Về lĩnh vực máy tính thì tôi chả hiểu gì nhiều, kiến thức chỉ ở ABC thôi nên những gì tôi nói ở đây hoàn toàn dưới con mắt người quan sát chứ không phải của dân chuyên nghiệp nhé.
Ở đây có bác nói là bọn Mỹ nói chung là củ chuối trong lĩnh vực lập trình. Mình cũng không rành lắm, nhưng mà nếu xem phần Credits của phần lớn các chương trình thì toàn thấy tên bọn Tây, thỉnh thoảng mới có tên người Trung Quốc, tên người Ấn lại ít hơn nữa, tên người Việt thì chưa thấy. Còn nếu vào xem trang web sourceforge.net - nơi cung cấp nguồn mở thì... phần lớn các chương trình trên đó là của bọn Tây da trắng, đặc biệt là các chương trình có demand cao.
Về sản phẩm phần mềm thì mặc dù Ấn Độ có vẻ nổi tiếng về ngành lập trình, nhưng mà các sản phẩm trên thị trường (Châu Á) thì chủ yếu lại là của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore (của TQ thì mình chưa thấy). Vậy sự thật là đâu?
Các doanh nghiệp VN trong lĩnh vực phần mềm có vẻ cũng không nổi bật cho lắm. Ở Úc thì mình biết có mỗi công ty SASme của bạn Nam (Lý 1 92-95) chuyên về wireless (mà hình như cũng chỉ có cty này thôi); ở Mỹ thì nghe nói nhiều hơn: VNI, TriChlor và bác gì gì về lĩnh vực email, voice-IP ấy nhỉ? Bill Nguyễn hay sao ấy!? Ở VN thì nhiều nhưng sản phẩm thì ít, và chưa có gì đặc biệt cả. Tuy vậy VN lại hay dành nhiều giải thưởng trên các kỳ thi quốc tế: robot ở Nhật chẳng hạn! Nên cũng rất khó nói.
Mình đang có ý nghĩ là sao không hợp tác với bọn Nga (software) và Hàn Quốc, Đài Loan (hardware) để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam vì ngành công nghiệp này ở VN bây giờ coi như là con số không (mình nghĩ thế). Trong khi các doanh nghiệp VN tranh thủ đi gia công cho nước ngoài, mình lại sử dụng trí tuệ nước ngoài chiếm lĩnh thị trường phần mềm (final product): trò chơi PC, đồ chơi điện tử, người máy, sản phẩm phần mềm văn phòng, phần mềm kế toán v.v. và v.v. Chắc chắn là sẽ hơn đứt các sản phẩm do giới lập trình VN làm ra. Tuy chi phí có cao hơn, nhưng mà sản phẩm phần mềm (hay trí tuệ nói chung) chỉ cần sản xuất 1 lần, và không cần tái sản xuất, vì thế có gì mà ngại?
:lol:
Ở đây có bác nói là bọn Mỹ nói chung là củ chuối trong lĩnh vực lập trình. Mình cũng không rành lắm, nhưng mà nếu xem phần Credits của phần lớn các chương trình thì toàn thấy tên bọn Tây, thỉnh thoảng mới có tên người Trung Quốc, tên người Ấn lại ít hơn nữa, tên người Việt thì chưa thấy. Còn nếu vào xem trang web sourceforge.net - nơi cung cấp nguồn mở thì... phần lớn các chương trình trên đó là của bọn Tây da trắng, đặc biệt là các chương trình có demand cao.
Về sản phẩm phần mềm thì mặc dù Ấn Độ có vẻ nổi tiếng về ngành lập trình, nhưng mà các sản phẩm trên thị trường (Châu Á) thì chủ yếu lại là của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore (của TQ thì mình chưa thấy). Vậy sự thật là đâu?
Các doanh nghiệp VN trong lĩnh vực phần mềm có vẻ cũng không nổi bật cho lắm. Ở Úc thì mình biết có mỗi công ty SASme của bạn Nam (Lý 1 92-95) chuyên về wireless (mà hình như cũng chỉ có cty này thôi); ở Mỹ thì nghe nói nhiều hơn: VNI, TriChlor và bác gì gì về lĩnh vực email, voice-IP ấy nhỉ? Bill Nguyễn hay sao ấy!? Ở VN thì nhiều nhưng sản phẩm thì ít, và chưa có gì đặc biệt cả. Tuy vậy VN lại hay dành nhiều giải thưởng trên các kỳ thi quốc tế: robot ở Nhật chẳng hạn! Nên cũng rất khó nói.
Mình đang có ý nghĩ là sao không hợp tác với bọn Nga (software) và Hàn Quốc, Đài Loan (hardware) để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam vì ngành công nghiệp này ở VN bây giờ coi như là con số không (mình nghĩ thế). Trong khi các doanh nghiệp VN tranh thủ đi gia công cho nước ngoài, mình lại sử dụng trí tuệ nước ngoài chiếm lĩnh thị trường phần mềm (final product): trò chơi PC, đồ chơi điện tử, người máy, sản phẩm phần mềm văn phòng, phần mềm kế toán v.v. và v.v. Chắc chắn là sẽ hơn đứt các sản phẩm do giới lập trình VN làm ra. Tuy chi phí có cao hơn, nhưng mà sản phẩm phần mềm (hay trí tuệ nói chung) chỉ cần sản xuất 1 lần, và không cần tái sản xuất, vì thế có gì mà ngại?
:lol: