Trường Ams thu học phí “cắt cổ” để ủ mầm tài năng?

Nguyễn Thu Vân
(vanams)

New Member
http://dantri.com.vn/c25/s25-353952/truong-ams-thu-hoc-phi-cat-co-de-u-mam-tai-nang.htm

Trường Ams thu học phí “cắt cổ” để ủ mầm tài năng?

Cho phép thu học phí 550.000 đồng/tháng, Hà Nội quên rằng 10% học sinh giỏi nhất cùng lứa ở Hà Nội không phải là 10% học sinhgiàu nhất thủ đô.
Ams.jpg

Học sinh hệ THCS của Trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam trong lễ khai giảng năm học 2008-2009. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

UBND TP Hà Nội vừa chấp nhận đề án thí điểm hệ THCS của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam theo hướng đào tạo trình độ chất lượng cao và đào tạo nguồn học sinh chuyên, với mức thu học phí 550.000 đồng/tháng.

Điều tréo nghoe ở đây là , mục tiêu của hệ này là tuyển được "10% học sinh giỏi nhất cùng lứa ở Hà Nội" nhưng lại đưa ra mô hình "để phụ huynh và học sinh làm quen dần với cơ chế tự chủ, tự cung ứng dịch vụ và trả phí tương ứng với chất lượng đào tạo".

Với mô hình này, Nhà nước sẽ cấp ngân sách cho mỗi học sinh THCS là 1.730.000 triệu đồng (theo định mức HS trường công lập).

Phần "xã hội hóa" được bổ sung với 550.000 đồng/tháng, trong đó 250.000 đồng là học phí chính khoá, 300.000 đồng là học phí nâng cao.

Điều đáng nói, mức 550.00 đồng này mới là "bước khởi động" trong năm học 2009 - 2010.

Theo đề án, sau 4 năm học, khi người dân thủ đô quen dần với xu hướng đóng góp kinh phí đào tạo tương xứng với sản phản giáo dục trình độ, chất lượng cao, nhà trường sẽ phát triển hệ THCS tiến tới tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo hướng tự chủ về tài chính.

Những mục tiêu "đá" nhau?

Những lý do mà đề án đưa ra có nhiều mâu thuẫn về mục tiêu.

Một yếu tố để thuyết phục khối THCS của Trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam thành "chất lượng cao" trong đề án là "tạo nguồn học sinh chuyên cho bậc THPT".

Thực tế, hệ đào tạo THCS chuyên đã hình thành từ những năm đầu 1990. Hệ THCS trong Trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam ban đầu cũng là hệ công lập, Nhà nước cấp ngân sách, giáo viên hưởng biên chế.

Sau khi thực hiện chủ trương xóa bỏ trường chuyên, lớp chọn, các trường chuyên của quận, huyện thành trường công lập chất lượng cao, tuyển sinh theo tuyến.

Riêng bậc THCS của trường chuyển sang hệ bán công trong trường công. Hiện tại, hệ có 16 lớp, mỗi lớp có 138 tiết học hàng tháng. Giáo viên THPT phải đảm nhiệm thêm việc dạy ở khối học này bên cạnh dạy chính khóa, hệ B thì liệu có còn đủ tâm sức để "tạo nguồn tài năng"?

Ngoài ra, trong giải trình của nhà trường với UBND thành phố về mức học phí, các mục tiêu 1 và 2 cũng "đá" nhau.

Hiệu phó Lê Thị Oanh cho hay, mục tiêu thứ nhất là "khẳng định chủ quyền trong giáo dục, khẳng định chất lượng giáo dục công lập và khẳng định giáo dục công lập luôn là sự lựa chọn đầu tiên của người dân".

Tuy nhiên, mục tiêu này lại khá "vênh" so với mục tiêu thứ hai: "Để bình ổn giá học phí, tạo sự cân bằng, hợp lý giữa giáo dục công lập theo hướng đào tạo trình độ, chất lượng cao và giáo dục tư thục, đặc biệt mức học phí tại các cơ sở nước ngoài trong địa bàn thành phố, đồng thời tạo điều kiện để phụ huynh và học sinh làm quen dần với cơ chế tự chủ, tự cung ứng dịch vụ và trả phí tương ứng với chất lượng đào tạo".

Theo đó, nhu cầu "thu 250.000 đồng/tháng" là để chi cho giáo viên - tương đương với chính sách 70% của nhà nước dành cho giáo viên chuyên.

Lãnh đạo trường lập luận, học sinh được tuyển chọn theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội là những học sinh có năng lực vượt trội, đứng đầu 10% trong số học sinh cùng lứa của Hà Nội nên giáo viên cũng phải có đầu tư tương xứng.

Lấy 10% để thuyết phục cần thiết phải đầu tư cho giáo viên từ túi tiền của phụ huynh, nhưng lãnh đạo lại quên rằng 10% giỏi nhất (giả sử thu hút được) sẽ không phải là 10% giàu nhất trong lứa học sinh cùng lứa của Hà Nội.

Những câu hỏi khác

Tháng 5/2008, Hà Nội khởi công công trình xây dựng trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tại khu đô thị Đông Nam (đường Trần Duy Hưng). Công trình có tổng mức đầu tư dự tính trên 400 tỷ đồng sẽ hoàn thành vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Dự kiến, công trình xây xong sẽ đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt cho khoảng 1.800 HS học 2 buổi/ngày với 45 phòng học, 9 phòng đào tạo đội tuyển, 15 phòng học bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm; hội trường 700 chỗ, thư viện 200 chỗ; nhà thi đấu, sân bóng đá, sân tennis, sân bóng rổ, bể bơi nước nóng...

Khi công trình hoàn tất, học sinh hệ THCS có được học tại trường mới? Nếu có, thì điều này có đúng với dự án xây mới? Nếu không, hệ THCS chất lượng cao này học ở đâu? Còn nếu vẫn ở cơ sở cũ, thì sự "chung lưng đấu cật" với Trường THPT và THCS Nguyễn Trãi như hiện nay - đang chờ Trường Hà Nội - Amsterdam tách riêng - sẽ còn đến bao giờ?

Mặt khác, đề xuất "xin về công lập" của hệ bán công THCS này có đi ngược với chủ trương của Bộ GD-ĐT về việc chuyển sang loại trường tư thục ở các trường phổ thông bán công, dân lập mới có hướng dẫn mới đây? Nêu ra "khó khăn, bất cập hiện tại của "mô hình bán công", "muốn được tính là hệ THCS trong trường THPT", lại đòi hỏi "phụ huynh và học sinh làm quen dần với cơ chế tự chủ, tự cung ứng dịch vụ và trả phí tương ứng với chất lượng đào tạo" liệu có phải là những tham số khó giải?

Nếu Hà Nội có chiến lược "đầu tư cho tài năng" từ nhỏ thì nên có đầu tư tương xứng như đã dành cho bậc THPT. Nếu không, thì Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam chỉ nên có bậc THPT chứ không thể phân tán để lấy thương hiệu trường làm "dịch vụ bồi dưỡng tài năng".

Theo Hạ Anh
Vietnamnet
 
:|:|:|
em học ams 2, học phí cả năm 800k :|
 
Học phí thế này cao hơn cả đại học ấy nhỉ?:D
 
Sao trường mình trường công có nhà nước hỗ trợ mà học phí lại đắt thế nhỉ. Nhiều học sinh học giỏi nhưng không đủ tiền thì không vào được Ams => chất lượng giảm.
 
Nói vậy cũng không đúng lắm. Thực ra chỉ cần giỏi mức trung bình, cộng thêm con nhà có điều kiện, thì sẽ mạnh hơn nhiều người rất giỏi mà hoàn cảnh khó khăn.
Đây là đào tạo theo kiểu :" học giỏi thì ai chẳng làm được, con nhà giàu mới khó kiếm ". Kết quả đầu ra chắc không tệ.
 
Nhưng học rất giỏi thì không ai cũng làm được. Mà em thấy hình ảnh của trường Ams là học sinh học giỏi, nên tiêu chí nhà giàu nó cứ thế nào ý. Chỉ tội nghiệp mấy em học giỏi mà nhà nghèo không thể vào Ams => Đời bất công.
Muốn vào ĐH ai cũng phải thi mà anh, đầu ra chỉ dựa trên chất lượng thôi. (Còn nếu không đúng thì thôi em bó tay).
Cứ thế này trường Ams sẽ trở thành trường gì ở trong phim Boys overs flowers ý nhỉ...
Anh Thanh mấy năm rồi vẫn chưa học xong quyển sách Analyse MP à :p
 
tự nhiên em nghĩ thế này, cứ nâng học phí lên rồi mở ra chương trình hỗ trợ kiểu financial aid ở US ấy, những học sinh nào có điều kiện khó khăn thì chỉ thu mức học phí cũ.

Coi như là một chế độ price differentiation, những học sinh nào có khả năng đóng (Ams mình thiếu gì nhà giàu) thì đóng nhiều hơn một ít, những học sinh nào không có khả năng thì sẽ được hỗ trợ :D
 
Ừ được đó, tốt nhất theo kiểu tuyển sinh và thi vào trường như bình thường. Những em nào đỗ mà có hoàn cảnh khó khăn thì nộp hồ sơ xin hỗ trợ hay học bổng gì đó, điều kiện trợ giúp sẽ xem xét theo lương tháng của bố mẹ, bố mẹ làm nghề gì, thuế của bố mẹ, nhà có đông con không, motivation nêu rõ hoàn cảnh, vân vân...
 
Anh thấy dân ams giống như dân học Grandes Ecoles bên Pháp. Phần lớn là học giỏi, và con nhà có điều kiện. Họ đi đâu, làm gì, cũng rất tự tin.

@Vân: Anh chỉ học được 1/2 quyển Analyse MP thôi :">.
 
Chỉ tội nghiệp mấy em học giỏi mà nhà nghèo không thể vào Ams => Đời bất công.
Mình lại nghĩ nhà giàu và nhà nghèo lại cùng học một trường mới là bất công :). Người ta làm việc quần quật cả đời để cho con ăn học tử tế thì hóa ra cũng chỉ cùng một chỗ với cả những người không làm mấy.

Hơn nữa nhà nghèo mà học giỏi có thể vào những trường khác như Tổng Hợp, Sư Phạm, Chuyên Ngữ v.v... Trường Ams thu học phí cao hẳn lên để có thể xây dựng môi trường học tập số 1 là quá chuẩn.
 
Theo tớ nghĩ thì làm việc quần quật cả đời cho con ăn học tử tế là chính đáng nhưng cần gì con mình phải học với toàn bạn nhà giàu mới là "ăn học tử tế", ngược lại, nếu con mình mà toàn được bao bọc trong môi trường như vậy, học cùng bạn bè giàu có thì nó không có ý thức được cuộc sống một cách thực tế, không biết kiếm đồng tiền chính đáng là mồ hôi công sức, ra đời sẽ khinh thường người khác.
Còn nhiều người muốn học, muốn làm việc quần quật cả đời để giàu cũng không được vì sinh ra nhà nghèo đến nỗi không có tiền đi học thì làm sao có được bằng cấp, con cái họ không vào được Ams (môi trường học như giáo viên, thiết bị học tập được đầu tư rất tốt nhờ vào tiền học phí) vì vậy liệu có bất công không?
Ấy nói có lý: có trường Tổng Hợp, Sư Phạm, Chuyên ngữ, cái tớ lo là nếu bắt đầu từ trường Ams, các trường nổi tiếng về chất lượng khác cũng làm vậy thì sẽ không hợp lý. Còn nếu chỉ có trường Ams theo quy mô này, trường Ams sẽ phải chấp nhận là những trường khác sẽ lấy mất một lớp học sinh rất giỏi => Có thể mất các giải thành phố, quốc gia...
Môi trường học tập số một theo cách ấy nói... Đó có là cách lựa chọn của trường Ams hay không thì cũng có cái hay cái dở. Cái hay thì là quỹ nhà trường được đổ đầy, tha hồ kiếm giáo viên dạy giỏi, sắm sửa thiết bị, xây dựng nhà trường. Cái dở thì như tớ đã giải thích ở trên. Vì vậy tớ mong là trường mình vẫn thu học phí cao để nâng cao chất lượng nhưng sẽ trích một phần số tiền đó ra để cho những em học sinh thi đỗ vào trường Ams mà không đủ điều kiện tài chính được học bổng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
k cần phải "trích phần tiền đấy ra" để làm học bổng chị Vân ạ, chỉ cần cho các em nghèo trả học phí như cũ thôi :p tiếng thì là được "học bổng" nhưng nhà trường không mất gì, lại thu đc thêm từ mấy bố mẹ giàu ít tiền nữa càng tốt chứ sao :))
 
trường mình càng ngày càng bị thương mại hoá :|
 
Theo tớ nghĩ thì làm việc quần quật cả đời cho con ăn học tử tế là chính đáng nhưng cần gì con mình phải học với toàn bạn nhà giàu mới là "ăn học tử tế", ngược lại, nếu con mình mà toàn được bao bọc trong môi trường như vậy, học cùng bạn bè giàu có thì nó không có ý thức được cuộc sống một cách thực tế, không biết kiếm đồng tiền chính đáng là mồ hôi công sức, ra đời sẽ khinh thường người khác.
Còn nhiều người muốn học, muốn làm việc quần quật cả đời để giàu cũng không được vì sinh ra nhà nghèo đến nỗi không có tiền đi học thì làm sao có được bằng cấp, con cái họ không vào được Ams (môi trường học như giáo viên, thiết bị học tập được đầu tư rất tốt nhờ vào tiền học phí) vì vậy liệu có bất công không?
Ấy nói có lý: có trường Tổng Hợp, Sư Phạm, Chuyên ngữ, cái tớ lo là nếu bắt đầu từ trường Ams, các trường nổi tiếng về chất lượng khác cũng làm vậy thì sẽ không hợp lý. Còn nếu chỉ có trường Ams theo quy mô này, trường Ams sẽ phải chấp nhận là những trường khác sẽ lấy mất một lớp học sinh rất giỏi => Có thể mất các giải thành phố, quốc gia...
Môi trường học tập số một theo cách ấy nói... Đó có là cách lựa chọn của trường Ams hay không thì cũng có cái hay cái dở. Cái hay thì là quỹ nhà trường được đổ đầy, tha hồ kiếm giáo viên dạy giỏi, sắm sửa thiết bị, xây dựng nhà trường. Cái dở thì như tớ đã giải thích ở trên. Vì vậy tớ mong là trường mình vẫn thu học phí cao để nâng cao chất lượng nhưng sẽ trích một phần số tiền đó ra để cho những em học sinh thi đỗ vào trường Ams mà không đủ điều kiện tài chính được học bổng.

Quá chuẩn rồi!
 
Anh nghĩ Duy chẳng cần phải chỉnh cái gì cả.... Ko vào dc Ams thì ko giàu nổi và vì thế con cũng ko vào nổi Ams???? Ngoài nhà trường còn xã hội, chẳng có gì phải lo chúng nó ko hiểu cái gì đó. Thực sự anh vẫn thấy sự ngụy biện về việc những nhà có điều kiện có thể được hưởng những điều kiện tốt hơn. Cái này ko phải chuyện nhỏ, vì nếu ko cải thiện mạnh cái tư duy này thì VN ko thể khá lên dc....

Nếu những cái này áp dụng với Ams cấp 3 thì lại theo 1 hướng khác, còn với Ams cấp 2 lại có ý nghĩa khác. Với Ams cấp 3, mục tiêu là lựa chọn 1% giỏi nhất và bồi dưỡng. Với Ams cấp 2 lại có rất nhiều lựa chọn tương đương như Ngô Sĩ Liên, Trưng Vương (ngày trước)..... Vì vậy Ams cấp 2 từ xưa đến nay vốn ko kì vọng tuyển 1% top như vậy. 10% ở đây ý là những học sinh ở % thứ 9 nhưng có điều kiện thì vẫn có thể tuyển dc để đào tạo. Ai dám nói những học sinh này, với điều kiện tốt lại ko đạt đc những kết quả tốt hơn những học sinh trong top 1% nhưng ko có đủ điều kiện tốt nhất? Về mặt mục đích của giáo dục như vậy là hiệu quả, và có cơ sở để nhìn thấy. Nói rộng hơn thì nó cho ng ta nhiều lựa chọn hơn, ví dụ học giỏi nhưng điều kiện trung bình thì học NSL chẳng hạn, hoặc nhà giàu nhưng học thường thôi thì vào trường Quốc tế (đại loại thế). Càng đa dạng sẽ càng giúp các nhóm đối tượng tìm dc cái phù hợp phát huy tốt nhất những gì mình có. Bọn em cứ làm như ko dc vào Ams thì đi ăn mày hết vậy.... Công bằng ko phải là thằng giàu cũng như thằng nghèo.

Nếu nói đến cấp 3 thì cũng ko thể tính sư phạm hay tổng hợp, vì những trường đó ko thuộc Hà Nội, ko thuộc quy hoạch giáo dục của Hà Nội, mà cái trách nhiệm đó đặt hoàn toàn ở trường Ams. Nếu Ams cấp 3 mà cũng theo mô hình đó thì mới thực sự là vấn đề vì Ams dc tính là sự lựa chọn duy nhất.
 
học ở 1 trường mà giàu học đc nghèo kô học đc thì kô chấp nhận đc.Chả hiểu như thế ngta nghĩ ra cái đồng fục làm j
 
Ngoài nhà trường còn xã hội, chẳng có gì phải lo chúng nó ko hiểu cái gì đó. Thực sự anh vẫn thấy sự ngụy biện về việc những nhà có điều kiện có thể được hưởng những điều kiện tốt hơn. Cái này ko phải chuyện nhỏ, vì nếu ko cải thiện mạnh cái tư duy này thì VN ko thể khá lên dc....

Theo em học sinh cấp 2 ngoài việc học ở trường từ sáng đến chiều về nhà với bố mẹ thì tiếp xúc với xã hội ra sao. Mười hai mười ba tuổi cũng chưa đủ sâu sắc để vài lần ra đường là hiểu được thực tế xã hội.
Anh lo con nhà giàu không được hưởng ưu thế, nhưng em nghĩ cái ưu thế của người giàu trong xã hội không thiếu => đòi quyền lợi cho họ không phải là ưu tiên.

Ai dám nói những học sinh này, với điều kiện tốt lại ko đạt đc những kết quả tốt hơn những học sinh trong top 1% nhưng ko có đủ điều kiện tốt nhất? Về mặt mục đích của giáo dục như vậy là hiệu quả, và có cơ sở để nhìn thấy.
Nếu 100% những học sinh cấp 2 Ams (được tuyển chọn theo kiểu 9%) đến cuối cấp hai trở thành 1% giỏi nhất (rất là khả quan), anh giải quyết được vấn đề chất lượng học sinh giỏi ở Ams.
Nhưng còn vấn đề con nhà nghèo không thể có được môi trường học được đầu tư tốt như ở Ams (thầy cô giáo giỏi, thiết bị học tập hiện đại... nhờ vào tiền học phí cao) hình như anh không bận tâm mấy. Ai cũng biết ở NSL rồi Trưng Vương chất lượng đào tạo tốt nhưng vốn đào tạo không thể bằng như ở Ams (tiền học phí ít hơn nhiều) => Môi trường học chắc chắn không thể bằng. Vậy theo như anh môi trường tốt như vậy chỉ có con nhà có điều kiện mới xứng đáng được hưởng?

Càng đa dạng sẽ càng giúp các nhóm đối tượng tìm dc cái phù hợp phát huy tốt nhất những gì mình có. Bọn em cứ làm như ko dc vào Ams thì đi ăn mày hết vậy.... Công bằng ko phải là thằng giàu cũng như thằng nghèo.
Anh đề cao tính đa dạng nhưng lại muốn những nhà có hoàn cành gần như nhau học chung với nhau, thế có phải là đa dạng không? Khi đi học, em không hiểu "phát huy tốt nhất những gì nhà em có" ở trường theo cách nào.
Không vào được Ams không có nghĩa là sẽ đi ăn mày, nhưng vấn đề không phải ở chỗ đó, vấn đề là quyền bình đẳng, là mọi học sinh dù xuất thân từ đâu cũng phải đều được hưởng một chế độ học tập theo mình chọn (theo sức học của mình, tất nhiên).
Công bằng ko phải là thằng giàu cũng như thằng nghèo. Vậy theo anh công bằng là gì? Là phân chia các tầng lớp xã hội?
 
Công bằng là ng ta có quyền hưởng những gì mình làm ra. Anh ko đòi quyền lợi cho ng giàu, quyền lợi đó do họ kiếm ra, có xin ai đâu, có lấy của ai đâu? Anh chỉ đòi cho họ cái quyền dc hưởng thôi.

Cấp 2 ko hiểu thì cấp 3 hiểu, chưa hiểu thì tiếp theo là việc của bố mẹ nó. Nếu vẫn ko hiểu thì nó phải chấp nhận. Xã hội nào cũng như thế. Mà nói ko thể bằng ở Ams thì em còn phải tìm hiểu thêm đấy. Ở các trường đó vẫn kiêm các hệ thường nên nếu tính tổng thì ko = Ams nhưng nếu chỉ xét hệ chọn thì ko dễ kết luận thế đâu. Vấn đề con nhà nghèo ko phải anh ko bận tâm, mà là anh ko thể bận tâm. Xã hội nào cũng ko thể hy vọng tất cả đều giàu, anh có thể làm gì đây? Nhưng với thực trạng ko thể thay đổi như thế phải để những đứa có điều kiện dứt ra phát triển hết khả năng của nó, chứ ko phải kéo những thằng giàu lại để có "công bằng".

Theo anh hiểu thì ý em là nhà giàu phải đóng tiền cho cả con nhà nghèo học, hay vì có con nhà nghèo cũng ngồi đó nên con nhà giàu ko dc hưởng những cái thuộc về nó? Sao anh chả thấy công bằng ở đâu vậy? Hưởng như nhau thì nghe hay rồi, nhưng ai trả tiền, có như nhau ko?

Nếu là cái ý này thì anh sẽ bảo vệ, vì nó rất quan trọng. Còn thực ra 500k 1 tháng thì cũng chỉ bằng tiền học thêm của chúng nó chứ cao xa gì. Trường Quốc Tế nghe nói nó học cỡ 1k$ thì phải.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Công bằng là ng ta có quyền hưởng những gì mình làm ra. Anh ko đòi quyền lợi cho ng giàu, quyền lợi đó do họ kiếm ra, có xin ai đâu, có lấy của ai đâu? Anh chỉ đòi cho họ cái quyền dc hưởng thôi.
Nếu con cháu họ học chung với những bạn con nhà nghèo thì họ không được hưởng chăng? Vẫn cùng một thầy cô giáo, cùng một môi trường học, em thấy họ chả mất gì chỉ được thôi (cái được em giải thích ở message trước). Hay là họ thấy con mình học cùng với những bạn có bố mẹ nhà nghèo nên cay cú là mình giàu thế sao con nó cũng được như con mình?
Còn những đứa nhà giàu nhưng bị con nhà nghèo nó lấy mất chỗ thì phải phấn đấu để lên cấp 3 giỏi hơn => bài học quyền được hưởng là do thực lực của mình => rất có ích cho nó để vươn lên trong học tập, chỉ tốt cho nó mà thôi.

Cấp 2 ko hiểu thì cấp 3 hiểu, chưa hiểu thì tiếp theo là việc của bố mẹ nó. Nếu vẫn ko hiểu thì nó phải chấp nhận.
Nó chấp nhận...Thế còn những người phải chấp nhận nó trong suốt thời gian nó chưa hiểu/không thể hiểu thì sao?

Xã hội nào cũng như thế. Mà nói ko thể bằng ở Ams thì em còn phải tìm hiểu thêm đấy. Ở các trường đó vẫn kiêm các hệ thường nên nếu tính tổng thì ko = Ams nhưng nếu chỉ xét hệ chọn thì ko dễ kết luận thế đâu.
Em chỉ nghĩ đơn giản thế này, nhà mình nhiều tiền mình dễ thuê người giúp việc giỏi, dễ sắm sửa đồ đạc xịn hơn nên con mình có nhiều điều kiện để học giỏi hơn. Suy rộng ra với một ngôi trường, nếu em chậm hiểu mà có thêm cô giáo giảng hay và thiết bị hỗ trợ học tốt, em cũng không khó để hiểu bài. Tùy mọi người thấy học ở đâu là tốt hơn.

Vấn đề con nhà nghèo ko phải anh ko bận tâm, mà là anh ko thể bận tâm. Xã hội nào cũng ko thể hy vọng tất cả đều giàu, anh có thể làm gì đây?
Không có xã hội nào mà ai cũng giàu được, vì có người cố gắng đi lên bằng chính thực lực của mình, có người chỉ muốn ăn chơi lêu lổng là gánh nặng của xã hội, có người thông minh mà không biết tận dụng tài của mình, có người ngu đần nhưng siêng làm..., tất cả những cái đó tạo nên xã hội, với những người giàu và nghèo. Em chỉ muốn xã hội trang bị đủ hành trang cho những ai cố gắng, rồi họ có đi đến đâu là ở họ.
Tại sao anh không thể bận tâm, không thể làm gì được, "chơi sổ số thật khó giành giải, nhưng tất cả những người thắng đều đã chơi", nếu anh không chơi sao giành được giải. Luật lệ và chính trị là do con người tạo ra, do đó con người cũng có thể sửa được, nếu mình còn trẻ chưa có những quyền lực đó thì trước hết nên có ý thức cải thiện chứ đừng ngồi đó kêu là xã hội như vậy ta không làm gì được.

Nhưng với thực trạng ko thể thay đổi như thế phải để những đứa có điều kiện dứt ra phát triển hết khả năng của nó, chứ ko phải kéo những thằng giàu lại để có "công bằng".
Từ "điều kiện" anh dùng ở đây theo em hiểu là "điều kiện kinh tế gia đình", như em đã giải thích ở trên, con nhà giàu hoàn toàn có đầy đủ điều kiện để dứt ra phát triển hết khả năng của nó khi học chung hay không học chung với bạn nhà nghèo. Còn nếu nó không vào được Ams do bị bạn nhà nghèo giỏi hơn "chiếm mất chỗ" thì nó chưa đủ "điều kiện", từ "điều kiện" ở đây em dùng theo nghĩa "điều kiện có sức học".
Tóm lại thằng giàu nó không hề bị kéo lại mà chỉ nhận được những yếu tốt giúp nó đi lên bằng chính sức lực của mình thôi.

Theo anh hiểu thì ý em là nhà giàu phải đóng tiền cho cả con nhà nghèo học, hay vì có con nhà nghèo cũng ngồi đó nên con nhà giàu ko dc hưởng những cái thuộc về nó? Sao anh chả thấy công bằng ở đâu vậy? Hưởng như nhau thì nghe hay rồi, nhưng ai trả tiền, có như nhau ko?
Một đất nước, một xã hội không chỉ là một nhóm người có cùng văn hóa, cùng một ngôn ngữ, cùng nơi sinh ra hợp lại giống như chim ở Bắc cực, nó còn là một tổng thể vững chắc với nhiều mối quan hệ giữa con người với nhau, với lòng nhân ái, niềm tự hào dân tộc và cùng giúp nhau đi lên. Nếu anh theo khái niệm thứ nhất, anh hơi ích kỷ. Em nghĩ đi học có bằng kiếm tiền, nếu mình nghèo thì mình lo cho mình, cho vợ con và gia đình mình trước, còn nếu mình đã đạt được độ giàu thì mình làm việc không chỉ dừng lại đó. Có khác mấy khi anh có 2 cái oto thay vì 3 cái và nhờ vào một cái oto mà đồng bào mình có thêm mấy trăm bữa cơm? Anh có thể không làm vậy nhưng nếu ai giàu mà cũng như anh đất nước mình sẽ mất rất nhiều nhân tài, phân biệt giàu nghèo sẽ càng rõ rệt, liệu như vậy có thể nhanh tiến lên so tài với các nước khác?

Còn thực ra 500k 1 tháng thì cũng chỉ bằng tiền học thêm của chúng nó chứ cao xa gì.
Với anh thì không là bao nhưng với nhiều người thì là cũng nhiều anh ạ. Với lại không phải học sinh nào cũng có tiền đi học thêm...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin lỗi anh hết hạn mức thời gian rồi, những gì cần nói cũng đã nói.....
 
Back
Bên trên