Lê Minh Nam
(minhnam138)
New Member
Tác giả Nguyễn Đình Nam đưa ra dẫn chứng trên Google và tài liệu của sử gia Mỹ cho thấy, trích dẫn trong đề Văn đại học khối C không phải của tổng thống Lincoln.
Trên trang web vanhocmang.net, tác giả Nguyễn Đình Nam viết:
Vô tình tôi đọc đề thi đại học môn Văn khối C năm 2009, thấy viện dẫn lời của cố Tổng thống Mỹ để làm tâm điểm cho thí sinh bàn về tính trung thực. Đó là câu ở trong bức thư được cho là của Lincoln viết, đã được đưa vào sách Ngữ văn lớp 10, xuất bản năm 2006: "Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi".
* Đề Văn đại học khối C
Tôi liền lên mạng tìm kiếm sự thật. Chỉ Google vài từ khóa, tôi đã tìm được bản tiếng Anh của bức thư đó, nhưng ở 3 kết quả tìm kiếm đầu tiên thì kết quả đều nằm ở Ấn Độ, kết quả thứ hai nằm ở Kabul - Afghanistan, chứ không phải ở Mỹ. Kết quả thứ 3 thì có đoạn cho rằng bức thư đó không phải do Lincoln viết vì cách diễn đạt là của ngôn ngữ hiện đại, khác hẳn so với thời của Lincoln.
Đề thi Văn năm nay được nhiều chuyên gia, thí sinh đánh giá là mở, nhiều "đất diễn". Ảnh: Hoàng Hà.
Tìm kiếm bằng Google trên các site ".gov" (chính phủ Mỹ) và ".edu" (ngành giáo dục Mỹ) không đem lại kết quả nào khả quan liên quan đến bức thư, nhưng tìm được bộ sưu tập các tác phẩm của Lincoln, là một bộ sách đồ sộ, cho phép truy cập miễn phí. Tuy nhiên sau những nỗ lực tìm kiếm trong bộ sưu tập này, tôi cũng không tìm được bức thư đó.
Tiếp tục tìm kiếm, đến website của một cơ quan bảo tồn lịch sử của bang Illinois, là bang nhà của Lincoln, tôi tìm thấy bài viết "Lincoln chưa bao giờ nói vậy" của tiến sỹ Thomas F. Schwartz (đăng ở tạp chí chuyên ngành của Hiệp hội Abraham Lincoln mang tên "For The People", bản phát hành mùa đông năm 2001) khẳng định bức thư này là 1 trong 10 điều Lincoln chưa bao giờ nói hay viết, nhưng bị gán cho là của Lincoln.
Thomas F. Schwartz là nhà sử học bang Illinois, chuyên nghiên cứu về Lincoln, là giám đốc Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Lincoln. Trong 16 năm lại đây ông đã xuất bản rất nhiều sách về Lincoln. Tôi tạm dịch bài viết năm 2001 của Thomas như sau:
Internet có thể là một công cụ tuyệt vời để thu thập tin tức nếu trang web chứa thông tin có một tiến trình phản biện trước khi thông tin được đăng tải. Tuy nhiên, nhiều khi thông tin bị thêm bớt lung tung, tạo thành rác thông tin. Tất cả các loại thông tin cùng nhanh chóng lan truyền khắp hành tinh, bao gồm cả rác. Gần đây tôi được cảnh báo về một bức thư viết bởi Abraham Lincoln gửi tới hiệu trưởng của con trai mình. Bức thư này xuất hiện ở Hội đồng Quốc gia các Nhà giáo ở New Dehli, Ấn Độ, và các trang web ở các trường khác.
Mặc dù nội dung các trang web hơi khác nhau, thông điệp trong bức thư là một. Một trang web có lời đề tựa rằng: "Viết bởi Abraham Lincoln gửi tới hiệu trưởng của ngôi trường mà con trai ông đang học. Nó chứa một lời khuyên, mà đến nay giá trị vẫn còn nguyên cho các nhà quản lý, người lao động, giáo viên, cha mẹ và học sinh". Bức thư này được lưu truyền dưới dạng các phần nằm trong dấu ngoặc vuông, nói lên rằng nội dung xuất hiện trên các trang web chứ không phải dưới các hình thức khác.
Đáng tiếc là bức thư không được ghi ngày, và không có dấu hiệu nào giúp tìm được danh tính của người hiệu trưởng trong bức thư, cũng như danh tính người con trai của Lincoln. Trong 4 người con trai của Lincoln, chỉ có Robert sống đến tuổi trưởng thành để học ĐH Illinois và Phillips Execter Academy. Không có bằng chứng nào cho thấy Lincoln từng viết thư cho nhà trường về hành vi của Robert. Cách viết và nội dung của bức thư không phải phong cách của Lincoln. Bất cứ ai quen thuộc với lối hành văn của Lincoln đều ngay lập tức nhận ra đó không phải lời của Lincoln.
Tham khảo thêm vài nguồn phân tích khác, các phán đoán cho rằng bức thư đó là của một người ẩn danh viết, tuy bản thân bức thư là một tác phẩm hay, nhưng để tăng thêm sức nặng, người đó đã đề tên Lincoln vào. Tác phẩm đó lan truyền trên Internet, nhiều nhất là ở vùng Trung Á.
Có lẽ khi lan truyền đến Việt Nam, Bộ GD&ĐT thấy hay nên đưa vào sách giáo khoa mà không kiểm tra nguồn gốc. Tác phẩm này cũng có nhiều yếu tố của một tác phẩm "văn học mạng", khi gặp thời, văn học mạng cũng có thể đi từ Internet vào sách giáo khoa.
Lại quay lại trong bức thư, thấy có đoạn "xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới Chân lý", thiết nghĩ Bộ Giáo dục cần có cơ chế huy động xã hội cùng lọc nội dung sách giáo khoa qua tấm lưới chân lý, để ta không rơi vào tình cảnh đem những kiến thức không chính xác dạy hàng triệu con em chúng ta.
Source:vnexpress.net
Chẳng thấy ai nói về cái này nhờ?Có ai biết lá thư này của ai không?
Trên trang web vanhocmang.net, tác giả Nguyễn Đình Nam viết:
Vô tình tôi đọc đề thi đại học môn Văn khối C năm 2009, thấy viện dẫn lời của cố Tổng thống Mỹ để làm tâm điểm cho thí sinh bàn về tính trung thực. Đó là câu ở trong bức thư được cho là của Lincoln viết, đã được đưa vào sách Ngữ văn lớp 10, xuất bản năm 2006: "Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi".
* Đề Văn đại học khối C
Tôi liền lên mạng tìm kiếm sự thật. Chỉ Google vài từ khóa, tôi đã tìm được bản tiếng Anh của bức thư đó, nhưng ở 3 kết quả tìm kiếm đầu tiên thì kết quả đều nằm ở Ấn Độ, kết quả thứ hai nằm ở Kabul - Afghanistan, chứ không phải ở Mỹ. Kết quả thứ 3 thì có đoạn cho rằng bức thư đó không phải do Lincoln viết vì cách diễn đạt là của ngôn ngữ hiện đại, khác hẳn so với thời của Lincoln.
Đề thi Văn năm nay được nhiều chuyên gia, thí sinh đánh giá là mở, nhiều "đất diễn". Ảnh: Hoàng Hà.
Tìm kiếm bằng Google trên các site ".gov" (chính phủ Mỹ) và ".edu" (ngành giáo dục Mỹ) không đem lại kết quả nào khả quan liên quan đến bức thư, nhưng tìm được bộ sưu tập các tác phẩm của Lincoln, là một bộ sách đồ sộ, cho phép truy cập miễn phí. Tuy nhiên sau những nỗ lực tìm kiếm trong bộ sưu tập này, tôi cũng không tìm được bức thư đó.
Tiếp tục tìm kiếm, đến website của một cơ quan bảo tồn lịch sử của bang Illinois, là bang nhà của Lincoln, tôi tìm thấy bài viết "Lincoln chưa bao giờ nói vậy" của tiến sỹ Thomas F. Schwartz (đăng ở tạp chí chuyên ngành của Hiệp hội Abraham Lincoln mang tên "For The People", bản phát hành mùa đông năm 2001) khẳng định bức thư này là 1 trong 10 điều Lincoln chưa bao giờ nói hay viết, nhưng bị gán cho là của Lincoln.
Thomas F. Schwartz là nhà sử học bang Illinois, chuyên nghiên cứu về Lincoln, là giám đốc Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Lincoln. Trong 16 năm lại đây ông đã xuất bản rất nhiều sách về Lincoln. Tôi tạm dịch bài viết năm 2001 của Thomas như sau:
Internet có thể là một công cụ tuyệt vời để thu thập tin tức nếu trang web chứa thông tin có một tiến trình phản biện trước khi thông tin được đăng tải. Tuy nhiên, nhiều khi thông tin bị thêm bớt lung tung, tạo thành rác thông tin. Tất cả các loại thông tin cùng nhanh chóng lan truyền khắp hành tinh, bao gồm cả rác. Gần đây tôi được cảnh báo về một bức thư viết bởi Abraham Lincoln gửi tới hiệu trưởng của con trai mình. Bức thư này xuất hiện ở Hội đồng Quốc gia các Nhà giáo ở New Dehli, Ấn Độ, và các trang web ở các trường khác.
Mặc dù nội dung các trang web hơi khác nhau, thông điệp trong bức thư là một. Một trang web có lời đề tựa rằng: "Viết bởi Abraham Lincoln gửi tới hiệu trưởng của ngôi trường mà con trai ông đang học. Nó chứa một lời khuyên, mà đến nay giá trị vẫn còn nguyên cho các nhà quản lý, người lao động, giáo viên, cha mẹ và học sinh". Bức thư này được lưu truyền dưới dạng các phần nằm trong dấu ngoặc vuông, nói lên rằng nội dung xuất hiện trên các trang web chứ không phải dưới các hình thức khác.
Đáng tiếc là bức thư không được ghi ngày, và không có dấu hiệu nào giúp tìm được danh tính của người hiệu trưởng trong bức thư, cũng như danh tính người con trai của Lincoln. Trong 4 người con trai của Lincoln, chỉ có Robert sống đến tuổi trưởng thành để học ĐH Illinois và Phillips Execter Academy. Không có bằng chứng nào cho thấy Lincoln từng viết thư cho nhà trường về hành vi của Robert. Cách viết và nội dung của bức thư không phải phong cách của Lincoln. Bất cứ ai quen thuộc với lối hành văn của Lincoln đều ngay lập tức nhận ra đó không phải lời của Lincoln.
Tham khảo thêm vài nguồn phân tích khác, các phán đoán cho rằng bức thư đó là của một người ẩn danh viết, tuy bản thân bức thư là một tác phẩm hay, nhưng để tăng thêm sức nặng, người đó đã đề tên Lincoln vào. Tác phẩm đó lan truyền trên Internet, nhiều nhất là ở vùng Trung Á.
Có lẽ khi lan truyền đến Việt Nam, Bộ GD&ĐT thấy hay nên đưa vào sách giáo khoa mà không kiểm tra nguồn gốc. Tác phẩm này cũng có nhiều yếu tố của một tác phẩm "văn học mạng", khi gặp thời, văn học mạng cũng có thể đi từ Internet vào sách giáo khoa.
Lại quay lại trong bức thư, thấy có đoạn "xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới Chân lý", thiết nghĩ Bộ Giáo dục cần có cơ chế huy động xã hội cùng lọc nội dung sách giáo khoa qua tấm lưới chân lý, để ta không rơi vào tình cảnh đem những kiến thức không chính xác dạy hàng triệu con em chúng ta.
Source:vnexpress.net
Chẳng thấy ai nói về cái này nhờ?Có ai biết lá thư này của ai không?
Chỉnh sửa lần cuối: