và đang) thoả mãn được sự tự ti (da vàng, tủi nhục, thương thân) và sự tự tôn (yêu quê hương, thương nòi giống) của một số người. Bài hát trở thành bài kinh và được trân trọng nghe một một bài kinh: Kinh tình yêu, Kinh chiến tranh, Kinh quê hương. Ðây là ca khúc "hiện đại", "nghiêm túc", "thi vị", "gia bảo" của giống nòi cần trân trọng cất giữ, nhưng chỉ dành riêng cho giới "thức giả", những kẻ "trăn trở", "thao thức", có "tâm hồn", mời các nàng Sến đi chỗ khác chơi. Ðây là loại nhạc tinh hoa, đỉnh cao chói lòa của Nhạc Việt, như Truyện Kiều là cao điểm vòi vọi của Thơ Việt. Do vậy một ca sĩ "sến" hay một ca sĩ "bán cổ điển", nếu hát được, nếu đệm được thêm một, hai bài TCS trong băng nhạc, CD của mình, thì sẽ "sang", sẽ "mới". Mỗi thính giả nhạc TCS do vậy cũng là một tín đồ trung thành. Cộng vào, nhờ sự phát triển bất ngờ của khoa học kỹ thuật, sự phụng thờ đã dễ dàng hơn và phổ cập hơn với những miếu đền net. Dưới thời Ðệ Nhị Cộng Hòa (áp bức) TCS viết nhạc phản chiến, thao thức trong giấc mộng hòa bình. Dưới chế độ Chủ Nghĩa Xã Hội (tự do) TCS viết nhạc thiền, mê mải trong lời kinh tiếng kệ. Hợp lý! A, một ca khúc thiền. Nó như mọi khúc ca khác hay nó thiêng liêng hơn? Nó thiền ở lời ca hay tiếng nhạc? Ta phải đón tiếp, phải nghe nó thế nào? Tới rạp, tới quán, vào chùa, hay tại gia? Có thể nghe lúc làm việc hay ăn uống được chứ? Nghe đứng, ngồi, nằm? Vặn to, nhỏ? Âm thanh chìm, nổi? Phải tắm rửa, tẩm nước hoa cho thể xác tâm hồn hoàn toàn tinh khiết trước khi nhập? Bài thiền có khiến ta quên chuyện trần tục hay lại xui ta mơ mộng viễn vông? Thiền thuộc về lý trí hay tình cảm?
Tất nhiên tiếng khóc, cuối cùng, phải trở thành tiếng ca. Tiếng ca là cái đỉnh của tiếng nấc. Tiếng khóc cần được thăng hoa bằng tiếng ca, như cuộc đời cần được thăng hoa (không có nghĩa là "vỗ đẹp") bằng văn chương, nghệ thuật. Nhạc mới, tuy có thể đã bắt đầu (vì nghệ sĩ luôn luôn phải khởi đi từ những đề tài quen thuộc) với những Thiên Thai, Trương Chi, Ai xuôi vạn lý, Chinh phụ ca, Buồn tàn thu, Ðêm đông, nhưng cuối thập niên 40 đầu 50, cũng có những ca khúc vui tươi yêu đời, như Xuân và Tuổi trẻ, Hè về... nhưng dần dà bị loại nhạc tình đau khổ lấn lướt đến mức "tuyệt chủng", có thể không còn ai sáng tác, hát hò nữa. Nhạc Việt trở thành đồng dạng, tiếp tục anh anh em em, lải nhải chuyện trai gái thất tình, dù đã có bình mới / bối cảnh mới như email, internet: "chiều hôm qua lang thang trên đường" của ngày xưa trở thành "chờ email lãng du một mình" hay "lang thang internet", dù nhạc có "kích động" hơn. Ðau khổ vì tình trở thành mục tiêu chính cuả giới trẻ (ít nhất là trong ca khúc), họ ve vuốt niềm đau, họ hạnh phúc trong nỗi khổ. Ðau khổ, nhất là đau khổ cả đời, là chuyện nghiêm trọng, chuyện người lớn, đau khổ khiến ta thêm nặng kí, có chiều sâu, có bề dầy, được nể kính. Với TCS, có lẽ sự buồn bã, hay "vấn đề", là do yếm thế và lãng mạn trái mùa, sự mong mỏi quá nhiều ở cuộc đời, dù biết nó chỉ là "kiếp nặng" của "gió cát phù du", nếu nói vậy mà không nghịch lý. Như con đà điểu chôn đầu dưới cát, TCS đã lẩn trốn sự thật phũ phàng, vùi đầu chúi mũi vào lời ca tiếng nhạc với sự tự hào, tự mãn rằng mình tinh khiết như đóa sen trong đầm. Một gỉa thuyết: có thể vì là con cháu xa đời của chúa Trịnh ở đất Bắc lưu lạc vào miền trong, nên dù yêu Huế tha thiết và tuy sống ở Sài Gòn lâu dài, nhưng tâm hồn TCS vẫn hướng về... Hà Nội? Hoài cổ như một bà huyện, viễn mơ như một tên vẹm, TCS đã không dám sống trong hiện tại. Buồn thay.
Trịnh Công Sơn có thể là một nhà soạn nhạc hay, nhưng ông ta là một anh thầy bói dở. Ông ta đứng trong quá khứ để ước đoán tương lai một cách ngây ngô, rồ dại. Với ông ta, hậu vận của đất nước là sự hồi sinh một quá khứ Giao Chỉ thuần túy và lý tưởng hóa tối đa. Ở đấy, người ta chỉ thấy tuổi thơ hiền lành, dễ thương, thả diều, hát đồng dao, được tô hồng đến độ buồn nôn. Lũ trẻ bụi đời, bạc phước, đầu đường xó chợ thì chẳng bao giờ có mặt. "Người già co ro, em bé lõa lồ" trong nhạc TCS tựa như "trẻ mồ côi không nhà" và "lão ngồi bên cửa sổ / trông nắng nhạt chiều thu / còng lưng đan chiếc rổ / mai bán lấy vài xu" trong thơ Tố Hữu, là những chứng cớ trưng ra để kết án một chế độ, một thời đại, hơn là những thực tế luôn luôn có mặt trong xã hội VN dù tiền chiến, đang chiến, hay hậu chiến. Trong nỗi buồn chiến tranh có thật, người ta vẫn bắt gặp ở TCS những dư ảnh lạ lùng hay sáo mòn như "một ngày mùa đông, một người Việt Nam, đi lên đầu non (?), súng nổ thật gần" và "lòng hoa bướm say". Gia tài của mẹ để lại cho TCS, như đã kể trên, là "một bọn lai căng" và "một lũ bội tình". TCS (và vài người khác) đã ra công biến chế nó thành những "giọt lệ cho ngàn sau", những giọt châu quí báu để hâm nóng mãi "dòng máu lạnh trong tim", để "ru em muộn phiền, ru em bạc lòng", "ngàn năm ngàn năm". May thay.
tôi chiêm bao một cánh đồng hướng dương
bước tới thì ở giữa là một con
đường phía trước có một cái mương phía
sau có một cái tường bỗng xuất hiện
một mĩ nương tôi nói xin chào nhau
giữa con đường cái mương phía trước cái
tường phía sau
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Ý thức về chiến tranh và đau khổ đổ vỡ, ở TCS, chỉ đưa đến sự buồn nản, bức bối giận hờn, phủ nhận hiện tại và nguyền rủa thế hệ đương thời là "một bọn lai căng, một lũ bội tình", để quay về với dĩ vãng xa vời quê hương thần thoại "nòi giống của chim, nòi giống của tiên", rồi thái độ phản chiến một chiều, thiết tha kêu gọi hòa bình với bất cứ giá nào. Thử hỏi: với thời gian, có chủng tộc nào, có văn hóa nào mà chẳng lai căng đâu, trừ những bộ lạc ít người có cơ nguy tàn tạ? Vì quá yêu tô phở mà bảo nó là "món ăn dân giã cổ truyền của dân tộc" thì có hơi... hùng biện quá không? Phải chăng huyền thoại Long Quân / Âu Cơ (người hay rồng lấy tiên đẻ trứng) đã khẳng định sự lai căng của dân tộc Việt ngay từ đầu? Dùng nhạc phản chiến Mỹ để chống sự vọng ngoại là lấy độc trị độc, nhất rồi còn gì bằng. Dễ thương hơn cả, là các cụ đồ thế kỷ 20 ria mép mũ bê rê nghệ sĩ Paris cuối thế kỷ19 nhưng lại đề cao tính dân tộc... Mít.
Với TCS, tình yêu là thiên đường đã mất, vĩnh viễn ngoài tầm tay. Yêu (và tình yêu) là đau khổ, là nhớ nhung gọi tên nhau suốt đời, thế thôi. Nhạc sĩ rất thích thần thoại, huyền thoại, thiên thu, thiên đường và hay kể lể, điểm danh, gọi tên: gọi mưa, gọi nắng, gọi buồn, gọi bốn mùa. Giọng blues nức nở, mà nhạc TCS thường được / hay tự so sánh với, đã khởi đi từ những bài "lao ca" (work-songs) trên những đồn điền bông vải và những bài "đạo ca" (negro spirituals) trong những căn chòi nô lệ, do người da đen sáng tác hát cho người da đen nghe, trước khi trở thành món hàng tiêu thụ cho giai cấp thống trị và được sáp nhập vào văn hóa Mỹ. Tiếng nhạc não nề TCS thì ngược lại, đã tới từ một căn gác ấm mưa, là món hàng tiêu thụ ngay từ lúc đầu, phục vụ một thiểu số dư thời giờ, thừa tiền của, sinh viên học sinh trốn quân dịch như tác gỉa, vài ông tướng tá vợ đẹp, và khách hàng của những quán nhạc tửu điếm đèn mờ. Tóm tắt: những ca khúc của một trí thức cho dân trí thức. Nhạc tình, dù mang chung một nội dung đau khổ, bỗng chốc bị tách đôi: sến và sang.
Cô nữ sinh ca sĩ hát nhạc TCS được gán cho cái sứ mệnh thiêng liêng tạo hào quang mới: hát là "để tang" cho những người đã chết, chứ không để cho người sống mua vui (hay chuốc sầu), để lãnh tiền (và được nổi tiếng) như một ca nhi chuyên nghiệp, mặc dù chẳng mấy chốc cô ta cũng đã trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp. Thay thế cho hành động, viết nhạc, hát nhạc, nghe nhạc là "yêu nước", là "đánh giặc" bằng "phản chiến": nhạc TCS đến đúng lúc hợp thời, đã (và đang) thoả mãn được sự tự ti (da vàng, tủi nhục, thương thân) và sự tự tôn (yêu quê hương, thương nòi giống) của một số người. Bài hát trở thành bài kinh và được trân trọng nghe một một bài kinh: Kinh tình yêu, Kinh chiến tranh, Kinh quê hương. Ðây là ca khúc "hiện đại", "nghiêm túc", "thi vị", "gia bảo" của giống nòi cần trân trọng cất giữ, nhưng chỉ dành riêng cho giới "thức giả", những kẻ "trăn trở", "thao thức", có "tâm hồn", mời các nàng Sến đi chỗ khác chơi. Ðây là loại nhạc tinh hoa, đỉnh cao chói lòa của Nhạc Việt, như Truyện Kiều là cao điểm vòi vọi của Thơ Việt. Do vậy một ca sĩ "sến" hay một ca sĩ "bán cổ điển", nếu hát được, nếu đệm được thêm một, hai bài TCS trong băng nhạc, CD của mình, thì sẽ "sang", sẽ "mới". Mỗi thính giả nhạc TCS do vậy cũng là một tín đồ trung thành. Cộng vào, nhờ sự phát triển bất ngờ của khoa học kỹ thuật, sự phụng thờ đã dễ dàng hơn và phổ cập hơn với những miếu đền net. Dưới thời Ðệ Nhị Cộng Hòa (áp bức) TCS viết nhạc phản chiến, thao thức trong giấc mộng hòa bình. Dưới chế độ Chủ Nghĩa Xã Hội (tự do) TCS viết nhạc thiền, mê mải trong lời kinh tiếng kệ. Hợp lý! A, một ca khúc thiền. Nó như mọi khúc ca khác hay nó thiêng liêng hơn? Nó thiền ở lời ca hay tiếng nhạc? Ta phải đón tiếp, phải nghe nó thế nào? Tới rạp, tới quán, vào chùa, hay tại gia? Có thể nghe lúc làm việc hay ăn uống được chứ? Nghe đứng, ngồi, nằm? Vặn to, nhỏ? Âm thanh chìm, nổi? Phải tắm rửa, tẩm nước hoa cho thể xác tâm hồn hoàn toàn tinh khiết trước khi nhập? Bài thiền có khiến ta quên chuyện trần tục hay lại xui ta mơ mộng viễn vông? Thiền thuộc về lý trí hay tình cảm?
Tất nhiên tiếng khóc, cuối cùng, phải trở thành tiếng ca. Tiếng ca là cái đỉnh của tiếng nấc. Tiếng khóc cần được thăng hoa bằng tiếng ca, như cuộc đời cần được thăng hoa (không có nghĩa là "vỗ đẹp") bằng văn chương, nghệ thuật. Nhạc mới, tuy có thể đã bắt đầu (vì nghệ sĩ luôn luôn phải khởi đi từ những đề tài quen thuộc) với những Thiên Thai, Trương Chi, Ai xuôi vạn lý, Chinh phụ ca, Buồn tàn thu, Ðêm đông, nhưng cuối thập niên 40 đầu 50, cũng có những ca khúc vui tươi yêu đời, như Xuân và Tuổi trẻ, Hè về... nhưng dần dà bị loại nhạc tình đau khổ lấn lướt đến mức "tuyệt chủng", có thể không còn ai sáng tác, hát hò nữa. Nhạc Việt trở thành đồng dạng, tiếp tục anh anh em em, lải nhải chuyện trai gái thất tình, dù đã có bình mới / bối cảnh mới như email, internet: "chiều hôm qua lang thang trên đường" của ngày xưa trở thành "chờ email lãng du một mình" hay "lang thang internet", dù nhạc có "kích động" hơn. Ðau khổ vì tình trở thành mục tiêu chính cuả giới trẻ (ít nhất là trong ca khúc), họ ve vuốt niềm đau, họ hạnh phúc trong nỗi khổ. Ðau khổ, nhất là đau khổ cả đời, là chuyện nghiêm trọng, chuyện người lớn, đau khổ khiến ta thêm nặng kí, có chiều sâu, có bề dầy, được nể kính. Với TCS, có lẽ sự buồn bã, hay "vấn đề", là do yếm thế và lãng mạn trái mùa, sự mong mỏi quá nhiều ở cuộc đời, dù biết nó chỉ là "kiếp nặng" của "gió cát phù du", nếu nói vậy mà không nghịch lý. Như con đà điểu chôn đầu dưới cát, TCS đã lẩn trốn sự thật phũ phàng, vùi đầu chúi mũi vào lời ca tiếng nhạc với sự tự hào, tự mãn rằng mình tinh khiết như đóa sen trong đầm. Một gỉa thuyết: có thể vì là con cháu xa đời của chúa Trịnh ở đất Bắc lưu lạc vào miền trong, nên dù yêu Huế tha thiết và tuy sống ở Sài Gòn lâu dài, nhưng tâm hồn TCS vẫn hướng về... Hà Nội? Hoài cổ như một bà huyện, viễn mơ như một tên vẹm, TCS đã không dám sống trong hiện tại. Buồn thay.
Trịnh Công Sơn có thể là một nhà soạn nhạc hay, nhưng ông ta là một anh thầy bói dở. Ông ta đứng trong quá khứ để ước đoán tương lai một cách ngây ngô, rồ dại. Với ông ta, hậu vận của đất nước là sự hồi sinh một quá khứ Giao Chỉ thuần túy và lý tưởng hóa tối đa. Ở đấy, người ta chỉ thấy tuổi thơ hiền lành, dễ thương, thả diều, hát đồng dao, được tô hồng đến độ buồn nôn. Lũ trẻ bụi đời, bạc phước, đầu đường xó chợ thì chẳng bao giờ có mặt. "Người già co ro, em bé lõa lồ" trong nhạc TCS tựa như "trẻ mồ côi không nhà" và "lão ngồi bên cửa sổ / trông nắng nhạt chiều thu / còng lưng đan chiếc rổ / mai bán lấy vài xu" trong thơ Tố Hữu, là những chứng cớ trưng ra để kết án một chế độ, một thời đại, hơn là những thực tế luôn luôn có mặt trong xã hội VN dù tiền chiến, đang chiến, hay hậu chiến. Trong nỗi buồn chiến tranh có thật, người ta vẫn bắt gặp ở TCS những dư ảnh lạ lùng hay sáo mòn như "một ngày mùa đông, một người Việt Nam, đi lên đầu non (?), súng nổ thật gần" và "lòng hoa bướm say". Gia tài của mẹ để lại cho TCS, như đã kể trên, là "một bọn lai căng" và "một lũ bội tình". TCS (và vài người khác) đã ra công biến chế nó thành những "giọt lệ cho ngàn sau", những giọt châu quí báu để hâm nóng mãi "dòng máu lạnh trong tim", để "ru em muộn phiền, ru em bạc lòng", "ngàn năm ngàn năm". May thay.
Chỉnh sửa lần cuối: